Luận văn Nhận thức và thái độ của người lao động về vấn đề tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp

Khi đối diện với những sựvật, hiện tượng, con người luôn tìm cách trảlời câu hỏi “đó là cái gì”. Bất kỳmột hiện tượng mới nào cũng đều làm con người quan tâm và lý giải theo một cách thức nào đó. Khi con người nhận thức rõ ràng vềmột vấn đề, vềmột sựkiện nào đó, con người sẽcó thái độphù hợp và đúng mực. Từnhận thức và thái độ đúng đó, con người sẽcó hành vi tương thích. Nghiên cứu nhận thức và thái độ của một cá nhân hay của một cộng đồng vềmột vấn đềnào đó sẽgiúp chủthểnghiên cứu có cái nhìn rõ ràng hơn về đối tượng nghiên cứu. Người công nhân trong giai đoạn mới đang được tiếp cận với nhiều khuynh hướng tác động khác nhau, nếu nhận thức được hình thành nhanh chóng dựa trên những yêu cầu khách quan và thái độcủa người lao động được xác lập một cách đúng đắn vềcác khuynh hướng mới thì người lao động sẽtựtin và hăng hái hơn khi đối diện với các khuynh hướng ấy. Tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp là một dạng tương tác mới có thểlàm người lao động đón nhận hoặc phản đối tùy thuộc vào nhận thức của họ nhưthếnào. Nhận thức đúng vềtưvấn tâm lý sẽlàm người lao động dễ dàng hình thành thói quen tưvấn tâm lý, xemtưvấn nhưmột dịch vụ bình thường có thểmang lại cho họnhiều điều bổích.

pdf93 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2181 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nhận thức và thái độ của người lao động về vấn đề tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Tâm NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VỀ VẤN ĐỀ TƯ VẤN TÂM LÝ TRONG DOANH NGHIỆP Chuyên ngành: Tâm lý học Mã số: 60 31 80 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH PHƯƠNG DUY Thành phố Hồ Chí Minh - 2008 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tốt đề tài này, trong suốt quá trình thực hiện, người nghiên cứu đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ từ phía các cá nhân và tập thể. Người nghiên cứu xin gửi lời tri ơn chân thành đến Tiến sĩ Đinh Phương Duy, thầy đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và đồng hành cùng người nghiên cứu suốt quá trình thực hiện đề tài. Qua đây, người xin gửi lời cảm ơn Ban Giám đốc của quý công ty: - Công ty TNHH Quảng Cáo Sao Thế Giới - Công ty TNHH địa ốc Đất Lành - Công ty in ấn, thiết kế, quảng cáo NewVision - Công ty điện tử BÁCH KHOA SÀI GÒN - Công ty TNHH xây dựng - tư vấn - thương mại Huỳnh Nguyễn Phùng đã tạo điều kiện cho các nhân viên tham gia thực nghiệm nhằm tìm ra sự khác biệt về nhận thức và thái độ của người lao động trước và sau khi được tư vấn tại doanh nghiệp. Xin cảm ơn các anh, chị học viên tham gia chương trình đào tạo 1000 chuyên viên tâm lý trong doanh nghiệp (PEB) tại công ty Hồn Việt đã thực hiện phiếu khảo sát. Chân thành cảm ơn! Học viên Nguyễn Thị Tâm Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 02 năm 2008 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Về lý luận: Khi đối diện với những sự vật, hiện tượng, con người luôn tìm cách trả lời câu hỏi “đó là cái gì”. Bất kỳ một hiện tượng mới nào cũng đều làm con người quan tâm và lý giải theo một cách thức nào đó. Khi con người nhận thức rõ ràng về một vấn đề, về một sự kiện nào đó, con người sẽ có thái độ phù hợp và đúng mực. Từ nhận thức và thái độ đúng đó, con người sẽ có hành vi tương thích. Nghiên cứu nhận thức và thái độ của một cá nhân hay của một cộng đồng về một vấn đề nào đó sẽ giúp chủ thể nghiên cứu có cái nhìn rõ ràng hơn về đối tượng nghiên cứu. Người công nhân trong giai đoạn mới đang được tiếp cận với nhiều khuynh hướng tác động khác nhau, nếu nhận thức được hình thành nhanh chóng dựa trên những yêu cầu khách quan và thái độ của người lao động được xác lập một cách đúng đắn về các khuynh hướng mới thì người lao động sẽ tự tin và hăng hái hơn khi đối diện với các khuynh hướng ấy. Tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp là một dạng tương tác mới có thể làm người lao động đón nhận hoặc phản đối tùy thuộc vào nhận thức của họ như thế nào. Nhận thức đúng về tư vấn tâm lý sẽ làm người lao động dễ dàng hình thành thói quen tư vấn tâm lý, xem tư vấn như một dịch vụ bình thường có thể mang lại cho họ nhiều điều bổ ích. 1.2. Về thực tiễn: - Nhiều nghiên cứu về tư vấn tâm lý đã được thực hiện trên nhiều mức độ và qui mô khác nhau, trong đó có công trình “Nghiên cứu thực trạng tham vấn tâm lý tại TP. HCM” do nhóm của Thạc sĩ Đỗ Văn Bình và tiến sĩ Trần Thị Giòng thực hiện năm 2003. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy hiện nay nhu cầu tư vấn tâm lý đã có chiều hướng tăng lên, mỗi trung tâm tư vấn tâm lý bình thường có khoảng 360 đến 650 thân chủ/tuần. - Đối với mỗi cá nhân, khi xã hội phát triển, cuộc sống ở các đô thị lớn càng trở nên sôi động, với các hình thức sinh hoạt đa dạng, trong những “căn nhà ống” đa chức năng, với sự bùng nổ thông tin và các dịch vụ ảo hình thành mạnh mẽ, khả năng làm việc của con người được phát huy tối đa mà có rất ít thời gian bồi dưỡng sức lao động để tái sản xuất thì nguy cơ bị hội chứng stress, nhiễu tâm, rối loạn tâm thần ngày càng tăng cao. Cơn lốc của nền kinh tế thị trường “đổ bộ” vào mọi ngõ ngách, len lỏi trong mỗi gia đình đã tạo ra những cú sốc cho các quan hệ. Riêng mỗi gia đình, với những giá trị truyền thống bị biến đổi, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhân cách, nhận thức, lối sống giữa các thế hệ trong gia đình. Xung đột nảy sinh, làm tắc nghẽn các giao lưu tình cảm ở gia đình, tiêu biểu nhất là xung đột vợ - chồng, xung đột cha mẹ - con cái, làm nảy sinh nhiều vấn đề về mặt tâm lý, xã hội mà quan trọng nhất là vấn đề hình thành nhân cách con người. - Đối với các doanh nghiệp, từ khi Nhà nước mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài, Luật Doanh nghiệp ra đời làm cho nền kinh tế thị trường phát triển, kéo theo sự phát triển vũ bão của các doanh nghiệp: từ doanh nghiệp nhà nước, công ty liên doanh, công ty trách nhiệm hữu hạn và cả các công ty nước ngoài. Cả nước hiện có hơn 208.000 doanh nghiệp, là một bức tranh sinh động về sức bật kinh tế của Việt Nam. Nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Quá trình chuyển đổi đó đã tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển mạnh mẽ, đem lại những thay đổi đáng kể trong đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, nền kinh tế thị trường cũng bộc lộ những mặt trái của nó, gây nên những khó khăn, thách thức lớn cho sự phát triển xã hội. Cơ chế thị trường dẫn đến sự phân hoá xã hội, đặc biệt về mặt thu nhập, tạo ra sự chênh lệch giữa giàu nghèo, tệ nạn xã hội, thất nghiệp ngày càng gia tăng, sự du nhập các luồng văn hóa không lành mạnh làm thay đổi không ít những quan niệm, chuẩn mực trong xã hội và làm lung lay các giá trị đạo đức, truyền thống tốt đẹp,… Tất cả đều góp phần tạo nên mâu thuẫn, xung đột và tác động tiêu cực đến đời sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội. Vì vậy, tư vấn là một loại hình dịch vụ đang ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội và con người Việt Nam, với những thói quen sống, đặc điểm tâm lý của một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, đã xây dựng một mối quan hệ hạn hẹp, co cụm sau lũy tre làng, nền kinh tế bao cấp trì trệ và nặng hành chánh, bệnh thành tích,… cùng biết bao những lề thói trong hành xử, trong văn hóa, phong cách sống và cả những kỹ năng làm việc… Sự khác biệt giữa môi trường làm việc đầy năng động, sáng tạo, luôn biến ảo và thay đổi với một bên là sự trì trệ, bảo thủ và cục bộ về cơ cấu tổ chức, thói quen làm việc, đặc tính tâm lý… đã làm cho mỗi cá nhân trong tổ chức doanh nghiệp phải đối đầu với một thực tế như là “cú sốc tương lai”. Người ta chưa quen làm việc dưới áp lực cao, làm việc theo nhóm, theo dự án, chưa quen làm việc theo những nguyên tắc dây chuyền, chuyên môn hóa cao. Vì vậy, con người nhanh chóng mệt mỏi, căng thẳng, vi phạm những nguyên tắc an toàn lao động, tác phong làm việc không chuyên nghiệp, ứng xử không phù hợp, không có kỹ năng. Con người cảm thấy bị stress, và như thế, hàng loạt những vấn đề mâu thuẫn trong đội ngũ nhân sự ở các doanh nghiệp đã xảy ra. Đó là một vấn đề gây tổn thất lớn cho các doanh nghiệp, cho sự phát triển và hội nhập của doanh nghiệp Việt Nam với thế giới. Qua nghiên cứu thực trạng về nhu cầu tư vấn tâm lý và chăm sóc đời sống tinh thần cho người lao động do Hội Tâm lý Thành phố phối hợp với Công ty Hồn Việt thực hiện tháng 3-2006, khảo sát trên 531 người lao động và 28 nhà doanh nghiệp cho thấy: + Trong 531 người lao động có 253 người (chiếm 48%) cho rằng vai trò của nhà tâm lý trong doanh nghiệp là rất cần thiết và 234 người (chiếm 44%) cho là cần thiết. + Trong 28 nhà doanh nghiệp có 9 người (chiếm 32%) cho là rất cần thiết và 16 người (chiếm 57%) cho là cần thiết. Xuất phát từ những vấn đề nóng bỏng trước thực tế trên, muốn tìm hiểu người lao động hiện nay có suy nghĩ như thế nào về dịch vụ tư vấn, họ có sẵn sàng đón nhận dịch vụ tư vấn chưa, người nghiên cứu chọn hướng nghiên cứu với đề tài: “Nhận thức và thái độ của người lao động về vấn đề tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp” 2. Mục đích nghiên cứu - Giúp các nhà quản lý doanh nghiệp có cơ sở để hình thành các quyết định, các phương pháp chăm sóc tinh thần cho người lao động. - Thực hiện áp dụng mở rộng các hình thức tư vấn tâm lý cho người lao động ở các doanh nghiệp. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ một số vấn đề về lý luận nhận thức, thái độ của người lao động trên những mức độ nhất định. - Làm rõ khái niệm tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp. - Nghiên cứu thực trạng nhận thức, thái độ của người lao động về tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp. - Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức và hình thành thái độ tích cực để người lao động ủng hộ việc thực hiện tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp, các biện pháp phát triển tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu: - 239 người lao động làm việc tại các doanh nghiệp (175 nghiên cứu thực trạng, 64 thực nghiệm) - 80 nhà quản lý các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh (20 nghiên cứu thực trạng, và 60 thực nghiệm) 4.2. Đối tượng nghiên cứu: Nhận thức và thái độ của người lao động về nội dung, hình thức tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận: - Phương pháp tiếp cận hệ thống, logic - Phương pháp tiếp cận lịch sử 5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể: - Nghiên cứu tài liệu - Điều tra bằng An-ket - Phỏng vấn - Thử nghiệm tư vấn trong doanh nghiệp để so sánh sự khác biệt giữa nhận thức, thái độ của người lao động trước và sau khi được thụ hưởng dịch vụ tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp - Toán thống kê 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 6.1. Giới hạn: Nghiên cứu nhận thức và thái độ của người lao động về công việc tư vấn tâm lý như một dịch vụ không chuyên tại các doanh nghiệp. 6.2. Phạm vi: Nghiên cứu trên địa bàn TP. HCM. 7. Giả thuyết nghiên cứu 7.1. Người lao động tại các doanh nghiệp có nhận thức và thái độ chưa rõ ràng về tư vấn tâm lý, họ chỉ mới biết đơn giản, chưa hiểu rõ về dịch vụ này. 7.2. Sau khi tổ chức dịch vụ tư vấn tâm lý ở doanh nghiệp, nhận thức và thái độ của người lao động về dịch vụ này có thay đổi theo hướng tích cực. 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn có 3 chương. - Chương 1: Cơ sở lý luận - Chương 2: Giới thiệu cách thức tổ chức và nghiên cứu nhận thức và thái độ của người lao động về tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp - Chương 3: Thực trạng nhận thức và thái độ của người lao động về tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Cùng với sự biến đổi, phát triển vượt bậc của tình hình kinh tế - xã hội ở nước ta, nhiều vấn đề xã hội cũng đã phát sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó sự biến đổi nhanh các giá trị xã hội đã làm nhiều người không kịp thích nghi dẫn đến những mâu thuẫn trong quan hệ gia đình, xã hội. Những mâu thuẫn này đã ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, tâm lý của con người. Do đó, nhu cầu tư vấn tâm lý xuất hiện và có xu hướng phát triển ngày càng cao. Chính vì thế, các trung tâm tư vấn được hình thành ngày càng nhiều. Tại TP. HCM, có nhiều nghiên cứu, khảo sát về thực trạng tư vấn tâm lý, như: - Nghiên cứu thực trạng tham vấn tâm lý tại TP. HCM do nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Trần Thị Giồng và Thạc sĩ Đỗ Văn Bình thực hiện năm 2003. Từ kết quả nghiên cứu, nhằm nâng cao hiệu quả tham vấn tâm lý, nhóm nghiên cứu đã khuyến nghị cần phải có kế hoạch đầu tư đào tạo chuyên viên tham vấn tâm lý dài hạn ở nước ngoài, khuyến khích các trường đại học mở ngành tham vấn tâm lý,… Bên cạnh đó, cần phải xây dựng quy chế và xét duyệt việc cho phép mở các cơ sở tham vấn tâm lý và quy định cơ chế kiểm tra, giám sát, hỗ trợ từ phía cơ quan chuyên môn. - Khảo sát nhu cầu tư vấn tâm lý và giáo dục từ góc nhìn của sinh viên CĐSP Tp. Hồ Chí Minh của Thạc sĩ Nguyễn Việt Bắc. Nội dung khảo sát tập trung vào những vấn đề mà sinh viên trường CĐSP Tp. Hồ Chí Minh mong muốn được tư vấn cũng như hình thức tư vấn nào là sinh viên cảm thấy thích hợp nhất. - Nghiên cứu nhu cầu tư vấn về tình yêu hôn nhân và những vấn đề liên quan của Tiến sĩ Đặng Văn Huệ thông qua việc xem xét các câu hỏi của những người có nhu cầu tư vấn và trả lời của tư vấn viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy người có nhu cầu tư vấn thường thuộc lứa tuổi trẻ và đa phần là phụ nữ. Đặc biệt, vấn đề cần tư vấn đa phần thuộc lĩnh vực tình yêu hoặc mối quan hệ giữa hai người khác phái. Từ kết quả nghiên cứu trên, người nghiên cứu kiến nghị xây dựng mạng lưới tư vấn tâm lý một cách chủ động và khoa học ở từng địa phương nhằm khắc phục sự tự phát như hiện tại. - Nghiên cứu nhu cầu tư vấn tâm lý - giới tính của học sinh một số trường trung học tại TP. HCM do Tiến sĩ Ngô Đình Qua - NNC Nguyễn Thượng Chí tiến hành khảo sát trên học sinh lớp 8, lớp 9 trường THCS Nguyễn Gia Thiều và học sinh phổ thông trường THPT Nguyễn Thượng Hiền. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhu cầu tư vấn tâm lý - giới tính tăng theo bậc học và các em học sinh rất mong muốn có được phòng tư vấn tâm lý - giới tính miễn phí. Riêng lĩnh vực tư vấn và nghiên cứu tâm lý của người lao động trong các doanh nghiệp, có rất nhiều khảo sát, nghiên cứu đã đề cập đến vấn đề này, cụ thể: - Nghiên cứu thực trạng về nhu cầu tư vấn tâm lý và chăm sóc đời sống tinh thần cho người lao động do Hội Tâm lý Thành phố phối hợp với Công ty Hồn Việt thực hiện tháng 3-2006, khảo sát trên 531 người lao động và 28 nhà doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhu cầu tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp là rất cần thiết. - Nghiên cứu tâm lý người lao động trong quá trình lao động trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và lân cận. Ý nghĩa của bảo hộ lao động về vấn đề này của sinh viên Huỳnh Thị Ngọc Hân - Khoa môi trường và bảo hộ lao động - Trường Đại học bán công Tôn Đức Thắng. Kết quả nghiên cứu cho thấy người lao động đang phải chịu đựng quá nhiều áp lực, chính điều đó khiến người lao động cảm thấy căng thẳng, từ đó dẫn đến giảm sút hiệu quả lao động, tai nạn nghề nghiệp. - Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện lao động và môi trường đến sức khỏe và hiệu quả công việc của giáo viên phổ thông của sinh viên Trần Thị Nguyệt Sương - Khoa môi trường và bảo hộ lao động - Trường đại học bán công Tôn Đức Thắng. Kết quả cho thấy chính vì sự bất hợp lý trong cơ chế quản lý và sự thiếu quan tâm đến điều kiện, môi trường làm việc của giáo viên khiến chất lượng dạy học và giáo dục ngày càng sút giảm. Nhiều luận văn tốt nghiệp đại học và một số luận văn thạc sĩ có đề cập đến công tác tư vấn nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu về dịch vụ tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp. 1.2. Những khái niệm liên quan 1.2.1. Nhận thức 1.2.1.1. Định nghĩa Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về nhận thức, trong chương trình tâm lý học đại cương của nhiều tác giả, khái niệm nhận thức đã được đề cập rất cụ thể với nhiều phương diện khác nhau. Theo từ điển Tiếng việt – 1999 thì Nhận thức là quá trình hoặc kết quả phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong tư duy; quá trình con người nhận biết, hiểu biết thế giới khách quan hoặc kết quả của quá trình đó. Nâng cao nhận thức. Có nhận thức đúng và cũng có những nhận thức sai lầm. Nhận thức có nghĩa là nhận ra và biết được, hiểu được. Nhận thức được vấn đề tức là biết được vấn đề đó là gì và hiểu được nó như thế nào, nguồn gốc của vấn đề ra sao… Có tác giả cho rằng “Nhận thức (congnition) là hoạt động tâm lý nhằm mục đích biết được một sự vật hay một hiện tượng nào đó là gì, là như thế nào bằng các giác quan (để có những cảm giác và tri giác hoặc tư duy tưởng tượng)”. (Giáo trình tâm lý học đại cương - PGS.TS Trần Tuấn Lộ - ĐHVH 2003) Tác giả Stephen Worchel - Wayne Shebilsue trong tác phẩm Tâm lý học - Nguyên lý và ứng dụng thì cho rằng : “Nhận thức là quá trình diễn dịch thông tin mà chúng ta thu nhận được từ môi trường thông qua quá trình cảm giác. Quá trình cảm giác và nhận thức đan xen lẫn nhau”. [trang 129]. Với cách đặt vấn đề như vậy, tác giả xem cảm giác là một giai đoạn sơ lược và khái niệm nhận thức chỉ mức độ hiểu biết rõ ràng hơn về sự vật, hiện tượng. Tác giả Nguyễn Quang Uẩn cho rằng “ Nhận thức là một hoạt động chủ thể hướng vào đối tượng nhằm mục đích biết và hiểu đối tượng cũng như biết và hiểu chính mình,” … (tự nhận thức). Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người (nhận thức, tình cảm và hành động) nó là tiền đề của hai mặt kia và đồng thời có quan hệ chặt chẽ với nhau và với các hiện tượng tâm lý khác. Nhận thức (perception) tức là tiến trình chọn lọc, diễn dịch, phân tích và hợp nhất các kích thích gây ra phản ứng ở các giác quan của chúng ta. Theo Roberts Feldman: Nhận thức là tiến trình nhờ đó cảm giác được phân tích, diễn dịch và hợp nhất với các thông tin cảm giác khác. Ngày nay, đa số cho rằng nhận thức là một quá trình tiếp cận và tiến gần đến chân lý nhưng không ngừng ở mức độ nào, vì còn nhiều điều mà chúng ta chưa hiểu hết được, phải dần loại bỏ cái sai, không khớp với hiện thực và liên tục đi từ bước này sang bước khác để hoàn thiện hơn. Có thể nói nhận thức là hoạt động tích cực của chủ thể phản ánh hiện thực khách quan để thích ứng với nó hoặc cải tạo nó. Hoạt động nhận thức đi từ chưa biết đến biết, từ thuộc tính bề ngoài: cảm tính, trực quan, riêng lẽ đến đối tượng trọn vẹn, ổn định, có ý nghĩa trong các quan hệ của nó, sau đến các thuộc tính bên trong, có tính quy luật ngày càng đi sâu vào bản chất của cả một lớp đối tượng, hiện tượng... và cuối cùng từ đó trở về thực tiễn, thông qua các quá trình tâm lí như cảm giác, tri giác, trí nhớ, tưởng tượng, tư duy ngôn ngữ. Ở những giai đoạn phát triển nhất định thì học tập là hoạt động nhận thức chủ yếu. 1.2.1.2. Các giai đoạn của quá trình nhận thức: Sống và hoạt động trong thế giới khách quan, con người phải nhận thức và thể hiện thái độ của mình với những sự vật hiện tượng xung quanh mình. Trong quá trình hoạt động của con người phải nhận thức cái bên ngoài và cái bên trong, cái cụ thể, khái quát, quy luật, … của sự vật hiện tượng. Như vậy, nhận thức là một hoạt động tâm lý hết sức phức tạp, đa dạng và được thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau. Người ta chia nhiều hoạt động nhận thức thành hai giai đoạn: Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Nhận thức cảm tính bao gồm hai quá trình (cảm giác và tri giác), nhận thức lý tính bao gồm (tư duy và tưởng tượng). Hai quá trình này phân tích, đánh giá, so sánh, … những gì đã nhận được trong quá trình cảm giác, tri giác và đang được lưu giữ trong trí nhớ nhằm mục đích tìm ra những thuộc tính bên trong của sự vật hiện tượng thông qua những tính chất bên ngoài. - Nhận thức cảm tính: là giai đoạn thấp nhất của hoạt động nhận thức, nó tương đối đơn giản, mang lại những tài liệu đầu tiên cho ý thức. Ơ mức độ nhận thức cảm tính chúng ta chỉ biết được những thuộc tính bề ngoài của sự vật hiện tượng khi chúng ta trực tiếp tác động vào các cơ quan cảm giác của chúng ta. Mỗi quá trình nhận thức giúp con người nhận thức được một mặt, một khía cạnh của thế giới khách quan. + Cảm giác giúp con người nhận biết được từng thuộc tính riêng lẻ và bề ngoài của sự vật. Tri giác đem lại cho con người những tư liệu, kiến thức đầu tiên về sự vật hiện tượng khách quan, những tính chất bề ngoài khác nhau của chúng và tạo ra một hình ảnh về sự vật hiện tượng đó. Là mức độ nhận thức đầu tiên của con người, cảm giác có vai trò quan trọng trong hoạt động nhận thức nói riêng và trong toàn bộ đời sống con người nói chung. Cảm giác là mối quan hệ trực tiếp giữa cơ thể với môi trường xung quanh. Do có mối quan hệ đó mà con người có khả năng thích nghi và định hướng với môi trường. Cảm giác giúp chúng ta thu nhận tư liệu trực quan sinh động, cung cấp tài liệu cho các hoạt động tâm lý cao hơn. - Nhận thức lý tính: là bậc tiếp theo trong mặt nhận thức của ý thức, đem lại cho con người những hiểu biết bản chất, khái quát và thực tại khách quan. Là quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bên trong, bản chất của các sự vật hiện tượng trong thế giới
Tài liệu liên quan