Luận văn Làng bản cổ truyền của dân tộc tày ở huyện Võ Nhai - Thái Nguyên

Lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Đó là mối quan hệ giữa “cái chung” và “cái riêng” trong triết học. Nghiên cứu lịch sử một địa phương, một tộc người sẽ góp phần quan trọng làm sáng tỏ bức tranh vốn đã rất phong phú và phức tạp của lịch sử dân tộc. Việc nghiên cứu cơ cấu tổ chức của làng xã cổ truyền là chiếc chìa khoá để tìm hiểu và lý giải tất cả sự phong, phú rộng lớn và bao quát của vấn đề làng xã. Làng xã trong tiến trình lịch sử Việt Nam có vai trò hết sức to lớn mà chúng ta không thể phủ nhận. Nghiên cứu làng xã, chúng ta sẽ làm sáng tỏ nhiều vấn đề của lịch sử dân tộc cũng như những truyền thống, phẩm chất của con người Việt Nam nói chung. Vấn đề nghiên cứu làng xã cổ truyền Việt Nam càng trở nên bức thiết và có ý nghĩa hơn khi hiện nay vấn đề: Nông nghiệp – nông dân – nông thôn ngày càng nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước ta. Đảng đề ra mục tiêu là phải đẩy mạnh công cuộc hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở. Loại bỏ những gì, giữ lại và phát huy những gì là vấn đề có tính nguyên tắc trong công cuộc xây dựng nông thôn mới hiện nay. Điều đó chỉ có thể được thực hiện khi chúng ta có những hiểu biết sâu sắc qua sự nghiên cứu nghiêm túc về làng xã cổ truyền.

pdf127 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2116 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Làng bản cổ truyền của dân tộc tày ở huyện Võ Nhai - Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRẦN VĂN QUYỀN LÀNG BẢN CỔ TRUYỀN CỦA DÂN TỘC TÀY Ở HUYỆN VÕ NHAI THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ THÁI NGUYÊN - NĂM 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRẦN VĂN QUYỀN LÀNG BẢN CỔ TRUYỀN CỦA DÂN TỘC TÀY Ở HUYỆN VÕ NHAI THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60.22.54 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐÀM THỊ UYÊN THÁI NGUYÊN - NĂM 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 Lêi c¶m ¬n Tác giả luận văn xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới người hướng dẫn khoa học là PGS. TS Đàm Thị Uyên. Người đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ trong suốt thời gian qua để tác giả hoàn thành luận văn. Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử- Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, đặc biệt là thầy giáo - nhà dân tộc học Hoàng Hoa Toàn. Người đã đóng góp những ý kiến rất quý báu và bổ ích cho tác giả trong qua trình tiến hành luận văn. Tác giả cũng xin cảm ơn Thư viện trường Đại học sư phạm Thái Nguyên, Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và các phòng ban chuyên môn của huyện Võ Nhai; Sở Văn hoá thông tin tỉnh Thái Nguyên; Bảo tàng văn hoá các dân tộc Việt Nam, … đã góp phần cung cấp thông tin giúp tác giả hoàn thành luận văn. Cuối cùng tác giả xin cảm ơn các bạn đồng nghiệp, là anh Nông Ngọc Toản giáo viên trường THPT Võ Nhai, anh Nông Ngọc Châu bí thư đoàn xã Vũ Chấn cùng đông đảo bạn bè và đặc biệt là gia đình, người thân đã quan tâm, động viên và giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này. Thái Nguyên, tháng 09 năm 2010. Tác giả TRẦN VĂN QUYỀN Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................................................................................................... 6 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề......................................................................................................................................................... 8 3. Mục đích, đối tượng, phạm vi và nội dung nghiên cứu của đề tài. ..................... 10 3.1. Mục đích ................................................................................................................................................................................................ 10 3.2. Đối tượng nghiên cứu. .................................................................................................................................................... 11 3.3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................................................................................. 11 3.4. Nội dung nghiên cứu của đề tài ....................................................................................................................... 11 4. Nguồn tư liệu ............................................................................................................................................................................................... 12 5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................................................................................... 12 6. Đóng góp của đề tài .......................................................................................................................................................................... 12 7. Cấu trúc của đề tài .............................................................................................................................................................................. 13 CHƢƠNG 1 ...................................................................................................................................................................................................................... 15 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN ................................................................ 15 1.1. Lịch sử hành chính huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên ................................................... 15 1.2. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ........................................................................................................................ 16 1.2.1. Vị trí địa lý ................................................................................................................................................................................... 16 1.2.2. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................................................................................... 17 1.3. Khái quát về kinh tế - xã hội của huyện Võ Nhai ..................................................................... 21 1.4. Dân cư và các dân tộc trên địa bàn huyện ............................................................................................. 23 1.4.1. Dân cư ................................................................................................................................................................................................. 23 1.4.2. Các dân tộc ở Võ Nhai ............................................................................................................................................. 25 CHƢƠNG 2 ...................................................................................................................................................................................................................... 29 LÀNG BẢN CỔ TRUYỀN CỦA NGƢỜI TÀY .............................................................................................................. 29 Ở HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN ................................................................................................................ 29 2.1. Tên gọi và không gian sinh tồn ............................................................................................................................... 29 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 2.1.1. Tên gọi và nguồn gốc tên gọi của làng bản ........................................................................... 29 2.1.2. Không gian sinh tồn...................................................................................................................................................... 37 2.2. Cơ cấu tổ chức .................................................................................................................................................................................... 56 2.2.1. Các tổ chức quản trị ...................................................................................................................................................... 56 2.2.2. Tổ chức dòng họ ................................................................................................................................................................. 62 2.2.3. Các tổ chức có tính chất xã hội .................................................................................................................. 66 2.2.4. Kiến trúc công cộng và các hoạt động cộng đồng ...................................................... 70 2.3. Những đặc trưng và vai trò của làng bản trong lịch sử .................................................... 79 2.3.1. Tính chất đặc trưng của làng bản cổ truyền của người Tày ở Võ Nhai .... 79 2.3.2 Vai trò của làng bản ........................................................................................................................................................ 80 CHƢƠNG 3 ...................................................................................................................................................................................................................... 85 NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA LÀNG BẢN NGƢỜI TÀY Ở VÕ NHAI................................................... 85 TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM ĐẾN NAY .................................................................................................. 85 3.1. Nguyên nhân biến đổi ............................................................................................................................................................. 85 3.2. Diễn biến và những biểu hiện .................................................................................................................................... 86 3.2.1. Những biến đổi về không gian sinh tồn ....................................................................................... 86 3.2.2. Những biến đổi trong nền kinh tế .......................................................................................................... 94 3.2.3. Sự biến đổi trong cơ cấu tổ chức ............................................................................................................. 99 3.3. Một vài kiến nghị .......................................................................................................................................................................104 PHẦN KẾT LUẬN ......................................................................................................................................................................................107 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................................................................................113 DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI CUNG CẤP THÔNG TIN .............................................109 PHỤ LỤC ẢNH .................................................................................................................................................................................................115 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Đó là mối quan hệ giữa “cái chung” và “cái riêng” trong triết học. Nghiên cứu lịch sử một địa phương, một tộc người sẽ góp phần quan trọng làm sáng tỏ bức tranh vốn đã rất phong phú và phức tạp của lịch sử dân tộc. Việc nghiên cứu cơ cấu tổ chức của làng xã cổ truyền là chiếc chìa khoá để tìm hiểu và lý giải tất cả sự phong, phú rộng lớn và bao quát của vấn đề làng xã. Làng xã trong tiến trình lịch sử Việt Nam có vai trò hết sức to lớn mà chúng ta không thể phủ nhận. Nghiên cứu làng xã, chúng ta sẽ làm sáng tỏ nhiều vấn đề của lịch sử dân tộc cũng như những truyền thống, phẩm chất của con người Việt Nam nói chung. Vấn đề nghiên cứu làng xã cổ truyền Việt Nam càng trở nên bức thiết và có ý nghĩa hơn khi hiện nay vấn đề: Nông nghiệp – nông dân – nông thôn ngày càng nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước ta. Đảng đề ra mục tiêu là phải đẩy mạnh công cuộc hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở. Loại bỏ những gì, giữ lại và phát huy những gì là vấn đề có tính nguyên tắc trong công cuộc xây dựng nông thôn mới hiện nay. Điều đó chỉ có thể được thực hiện khi chúng ta có những hiểu biết sâu sắc qua sự nghiên cứu nghiêm túc về làng xã cổ truyền. Tầm quan trọng rất lớn của vấn đề về cả lý luận và thực tiễn là như vậy nhưng những nghiên cứu về làng xã Việt Nam hiện nay mới chỉ là bước đầu, còn đơn sơ và chưa đáp ứng được nhu cầu nhận thức cũng như thực tiễn. Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá X ngày 5/8/2008 đã chỉ ra “Nhận thức về vị trí, vai trò của nông Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 nghiệp, nông dân, nông thôn còn bất cập so với thực tiễn; chưa hình thành một cách có hệ thống, các quan điểm lý luận về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; cơ chế chính sách phát triển các lĩnh vực này thiếu đồng bộ, thiếu tính đột phá, một số chủ trương chính sách không hợp lý, thiếu tính khả thi nhưng chậm điều chỉnh, bổ sung kịp thời…” Trong bối cảnh đó, việc đi sâu nghiên cứu nhằm nâng cao nhận thức của chúng ta về vấn đề làng xã Việt Nam cổ truyền và hiện đại có ý nghĩa rất lớn trước khi đưa ra và thực hiện có hiệu quả những chính sách phát triển nông nghiệp - nông thôn – nông dân. Nghiên cứu những vấn đề làng bản cổ truyền của các dân tộc thiểu số cũng có ý nghĩa không kém phần quan trọng vì đồng bào các dân tộc thiểu số là bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam. Võ Nhai là huyện vùng cao của tỉnh Thái Nguyên, đồng bào các dân tộc nơi đây đã có những đóng góp rất lớn cho cách mạng trong lịch sử. Đến nay, điều kiện kinh tế vật chất và đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc trong Huyện còn ở mức thấp. Trong các dân tộc thiểu số ở đây, người Tày có số lượng lớn nhất và có quá trình định cư lâu dài nhất. Việc nghiên cứu làng bản cổ truyền của người Tày sẽ góp một phần rất quan trọng vào việc tái hiện lại bức tranh toàn cảnh về lịch sử xây dựng và phát triển của vùng đất Võ Nhai. Kết quả nghiên cứu còn góp thêm cơ sở khoa học cho chính quyền địa phương các cấp trong việc đề ra và thực hiện những chính sách và biện pháp đúng đắn nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hoá cũng như nhằm bảo tồn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của người Tày nói riêng và nhân dân các dân tộc trong huyện Võ Nhai nói chung. Xuất phát từ bối cảnh và lý do trên, chúng tôi quyết định chọn vấn đề “Làng bản cổ truyền của dân tộc Tày ở huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Do tầm quan trọng và rộng lớn của vấn đề mà đề tài làng xã Việt Nam nói chung đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của rất nhiều nhà khoa học ở cả trong và ngoài nước trong những giai đoạn gần đây. Tuy nhiên, trong lịch sử, nhất là thời kỳ phong kiến và trước đó, vấn đề làng xã rất ít được “đoái hoài” đến. Lịch sử trong giai đoạn đó chỉ là lịch sử của giai cấp thống trị và của những nhân vật kiệt xuất. các nhà sử học phong kiến rất ít khi có những ghi chép về nông thôn, làng xã. Chúng ta chỉ có thể góp nhặt được những ghi chép ít ỏi về làng xã trong một số bộ sử và địa chí thời phong kiến nước ta như: Đại Việt thông sử, Dư địa chí, Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất thống chí, Đồng khách dư địa chí,… Trong đó, tác phẩm “Vũ trung tuỳ bút” của Phạm Đình Hổ là có giá trị tư liệu hơn cả. Từ thế kỷ thứ XVI – XVII trở đi, làng việt là đối tượng điều tra nghiên cứu của các thương nhân và giáo sĩ phương Tây. Mục đích lớn nhất của họ là phục vụ cho công cuộc xâm lược và đô hộ Việt Nam. Vì vậy, những nghiên cứu đó chưa được hệ thống và khách quan. Tất nhiên, đây cũng là nguồn tư liệu không thể bỏ qua trong quá trình nghiên cứu làng xã cổ truyền. Sau chiến tranh thế giới lần thứ I, việc nghiên cứu làng Việt được mở rộng hơn trước. Một số tác giả người Pháp đã có những tác phẩm chuyên khảo về làng Việt. Nhưng, cách nhìn nhận và lý giải của họ vẫn không được khách quan. Lúc này đã có một số tác giả người Việt tham gia nghiên cứu, tiêu biểu nhất là Phan Kế Bính với Việt Nam phong tục, Nguyễn Văn Huyên với một số chuyên khảo bằng tiếng Pháp. Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, trong vùng kiểm soát của thực dân Pháp và sau đó là chính quyền Ngụy Sài Gòn, ở miền Nam có một số tác phẩm tiêu biểu như: Kinh tế làng xã Việt Nam của Vũ Quốc Thúc (Hà Nội, 1951). Làng xã Việt Nam của Toan Ánh (Sài Gòn, 1968). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 Cuốn sách đầu tiên nghiên cứu làng xã Việt Nam theo quan điểm macxit là cuốn “Vấn đề dân cày” của Qua Ninh và Vân Đình (tức Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp) do Đức Cường xuất bản năm 1937. Vấn đề làng xã chỉ thực sự được giới sử học Việt Nam ở miền Bắc đặc biệt quan tâm nghiên cứu kể từ sau Cải cách ruộng đất và phong trào tập thể hoá ở nông thôn. Trong đó, cuốn sách nghiên cứu về làng xã Việt được coi là cơ bản và sâu sắc nhất tính đến trước đổi mới là cuốn “Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc bộ” của tác giả Trần Từ, (Hà Nội 1984). Từ khi đổi mới đến nay là thời kỳ nở rộ của những công trình nghiên cứu về làng xã, điều này được biểu hiện ở: - Sự ra đời của rất nhiều những đầu sách, những công trình nghiên cứu về làng xã Việt Nam của những học giả cả trong và ngoài nước. - Có khá nhiều chuyên gia nghiên cứu chuyên sâu như: Nguyễn Từ Chi, Nguyễn Hải Kế, Phan Đại Doãn, Nguyễn Quang Ngọc,… - Ngày càng nhiều những học viên, nghiên cứu sinh ở cả trong và ngoài nước chọn làng xã là đối tượng học tập, nghiên cứu của họ. Mặc dù có những mục đích và quan niệm không giống nhau nhưng các nhà nghiên cứu đã cung cấp thêm những tư liệu mới, đưa ra những nhận định mới, góp phần quan trọng nâng cao nhận thức về làng xã Việt Nam truyền thống và hiện đại. Tuy nhiên, đó mới chỉ được coi là những thành quả bước đầu. Nhưng một thực tế mà khi tìm hiểu chúng tôi thấy, đó là chưa hề có chuyên đề hay những công trình đi sâu nghiên cứu về cơ cấu tổ chức làng bản của các dân tộc thiểu số ở nước ta, trong khi làng xã cổ truyền của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ lại được rất nhiều các học giả quan tâm. Có thể nói đây là một mảng tối trong việc nghiên cứu đề tài làng xã cổ truyền. Đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta là bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam. Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng vấn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 đề đại đoàn kết dân tộc. Tất cả những chính sách về dân tộc thiểu số của Đảng ta đều xoay quanh 3 nguyên tắc: Đoàn kết, Bình đẳng, Tương trợ, nhằm làm sao từng bước vững chắc nâng cao đời sống vật chất và văn hoá tinh thần của đồng bào, làm sao cho miền núi tiến kịp miền xuôi. Đồng bào các dân tộc thiểu số tiến kịp với trình độ phát triển của người Kinh. Vì vậy, việc nghiên cứu làng bản của người dân tộc thiểu số cũng có ý nghĩa quan trọng không kém vấn đề làng xã cổ truyền của người Việt. Những nhà dân tộc học hàng đầu ở nước ta như: Nguyễn Văn Huyên, Bế Viết Đẳng, Lã Văn Lô, Đặng Nghiêm Vạn, Tấn Quỳnh, Đặng Văn lung, Hoàng Nam, Phan Hữu Dật, Hoàng Hoa Toàn,… đã dày công nghiên cứu một cách toàn diện về nhiều dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Những nghiên cứu của họ thường miêu tả khái quát văn hoá các tộc người. Trong đó, cơ cấu tổ chức làng bản của các dân tộc chỉ được họ đề cập đến như một khía cạnh, chưa phải đi sâu nghiên cứu mang tính chất chuyên đề. Những nghiên cứu về dân tộc Tày cũng vậy. Đặc biệt, vấn đề “ Làng bản cổ truyền của dân tộc Tày ở huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên” chưa có ai nghiên cứu và công bố. Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu của chúng tôi sẽ tập trung làm rõ vấn đề này. Những công trình nghiên cứu của các học giả đi trước sẽ là nguồn tài liệu vô cùng quý giá để chúng tôi tham khảo, học tập cho việc hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình. 3. Mục đích, đối tƣợng, phạm vi và nội dung nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục đích Qua việc nghiên cứu và phân tích cơ cấu làng bản cổ truyền của người Tày ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, đề tài sẽ góp phần vào việc tái hiện lại một số hiện tượng lịch sử, văn hoá xã hội, quá trình xây dựng và phát triển của địa phương này, cũng như lịch sử vốn phong phú, đa dạng và phức tạp của tộc người nói chung. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 Cụ thể hơn, tác giả mong muốn làm phong phú hơn những h