Luận văn Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục trung học cơ sở tỉnh hoà bình nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học

Nhân loại đã bƣớc sang thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, thế kỷ trí tuệ con ngƣời giữ vai trò quyết định sự phát triển, với những xu thế toàn cầu hoá, phát triển kinh tế tri thức, công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin, hình thành nền văn minh trí tuệ. Những xu thế này là cơ hội lớn cần nắm bắt để con đƣờng công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CMH, HĐH) nƣớc ta, bên cạnh những bƣớc tuần tự phải có những bƣớc nhảy vọt bằng cách vận dụng sáng tạo nhiều ý tƣởng, tri thức và công nghệ hiện đại, nâng cao nội lực, đi thẳng vào một số ngành công nghệ cao, một số ngành kinh tế tri thức, với quy mô và tốc độ ngày càng lớn hơn, nhanh hơn. Những xu thế này đồng thời là những thách thức lớn cần vƣợt qua. Đại hội Đảng lần thứ IX đã nhấn mạnh, nƣớc ta vẫn còn là một nƣớc kinh tế kém phát triển, mức sống nhân dân còn thấp, trong khi đó cuộc cạnh tranh quốc tế ngày càng quyết liệt, nế u chúng ta không nhanh chóng vƣơn lên, s ẽ càng tụt hậu xa về kinh tế. Cơ hội và thách thức đan xen nhau không chỉ về mặt kinh tế mà còn cả về văn hoá, xã hội. Thực chất đó là cơ hội và thách thức về yế u tố con ngƣời, về nguồn nhân lực, đặc biệt là năng lực trí tuệ sáng tạo và ý chí vƣơn lên bền vững của con ngƣời, của cộng đồng và của toàn xã hội. Tƣ tƣởng chỉ đạo xuyên suốt của Đảng và Nhà nƣớc về XHHGD đƣợc thể hiện trong các Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ VI, lần thứ VII, lần thứ VIII, Nghị quyết Hội nghị trung ƣơng II (khoá VIII), Đại hội lần IX, lần X.là: Phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc;xây dựng nền giáo dục hiện đại của dân, do dân và vì dân; giáo dục vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội; giáo dục là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển bền vững. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nội dung cơ bản của XHHGD bao gồm hai khía cạnh song hành quan hệ mật thiết và tác động lẫn nhau một cách biện chứng, đó là: Thứ nhất, mọi tổ chức, mọi tập thể, mọi cá nhân theo khả năng của mình đều có thể cung ứng cơ hội học tập cho cộng đồng. Thứ hai, mọi ngƣời dân trong cộng đồng đều có thể tận dụng cơ hội để có cơ hội học tập và tham gia phát triển GD, học để lập thân, lập nghiệp, nâng cao chất lƣợng cuộc sống. Xã hội hoá giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng để thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc, là điều kiện để tạo ra và phát huy lợi thế cạnh tranh về nguồn lực con ngƣời trong quá trình toàn cầu hoá và phát triển nền kinh tế tri thức. Nghiên cứu XHHGD và việc tăng cƣờng quản lý XHHGD đối với ngành giáo dục tỉnh Hoà Bình nói chung và đối với cấp Trung học cơ sở tỉnh Hoà Bình nói riêng, không chỉ tìm kiếm những lời giải phù hợp với điều kiệ n kinh tế - xã hội khách quan, đáp ứng nhu cầu nhận thức, mà còn có ý nghĩa thực tiễn quan trọng: Cung cấp cơ sở cho dự đoán và định hƣớng sự phát triển XHHGD và tăng cƣờng quản lý XHHGD trong giai đoạn hiện nay. Trong những năm qua, dƣới sự Lãnh đạo của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh Hoà Bình, công tác XHHGD đã đƣợc tiến hành dƣới nhiều hình thức phong phú, cùng với cuộc vận động xã hội đóng góp nhân lực, tài lực, vật lực, huy động các nguồn đầu tƣ cho GD. Đặc biệt là cấp học THCS, thực hiện đa dạng hoá các loại hình trƣờng lớp, gắn kết giáo dục nhà trƣờng với cộng đồng xã hội. Do vậy, sự nghiệp giáo dục của tỉnh Hoà Bình đã thu đƣợc những thành tựu đáng tự hào về sự phát triển quy mô, số lƣợng và chất lƣợng giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT). Tuy nhiên, trong những thành tích đã đạt đƣợc, việc thực hiện XHHGD bậc trung học cơ sở tỉnh Hoà Bình nói chung vẫn còn gặp không ít khó khăn, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên trở ngại nhƣ: Một số phƣờng, xã, cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể, phụ huynh học sinh vẫn chƣa nhận thức đƣợc vị trí, tầm quan trọng của giáo dục trung học cơ sở. Mặt trái c ủa nền kinh tế thị đã làm ảnh hƣởng đến sự quan tâm của gia đình, của các LLXH đến trẻ em lứa tuổi học sinh THCS. Việc xiết chặt k ỷ cƣơng, chống bệnh thành tích, đồng thời sự phân luồng lao động xã hội đã làm cho một số gia đình, các em học sinh có tƣ tƣởng chán nản, không chú trọng việc học tập, hoặc bỏ học để tham gia vào kiế m sống ngay ở lứa tuổi học sinh; hơn nữa không ít quan niệ m khác nhau cho rằng nội dung chính c ủa công tác xã hội hoá giáo dục chỉ là huy động kinh phí trong nhân dân, hoặc có nơi cho rằng XHHGD là để dân lo là chính dẫn đến việc đầu tƣ nguồn lực cho phát triển giáo dục chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Mặt khác, việc quản lý nhà nƣớc về công tác XHHGD còn thiếu một số biện pháp phù hợp, hiệu quả. Chính từ thực trạng trên, tác giả chọn đề tài: '' Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục trung học cơ sở tỉnh Hoà Bình nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học''. Với đề tài này, mong muốn đƣợc góp phần đẩy mạnh sự phát triển toàn diện giáo dục trung học cơ sở tại tỉnh Hoà Bình trong giai đoạn tiếp theo

pdf146 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1725 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục trung học cơ sở tỉnh hoà bình nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu liên quan