Sựphát triển của thanh thiếu niên luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu ởViệt Nam.
Bước vào những năm đầu của thếkỷXXI, sốthanh thiếu niên ởnước ta hiện nay ở độtuổi
14–25 là nhóm đông nhất (chiếm khỏang 24,5 phần trăm (%) dân số– theo sốliệu Tổng
điều tra dân sốnăm 1999). Vì thanh thiếu niên đặc biệt là thanh niên sinh viên có tiềm năng
to lớn quyết định sựlớn mạnh và thịnh vượng của đất nước nên việc việc nắm được những
vấn đềcốt lõi trong sựphát triển của họlà hết sức quan trọng.
Giáo dục SKSS là vấn đềhết sức mới mẻ, lý thú, tếnhị, nhạy cảm thu hút sựquan tâm
của nhiều quốc gia trên thếgiới. Hiện nay, trên thếgiới các vấn đềvềSKSS trởthành vấn
đềnổi cộm ởnhiều nước. Hàng năm trên toàn thếgiới có khoảng 15 triệu trẻem gái từ15
đến 19 tuổi sinh con,chiếm 10% tổng sốtrẻem sinh ra trên tòan thếgiới. Trong sốcác
trường hợp mắc các bệnh lây qua quan hệtình dục cứ20 người mắc bệnh thì có 1 người ở
lứa tuổi vịthành niên và 1/2 trong tổng sốcác trường hợp nhiễm HIV/AIDS là những người
dưới tuổi 25. ỞViệt Nam hiện nay, cũng đang đối mặt với nhiều vấn đềliên quan đến SKSS
vịthành niên . Tình trạng nạo, phá thai ởlứa tuổi vịthành niên và thanh niên ngày một gia
tăng.
ỞViệt Nam, kểtừHội nghịQuốc tế“Dân sốvà phát triển”, hàng loạt các cuộc nghiên
cứu vềSKSS đã được thực hiện. Hướng nghiên cứu SKSS ởnhóm dân sốtrẻ(15–24 tuổi)
cũng mới thực sự được quan tâm và phat triển trong thời gian gần đây. Trong đó, các công
trình nghiên cứu vềnhận thức sức khỏe sinh sản của sinh viên đại học nhất là ởkhối ngành
sưphạm cũng còn ởgiai đoạn khởi đầu. Đây là việc làm cần thiết đểchuẩn bịcho sinh viên
đương đầu với những vấn đềcủa cuộc sống liên quan đến SKSS của họ. Thêm nữa, sựhiểu
biết thiếu đầy đủ, đúng đắn vềSKSS cóthể đẩy các sinh viên vào nguy cơtình dục không
lành mạnh, không an toàn; có thể đẩy các bạn gái vào nguy cơcó thai ngoài ý muốn hoặc
mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục kểcảHIV/AIDS. Nhận thức của lớp trẻtrong
khu vực vềcác vấn đềSKSS bao gồm tình dục, chức năng sinh sản, các biện pháp tránh
thai, quan hệtình dục an toàn. còn nhiều hạn chế. “ỞViệt Nam, theo thống kê có 40%
thanh thiếu niên cho biết rằng họkhông hiểu gì vềcác biện pháp tránh thai” [5,tr.12]. Sự
thiếu hiểu biết chung vềquá trình sinh sản và bản năng sinh dục của con người cùng với
quan hệtình dục trước hôn nhân có xu hướng ngày một tăng khiến lớp trẻphải đối mặt với
các nguy cơnói trên.
Cung cấp thông tin và giáo dục SKSS hay giáo dục sức khỏe tình dục có thểgiúp cho
lớp trẻtựkhám phá các quan điểm, tiêu chuẩn và sựlựa chọn riêng đồng thời nâng cao kiến
thức và hiểu biết vềvấn đềSKSS. Điều đó giúp cho lớp trẻcó một cuộc sống lành mạnh và
hạnh phúc, ngăn ngừa những nguy cơnói trên và nâng cao đời sống và SKSS sau này. Do
đó, có thểnói việc nhận thức vềSKSS có tác động sâu rộng vàlâu dài với thái độvà hành vi
của sinh viên.
Sinh viên đại học Tiền Giang tương lai sẽtrởthành kỹsư, giáo viên, cán bộcông chức có
trình độcao. Do đó, nhận thức, hành vi của họkhông những có tác dụng với cuộc sống của
chính họmà với sinh viên khối ngành sưphạm còn ảnh hưởng mạnh mẽtới học sinh của họsau
này. Nâng cao nhận thức vềsức khỏe sinh sản cho sinh viên nhất là sinh viên khối ngành sư
phạm thiết nghĩlà việc làm cần thiết nhằm giúp cho họcó một cuộc sống lành mạnh, hạnh
phúc, ngăn ngừa các nguy cơnói trên và nâng cao được đời sống và sức khỏe sau này cho nhiều
thếhệ.
Đểthực hiện được điều đó, bên cạnh sựtác động, phối hợp .của các lực lượng giáo
dục trong giáo dục, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho các sinh viên, sựnhận thức của chính
sinh viên đểtrên cơsở đó có hành động phù hợp vềvấn đềsức khỏe sinh sản không những
đem lại hiệu quảthiết thực trong nâng cao chất lượng cuộc sống cho bản thân, gia đình và
xã hội mà còn ảnh hưởng mạnh mẽtrong việc trang bịkiến thức cho các em học sinh ởcác
nhà trường phổthông vềvấn đềnày.
Xuất phát từnhững vấn đềnêu trên, đó chính là lý do đểbản thân chọn đềtài "Nhận
thức của sinh viên trường đại học Tiền Giang vềsức khỏe sinh sản”– vấn đềmà bấy
lâu nay bản thân rất tâm đắc khi tham gia giảng dạy bộmôn tâm lý học-giáo dục học ở
trường sưphạm, tham gia chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên trung học cơ
sởcũng nhưkhi cộng tác tại trung tâm tưvấn dân sốgia đình trẻem trong tưvấn sức khỏe
sinh sản vịthành niên và thanh niên cho thanh thiếu niên ở địa phương. Hy vọng qua việc
nghiên cứu vấn đềnày sẽgiúp bản thân tích lũy thêm kiến thức và kinh nghiệm của mình
trong công tác tại đơn vịcũng nhưthực hiện tốt hơn vai trò của cộng tác viên tại trung tâm
tưvấn.
148 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 4379 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nhận thức của sinh viên trường đại học Tiền Giang về sức khỏe sinh sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH
_________________
TRẦN THANH NGUYÊN
NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG
VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. BÙI NGỌC OÁNH
Thành phố Hồ Chí Minh – 2007
LỜI CẢM ƠN
--------------
Luận văn này được hoàn thành là nhờ sự động viên, giúp đỡ và hướng dẫn
tận tình của quý thầy cô giảng dạy lớp Cao học Tâm lý học khóa 15, của quý thầy
cô ở Phòng Khoa học Công nghệ – Sau Đại học và các bạn học viên lớp Cao học
Tâm lý học khóa 15 trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, của Ban
Giám hiệu và các thầy cô giáo ở các khoa, phòng trường Đại học Tiền Giang, của
các bạn đồng nghiệp và sinh viên các lớp đại học khóa 06 trường Đại học Tiền
Giang. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý thầy cô và các bạn học viên đã
động viên, giúp đỡ, cộng tác để tác giả hoàn thành bản luận văn này.
Đặc biệt, tác giả mong muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc gởi đến thầy giáo
– Phó Giáo sư Tiến sĩ BÙI NGỌC OÁNH – người đã tận tâm chỉ bảo, giúp đỡ và
hướng dẫn chu đáo để tác giả hoàn thành bản luận văn này.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng chắc rằng bản luận văn này còn nhiều thiếu
sót, tác giả rất mong nhận được sự góp ý, chỉ dẫn của quý thầy cô và các bạn
đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn.
Mỹ Tho, ngày 15 tháng 09 năm 2007
Tác giả
TRẦN THANH NGUYÊN
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn này là sản phẩm của chính mình, không sao chép của
các tác giả khác. Nếu có gì sai trái, bản thân xin chịu hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Tác giả
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBGV: Cán bộ giáo viên
LTQĐTD: Lây truyền qua đường tình dục
KHHGĐ: Kế hoạch hóa gia đình
NSP: Ngành ngoài sư phạm
SKSS: Sức khỏe sinh sản
SP: Ngành sư phạm
SV: Sinh viên
SVSP: Sinh viên ngành sư phạm
SVNSP: Sinh viên ngành ngoài sư phạm
UNICEF: Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc
UNFPA: Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc
WHO: Tổ chức Y tế thế giới
%: Phần trăm
f: tần số
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự phát triển của thanh thiếu niên luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu ở Việt Nam.
Bước vào những năm đầu của thế kỷ XXI, số thanh thiếu niên ở nước ta hiện nay ở độ tuổi
14–25 là nhóm đông nhất (chiếm khỏang 24,5 phần trăm (%) dân số – theo số liệu Tổng
điều tra dân số năm 1999). Vì thanh thiếu niên đặc biệt là thanh niên sinh viên có tiềm năng
to lớn quyết định sự lớn mạnh và thịnh vượng của đất nước nên việc việc nắm được những
vấn đề cốt lõi trong sự phát triển của họ là hết sức quan trọng.
Giáo dục SKSS là vấn đề hết sức mới mẻ, lý thú, tế nhị, nhạy cảm thu hút sự quan tâm
của nhiều quốc gia trên thế giới. Hiện nay, trên thế giới các vấn đề về SKSS trở thành vấn
đề nổi cộm ở nhiều nước. Hàng năm trên toàn thế giới có khoảng 15 triệu trẻ em gái từ 15
đến 19 tuổi sinh con, chiếm 10% tổng số trẻ em sinh ra trên tòan thế giới. Trong số các
trường hợp mắc các bệnh lây qua quan hệ tình dục cứ 20 người mắc bệnh thì có 1 người ở
lứa tuổi vị thành niên và 1/2 trong tổng số các trường hợp nhiễm HIV/AIDS là những người
dưới tuổi 25. Ở Việt Nam hiện nay, cũng đang đối mặt với nhiều vấn đề liên quan đến SKSS
vị thành niên . Tình trạng nạo, phá thai ở lứa tuổi vị thành niên và thanh niên ngày một gia
tăng.
Ở Việt Nam, kể từ Hội nghị Quốc tế “Dân số và phát triển”, hàng loạt các cuộc nghiên
cứu về SKSS đã được thực hiện. Hướng nghiên cứu SKSS ở nhóm dân số trẻ (15–24 tuổi)
cũng mới thực sự được quan tâm và phat triển trong thời gian gần đây. Trong đó, các công
trình nghiên cứu về nhận thức sức khỏe sinh sản của sinh viên đại học nhất là ở khối ngành
sư phạm cũng còn ở giai đoạn khởi đầu. Đây là việc làm cần thiết để chuẩn bị cho sinh viên
đương đầu với những vấn đề của cuộc sống liên quan đến SKSS của họ. Thêm nữa, sự hiểu
biết thiếu đầy đủ, đúng đắn về SKSS có thể đẩy các sinh viên vào nguy cơ tình dục không
lành mạnh, không an toàn; có thể đẩy các bạn gái vào nguy cơ có thai ngoài ý muốn hoặc
mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục kể cả HIV/AIDS... Nhận thức của lớp trẻ trong
khu vực về các vấn đề SKSS bao gồm tình dục, chức năng sinh sản, các biện pháp tránh
thai, quan hệ tình dục an toàn.... còn nhiều hạn chế. “Ở Việt Nam, theo thống kê có 40%
thanh thiếu niên cho biết rằng họ không hiểu gì về các biện pháp tránh thai” [5,tr.12]. Sự
thiếu hiểu biết chung về quá trình sinh sản và bản năng sinh dục của con người cùng với
quan hệ tình dục trước hôn nhân có xu hướng ngày một tăng khiến lớp trẻ phải đối mặt với
các nguy cơ nói trên.
Cung cấp thông tin và giáo dục SKSS hay giáo dục sức khỏe tình dục có thể giúp cho
lớp trẻ tự khám phá các quan điểm, tiêu chuẩn và sự lựa chọn riêng đồng thời nâng cao kiến
thức và hiểu biết về vấn đề SKSS. Điều đó giúp cho lớp trẻ có một cuộc sống lành mạnh và
hạnh phúc, ngăn ngừa những nguy cơ nói trên và nâng cao đời sống và SKSS sau này. Do
đó, có thể nói việc nhận thức về SKSS có tác động sâu rộng và lâu dài với thái độ và hành vi
của sinh viên.
Sinh viên đại học Tiền Giang tương lai sẽ trở thành kỹ sư, giáo viên, cán bộ công chức có
trình độ cao. Do đó, nhận thức, hành vi của họ không những có tác dụng với cuộc sống của
chính họ mà với sinh viên khối ngành sư phạm còn ảnh hưởng mạnh mẽ tới học sinh của họ sau
này. Nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản cho sinh viên nhất là sinh viên khối ngành sư
phạm thiết nghĩ là việc làm cần thiết nhằm giúp cho họ có một cuộc sống lành mạnh, hạnh
phúc, ngăn ngừa các nguy cơ nói trên và nâng cao được đời sống và sức khỏe sau này cho nhiều
thế hệ.
Để thực hiện được điều đó, bên cạnh sự tác động, phối hợp ...của các lực lượng giáo
dục trong giáo dục, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho các sinh viên, sự nhận thức của chính
sinh viên để trên cơ sở đó có hành động phù hợp về vấn đề sức khỏe sinh sản không những
đem lại hiệu quả thiết thực trong nâng cao chất lượng cuộc sống cho bản thân, gia đình và
xã hội mà còn ảnh hưởng mạnh mẽ trong việc trang bị kiến thức cho các em học sinh ở các
nhà trường phổ thông về vấn đề này.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, đó chính là lý do để bản thân chọn đề tài "Nhận
thức của sinh viên trường đại học Tiền Giang về sức khỏe sinh sản” – vấn đề mà bấy
lâu nay bản thân rất tâm đắc khi tham gia giảng dạy bộ môn tâm lý học-giáo dục học ở
trường sư phạm, tham gia chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên trung học cơ
sở cũng như khi cộng tác tại trung tâm tư vấn dân số gia đình trẻ em trong tư vấn sức khỏe
sinh sản vị thành niên và thanh niên cho thanh thiếu niên ở địa phương. Hy vọng qua việc
nghiên cứu vấn đề này sẽ giúp bản thân tích lũy thêm kiến thức và kinh nghiệm của mình
trong công tác tại đơn vị cũng như thực hiện tốt hơn vai trò của cộng tác viên tại trung tâm
tư vấn.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng nhận thức của sinh viên trường Đại học Tiền Giang về sức khỏe
sinh sản; từ đó đề xuất một số biện pháp cụ thể góp phần nâng cao nhận thức về SKSS cho
sinh viên.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu
3.2. Thực trạng nhận thức của sinh viên trường đại học Tiền Giang về SKSS
3.3. Đề xuất một số biện pháp cơ bản góp phần nâng cao nhận thức của sinh viên
trường đại học Tiền Giang về SKSS
4. Giới hạn đề tài
4.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Đề tài này chỉ nghiên cứu mức độ nhận thức
của sinh viên trường đại học Tiền Giang về SKSS
4.2. Giới hạn về khách thể nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu chủ yếu ở đối tượng là sinh
viên đại học với số lượng là 332 sinh vin thuộc khoa sư phạm, khoa cơ bản thuộc năm thứ
nhất.
4.3. Giới hạn về không gian nghiên cứu: Đề tài này nghiên cứu sinh viên thuộc hệ
đào tạo chính quy, học tại cơ sở chính và cơ sở 1 của trường.
5. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
5.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giáo dục SKSS cho sinh viên hệ đại học chính quy thuộc khoa sư phạm
và khoa cơ bản năm thứ nhất trường đại học Tiền Giang.
5.2. Đối tượng nghiên cứu
Nhận thức của sinh viên trường đại học Tiền Giang về SKSS.
6. Giả thuyết khoa học
- Nhận thức của sinh viên hệ đại học chính quy trường đại học Tiền Giang còn chưa
đầy đủ ở các nội dung cơ bản của SKSS và có sự khác nhau giữa sinh viên ngành sư phạm
(SVSP) và sinh viên ngành ngoài sư phạm (SVNSP).
- Có thể nâng cao nhận thức của sinh viên trường đại học Tiền Giang về SKSS bằng
việc cung cấp thông tin, kiến thức giáo dục giới tính, giáo dục dân số, giáo dục SKSS và
phát huy tính tích cực nhận thức của sinh viên trong tiếp cận SKSS.
7. Phương pháp nghiên cứu
Căn cứ vào mục đích và nội dung nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đã lựa chọn và sử
dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu các tài liệu có liên quan về SKSS
để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
7.2.1. Phương pháp điều tra, khảo sát bằng phiếu câu hỏi: Xác định thực trạng nhận
thức của sinh viên trường đại học Tiền Giang về SKSS. Đây là phương pháp nghiên cứu chính
mà tác giả sử dụng trong thực hiện luận văn.
7.2.1.1. Mục đích khảo sát
Khảo sát thực trạng về mức độ nhận thức của SV đại học Tiền Giang về SKSS
ở hai khoa Sư phạm và khoa Cơ bản. Kết quả khảo sát sẽ là cơ sở để đề xuất các giải pháp
nhằm nâng cao nhận thức về SKSS của SV.
7.2.1.2. Nội dung khảo sát
Khảo sát hướng vào các nội dung cơ bản của SKSS gắn với đối tượng thanh
niên SV:
- Khái niệm SKSS, giới tính;
- Tình bạn, tình yêu, hôn nhân, luật hôn nhân;
- Tình dục;
- Nạo phá thai và các con đường nhiễm bệnh LTQĐTD;
Bên cạnh đó còn khảo sát:
- Đánh giá của SV về nhận thức SKSS
- Nguyên nhân ảnh hưởng đến nhận thức của SV về SKSS.
- Mức độ ảnh hưởng của các nguồn thông tin giúp SV có hiểu biết về SKSS.
- Các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức về SKSS của SV
Cấu trúc bảng hỏi: Bảng hỏi được xây dựng dựa vào các nội dung cơ bản về
SKSS tập trung vào việc biết, hiểu và vận dụng của SV. Trong đó có các câu hỏi là các tình
huống giả định để tìm hiểu khả năng vận dụng kiến thức về SKSS của SV.
7.2.1.3. Đối tượng khảo sát
Để tìm hiểu thực trạng nhận thức của SV trường đại học Tiền Gang về
SKSS, chúng tôi thực hiện khảo sát trên toàn bộ SV hệ đại học chính quy thuộc năm thứ I ở
hai khoa Sư phạm và khoa Cơ bản (Vì trường đại học Tiền Giang mới tuyển sinh đại học từ
năm học 2006 – 2007), gồm SV của 5 lớp: ToánA, ToánB, Ngữ văn (thuộc khoa Sư phạm)
và Quản trị Kinh doanh, Tài chánh Kế toán (thuộc khoa Cơ bản).
- Tổng số phiếu phát ra: 360 phiếu
- Tổng số phiếu thu vào: 332 phiếu
- Số phiếu hợp lệ là 332 phiếu và được phân bố như sau:
Lớp Nam Nữ Tổng cộng
Đại học ToánA 18 21 39
Đại học ToánB 18 22 40
Đại học Ngữ văn 10 28 38
Đại học Quản trị kinh doanh 40 32 72
Đại học Tài chánh Kế toán 34 109 143
Cộng 120 212 332
Với số phiếu phân bố như trên thì:
Sinh viên ngành sư phạm (SVSP) có: 117 phiếu
Trong đó: Nam sinh viên có: 46 phiếu
Nữ sinh viên có: 71 phiếu
Sinh viên ngành ngoài sư phạm (SVNSP): 215 phiếu
Trong đó: Nam sinh viên có: 74 phiếu
Nữ sinh viên có: 141 phiếu
Đồng thời chúng tôi cũng khảo sát trong đối tượng cán bộ giáo viên (CBGV)
của trường với số lượng 47 người là cán bộ giảng dạy, cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm
ở các phòng, khoa trung tâm của trường đề làm rõ hơn nhận thức của SV về SKSS.
7.2.1.4. Thời gian và địa bàn khảo sát
Khảo sát nhận thức của SV đại học Tiền Giang được tiến hành từ tháng 10 năm
2006, thực hiện trên 5 lớp SV đại học chính quy thuộc khoa Sư phạm và khoa Cơ bản tại cơ
sở chính và cơ sở 1 của trường.
7.2.1.5. Xử lý kết quả khảo sát
Phân tích số liệu qua khảo sát được thực hiện bằng chương trình SPSS 11.5 của
Windows để tính tần số, tỉ lệ phần trăm, .... để đưa ra nhận xét và bàn luận, đặc biệt là thực
trạng nhận thức về SKSS của SVSP và SVNSP.
7.2.2. Phương pháp trò chuyện: Hỗ trợ cho phương pháp điều tra bằng phiếu câu
hỏi trong việc làm rõ thực trạng nhận thức của sinh viên trường đại học Tiền Giang về
SKSS.
7.2.3. Phương pháp quan sát: Hỗ trợ cho phương pháp điều tra bằng phiếu câu hỏi
trong việc nắm thực trạng nhận thức của sinh viên khoa Sư phạm và khoa Cơ bản về SKSS.
7.2.4. Phương pháp thống kê toán học để xử lý các kết quả điều tra được.
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề sức khỏe sinh sản (SKSS) là vấn đề khá mới mẻ, lý thú, nhạy cảm. Vấn đề
này đã thực sự thu hút sự quan tâm của nhiều nước trên thế giới. Chính vì vậy, từ việc nhận
thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục dân số cho thế hệ trẻ, và kể từ sau Hội nghị
quốc tế về Dân số và Phát triển tổ chức tại Cairo, Ai Cập năm 1994 (ICPD), chương trình
dân số chuyển hướng sang quan tâm nhiều hơn đến chất lượng dân số, trong đó trọng tâm là
nội dung chăm sóc SKSS. Hầu hết các nghiên cứu về SKSS ở các nước trên thế giới và ở
Việt Nam thường hướng về đối tượng thanh, thiếu niên và nhất là vị thành niên và thường là
học sinh ở các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Có thể nói, việc nghiên cứu SKSS nói chung và nghiên cứu SKSS vị thành niên
đã được tiến hành rất sớm trên thế giới, nhất là ở các quốc gia phát triển nhưng thường được
gọi với những tên gọi khác nhau chẳng hạn như sức khỏe vị thành niên hay giới tính, tình
dục thanh thiếu niên. Có lẽ, kể từ sau Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển tổ chức tại
Cairo, Ai Cập năm 1994 (ICPD) khi đã có định nghĩa chính thức về SKSS thì việc nghiên
cứu SKSS nhất là cho đối tượng thanh thiếu niên đang là “mối quan tâm của không những
các nhà khoa học, các nhà giáo dục, các nhà quản lý xã hội mà cả các bậc cha mẹ được đẩy
lên một trình độ mới”[27,tr.426].
Hướng nghiên cứu SKSS trong đối tượng thanh thiếu niên ở nước ngoài thường
tập trung nghiên cứu về những vấn đề cụ thể, nhạy cảm của SKSS như vấn đề nạo phá thai,
sinh đẻ sớm, vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân, các bệnh LTQĐTD đã cho chúng ta
thấy những “như những con số biết nói” thật bất ngờ. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
“hàng năm có khoảng 20 triệu ca nạo phá thai không an toàn. Ở Châu Phi thai nghén ngoài
dự định dao động từ 50% - 90% trong số vị thành niên chưa chồng và 25% - 40% trong số
vị thành niên có chồng” [27,tr.428].
Theo các nghiên cứu ở nhiều nơi trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, đã chỉ
ra thực trạng nhận thức về SKSS ớ lứa tuổi thanh thiếu niên là “nhận thức của lớp trẻ trong
khu vực-dù đã kết hôn hay chưa-về các vấn đề SKSS bao gồm tình dục, chức năng sinh sản,
các biện pháp tránh thai, quan hệ tình dục an toàn... còn nhiều hạn chế” [5,tr.12].
Thanh thiếu niên thường không biết cơ thể họ thực hiện chức năng sinh dục và sinh
sản như thế nào và thường mong muốn có những trao đổi với một người lớn tuổi có hiểu
biết vấn đề và nhất là không chỉ trích khi họ nêu thắc mắc tương đối chi tiết về vấn đề này.
Thanh thiếu niên chưa có gia đình thường không biết, hoặc không tiếp cận được
những dịch vụ kế hoạch hóa gia đình và như vậy nguy cơ mang thai ngoài ý muốn hoặc mắc
bệnh lây truyền qua đường tình dục, kể cả lây nhiễm HIV/AIDS.
Đồng thời thông tin về về tình dục, sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên
hầu như không có và việc thảo luận về tình dục thường bị cấm kỵ. Nhiều người lớn còn nghĩ
rằng việc đưa giáo dục SKSS cho thanh thiếu niên vào chương trình học sẽ khiến lớp trẻ có
quan hệ tình dục sớm hơn và nhiều hơn. Tuy nhiên hàng loạt nghiên cứu cũng cho thấy,
thông qua việc nghiên cứu và giáo dục SKSS hay giáo dục sức khỏe tình dục sẽ làm cho
“thanh thiếu niên đã có quan hệ tình dục chấp nhận thực hiện những hành vi tình dục an
toàn hơn, cũng như lớp trẻ đã bắt đầu quan hệ tình dục muộn hơn hoặc giảm bớt hoạt động
tình dục nói chung” [5,tr.11].
Cũng qua các nghiên cứu trên cho thấy ở một số nước trong khu vực, cha mẹ được
xem là những người có trách nhiệm chính trong việc giáo dục SKSS cho vị thành niên và
thanh niên. Nhưng trên thực tế, do việc việc thiếu hiểu biết chính xác hoặc không biết cách
nói chuyện với con cái về chủ đề trên khiến lớp trẻ thích thu lượm những thông tin từ những
người khác hay nguồn khác như bạn bè đồng lứa, phương tiện truyền thông không được
kiểm soát hơn là từ cha mẹ. Và lẽ tất nhiên chính điều đó đã gây cho các em những hệ lụy
không mong muốn.
Đáp ứng chương trình hành động quốc tế và thực hiện chiến lược quốc gia về dân số
và chăm sóc SKSS, ở Việt Nam từ những năm 80 của thế kỷ XX, hoạt động giáo dục dân số
cũng đã chuyển hướng sang giáo dục SKSS nói chung và SKSS cho vị thành niên nói riêng.
Theo đó đã có hàng loạt các cuộc nghiên cứu về SKSS đã được thực hiện. Đặc biệt hướng
nghiên cứu về nhận thức, thái độ, hành vi về SKSS ở nhóm dân số trẻ từ 15 tuổi đến 24 tuổi
cũng mới thực sự được quan tâm và phát triển trong những năm gần đây cùng với quá trình
hội nhập và đổi mới. Mặc dù còn khá mới mẻ nhưng chúng ta đã sớm nhận ra vị trí quan
trọng của giai đoạn 10 -19 tuổi (trong đó có đối tượng SV) trong quá trình phát triển của
cuộc đời mỗi con người. Do vậy, chỉ hơn mười năm qua cùng với sự lãnh đạo của Đảng và
Nhà nước, sự vào cuộc của các nhà khoa học, sự hỗ trợ về mặt tài chính và khoa học của các
tổ chức quốc tế, đã có hàng chục công trình và đề tài nghiên cứu về các vấn đề cơ bản của
SKSS nói chung và SKSS vị thành niên nói riêng. Tuy nhiên, các nghiên cứu đa phần
thường được tiếp cận dưới góc độ Y tế - bệnh học và thời gian qua chúng ta cũng chưa có
một dự án nào một cách toàn diện với quy mô quốc gia về SKSS vị thành niên.
- Điều tra về vị thành niên và thanh niên Việt Nam (SAVY) mang tính chất rộng lớn
vào năm 2003 do Bộ Y tế, Tổng cục thống kê, , WHO thực hiện đã mô tả tương đối đa
dạng về các mối quan hệ bạn bè, SKSS và vấn đề tình dục; quan niệm, thái độ, hành vi và
trải nghiệm của thanh thiếu niên về các vấn đề SKSS. Đồng thời, cũng qua báo cáo điều tra
đã nêu lên nhận thức, kiến thức và nguồn thông tin về SKSS như nhận thức về 4 chủ đề
SKSS: Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (LTQĐTD); Hiểu biết về chu kỳ kinh
nguyệt; Nhận thức và sử dụng các biện pháp tránh thai; Việc sử dụng bao cao su.
- Kỷ yếu hội thảo khoa học “Đề xuất và thử nghiệm giải pháp đưa giáo dục giới tính
vào trường trung học tại thành phố Hồ Chí Minh”do Sở Khoa học công nghệ, Trung tâm tư
vấn tâm lý gia đình và trẻ em thành phố Hồ Chí Minh thực hiện vào năm 2004 đã nêu thực
trạng về nhận thức và hành vi của trẻ vị thành niên ở bậc phổ thông tại thành phố Hồ Chí
Minh xung quanh các vấn đề giới tính, tình yêu, tình dục và SKSS đồng thời cũng đề xuất
và thử nghiệm các giải pháp đưa giáo dục giới tính vào trường trung học học tại thành phố
Hồ Chí Minh.
- Hội thảo Khảo sát về vấn đề giới tính và tình dục tại thành phố Hồ Chí Minh, Đà
Nẵng và Nha Trang do Viện Khoa học xã hội tổ chức vào tháng 10/1996 tại thành phố Hồ
Chí Minh.
Hầu hết các nghiên cứu trên khi xem xét, đánh giá về nhận thức về SKSS ở lứa tuổi
thanh thiếu niên đều cho thấy “một số lượng lớn các thanh thiếu niên thiếu hiểu biết hoặc
hiểu biết sai lệch về các vấn đề giới tính và tình dục” [40,tr.20] và “nhiều thông tin về tình
dục và giới tính trong đó có nhiều nguồn thông tin không lành mạnh có ảnh hưởng đến hành
vi tình dục và gây nhiều hậu quả rất lớn cho thanh thiếu niên” [40,tr.21]
Các công trình nghiên cứu trên đối tượng SV về SKSS ở các trường đại học thường
không nhiều chủ yếu là tập trung nghiên cứu những vấn đề cụ thể của SKSS. Có thể kể ra
một vài nghiên cứu sau đây:
- Quan niệm về sự chung thuỷ trong tình yêu của SV hiện nay của tác giả Lê Thị
Bừng nghiên cứu trên 143 sinh viên ở hai trường cao đẳng sư phạm Hưng Yên và đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn cho thấy đa số SV có quan niệm đúng về tình yêu, trong đó
gần 60,14% cho rằng yếu tố đầu tiên trong tình yêu là phải có phẩm chất chung
thủy....[7,tr.19-