Trong quá trình hội nhập quốc tế, mỗi quốc gia đều muốn tạo cho mình một
tiềm lực mạnh vềkinh tế, khoa học và công nghệ đểlàm đòn bẩy nâng mình lên một
vịthếmới, một tầm cao mới so với khu vực và thếgiới. Trước những sức ép nhưvậy,
đổi mới thực sựlà sựlựa chọn duy nhất giúp Việt Nam thoát khỏi cơchếtập trung
bao cấp và từng bước xây dựng nền kinh tếthịtrường năng động, nhạy bén hơn.
Bên cạnh những nỗlực hoàn thiện ngày càng tốt hơn các chính sách tiền tệ,
chính sách tài khóa và tạo lập một môi trường đầu tưthông thoáng, cũng nhưra sức
phát triển mạnh TTCK trởthành kênh huy động vốn hiệu quảcho nền kinh tế.
nhằm xây dựng cho mình một chỗ đứng trong khu vực và thếgiới; với chính sách
mởcửa thịtrường, thúc đẩy cạnh tranh, hội nhập kinh tếquốc tếvà cho phép nhiều
doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tếtham gia sản xuất sản phẩm và cung cấp
dịch vụthì việc tiến hành cổphần hóa là thật sựcần thiết đểnâng cao hiệu quảhoạt
động của doanh nghiệp nhà nước, từ đó đưa kinh tếnhà nước thực sựgiữvai trò
chủ đạo và cùng với kinh tếtập thểngày càng trởthành nền tảng vững chắc của nền
kinh tếquốc dân. Chính vì vậy, tại Hội nghịTW lần thứ2 khoá VII (1991) đã đềra
chủtrương cổphần hóa DNNN. Đây được coi là cột mốc quan trọng trong quá trình
đổi mới tưduy vềquản lý kinh tếvà cơcấu sởhữu trong hệthống doanh nghiệp. Từ
thời gian đó đến nay, nhiều quy định và chính sách đã ra đời có sửa đổi nhưNĐ
27/CP, NĐ64/CP, NĐ187/CP đểnhằm thúc đẩy quá trình đổi mới DNNN.
Thực tế, qua những năm thực hiện, cổphần hóa đã thật sựtạo ra động lực
giúp các doanh nghiệp phát triển có hiệu quảhơn, theo đó quan hệsản xuất không
ngừng được đổi mới, hoàn thiện, phù hợp với tính chất, trình độcủa lực lượng sản
xuất; thúc đẩy cạnh tranh và tăng cường hợp tác cùng phát triển giữa các doanh
nghiệp. Không những vậy, cổphần hóa còn góp phần phát triển TTCK - một yếu tố
không thểthiếu trong nền kinh tếthịtrường. Chính vì nhận thức được những lợi ích
của cổphần hóa, từnăm 1998 Nha Trang cũng đã bắt đầu thực hiện CPH và đạt
được những thành công bước đầu. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đáng khích lệ
thì vẫn còn có quá nhiều rào cản, vướng mắc khiến cho các DNNN lo ngại CPH,
40
thậm chí một sốDNNN nhận thức được tầm quan trọng của CPH và mong muốn
được tiến hành CPH doanh nghiệp mình nhưng chính những khó khăn, vướng mắc
này lại khiến họnản lòng, và bối rối trong cách giải quyết, xửlý. Chính những điều
này là tác nhân làm chậm tốc độcổphần hóa của thành phốNha Trang, từ đó ảnh
hưởng đến tiến trình CPH chung của cảnước. Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam
đang chuẩn bịgia nhập WTO thì vấn đềcổphần hóa DNNN càng phải được thực
hiện một cách mạnh mẽ, quyết liệt hơn, càng khó khăn càng phải cần có sựquyết
tâm, đồng thuận cao từtrên xuống dưới.
Đểtháo gỡnhững khúc mắc này thì việc nghiên cứu thực trạng cổphần hóa
và đềxuất “MỘT SỐGIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CỔPHẦN HÓA CÁC DNNN TẠI THÀNH PHỐNHA TRANG” được quan tâm
tìm hiểu, đểtừ đó có thể đẩy nhanh “cỗxe” CPH DNNN tại thành phốnày nói riêng
và Việt Nam nói chung. Đó cũng chính là nội dung chính của đềtài này.
Mục tiêu bao quát của luận văn là đánh giá thực trạng hiệu quảCPH các
DNNN ởViệt Nam nói chung và trên địa bàn tp. Nha Trang nói riêng; xác định
những hạn chế, vướng mắc trong quá trình CPH; từ đó đềxuất các giải pháp góp
phần thực hiện thành công và có hiệu quảcông cuộc CPH DNNN ởtp. Nha Trang.
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, đềtài đềcập đến cơsởlý luận và
thực tiễn có liên quan đến tình hình CPH DNNN ởViệt Nam; tập trung phân tích và
đánh giá tác động của CPH đến hiệu quảhoạt động của các DNNN trước và sau khi
tiến hành CPH diễn ra trên địa bàn tp. Nha Trang; trên cơsở đó tìm ra các giải pháp
đểCPH DNNN đạt hiệu quảcao hơn.
Phương pháp nghiên cứu chủyếu của đềtài là phương pháp phân tích định
tính và định lượng, so sánh, phân nhóm dựa vào các biểu bảng thống kê kết hợp với
phương pháp thống kê thông qua bảng câu hỏi.
Nội dung của đềtài được trình bày trong 3 chương, chương 1 trình bày tổng
quan vềcổphần hóa, chương 2 phân tích thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh
và vấn đềcổphần hóa các DNNN ởthành phốNha Trang, chương 3 đềxuất một số
giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quảCPH các DNNN tại tp. Nha Trang.
73 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1353 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước tại thành phố Nha Trang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
36
MỤC LỤC
Trang
Mở đầu .................................................................................................................. 1
Chương 1. Tổng quan về cổ phần hóa ................................................................ 3
1.1. Lý luận về công ty cổ phần. ...................................................................... 3
1.1.1. Công ty cổ phần. ............................................................................. 3
1.1.1.1. Khái niệm ............................................................................. 3
1.1.1.2. Các nguồn tài trợ cho công ty cổ phần trên TTCK............... 3
1.1.2. Cổ phần. ......................................................................................... 7
1.1.3. Cổ đông. ......................................................................................... 7
1.1.4. Cổ phiếu. ......................................................................................... 7
1.1.5. Cổ tức. ............................................................................................. 7
1.2. Lý luận về cổ phần hóa. ............................................................................ 7
1.2.1. Khái niệm cổ phần hóa .................................................................... 7
1.2.2. Phân loại. ......................................................................................... 8
1.2.3. Đặc trưng cổ phần hóa ở Việt Nam. ............................................... 9
1.2.4. Lợi ích của cổ phần hóa đối với sự phát triển của các doanh nghiệp
Việt Nam. ........................................................................................... 10
1.2.4.1. Lợi ích của cổ phần hóa đem lại cho xã hội. ....................... 10
1.2.4.2. Lợi ích của cổ phần hóa đem lại cho doanh nghiệp. ............ 12
1.2.4.3. Lợi ích của cổ phần hóa đối với người lao động. ................ 13
1.3. Kinh nghiệm cổ phần hóa ở một số quốc gia trên thế giới. ...................... 14
1.3.1. Hungary ........................................................................................... 16
1.3.2. Nga .................................................................................................. 17
1.3.3. Trung Quốc ...................................................................................... 17
Kết luận chương 1. .................................................................................. 22
Chương 2. Thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh và vấn đề cổ phần hóa
các doanh nghiệp nhà nước tại thành phố Nha Trang. ................................... 23
2.1. Tình hình cổ phần hóa ở nước ta trong thời gian qua. ............................. 23
37
2.1.1. Bối cảnh làm xuất hiện nhu cầu cổ phần hóa ở Việt Nam. ............. 23
2.1.2. Tình hình cổ phần hóa ở nước ta trong thời gian qua. ..................... 24
2.2. Thực trạng về công ty cổ phần và cổ phần hóa ở thành phố Nha Trang.…27
2.2.1. Sơ lược tình hình cổ phần hóa ở tp. Nha Trang. ............................ 27
2.2.2. Thực trạng cổ phần hóa ở tp. Nha Trang. ...................................... 29
2.2.2.1. Đối với các doanh nghiệp đã cổ phần hóa. .......................... 29
2.2.2.1.1. Trước cổ phần hóa. ......................................................... 29
a. Những kết quả đạt được. ................................................................. 29
b. Những khó khăn, vướng mắc mà các doanh nghiệp đã gặp phải….. 33
2.2.2.1.2. Sau cổ phần hóa. ............................................................. 34
a. Những kết quả đạt được................................................................... 34
b. Những mặt còn hạn chế ................................................................... 40
c. Những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại ở các doanh nghiệp......... 41
2.2.2.2. Những vướng mắc đối với các doanh nghiệp đang trong tiến
trình thực hiện cổ phần hóa. ....................................................... 44
Kết luận chương 2. ................................................................................... 47
Chương 3. Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả cổ phần hóa
các doanh nghiệp nhà nước tại thành phố Nha Trang. ................................... 49
3.1. Chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ở thành phố Nha
Trang. .............................................................................................................. 49
3.2. Các căn cứ đề xuất giải pháp. .................................................................. 49
3.3. Đề xuất một số giải pháp. ........................................................................ 49
3.3.1. Nhóm giải pháp vi mô. .................................................................... 49
3.3.1.1. Về việc xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa. ............. 50
3.3.1.2. Công khai hóa thông tin tài chính doanh nghiệp. ................. 53
3.3.1.3. Tiếp tục bổ sung và hoàn thiện chiến lược kinh doanh của các
công ty sau cổ phần hóa. ...................................................... 54
3.3.1.4. Phát triển trình độ đội ngũ lao động, tạo động lực cho tập thể
và cá nhân người lao động. .................................................. 57
38
3.3.1.5. Đổi mới công tác quản trị và tổ chức sản xuất. .................... 59
3.3.1.6. Đối mới kỹ thuật- công nghệ. ............................................. 60
3.3.1.7. Tăng cường mở rộng quan hệ cầu nối giữa doanh nghiệp với xã
hội. ....................................................................................... 61
3.3.2. Nhóm giải pháp vĩ mô. ................................................................... 62
3.3.2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức
chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về CPH........ 62
3.3.2.2. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về CPH DNNN....... 64
3.3.2.3. Cần đơn giản hóa thủ tục, cải cách hành chính trong tiến trình
cổ phần hóa. .......................................................................... 67
3.3.2.4. Nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan chuyên trách về cổ
phần hóa. ............................................................................... 67
3.3.2.5. Tạo “sân chơi” bình đẳng cho các loại hình doanh nghiệp .. 69
3.3.2.6. Đẩy mạnh việc bán cổ phần, niêm yết và phát triển TTCK . 70
Kết luận chương 3. ................................................................................... 71
Kết luận. ................................................................................................................ 73
Tài liệu tham khảo ............................................................................................... 75
Phụ lục .................................................................................................................. 77
39
MỞ ĐẦU
Trong quá trình hội nhập quốc tế, mỗi quốc gia đều muốn tạo cho mình một
tiềm lực mạnh về kinh tế, khoa học và công nghệ để làm đòn bẩy nâng mình lên một
vị thế mới, một tầm cao mới so với khu vực và thế giới. Trước những sức ép như vậy,
đổi mới thực sự là sự lựa chọn duy nhất giúp Việt Nam thoát khỏi cơ chế tập trung
bao cấp và từng bước xây dựng nền kinh tế thị trường năng động, nhạy bén hơn.
Bên cạnh những nỗ lực hoàn thiện ngày càng tốt hơn các chính sách tiền tệ,
chính sách tài khóa và tạo lập một môi trường đầu tư thông thoáng, cũng như ra sức
phát triển mạnh TTCK trở thành kênh huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế...
nhằm xây dựng cho mình một chỗ đứng trong khu vực và thế giới; với chính sách
mở cửa thị trường, thúc đẩy cạnh tranh, hội nhập kinh tế quốc tế và cho phép nhiều
doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia sản xuất sản phẩm và cung cấp
dịch vụ thì việc tiến hành cổ phần hóa là thật sự cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp nhà nước, từ đó đưa kinh tế nhà nước thực sự giữ vai trò
chủ đạo và cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền
kinh tế quốc dân. Chính vì vậy, tại Hội nghị TW lần thứ 2 khoá VII (1991) đã đề ra
chủ trương cổ phần hóa DNNN. Đây được coi là cột mốc quan trọng trong quá trình
đổi mới tư duy về quản lý kinh tế và cơ cấu sở hữu trong hệ thống doanh nghiệp. Từ
thời gian đó đến nay, nhiều quy định và chính sách đã ra đời có sửa đổi như NĐ
27/CP, NĐ 64/CP, NĐ 187/CP để nhằm thúc đẩy quá trình đổi mới DNNN.
Thực tế, qua những năm thực hiện, cổ phần hóa đã thật sự tạo ra động lực
giúp các doanh nghiệp phát triển có hiệu quả hơn, theo đó quan hệ sản xuất không
ngừng được đổi mới, hoàn thiện, phù hợp với tính chất, trình độ của lực lượng sản
xuất; thúc đẩy cạnh tranh và tăng cường hợp tác cùng phát triển giữa các doanh
nghiệp. Không những vậy, cổ phần hóa còn góp phần phát triển TTCK - một yếu tố
không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường. Chính vì nhận thức được những lợi ích
của cổ phần hóa, từ năm 1998 Nha Trang cũng đã bắt đầu thực hiện CPH và đạt
được những thành công bước đầu. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đáng khích lệ
thì vẫn còn có quá nhiều rào cản, vướng mắc khiến cho các DNNN lo ngại CPH,
40
thậm chí một số DNNN nhận thức được tầm quan trọng của CPH và mong muốn
được tiến hành CPH doanh nghiệp mình nhưng chính những khó khăn, vướng mắc
này lại khiến họ nản lòng, và bối rối trong cách giải quyết, xử lý. Chính những điều
này là tác nhân làm chậm tốc độ cổ phần hóa của thành phố Nha Trang, từ đó ảnh
hưởng đến tiến trình CPH chung của cả nước. Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam
đang chuẩn bị gia nhập WTO thì vấn đề cổ phần hóa DNNN càng phải được thực
hiện một cách mạnh mẽ, quyết liệt hơn, càng khó khăn càng phải cần có sự quyết
tâm, đồng thuận cao từ trên xuống dưới.
Để tháo gỡ những khúc mắc này thì việc nghiên cứu thực trạng cổ phần hóa
và đề xuất “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CỔ PHẦN HÓA CÁC DNNN TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG” được quan tâm
tìm hiểu, để từ đó có thể đẩy nhanh “cỗ xe” CPH DNNN tại thành phố này nói riêng
và Việt Nam nói chung. Đó cũng chính là nội dung chính của đề tài này.
Mục tiêu bao quát của luận văn là đánh giá thực trạng hiệu quả CPH các
DNNN ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn tp. Nha Trang nói riêng; xác định
những hạn chế, vướng mắc trong quá trình CPH; từ đó đề xuất các giải pháp góp
phần thực hiện thành công và có hiệu quả công cuộc CPH DNNN ở tp. Nha Trang.
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, đề tài đề cập đến cơ sở lý luận và
thực tiễn có liên quan đến tình hình CPH DNNN ở Việt Nam; tập trung phân tích và
đánh giá tác động của CPH đến hiệu quả hoạt động của các DNNN trước và sau khi
tiến hành CPH diễn ra trên địa bàn tp. Nha Trang; trên cơ sở đó tìm ra các giải pháp
để CPH DNNN đạt hiệu quả cao hơn.
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của đề tài là phương pháp phân tích định
tính và định lượng, so sánh, phân nhóm dựa vào các biểu bảng thống kê kết hợp với
phương pháp thống kê thông qua bảng câu hỏi.
Nội dung của đề tài được trình bày trong 3 chương, chương 1 trình bày tổng
quan về cổ phần hóa, chương 2 phân tích thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh
và vấn đề cổ phần hóa các DNNN ở thành phố Nha Trang, chương 3 đề xuất một số
giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả CPH các DNNN tại tp. Nha Trang.
41
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CỔ PHẦN HÓA
1.1. Lý luận về công ty cổ phần:
1.1.1. Công ty cổ phần:
1.1.1.1. Khái niệm:
Theo giáo trình luật kinh tế của đại học luật Hà Nội thì công ty cổ phần là
loại hình đặc trưng của công ty đối vốn, vốn của công ty được chia thành nhiều
phần bằng nhau gọi là cổ phần, người sở hữu cổ phần gọi là cổ đông, chỉ chịu trách
nhiệm về các khoản nợ của công ty cho đến hết giá trị cổ phần mà họ sở hữu.
Theo luật doanh nghiệp thì công ty cổ phần được hiểu là doanh nghiệp, trong
đó vốn điều lệ của công ty được chia làm nhiều phần bằng nhau được gọi là cổ
phần; cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh
nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Cổ đông có quyền tự do
chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác. Cổ đông có thể là tổ chức, cá
nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa.
Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu ra
công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh.
1.1.1.2. Các nguồn tài trợ cho công ty cổ phần trên thị trường chứng khoán:
Có hai nguồn tài trợ cho công ty cổ phần trên thị trường chứng khoán là: cổ
phiếu và trái phiếu.
Cổ phiếu:
Cổ phiếu là giấy chứng nhận cổ phần trong một công ty, thể hiện sự sở hữu
một phần công ty đó. Giá trị cổ phần của công ty được phản ánh thông qua giá cổ
phiếu trên TTCK. Thông thường, giá cổ phiếu sẽ đi lên khi công ty làm ăn phát đạt
và ngược lại. Cổ phiếu trên sàn là cổ phiếu đã được niêm yết và giao dịch trên
TTCK. Cổ phiếu ngoài sàn (OTC) là cổ phiếu không đủ điều kiện để niêm yết hoặc
42
đủ điều kiện nhưng chưa niêm yết trên TTCK. Cổ phiếu trên sàn thường đã qua chọn
lọc, các thông tin tương đối minh bạch và đầy đủ hơn so với cổ phiếu ngoài sàn.
Ưu điểm:
- Đối với công ty:
+ Giúp công ty cổ phần có quy mô hoạt động lớn và khả năng mở rộng kinh
doanh dễ dàng từ việc huy động vốn cổ phần.
+ Công ty có thể huy động một lượng vốn lớn hơn rất nhiều vốn điều lệ của
công ty và tài sản hiện có mà không cần phải cầm cố, thế chấp bất kỳ tài sản nào.
+ Giá trị của công ty sẽ tăng lên rất nhiều nếu nhà đầu tư đánh giá cao về
triển vọng phát triển và kỳ vọng về tương lai của công ty nên họ sẵn sàng mua cổ
phiếu dù có thể hiện giờ công ty chưa phát triển.
+ Nguồn vốn huy động bằng hình thức phát hành cổ phiếu không cấu thành
một khoản nợ mà công ty phải có trách nhiệm hoàn trả cũng như áp lực về khả năng
cân đối thanh khoản của công ty sẽ giảm rất nhiều, trong khi sử dụng các phương
thức khác như phát hành trái phiếu công ty, vay nợ từ các tổ chức tín dụng ... thì
hoàn toàn ngược lại.
+ Tùy vào chính sách cổ tức của công ty mà công ty có thể chi trả cổ tức cho
cổ đông hoặc giữ lại cổ tức để tiếp tục đầu tư nhằm gia tăng giá trị của công ty trong
tương lai.
- Đối với nhà đầu tư:
+ Nhà đầu tư có khả năng điều chuyển vốn đầu tư từ nơi này sang nơi khác,
từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác dễ dàng thông qua hình thức chuyển nhượng,
mua bán cổ phần.
+ Nhà đầu tư chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn tương ứng với tỷ lệ góp vốn trong
công ty.
+ Các cổ đông được quyền tham gia quản lý, kiểm soát, điều hành công ty
thông qua việc bầu cử và ứng cử vào các vị trí trong Ban Quản Lý, Ban Kiểm Soát
và Ban Điều Hành.
43
+ Cổ đông được quyền hưởng các khoản lợi nhuận do công ty tạo ra dưới
dạng cổ tức cũng như chịu lỗ tương ứng với mức độ góp vốn.
- Đối với TTCK: việc phát hành cổ phiếu trở thành nguồn cung và làm đa
dạng lượng hàng hoá cho TTCK, kích thích TTCK sôi động hơn. Chính điều này lại
tác động hiệu quả giúp công ty dễ dàng hơn trong việc huy động vốn.
Nhược điểm:
- Nhược điểm lớn nhất là phải chia sẻ thu nhập và quyền kiểm soát công ty
cho các cổ đông mới, pha loãng quyền kiểm soát công ty, dễ bị các thế lực bên
ngoài thâu tóm.
- Mức thuế tương đối cao vì ngoài thuế công ty phải thực hiện nghĩa vụ với
ngân sách nhà nước, các cổ đông còn phải chịu thuế thu nhập bổ sung từ nguồn cổ
tức và lãi cổ phần theo qui định của nhà nước.
- Khả năng bảo mật kinh doanh và tài chánh của công ty bị hạn chế do phải
công khai và báo cáo với các cổ đông của công ty.
- Sức ép cho công ty phải kinh doanh có hiệu quả khi phát hành cổ phiếu để
huy động vốn hơn các hình thức huy động vốn khác là một trở ngại khiến các công
ty chưa mặn mà với việc huy động vốn trên TTCK.
- Những vướng mắc từ cơ chế chính sách của Nhà nước đối với việc phát
hành chứng khoán ra công chúng (điều kiện phát hành còn cao, thủ tục phát hành
phức tạp, thiếu cơ sở pháp lý cho những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát hành
chứng khoán...)
- Lợi tức kỳ vọng của các cổ đông hiện tại quá cao (khoảng 15%/năm) cao
hơn lãi suất từ ngân hàng hiện nay (khoảng 10,8%/năm) nên huy động vốn trên
TTCK là "khá đắt" và khó thực hiện.
- Để huy động vốn trên TTCK các doanh nghiệp phải thực hiện những thủ
tục phức tạp hơn nhiều so với thủ tục xin vay tại các tổ chức tín dụng.
Trái phiếu:
Trái phiếu là một khoản vay giữa nhà đầu tư (người cho vay) với nhà phát
hành (người đi vay). Nhà phát hành là các công ty cần huy động vốn để đầu tư phát
44
triển kinh doanh. Trái phiếu thường có kỳ hạn cố định. Khi đến hạn, nhà phát hành
sẽ hoàn trả tiền gốc. Tiền lãi sẽ được trả định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm trong suốt kỳ
hạn của trái phiếu. Trái phiếu niêm yết có thể được tự do mua bán trên TTCK.
Ưu điểm:
- Đối với công ty:
+ Công ty có thể huy động vốn thông qua việc phát hành trái phiếu để hoạt
động kinh doanh.
+ So với vay ngân hàng, vay thông qua phát hành trái phiếu là cách thức vay
trực tiếp, do đó chi phí sử dụng vốn rẻ hơn.
+ Đồng thời hình thức vay này giúp doanh nghiệp chủ động hơn và có thể
vay với khối lượng lớn hơn vay ngân hàng.
+ Công ty phát hành xác định được số tiền phải trả cho trái chủ đến ngày đáo
hạn để đầu tư vào những dự án có tỷ suất lợi nhuận cao hơn.
+ Không phải chia sẻ quyền quản lý cho các trái chủ.
- Đối với nhà đầu tư:
+ Phù hợp với nhà đầu tư không thích rủi ro. Họ nhận được thu nhập định kỳ
với mức lãi suất được ấn định ngay từ khi phát hành mà không phụ thuộc kết quả
hoạt động kinh doanh của công ty phát hành.
+ Trái phiếu thường có mức độ rủi ro thấp hơn nên giá cũng ít biến động
hơn. Trong môi trường lạm phát thấp và trong trường hợp thị trường chứng khoán
biến động, đầu tư vào trái phiếu để có thể duy trì nguồn thu nhập ổn định mà vẫn
đảm bảo được sự an toàn của vốn đầu tư.
Nhược điểm:
- Nguồn vốn huy động bằng hình thức phát hành trái phiếu cấu thành một
khoản nợ mà công ty phải có trách nhiệm hoàn trả cũng như áp lực về khả năng cân
đối thanh khoản của công ty sẽ tăng lên.
- Các tiêu chí phát hành không được quy định rõ ràng
- Thiếu thông tin vì một số doanh nghiệp không đưa trái phiếu lên niêm yết
do ngại các thủ tục công bố thông tin.
45
- Chưa có tổ chức định mức tín nhiệm (CRA)
- Các quy định điều chỉnh việc chào bán riêng lẻ không đầy đủ
- Hệ thống giao dịch trái phiếu không đồng bộ.
- Nhà đầu tư không có quyền được chia lợi nhuận và tham dự vào các quyết
định của công ty.
1.1.2. Cổ phần:
Cổ phần chính là số vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng
nhau. Như vậy, cổ phần là phần chia nhỏ nhất vốn điều lệ của công ty, được thể
hiện dưới hình thức cổ phiếu. Giá trị mỗi cổ phần (mệnh giá cổ phần) do công ty
quyềt định và ghi vào cổ phiếu.
Cổ phần của CTCP có thể tồn tại dưới hai loại là: cổ phần phổ thông và cổ
phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi bao gồm các loại sau: cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ
phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác do điều lệ công
ty quy định.
1.1.3. Cổ đông:
Cổ đông có thể được hiểu là những cá nhân, pháp nhân sở hữu cổ phần của
công ty. Bao gồm cổ đông phổ thông là người sở hữu cổ phần phổ thông và cổ đông
ưu đãi là người sở hữu cổ phần ưu đãi.
1.1.4. Cổ phiếu:
Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác
định quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Cổ phiếu có thể ghi tên
hoặc không ghi tên.
1.1.5. Cổ tức:
Là số tiền hàng năm được trích từ lợi nhuận của công ty để trả cho mỗi cổ
phần.
1.2. Lý luận về cổ phần hóa:
1.2.1. Khái niệm cổ phần hóa:
Hiện nay khi đề cập đến vấn đề cổ phần hóa, nhiều người nhầm tưởng rằng
CPH chỉ là cổ phần hóa DNNN. Đó là một thiếu sót, vì thật ra CPH là một thuật
46
ngữ chung để nói về việc cổ phần hóa các DNNN và các loại doanh nghiệp khác
như: công ty liên doanh, cô