Luận văn Những biện pháp gây hứng thú trong dạy học hóa học ở trường phổ thông

Nhân loại đã bước vào thếkỉXXI, thếkỉcủa khoa học – kĩthuật và công nghệ. Nhờkhối óc thông minh cùng đôi bàn tay khéo léo, con người không những chiếm lĩnh được thếgiới tựnhiên mà còn cải tạo nó đểphục vụ nhu cầu phát triển vô tận của mình. Ởthời đại mới này, giáo dục ngày một phát triển lớn mạnh hơn đểcó thể đào tạo những con người toàn diện phục vụ cho xã hội. Trong “Thưgửi các thầy giáo, cô giáo, các bậc cha mẹvà các em học sinh, sinh viên nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20-11-2007”, bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo _ PGS.TS Nguyễn Thiện Nhân đã nhắn nhủ: “Trong thế kỷ21 của hội nhập và cạnh tranh toàn cầu, của xã hội thông tin và kinh tếtri thức, thời gian là tài nguyên vô giá, không tái tạo được Hãy làm sao mỗi giờcác em tới trường là một giờkhám phá, nhận thức được nhanh, sâu sắc thếgiới tựnhiên, cuộc sống văn hóa, lịch sửdân tộc và nhân loại”. Đểcó được những giờhọc lý thú nhưvậy, người giáo viên không những cung cấp cho học sinh kiến thức cơbản trong sách giáo khoa mà cần phải giúp các em tìm được hứng thú trong việc học tập. Từ đó, các em có thểtựtìm hiểu những điều mới lạvềcuộc sống và thếgiới xung quanh cho mình. Hóa học là một ngành khoa học thực nghiệm, có vai trò quan trọng trong cuộc sống và cần thiết đối với các ngành khoa học công nghệkhác. Kho tàng kiến thức hóa học vô cùng to lớn và ngày càng được mởrộng cùng sự phát triển của nhân loại. Vì thế, nhiệm vụcủa mỗi giáo viên hóa học càng nặng nềhơn khi gánh trên vai trọng trách: “trồng người” đáp ứng nhu cầu của xã hội. Thời gian trên lớp thì có hạn trong khi kiến thức hóa học của nhân loại là vô hạn. Giáo viên không thểcung cấp hết cho học sinh được. Việc gây 2 hứng thú cho các em vềmôn hóa học đểchúng có thểtựtìm hiểu, bổsung kiến thức là thực sựcần thiết. Hiện nay, các tài liệu vềhứng thú trong dạy học hóa học còn ít cập nhật. Giáo viên, sinh viên thường sửdụng những tài liệu cũhoặc tái bản để làm tưliệu. Gần đây, một sốtác giả đã nghiên cứu vềvấn đềnày. Tuy nhiên, những công trình này vẫn còn quá ít và chưa đầy đủ. Vì thế, việc nghiên cứu vềhứng thú học tập bộmôn hóa học rất cần được quan tâm. Với những lý do trên, tôi chọn “Những biện pháp gây hứng thú trong dạy học hóa học ởtrường phổthông” là đềtài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩcủa mình.

pdf190 trang | Chia sẻ: ngatran | Lượt xem: 5461 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những biện pháp gây hứng thú trong dạy học hóa học ở trường phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH Phạm Ngọc Thủy NHỮNG BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2008 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH Phạm Ngọc Thủy NHỮNG BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học hóa học Mã số: 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ ANH TUẤN Thành phố Hồ Chí Minh - 2008 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH PHẠM NGỌC THỦY NHỮNG BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học môn Hóa học Mã số: 60 14 10 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ ANH TUẤN Thành phố Hồ Chí Minh - 2008 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nhân loại đã bước vào thế kỉ XXI, thế kỉ của khoa học – kĩ thuật và công nghệ. Nhờ khối óc thông minh cùng đôi bàn tay khéo léo, con người không những chiếm lĩnh được thế giới tự nhiên mà còn cải tạo nó để phục vụ nhu cầu phát triển vô tận của mình. Ở thời đại mới này, giáo dục ngày một phát triển lớn mạnh hơn để có thể đào tạo những con người toàn diện phục vụ cho xã hội. Trong “Thư gửi các thầy giáo, cô giáo, các bậc cha mẹ và các em học sinh, sinh viên nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20-11-2007”, bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo _ PGS.TS Nguyễn Thiện Nhân đã nhắn nhủ: “Trong thế kỷ 21 của hội nhập và cạnh tranh toàn cầu, của xã hội thông tin và kinh tế tri thức, thời gian là tài nguyên vô giá, không tái tạo được… Hãy làm sao mỗi giờ các em tới trường là một giờ khám phá, nhận thức được nhanh, sâu sắc thế giới tự nhiên, cuộc sống văn hóa, lịch sử dân tộc và nhân loại”. Để có được những giờ học lý thú như vậy, người giáo viên không những cung cấp cho học sinh kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa mà cần phải giúp các em tìm được hứng thú trong việc học tập. Từ đó, các em có thể tự tìm hiểu những điều mới lạ về cuộc sống và thế giới xung quanh cho mình. Hóa học là một ngành khoa học thực nghiệm, có vai trò quan trọng trong cuộc sống và cần thiết đối với các ngành khoa học công nghệ khác. Kho tàng kiến thức hóa học vô cùng to lớn và ngày càng được mở rộng cùng sự phát triển của nhân loại. Vì thế, nhiệm vụ của mỗi giáo viên hóa học càng nặng nề hơn khi gánh trên vai trọng trách: “trồng người” đáp ứng nhu cầu của xã hội. Thời gian trên lớp thì có hạn trong khi kiến thức hóa học của nhân loại là vô hạn. Giáo viên không thể cung cấp hết cho học sinh được. Việc gây 2 hứng thú cho các em về môn hóa học để chúng có thể tự tìm hiểu, bổ sung kiến thức là thực sự cần thiết. Hiện nay, các tài liệu về hứng thú trong dạy học hóa học còn ít cập nhật. Giáo viên, sinh viên thường sử dụng những tài liệu cũ hoặc tái bản để làm tư liệu. Gần đây, một số tác giả đã nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, những công trình này vẫn còn quá ít và chưa đầy đủ. Vì thế, việc nghiên cứu về hứng thú học tập bộ môn hóa học rất cần được quan tâm. Với những lý do trên, tôi chọn “Những biện pháp gây hứng thú trong dạy học hóa học ở trường phổ thông” là đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu, xây dựng và thử nghiệm những biện pháp gây hứng thú giúp nâng cao hiệu quả quá trình dạy học hóa học ở trường phổ thông. 3. Nhiệm vụ của đề tài - Nghiên cứu cơ sở lý luận, tìm hiểu bản chất và các quy luật của việc gây hứng thú trong dạy học hóa học. - Nghiên cứu những biện pháp gây hứng thú trong dạy học hóa học. - Thực nghiệm sư phạm để xác định hiệu quả, tính khả thi của những biện pháp và rút ra các bài học kinh nghiệm. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học hóa học ở trường phổ thông. - Đối tượng nghiên cứu: Việc gây hứng thú học tập môn hóa học ở trường phổ thông. 5. Phạm vi nghiên cứu Trong luận văn tập trung nghiên cứu 3 biện pháp gây hứng thú trong dạy học hóa học ở trường phổ thông: 3 - Gây hứng thú bằng thí nghiệm hóa học kích thích tư duy. - Gây hứng thú bằng thơ về hóa học. - Gây hứng thú khi giới thiệu những thông tin mới lạ của hóa học. 6. Giả thuyết khoa học Nếu giáo viên nắm vững cơ sở lý luận và có những biện pháp thích hợp, khả thi thì sẽ làm cho học sinh hứng thú học tập, yêu thích môn hóa học hơn và nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học ở trường phổ thông. 7. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý luận: nghiên cứu các vấn đề lý luận được trình bày trong sách, báo, công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài. - Phương pháp điều tra, thu thập thông tin: xây dựng và phát phiếu thăm dò ý kiến học sinh về vấn đề hứng thú học tập môn hóa học. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: xác định nội dung, kiến thức về những biện pháp gây hứng thú trong dạy học hóa học để thực nghiệm ở chương trình lớp 10. Sau đó, xử lý kết quả bằng phương pháp thống kê toán học. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: dựa trên những số liệu thu được, phân tích và tổng hợp để tìm ra hiệu quả của những biện pháp gây hứng thú trong dạy học hóa học. - Phương pháp chuyên gia: hỏi ý kiến của các giảng viên khoa Hóa và khoa Tâm lý – Giáo dục cũng như giáo viên hóa học ở trường phổ thông. - Phương pháp xử lí thông tin: dùng phương pháp thống kê, xử lý số liệu thu được từ phiếu thăm dò ý kiến và kết quả kiểm tra tại các lớp thực nghiệm và đối chứng. 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Hiện nay, giáo dục là quốc sách hàng đầu của nước ta và sự nghiệp giáo dục rất được mọi người quan tâm, ủng hộ. Trong công tác giảng dạy bộ môn hóa học, việc nâng cao chất lượng đào tạo luôn thôi thúc những nhà giáo tâm huyết miệt mài, nghiên cứu để tìm ra các biện pháp giúp đem lại hiệu quả cao. Trong thời đại này, người giáo viên không chỉ dạy cho học sinh những kiến thức đã có mà phải giúp các em tìm được hứng thú về môn học. Từ đó, học sinh sẽ thêm yêu thích hóa học, hăng say tìm hiểu thêm để có thể tự đi tìm tri thức mới cho mình. Chính vì vậy, đã có một số tài liệu đã nghiên cứu về vấn đề hứng thú trong dạy học. Ở đây, chúng tôi xin giới thiệu những công trình gần gũi với đề tài mà chúng tôi nghiên cứu. 1.1.1. Các công trình khoa học được in thành sách về hứng thú trong dạy học Các công trình khoa học về hứng thú được in thành sách đã xuất hiện ở Việt Nam từ những năm 70 của thế kỷ 20. Đa số những sách này được biên dịch từ tài liệu nước ngoài _ những tài liệu từ Liên Xô cũ. Chúng tôi xin được giới thiệu một số sách về hứng thú trong dạy học được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam. ™ “Vấn đề hứng thú nhận thức trong khoa học giáo dục” của tác giả Su- ki-na do nhà xuất bản Giáo dục Mockba phát hành năm 1971 (được tác giả Nguyễn Văn Diên, Đại học Sư Phạm Hà Nội I biên dịch và tổ tư liệu trường Đại học Sư phạm Hà Nội I ấn hành năm 1975) [32] 5 Tài liệu gồm 267 trang khổ A4, nội dung nghiên cứu gồm 4 chương chính: Chương I: Vấn đề hứng thú nhận thức – Một vấn đề cấp bách hiện nay của tâm lý học và giáo dục học (88 trang) Trong chương này, tác giả đã trình bày khá chi tiết về khái niệm “hứng thú” và lý luận chung về vấn đề hứng thú nhận thức trong tâm lý học và giáo dục học Xô Viết. Tác giả đã đi sâu vào trình bày các nội dung: 1. Hứng thú nhận thức là một hứng thú đặc biệt của con người 2. Nhu cầu nhận thức và hứng thú nhận thức 3. Hứng thú nhận thức là một phương tiện dạy học 4. Hứng thú nhận thức là động cơ của hoạt động học tập 5. Hứng thú nhận thức là tính cách bền vững của cá nhân 6. Một số điểm trong nghiên cứu nhận thức hiện nay của các nhà tâm lý học Pháp - Mỹ - Tây Đức Chương II: Phương pháp hệ của việc nghiên cứu hứng thú nhận thức của học sinh (35 trang) Trong chương này, tác giả đi vào 5 nội dung chính: 1. Phương pháp điều tra 2. Bài luận 3. Phỏng vấn 4. Thực nghiệm có tính chất thí nghiệm 5. Quan sát, thực nghiệm sư phạm Chương III: Khuynh hướng bộ môn của hứng thú nhận thức của học sinh (25 trang) Trong chương này, tác giả đã dựa trên số liệu thống kê trong vòng 15 năm tại nhiều trường khác nhau ở Lêningrat và ngoại thành để có thể quan sát 6 thấy khuynh hướng hứng thú nhận thức đối với môn học của lứa tuổi thiếu niên trong vòng nhiều năm. Chương IV: Kích thích hứng thú nhận thức của học sinh trong quá trình học tập (115 trang) Trong chương này, tác giả phân tích việc hình thành hứng thú nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học. Cụ thể, tác giả đã đi vào một số nội dung chính: 1. Kích thích hứng thú nhận thức của học sinh bằng nội dung tài liệu học tập 2. Vấn đề kích thích hứng thú nhận thức có liên quan đến sự tổ chức và tính chất diễn biến của quá trình hứng thú nhận thức của học sinh 3. Hứng thú nhận thức phụ thuộc vào quan hệ giữa những người tham gia vào quá trình học tập 4. Ảnh hưởng của những “phản kích thích” tới hứng thú nhận thức của học sinh 5. Những biểu hiện hứng thú nhận thức của học sinh trong giờ học Nhìn chung, sách “Vấn đề hứng thú nhận thức trong khoa học giáo dục” là một tài liệu rất giá trị . Tác giả trình bày cơ sở lý luận của hứng thú nhận thức khá đầy đủ qua 6 nội dung chính của chương I. Tác giả đã trình bày, phân tích rất rõ ràng, chi tiết, dễ hiểu giúp người đọc có cái nhìn khái quát về vấn đề “hứng thú nhận thức”. Ở chương II và chương III, chúng ta có thể biết thêm về phương pháp, quá trình nghiên cứu hứng thú học tập của học sinh. Đặc biệt trong chương IV, tác giả đã trình bày 5 nội dung cơ bản về kích thích hứng thú nhận thức của học sinh trong quá trình học tập. Qua đó, chúng ta có thể hiểu thêm và vận dụng những vấn đề này vào trong công tác giảng dạy cũng như nghiên cứu của mình. Tuy nhiên, tác giả trình bày ít về hứng thú và không nói đến những vấn đề liên quan như bản chất, cấu trúc, đặc 7 điểm,... Quả thật, đây là tài liệu tham khảo vô cùng quý giá cho những ai đang tìm hiểu, nghiên cứu về vấn đề này. ™ “Từ hứng thú đến tài năng” của tác giả L.X.Xô-Lô-Vây-Trích (biên dịch bởi Lê Khánh Trường, do nhà xuất bản Phụ Nữ Hà Nội phát hành năm 1975) [20] Tài liệu gồm 149 trang khổ A5 và được trình bày thành 3 chương lớn. o Chương thứ nhất (54 trang) Nội dung được trình bày thành 12 mục chính. 1. Trở thành người chân chính 2. Thần đồng 3. Tính di truyền tài năng 4. Di truyền và môi trường có tác dụng ngang nhau đến tài năng 5. Dạy dỗ và phát triển tài năng 6. Dạy dỗ chỉ có tác dụng tốt khi nó đi trước sự phát triển một chút 7. Dạy dỗ là một trong những yếu tố quan trọng nhất 8. Vấn đề tài năng là một trong những vấn đề phức tạp nhất của tâm lý học 9. Mọi thứ đều thua khoa học 10. Câu chuyện về những trẻ em ham hiểu biết 11. Tài năng của trẻ em biểu hiện ở chỗ nào và làm sao phát hiện được? 12. Tài năng chung và những năng khiếu riêng o Chương thứ hai (37 trang) Nội dung được trình bày thành 7 mục chính. 13. Câu chuyện cậu bé Các Mác thích đọc sách, tìm hiểu thế giới 14. Hứng thú; hứng thú đối với cuộc sống 8 15. Nhu cầu nhận thức; tính ham hiểu biết 16. Khái niệm hứng thú 17. Hứng thú nảy sinh như thế nào? 18. Ai sẽ giúp em tìm ra hứng thú? 19. Âm nhạc và hứng thú của học sinh o Chương thứ ba (gồm 38 trang) Nội dung được trình bày thành 6 mục chính. 20. Hứng thú của trẻ em 21. Hứng thú và năng lực của trẻ em 22. Hứng thú qua từng thời kì 23. Hứng thú của trẻ em quyết định lựa chọn nghề nghiệp tới mức độ nào? 24. Phương pháp làm việc 25. Mối quan hệ giữa hứng thú và tài năng Đây là quyển sách hay về hứng thú và tài năng với từng câu chuyện cụ thể, cách dẫn dắt chuyện sinh động. Sách không đi vào trình bày cơ sở lý luận và chỉ giới thiệu những câu chuyện có thật trong cuộc sống. Qua những câu chuyện kể, tác giả giúp chúng ta hiểu được những mối liên hệ giữa hứng thú và tài năng. Từ đó, chúng ta có thể vận dụng những điều hay, ý đẹp này vào công tác giảng dạy của mình giúp học sinh tìm thấy hứng thú, phát huy được tài năng. Nội dung sách đơn giản, dễ hiểu nên có thể phù hợp với nhiều đối tượng có các trình độ nhận thức khác nhau. Tuy nhiên, sách không có mục lục và đề mục rõ ràng làm cho người đọc khó theo dõi, nắm bắt nội dung đang trình bày. 9 1.1.2. Các luận văn, bài báo khoa học về hứng thú trong dạy học ™ Luận văn “Sử dụng thí nghiệm vui và ảo thuật hóa học nhằm: Nâng cao hứng thú học tập hóa học cho học sinh phổ thông” của học viên Hoàng Thị Minh Anh, Đại học Sư Phạm Hà Nội (1995) [2] Tài liệu gồm 108 trang khổ A4, được trình bày theo 4 phần chính: I. Phần mở đầu (5 trang) II. Thí nghiệm vui và ảo thuật hóa học (78 trang) Trong phần này, tác giả đã xây dựng và sưu tầm được 117 thí nghiệm vui và ảo thuật hóa học. Ở mỗi thí nghiệm và ảo thuật, tác giả đều mô tả chi tiết cách tiến hành, hiện tượng và giải thích hiện tượng. Đây là một tài liệu tham khảo tốt cho giáo viên và sinh viên ngành Hóa học. Chúng ta có thể kết hợp sử dụng các thí nghiệm vui và ảo thuật hóa học này trong các giờ lên lớp, các buổi ngoại khóa hoặc một vài thí nghiệm có thể cho học sinh tự làm. III. Thực nghiệm sư phạm (10 trang) Tác giả đã thực nghiệm sư phạm tại 4 lớp của trường PTCS Trương Nhị và 5 lớp ở trường PTTH Bạch Mai (Hà Nội). Tác giả lập nhóm “các nhà ảo thuật hóa học” và biểu diễn tại các lớp thực nghiệm sau đó phát phát phiếu thăm dò ý kiến của học sinh đối với các môn khoa học tự nhiên và đối với môn Hóa. Trong phần này, tác giả đã đưa vào bản nhận xét của trường Trương Nhị và trường Bạch Mai cũng như kết quả thăm dò ý kiến học sinh về các môn khoa học tự nhiên, về môn Hóa. IV. Kết luận (2 trang) Tác giả đã thu được một số kết quả quan trọng mà đề tài đã đề ra. Nhìn chung, đây là một luận văn hay, giúp giáo viên và sinh viên Hóa học có thêm nhiều thí nghiệm vui, ảo thuật hóa học phục vụ cho giảng dạy, học tập. 10 ™ Bài báo khoa học “Thực trạng hứng thú học tập môn Giáo dục học của sinh viên sư phạm hệ cao đẳng trường Đại học Tây Bắc” của Mai Trung Dũng (Bộ môn Tâm lý Giáo dục – Trường Đại học Tây Bắc) [50] Bài báo được trình bày thành 8 trang A4 và chia thành các mục chính sau: I. Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của việc học môn Giáo dục học trong nhà trường sư phạm Trong phần này, tác giả trình bày hai nội dung chính là: 1. Nhận thức của sinh viên về ý nghĩa của việc học môn Giáo dục học trong nhà trường sư phạm. 2. Nhận thức của sinh viên về tác dụng của việc học môn Giáo dục học. II. Thái độ của sinh viên đối với việc học tập môn Giáo dục học trong nhà trường sư phạm Trong phần này, tác giả cũng đi vào hai nội dung chính là: 1. Thái độ của sinh viên đối với việc học tập môn Giáo dục học 2. Lý do dẫn đến sinh viên thích học môn Giáo dục học III. Mức độ biểu hiện hứng thú học môn Giáo dục học của sinh viên IV. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến hứng thú học tập môn Giáo dục học của sinh viên sư phạm hệ cao đẳng trường Đại học Tây Bắc Việc tìm hiểu thực trạng hứng thú học tập môn Giáo dục học của sinh viên sư phạm hệ cao đẳng trường Đại học Tây Bắc được tác giả trình bày rõ ràng, trình tự hợp lý. Trong các nội dung, tác giả đều đưa ra các số liệu thống kê và phân tích khá chi tiết về kết quả thu được. Ngoài ra, sau khi kết luận, tác giả cũng đưa ra những kiến nghị rất thiết thực đến việc nâng cao hứng thú học tập môn Giáo dục học của sinh viên sư phạm hệ cao đẳng trường Đại học Tây Bắc. Đặc biệt, tác giả đã kiến nghị cần tổ chức nhiều hơn nữa các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ để kích thích sự say mê của các em đối với lĩnh 11 vực giáo dục học. Qua đây, chúng ta có thể nhận thấy, việc gây hứng thú học tập môn Giáo dục học không chỉ qua bài giảng ở trên lớp mà cần phải kết hợp cùng các hoạt động ngoại khóa cũng như tổ chức các câu lạc bộ giúp đem lại kết quả cao. 1.1.3. Các khóa luận tốt nghiệp về hứng thú trong dạy học Trong những năm gần đây, nhận thấy tầm quan trọng của việc gây hứng thú trong dạy học hóa học, nhiều sinh viên Khoa Hóa – trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứu cho mình. Dưới đây, tôi giới thiệu một số khóa luận tiêu biểu (theo trình tự thời gian): ™ Khóa luận tốt nghiệp: “Tạo động cơ, hứng thú trong dạy học môn hóa ở trường phổ thông” của sinh viên Phạm Thị Thanh Nga – Khoa Hóa – Đại học Sư phạm TP.HCM (năm 2000) [23] Tài liệu gồm 60 trang khổ A4, nội dung nghiên cứu gồm 3 phần chính: - Phần I: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu (21 trang). - Phần II: Tạo động cơ hứng thú trong dạy học môn Hóa ở trường phổ thông (13 trang). - Phần III: Thực nghiệm sư phạm (18 trang). Sau khi giới thiệu cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu, luận văn đưa ra các hình thức tạo động cơ, hứng thú trong dạy học môn Hóa ở trường phổ thông. Trong từng hình thức đều có tư liệu minh họa cụ thể nhưng việc trình bày các tư liệu này chưa được rõ ràng, không có hệ thống, không làm nổi bật nội dung của tư liệu. Trong phần thực nghiệm sư phạm, tác giả đã vận dụng vào một số bài cụ thể và tổ chức đố vui hóa học. Đố vui hóa học là hình thức mới mẻ, hấp dẫn với học sinh và mang lại hiệu quả cao trong việc tạo động cơ, hứng thú trong dạy học môn hóa ở trường phổ thông. Tác giả đã đưa ra 12 được hình thức tổ chức đố vui cũng như các câu hỏi cùng đáp án phù hợp với kiến thức học sinh đã được học. ™ Khóa luận tốt nghiệp “Tạo hứng thú học tập môn hóa học cho học sinh ở trường THPT” của sinh viên Phan Thị Ngọc Bích, Khoa Hóa – Đại học Sư phạm Tp.HCM (2003) [4] Tài liệu gồm 63 trang khổ A4, nội dung nghiên cứu gồm 3 chương chính: Chương I: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu (6 trang) Chương II: Tìm hiểu những kĩ năng cần thiết đối với giáo viên hóa học (3 trang) Chương III: Các biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh (49 trang) Tác giả đã thấy được tầm quan trọng của hứng thú học tập và đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu các biện pháp gây hứng thú học tập cho học sinh. Trong đó, biện pháp “tạo hứng thú học tập bằng cách giáo dục mối quan hệ giữa hóa học và sự ô nhiễm môi trường” chính là điểm mới của đề tài. Tác giả đã biết gây hứng thú học tập hóa học bằng cách tác động vào tình cảm và ý thức công dân của học sinh. ™ Khóa luận tốt nghiệp “Gây hứng thú học tập môn hóa học cho học sinh phổ thông bằng các thí nghiệm vui, tranh ảnh hình vẽ và chuyện vui hóa học” của sinh viên Phạm Thùy Linh, Khoa Hóa – Đại học Sư phạm Tp.HCM (2005) [21] Tài liệu gồm 146 trang khổ A4, nội dung chính được thể hiện qua 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu (26 trang) 13 Chương II: Gây hứng thú học tập bằng các thí nghiệm vui, tranh ảnh hình vẽ và các câu chuyện kể (97 trang) Chương III: Thực nghiệm sư phạm (9 trang) Nhìn chung, đây là tài liệu tham khảo có giá trị cao với nhiều tư liệu về thí nghiệm vui, tranh ảnh, hình vẽ và chuyện vui về hóa học. Đặc biệt, tác giả đã thiết kế 17 thí nghiệm mới, 8 thí nghiệm mô phỏng và bảng hệ thống tuần hoàn bằng Microsoft Office Powerpoint. Tác giả đã sưu tầm được nhiều tư liệu hay phục vụ cho việc gây hứng thú trong quá trình giảng dạy. Mọi tư liệu này được tác giả tập hợp trong một đĩa CD nên có thể là nguồn tư liệu phong phú trong giảng dạy hóa học cho giáo viên và giáo sinh thực tập. ™ Khóa luận tốt nghiệp “Thiết kế một số hoạt động dạy học gây hứng thú nhận thức trong môn hóa học lớp 10” của sinh viên Tô Quốc Anh, Khoa Hóa – Đại học Sư phạm Tp.HCM (2007) [3] Tài liệu gồm 139 trang khổ A4, nội dung chính được thể hiện qua 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận (52 trang) Chương II: Thiết kế những hoạt động dạy học gây hứng thú nhận thức trong môn hóa học lớp 10 (48 trang) Chương III: Thực nghiệm sư phạm (14 trang) Nói chung, đây là một tài liệu khá
Tài liệu liên quan