Luận văn Quan hệ Trung – Mỹ từ 2001 đến 2005

Thời kì chiến tranh lạnh đã chấm dứt. Cảthếgiới bước vào những năm đầu của thếkỷ XXI với xu thếhòa bình, hợp tác. Tuy nhiên, kỷnguyên hòa bình thực sựcho toàn thể nhân loại trên hành tinh có lẽcòn khá lâu mới có thể đạt đến. Những mâu thuẫn và xung đột sắc tộc, tôn giáo, nạn khủng bốquốc tế, rồi nội chiến, chiến tranh cục bộ vẫn diễn ra gay gắt ởnhiều nơi. Quan hệgiữa các nước lớn từsau chiến tranh lạnh đến nay vẫn chứa đựng nhiều yếu tố phức tạp khó lường, cục diện thếgiới vừa mâu thuẫn, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh sẽ tồn tại trong một thời gian dài. Có nhiều nhân tốchủquan và khách quan thúc đẩy sự hợp tác, liên kết giữa các nước lớn những năm đầu thếkỷXXI, nhưng trong sâu xa quan hệgiữa họvẫn chứa đầy mâu thuẫn, xung đột và có ảnh hưởng hết sức to lớn đến đời sống chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng của thếgiới. Trong đó, quan hệMỹ– Trung Quốc là một trong những mối quan hệcó ý nghĩa quan trọng không chỉ ởtầm khu vực mà còn có ý nghĩa trên toàn cầu. Kểtừkhi Chiến tranh lạnh kết thúc đến nay, Mỹvẫn duy trì được ưu thếvượt trội và là cường quốc duy nhất có ảnh hưởng chi phối ởcấp độtoàn cầu. Với tưcách là siêu cường thếgiới duy nhất, trước mặt Mỹkhông gặp phải thách thức quân sự–an ninh từ bất cứnước lớn nào. Tuy nhiên, Mỹlại đang đứng trước những đe dọa an ninh mới. Đó là việc không ngăn chặn được sựphổbiến vũkhí giết người hàng loạt; sựgia tăng của chủnghĩa khủng bốquốc tế, tội phạm cótổchức Đặc biệt, sựkiện 11/9/2001 đã cho thấy các nguy cơ, thách thức đối với an ninh Mỹtrởnên hết sức phức tạp và khó lường. Từthực tế đó, chiến lược của Mỹdưới thời Goerge W.Buse đã có những điều chỉnh lớn, “chống khủng bốtrởthành ưu tiên chiến lược, an ninh quân sựtrởthành trụcột hàng đầu, châu Á – Thái Bình Dương trởthành trọng điểm số1”.[26, tr.297]. Với việc chuyển trọng điểm của Mỹtừchâu Âu sang châuÁ – Thái Bình Dương, đối sách của Mỹvới Trung Quốc càng trởnên quan trọng hơn khi Trung Quốc vừa là đồng minh trong cuộc chiến chống khủng bố, giải quyết vấn đềkhủng hoảng hạt nhân, vừa là đối tác cạnh tranh đáng gờm của Mỹ ởkhu vực châu Á – Thái Bình Dương và có thểcả trên thếgiới.

pdf99 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2099 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quan hệ Trung – Mỹ từ 2001 đến 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC SÖ PHAÏM TP. HOÀ CHÍ MINH ___________________________ Nguyeãn Phöông Lan QUAN HEÄ TRUNG – MYÕ TÖØ 2001 ÑEÁN 2005 Chuyeân ngaønh: Lòch söû theá giôùi Maõ soá: 60 22 50 LUAÄN VAÊN THAÏC SÓ LÒCH SÖÛ NGÖÔØI HÖÔÙNG DAÃN KHOA HOÏC: TS.LEÂ PHUÏNG HOAØNG Thaønh phoá Hoà Chí Minh - 2007 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Thời kì chiến tranh lạnh đã chấm dứt. Cả thế giới bước vào những năm đầu của thế kỷ XXI với xu thế hòa bình, hợp tác. Tuy nhiên, kỷ nguyên hòa bình thực sự cho toàn thể nhân loại trên hành tinh có lẽ còn khá lâu mới có thể đạt đến. Những mâu thuẫn và xung đột sắc tộc, tôn giáo, nạn khủng bố quốc tế, rồi nội chiến, chiến tranh cục bộ… vẫn diễn ra gay gắt ở nhiều nơi. Quan hệ giữa các nước lớn từ sau chiến tranh lạnh đến nay vẫn chứa đựng nhiều yếu tố phức tạp khó lường, cục diện thế giới vừa mâu thuẫn, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh sẽ tồn tại trong một thời gian dài. Có nhiều nhân tố chủ quan và khách quan thúc đẩy sự hợp tác, liên kết giữa các nước lớn những năm đầu thế kỷ XXI, nhưng trong sâu xa quan hệ giữa họ vẫn chứa đầy mâu thuẫn, xung đột và có ảnh hưởng hết sức to lớn đến đời sống chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng của thế giới. Trong đó, quan hệ Mỹ – Trung Quốc là một trong những mối quan hệ có ý nghĩa quan trọng không chỉ ở tầm khu vực mà còn có ý nghĩa trên toàn cầu. Kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc đến nay, Mỹ vẫn duy trì được ưu thế vượt trội và là cường quốc duy nhất có ảnh hưởng chi phối ở cấp độ toàn cầu. Với tư cách là siêu cường thế giới duy nhất, trước mặt Mỹ không gặp phải thách thức quân sự –an ninh từ bất cứ nước lớn nào. Tuy nhiên, Mỹ lại đang đứng trước những đe dọa an ninh mới. Đó là việc không ngăn chặn được sự phổ biến vũ khí giết người hàng loạt; sự gia tăng của chủ nghĩa khủng bố quốc tế, tội phạm có tổ chức…Đặc biệt, sự kiện 11/9/2001 đã cho thấy các nguy cơ, thách thức đối với an ninh Mỹ trở nên hết sức phức tạp và khó lường. Từ thực tế đó, chiến lược của Mỹ dưới thời Goerge W.Buse đã có những điều chỉnh lớn, “chống khủng bố trở thành ưu tiên chiến lược, an ninh quân sự trở thành trụ cột hàng đầu, châu Á – Thái Bình Dương trở thành trọng điểm số 1”.[26, tr.297]. Với việc chuyển trọng điểm của Mỹ từ châu Âu sang châu Á – Thái Bình Dương, đối sách của Mỹ với Trung Quốc càng trở nên quan trọng hơn khi Trung Quốc vừa là đồng minh trong cuộc chiến chống khủng bố, giải quyết vấn đề khủng hoảng hạt nhân, vừa là đối tác cạnh tranh đáng gờm của Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương và có thể cả trên thế giới. Về phía Trung Quốc, đây là quốc gia có tiềm năng to lớn về nhiều mặt (cả về diện tích, dân số, sức mạnh kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng…). Sau nhiều năm cải cách mở cửa thành công, Trung Quốc bước vào thời kì sau Chiến tranh lạnh với thế và lực ngày càng gia tăng. Mục tiêu đối ngoại được đặt ra là : “sớm đưa Trung Quốc trở thành một cường quốc khu vực và thế giới trong một thế giới đa cực, đa trung tâm; phải đóng vai trò lãnh đạo ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương và trên thế giới trong tương lai không xa. Để đạt được mục tiêu chiến lược trên, Trung Quốc phải tập trung thực hiện hai mục tiêu cơ bản: Thứ nhất, tiếp tục tăng cường sức mạnh quốc gia tổng hợp cũng như từng mặt kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa. Thứ hai, tăng vị thế quốc tế và mở rộng ảnh hưởng quốc tế của Trung Quốc. Đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Trung Quốc muốn xây dựng một khu vực hòa bình, ổn định, không để điểm nóng trở thành xung đột vũ trang, đồng thời tăng cường ảnh hưởng chi phối của Trung Quốc ở khu vực, trước hết ở Đông Á và sớm đưa Đài Loan thống nhất đại lục”. [26, tr.310- 311]. Và trong chính sách đối ngoại của mình, Trung Quốc coi quan hệ ổn định với Mỹ có ý nghĩa chiến lược quan trọng. Như vậy, với sự sụp đổ của Liên Xô tạo ra thực tế Mỹ là siêu cường duy nhất trên thế giới, đồng thời tạo ra cho Trung Quốc cơ hội để vươn lên trở thành một cường quốc toàn diện. Trong khi Nga còn gặp nhiều khó khăn ở trong nước, Nhật Bản chưa trở thành một cường quốc chính trị trong một tương lai gần, rõ ràng Mỹ và Trung Quốc sẽ là các nước đóng vai trò chủ yếu đối với các vấn đề của thế giới, đặc biệt ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Như Đặng Tiểu Bình nhận định:”Quan hệ Trung – Mỹ tốt hay xấu, phát triển hay thoái trào không những có ảnh hưởng rất lớn đến quan hệ kinh tế, thương mại, và cả các lĩnh vực khác giữa hai nước, mà còn tác động đến sự ổn định và hòa bình của khu vực và thế giới”.[25, tr.125]. Xuất phát từ mục đích tìm hiểu về hai cường quốc Mỹ và Trung Quốc, hai nước lớn trong một trật tự thế giới đa cực đang hình thành, đặc biệt là tìm hiểu về mối quan hệ Trung – Mỹ trong bối cảnh thế giới mới, tôi đã chọn đề tài “Quan hệ Trung – Mỹ từ năm 2001 đến 2005” để thực hiện luận văn cao học. Đây là những năm đầu tiên của thế kỷ mới, cả Mỹ và Trung Quốc đều có những đối sách quan trọng để thích ứng với tình hình thế giới trong xu thế mới. Việc nghiên cứu đề tài không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn mang ý nghĩa thực tiễn. Đây là thời điểm Việt Nam mở rộng cửa với thế giới bên ngoài, việc nghiên cứu hai cường quốc lớn ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương chắc chắn sẽ giúp chúng ta rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết trong quan hệ quốc tế, góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay. Đề tài cũng sẽ góp phần bổ sung những tư liệu cần thiết cho tôi để phục vụ cho việc giảng dạy Lịch sử ở Trường phổ thông trong phần Quan hệ quốc tế. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Để đảm bảo tính hệ thống và lôgic của vấn đề, trong chương 1, luận văn sẽ trình bày khái quát những thăng trầm trong quan hệ Trung – Mỹ từ khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời năm 1949 cho đến năm 2000. Nội dung chương 2 trình bày vấn đề nghiên cứu chính của luận văn, đó là mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ trên các lĩnh vực kinh tế- thương mại, chính trị- an ninh từ năm 2001 đến 2005. Quan hệ kinh tế – thương mại là một phần trong bài toán quan hệ Trung – Mỹ, nhưng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng. Ngày 11 tháng 12 năm 2001 Trung Quốc chính thức gia nhập WTO. Việc giúp Trung Quốc gia nhập WTO là định hướng chính sách kinh tế có tầm quan trọng hàng đầu đối với Mỹ. Mục tiêu của Mỹ là đưa Trung Quốc vào sân chơi chung của thương mại toàn cầu và chiếm lĩnh được nhiều hơn thị trường Trung Quốc. Đối với Trung Quốc thì đây là cơ hội để tăng cường vị thế chính trị của mình cũng như tăng cường lợi ích kinh tế. Luận văn sẽ tìm hiểu Mỹ và Trung Quốc sẽ phát huy những lợi ích đạt được của mình như thế nào. Vấn đề thứ hai trong quan hệ kinh tế – thương mại Trung – Mỹ mà luận văn đề cập đó là sự thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc ngày càng tăng (từ 29,51 tỷ USD năm 1994 lên 83,83 tỷ USD năm 2000; 103,6 tỷ năm 2002 và 114,09 tỷ năm2003; 200 tỷ năm 2005). Việc giải quyết bài toán thâm hụt thương mại được dự báo sẽ là vấn đề nan giải nhất trong quan hệ Trung – Mỹ năm 2006. Quan hệ chính trị –an ninh : Cả Trung Quốc và Mỹ bước vào những năm đầu thế kỷ XXI đều có những thay đổi về chiến lược đối ngoại, đặc biệt trong mối quan hệ Trung – Mỹ. Cả hai đều nhận thức được tầm quan trọng của việc duy trì mối quan hệ ổn định giữa hai nước. Đặc biệt ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương khi mà chưa có được một cơ chế an ninh toàn diện và hiệu quả, khi mà các nước lớn khác như Nga, Nhật Bản, An Độ đều đang muốn tăng cường ảnh hưởng thì hợp tác Mỹ – Trung được cả hai nhận thức là một tiền đề quan trọng để đảm bảo lợi ích chiến lược của cả hai bên. Bên cạnh đó, trong việc giải quyết một số vấn đề toàn cầu (khủng bố quốc tế, khủng hoảng hạt nhân…) cả hai bên đều cần đến sự phối hợp, hợp tác của nhau. Luận văn sẽ lần lượt trình bày chiến lược đối ngoại của từng nước trong những năm 2001-2005 nêu bật sự hợp tác cũng như phân tích những điểm khác biệt gây nên những mâu thuẫn trong quan hệ Trung –Mỹ. Và trong chương 3, luận văn đề cập đến những dự báo về chiều hướng phát triển quan hệ Trung – Mỹ ra sao trong tương lai, đặc biệt là tác động của nó đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương. 3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Quan hệ Trung – Mỹ là vấn đề được các nhà nghiên cứu rất quan tâm, sau đây là một số công trình nghiên cứu trong những năm gần đây: Năm 2001, trong bản thảo “Lịch sử quan hệ quốc tế từ sau 1945 đến nay “của tác giả Lê Vinh Quốc ( chủ biên) – Lê Phụng Hoàng, đã trình bày khái quát lịch sử quan hệ Trung Quốc – Hoa Kỳ với những bước thăng trầm trong 3 giai đoạn: 1949-1971, 1971- 1975 và từ 1976 trở về sau. Đặc biệt là vấn đề Đài Loan được xem là trung tâm cho mối quan hệ Trung – Mỹ. Kết thúc Chiến tranh lạnh, Mỹ vẫn giữ vai trò số 1 thế giới, Trung Quốc nổi lên với vai trò nước lớn, trở thành đối thủ cạnh tranh của Mỹ. Rất nhiều những bài nghiên cứu về chiến lược đối ngoại của cả Mỹ và Trung Quốc. Năm 2003, cuốn sách “Quan hệ quốc tế “của Học viện Chính trị quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã đánh giá những nhân tố chi phối chính sách đối ngoại của các nước lớn thời kì sau Chiến tranh lạnh. Đối với Mỹ, dù ở vị thế siêu cường thế giới duy nhất, trước mắt Mỹ không gặp phải thách thức quân sự từ bất kỳ nước lớn nào, nhưng Mỹ lại đang đứng trước những đe dọa an ninh mới. Quyển sách đã cung cấp những điều chỉnh trong chiến lược đối ngoại qua 3 đời Tổng thống sau Chiến tranh lạnh để đối phó với những đe dọa mới. Đối với Trung Quốc, các tác giả trình bày những nội dung chủ yếu trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc nhằm thực hiện mục tiêu cụ thể là: sớm đưa Trung Quốc trở thành một cường quốc khu vực và thế giới trong một thế giới đa cực, đa trung tâm; phải đóng vai trò lãnh đạo ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương và trên thế giới trong tương lai không xa. Trong cuốn sách “Chính sách đối ngoại Hoa Kỳ: Động cơ của sự lựa chọn trong thế kỷ XXI’ của Bruce W. Jentleson, ấn hành năm 2000 đã đi sâu phân tích một số nội dung cơ bản của quá trình hoạch định chính sách mới, cũng như những lựa chọn và thách thức đang đặt ra cho chính sách đối ngoại Mỹ trong thế kỷ XXI; qua đó làm rõ mục tiêu và động cơ lưạ chọn, những thay đổi và điều chỉnh trong chính sách đối ngoại Mỹ trước diễn biến mới của tình hình. Trong đó quan hệ với Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực được đặt ra, cân nhắc với những lựa chọn quyền lực, hòa bình, thịnh vượng hay các nguyên tắc nhằm đạt được lợi ích quốc gia của Mỹ. Năm 2003, với tiêu đề :”Quan hệ Mỹ – Trung: đối tác chiến lược hay đối thủ chiến lược? “, nghiên cứu của thạc sĩ Phạm Cao Phong đã đề cập đến việc xác định thực chất của quan hệ Trung – Mỹ qua việc tìm hiểu vị trí của Trung Quốc và Mỹ trong chính sách đối ngoại của mỗi nước. Hai nước xác dịnh nhau là bạn hay là thù, từ đó sẽ xác định những nhân tố thuận và không thuận chi phối quan hệ Trung – Mỹ: lợi ích chi phối quan hệ Trung – Mỹ, trong các lợi ích đó, lợi ích nào là lâu dài, lợi ích nào là ngắn hạn; đặc điểm quan hệ hai nước là gì, quan hệ hai nước có thể có những hợp tác về chiến lược như trong thập kỷ 1970 và 1980 hay không, nếu không thì hai nước có thể hợp tác với nhau đến mức độ nào, nếu hai nước cạnh tranh nhau thì mức độ nghiêm trọng sẽ đến đâu. Năm 2004, nhân dịp kỷ niệm 55 năm thành lập nước CHND Trung Hoa, kỷ yếu hội thảo “Cộng hòa nhân dân Trung Hoa- 55 năm xây dựng và phát triển” đã tập hợp rất nhiều bài viết về những thành tựu trong công cuộc cải cách, mở cửa, hiện đại hóa, về quá trình vận động đầy khó khăn nhiều thăng trầm của Trung Quốc trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến động. Đây sẽ là những bài học kinh nghiệm lịch sử và gợi mở những dự báo về tương lai cho chính chúng ta. Một trong những vấn đề trong quan hệ Trung –Mỹ được các nhà nghiên cứu quan tâm đó chính là cả hai quốc gia cùng bắt tay tham gia giải quyết các vấn đề an ninh ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Năm 2004, bài viết “Chu kì hòa dịu mới trong quan hệ Mỹ – Trung sau sự kiện 11-9: cơ sở và triển vọng” của Thạc sĩ Lê Linh Lan đăng trong tạp chí Nghiên cứu quốc tế số 55 đã bàn về sự điều chỉnh sách lược từ cả hai phía Mỹ và Trung Quốc sau sự kiện 11- 9. Điều đặt ra là quan hệ Trung – Mỹ: cải thiện lâu dài hay nhất thời? Theo tác giả, xét từ góc độ cạnh tranh chiến lược, khi cuộc đấu tranh chống khủng bố lắng xuống thì Trung Quốc vẫn là đối thủ chủ yếu của Mỹ ở khu vực. Sự thỏa hiệp chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn là một viễn cảnh xa vời. Hiện nay, trong khi Mỹ đang bận rộn với chiến dịch chống khủng bố, Trung Quốc đang tập trung sức lực cho phát triển kinh tế và hiện đại hóa quân đội thì quan hệ hai nước tạm thời ở trong một tình trạng ổn định tương đối. Cũng đồng quan điểm, trong bài “Những nét chính trong chiến lược đối ngoại của Trung Quốc sau đại hội 16” tác giả Nguyễn Trung Hiếu – nghiên cứu viên Ban Đông Bắc Á, Học viện Quan hệ quốc tế cũng đã nêu về sự thay đổi các ưu tiên chiến lược đối ngoại của Trung Quốc. Một trong những ưu tiên đó là tranh thủ sự hợp tác với bên ngoài. Song song với thu hút đầu vào, Trung Quốc cũng tích cực đẩy mạnh “đưa vốn ra bên ngoài, trong đó ưu tiên hợp tác với các nước phát triển, đặc biệt là với Mỹ”. Phương châm trong việc xử lý quan hệ với Mỹ sẽ vẫn là “đối đầu nhưng không đối kháng”, “đấu trí nhưng không đấu khẩu” nhằm tránh đẩy quan hệ Trung – Mỹ đi đến chỗ đổ vỡ hoặc ở mức quá xấu, bất lợi cho quan hệ hợp tác kinh tế. Vấn đề Đài Loan và việc giải quyết khủng hoảng hạt nhân ở Bắc Triều Tiên là những tiêu đề được quan tâm nghiên cứu và giới thiệu trên các website báo điện tử, đặc biệt trong những năm đầu thế kỷ, đặc biệt trong các bài viết: “Chiến lược Đông Bắc Á của Trung Quốc” của tác giả Tăng Phẩm Nguyên đăng trên Hay “Nhìn lại quá trình thương lượng Mỹ – Bắc Triều Tiên về tên lửa và vũ khí hạt nhân “ của Đỗ Trọng Quang đăng trên tạp chí châu Mỹ ngày nay, số 8-2005. Đài Loan có vĩnh viễn trở thành nỗi đau trong lòng nhân dân Trung Quốc hay không? Đó là câu hỏi được tác giả Lưu Kim Hâm đặt ra trong quyển “Trung Quốc – Những thách thức nghiêm trọng của thế kỷ XXI” viết về quan hệ Trung- Mỹ trong việc giải quyết vấn đề Đài Loan. Năm 2006, cuốn sách “Các vấn đề chính trị quốc tế ở châu Á – Thái Bình Dương”, tác giả Michael Yahuda được tái bản lần hai. Trong đó tác giả không chỉ đánh giá về những bất ổn thách thức tình hình an ninh khu vực mà còn nghiên cứu về thời kỳ gần đây nhất đối với các vấn đề đang phát triển lớn như là “chiến tranh chống khủng bố “ của Mỹ, mối quan hệ với Trung Quốc – hợp tác và đối đầu trong khu vực, đặc biệt là giải quyết hai điểm nóng ở khu vực: cuộc khủng hoảng ở bán đảo Triều Tiên và eo biển Đài Loan. Điểm lại để chúng ta thấy được một số vấn đề quan trọng trong quan hệ Trung – Mỹ được nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu trên những quan điểm, trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, chắc chắn “Quan hệ Trung – Mỹ” vẫn tiếp tục là đề tài được các nhà nghiên cứu quan tâm. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã vận dụng phương pháp lịch sử để tái hiện bức tranh sinh động về mối quan hệ Trung Quốc – Hoa Kỳ trong những năm đầu tiên của thế kỷ mới (2001-2005). Vì đây là đề tài nghiên cứu trong giai đoạn đương đại nên chúng tôi đã kết hợp sử dụng các phương pháp liên ngành, đặc biệt là phân tích, tổng hợp các tư liệu từ Internet. 5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN Luận văn được trình bày trong 140 trang bao gồm phần mở đầu, 3 chương nội dung và phần kết luận: Chương 1: Những thăng trầm trong quan hệ Trung – Mỹ từ 1949 đến 2000 Chương 2: Quan hệ Trung – Mỹ từ 2001 đến 2005 1. Quan hệ kinh tế – thương mại 2. Quan hệ chính trị – ngoại giao - an ninh. Chương 3: Những dự báo quan hệ Trung – Mỹ Chương 1: NHỮNG THĂNG TRẦM TRONG QUAN HỆ TRUNG – MỸ TỪ 1949 ĐẾN 2000 Ngày 1/10/1949, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời, mở đầu những thời kì thăng trầm trong quan hệ Trung – Mỹ. Quan hệ giữa Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và Hoa Kỳ là một trong những mối quan hệ quốc tế cực kỳ phức tạp. Suốt 45 năm chiến tranh lạnh, quan hệ Trung – Mỹ luôn thay đổi và sau chiến tranh lạnh quan hệ đó vẫn chưa thể gọi là ổn định. 1.1. Quan hệ Trung – Mỹ trong chiến tranh lạnh 1.1.1. Thập niên 50, 60: đối đầu – căng thẳng Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ – Xô coi nhau là đấu thủ chính nhưng chưa bao giờ trực tiếp đánh nhau. Trái lại Cộng hòa nhân dân Trung Hoa mới ra đời chưa được 1 năm thì đã phải tham gia vào cuộc chiến tranh với quân đội Mỹ trên bán đảo Triều Tiên. Ngày 25-6-1950, chiến tranh Triều Tiên bùng nổ. Ngày 15-9-1950, quân Mỹ kéo cờ Liên hợp quốc đổ bộ lên Nhân Xuyên, can thiệp vào chiến tranh Triều Tiên. Quân Mỹ còn oanh tạc một số thị trấn và làng mạc của Trung Quốc tại vùng Đông Bắc. Ngày 25- 10-1950, quân chí nguyện nhân dân Trung Quốc, dưới sự chỉ huy của tướng Bành Đức Hoài đã vượt sông Ap Lục, tiến vào lãnh thổ Bắc Triều Tiên, chiến đấu bên cạnh quân đội Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.[47, tr. 34]. Chiến tranh Triều Tiên và sự can dự trực tiếp của Trung Quốc đã làm cho mục tiêu chính của Mỹ đối với Trung Quốc là tạo sự chia rẽ giữa Bắc Kinh và Moskva khó thể đạt được. Tuy nhiên, Chính phủ Truman vẫn cố gắng kiềm chế không để chiến tranh Triều Tiên lan rộng thành một cuộc xung đột trực tiếp giữa Hoa Kì và Trung Quốc. Bên cạnh đó, Hoa Kì bắt đầu thay đổi chính sách đối với vùng Đông Á theo hướng ngăn chặn Bắc Kinh mở rộng hơn nữa ảnh hưởng trong vùng. Hai ngày sau biến cố 25-6-1950, Truman đã ra lệnh đưa Hạm đội 7 vào eo biển ngăn cách đảo Đài Loan và Hoa lục, nhằm ngăn chặn một cuộc xung đột có thể có giữa Đài Loan và Trung Quốc. Chính sách này được gọi là “trung lập hóa Đài Loan”. Không đầy hai tháng sau, Truman chấp thuận lập quan hệ quân sự với Đài Loan và chuyển cho Chính phủ Quốc dân đảng những khoản viện trợ quân sự và viện trợ kinh tế. Tháng 4- 1951, một phái bộ quân sự thường trực được đưa đến đây.[49, tr. 333]. Những diễn biến trên cho thấy Mỹ đã đặt Triều Tiên và Đài Loan vào tuyến phòng thủ tiền tiêu của mình ở Viễn Đông và áp đặt lệnh cấm vận đối với Trung Quốc. Đó là giai đoạn thứ nhất của quan hệ Trung –Mỹ. Nhưng có thể nói chính trong giai đoạn căng thẳng và xung đột là chủ yếu này, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tính tới việc thiết lập quan hệ với Mỹ. Mặc dù khi ấy Mỹ không công nhận Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là thành viên thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc, nhưng đoàn đại biểu Trung Quốc theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chu An Lai đã gặp các đối tác Mỹ lần đầu tiên vào ngày 5/6/1954. Các cuộc đàm phán giữa Trung – Mỹ ở cấp Đại sứ đã bắt đầu từ ngày 1/8/1955. Kéo dài đến đầu thập niên 70, các cuộc đàm phán thoạt trông có vẻ như không giúp gì nhiều vào việc cải thiện quan hệ giữa hai nước vì sau ngần ấy năm đàm phán, hai bên chỉ kí được mỗi thỏa ước duy nhất liên quan đến việc hồi hương của công dân hai nước. Nhưng thực ra chúng vẫn rất cần vì cho cả hai biết rõ hậu ý của đối phương và do đó tránh những hiểu lầm tai hại, nhất là vào những thời điểm căng thẳng. 1.1.2.Thập niên70: Bước ngoặt chuyển sang hòa dịu Trong khi quan hệ Trung – Xô phát triển theo chiều hướng gay gắt ( xung đột biên giới năm 1969), thì quan hệ Trung – Mỹ đã tiến triển theo chiều hướng hòa dịu. Nền tảng cơ bản của quan hệ của Mỹ đối với Trung Quốc là những tính toán về một kẻ thù chung – Liên Xô. Nixon và cố vấn an ninh của ông là Henry Kissinger đã dự định tranh thủ Trung Quốc bằng cách vạch ra viễn ảnh của một thế giới đa cực, thay cho thế giới lưỡng cực, mà trong đó Trung Quốc sẽ là một cực, ngang hàng với hai siêu cường Hoa Kì và Liên Xô. Chính phủ Nixon đã đưa ra nhiều sáng kiến đơn phương trên nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh vực quân sự: tháng 11-1969, việc tuần phòng của Hạm đội 7 dọc theo eo biển Đài Loan được hủy bỏ. Ngày 15-12-1969, Hoa Kì tuyên bố ý định di chuy
Tài liệu liên quan