Luận văn Quản lý hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên Trường ĐH Sưphạm Kỹ thuật TP. HồChí Minh

Giáo dục đại học Việt Nam hiện nay đang trong quá trình đổi mới và phát triển. Để phát triển giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), phải thực hiện kết hợp chặt chẽgiữa giảng dạy và nghiên cứu khoa học (NCKH), nhất là ởbậc Đại học (ĐH) [1, tr.5], cần xây dựng các trường ĐH, Cao Đẳng (CĐ) thành trung tâm vừa đào tạo (ĐT) vừa NCKH, ứng dụng và chuyển giao công nghệ[40, tr.37]. Giải pháp trên hoàn toàn phù hợp với qui định của Luật Giáo dục năm 2005: Nhiệm vụvà quyền hạn của nhà trường là tổchức giảng dạy và học tập, NCKH, ứng dụng và phát triển công nghệ, tham gia giải quyết những vấn đềkinh tế- xã hội của địa phương hoặc của đất nước [36, điều 58-59]. Thực hiện 2 nhiệm vụchính trên trong các trường ĐH, các giảng viên (GV) - người đóng vai trò quyết định - đã có nhiều cốgắng, nhưng chính ngành giáo dục (GD) cũng đã nhận thấy: Công tác quản lý giáo dục (QLGD) còn hạn chế, nhiều GV, nhà trường chưa tích cực đổi mới phương pháp dạy và học [6, tr.1]; [42]. Nghịquyết của Chính phủsố 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 về đổi mới cơbản và toàn diện giáo dục Việt Nam giai đoạn 2006-2020 cũng nhận định tương tựvà đã chỉra một sốyếu kém, bất cập vềcơchế quản lý, qui trình ĐT, phương pháp dạy và học, chất lượng đội ngũGV và cán bộQLGD, v.v. Nghịquyết đềra các nhiệm vụvà giải pháp đổi mới có liên quan đến công tác QLGD là: "Đổi mới nội dung ĐT, gắn kết chặt chẽvới thực tiễn NCKH, phát triển công nghệvà nghềnghiệp trong xã hội,. đổi mới phương pháp ĐT,. xây dựng và thực hiện lộtrình chuyển sang chế độ ĐT theo học chếtín chỉ" [041, tr.4]. Theo những định hướng đó, Trường Đại học Sưphạm Kỹthuật TP.HồChí Minh (ĐH SPKT TP. HCM) - trường đứng đầu trong hệthống các trường sưphạm kỹthuật của cả nước - những năm qua đã chú trọng đến việc quản lý hoạt động chuyên môn của GV, đặc biệt là hoạt động giảng dạy và NCKH. Nhiều giải pháp lớn trong quản lý đã được áp dụng: Xây dựng các qui trình quản lý theo tiêu chuẩn ISO; áp dụng phương thức ĐT theo học chế tín chỉ; thực hiện kiểm định nhà trường; Tuy nhiên, vẫn còn một sốnhược điểm cần tiếp tục nghiên cứu, xem xét và cải tiến trong công tác giảng dạy như: Công tác quản lý ĐT ởcấp trường, khoa, bộmôn; quản lý chất lượng và hiệu quảgiảng dạy; đánh giá giảng dạy của GV qua dựgiờvà qua đánh giá của SV vềhoạt động giảng dạy của GV; kiểm tra quá trình học tập của SV [7, tr.3]. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy chưa đều khắp; chưa thành quy định trong tổchức giảng dạy. VềNCKH , Trường rất coi trọng và nhận thức rõ "NCKH nhưlà một phương pháp ĐT" [31, tr.139] nhưng "Trường chưa có đềtài nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệcó ảnh hưởng lớn, chưa có đềtài cấp nhà nước; kết quảnghiên cứu chưa tương xứng với tiềm lực và qui mô ĐT của Trường" và một sốGV chưa tham gia NCKH [6, tr.4], số đề tài chưa nhiều. Nguyên nhân của những tồn tại trên có thểtừhướng GV - đối tượng quản lý – là người thực hiện chính những công tác giảng dạy, NCKH; cũng có thểtừhướng những cán bộquản lý (CBQL) – là chủthểquản lý trong trường ĐH và đồng thời có thểtừcả đối tượng và chủthểquản lý. Việc tìm hiểu nguyên nhân, khắc phục những tồn tại và định hướng pháttriển là rất cần thiết. Thực tếcho thấy, việc GV thực hiện hoạt động giảng dạy và NCKH trong các trường ĐH nói chung và trường ĐH SPKT TP.HCM nói riêng mang tính độc lập cao, song việc quản lý các hoạt động này qua việc ra quyết định, tổchức thực hiện, kiểm tra đánh giá và điều chỉnh kịp thời từhướng nhà quản lý để đạt được kếhoạch, mục tiêu đềra vẫn rất cần được chú ý; đặc biệt đối với trường ĐH SPKT TP.HCM càng cần được quan tâm hơn để nhanh chóng khắc phục những nhược điểm nêu trên. Vì thế, chúng tôi chọn đềtài "Quản lý hoạt động giảng dạy và NCKH của GV Trường ĐH Sưphạm Kỹthuật TP. HồChí Minh" đểnghiên cứu.

pdf108 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2370 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên Trường ĐH Sưphạm Kỹ thuật TP. HồChí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HCM Nguyễn Thị Thanh Nga QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 5.07.03 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. ĐOÀN VĂN ĐIỀU Tp. Hồ Chí Minh, Năm 2007 LỜI CẢM TẠ Tác giả trân trọng bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến: - Ban giám hiệu, quý thầy cô, cán bộ viên chức trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh đã trực tiếp giảng dạy và tổ chức học tập cho lớp Cao học quản lý giáo dục khóa 15. - Các thầy cô, đồng nghiệp, cán bộ quản lý và sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. HCM đã tạo điều kiện, giúp đỡ, góp ý, cung cấp số liệu và cho ý kiến điều tra góp phần cho luận văn được hoàn thành. - Các anh chị học viên cao học khóa 15. - Tất cả các thành viên trong gia đình đã động viên, tạo điều kiện cho tôi học tập. - Đặc biệt, PGS. TS. Đoàn Văn Điều đã nhiệt tình hướng dẫn chúng tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Thaùng 4 naêm 2007 Nguyễn Thị Thanh Nga BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT CBQL Cán bộ quản lý CĐ Cao đẳng ĐH Đại học ĐT Đào tạo GD Giáo dục GD&ĐT Giáo dục và đào tạo GV Giảng viên KH&CN Khoa học và công nghệ NCKH Nghiên cứu khoa học SPKT TP. HCM Sư phạm Kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục đại học Việt Nam hiện nay đang trong quá trình đổi mới và phát triển. Để phát triển giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), phải thực hiện kết hợp chặt chẽ giữa giảng dạy và nghiên cứu khoa học (NCKH), nhất là ở bậc Đại học (ĐH) [1, tr.5], cần xây dựng các trường ĐH, Cao Đẳng (CĐ) thành trung tâm vừa đào tạo (ĐT) vừa NCKH, ứng dụng và chuyển giao công nghệ [40, tr.37]. Giải pháp trên hoàn toàn phù hợp với qui định của Luật Giáo dục năm 2005: Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường là tổ chức giảng dạy và học tập, NCKH, ứng dụng và phát triển công nghệ, tham gia giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội của địa phương hoặc của đất nước [36, điều 58-59]. Thực hiện 2 nhiệm vụ chính trên trong các trường ĐH, các giảng viên (GV) - người đóng vai trò quyết định - đã có nhiều cố gắng, nhưng chính ngành giáo dục (GD) cũng đã nhận thấy: Công tác quản lý giáo dục (QLGD) còn hạn chế, nhiều GV, nhà trường chưa tích cực đổi mới phương pháp dạy và học [6, tr.1]; [42]. Nghị quyết của Chính phủ số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục Việt Nam giai đoạn 2006-2020 cũng nhận định tương tự và đã chỉ ra một số yếu kém, bất cập về cơ chế quản lý, qui trình ĐT, phương pháp dạy và học, chất lượng đội ngũ GV và cán bộ QLGD, v.v... Nghị quyết đề ra các nhiệm vụ và giải pháp đổi mới có liên quan đến công tác QLGD là: "Đổi mới nội dung ĐT, gắn kết chặt chẽ với thực tiễn NCKH, phát triển công nghệ và nghề nghiệp trong xã hội,... đổi mới phương pháp ĐT,... xây dựng và thực hiện lộ trình chuyển sang chế độ ĐT theo học chế tín chỉ" [041, tr.4]. Theo những định hướng đó, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh (ĐH SPKT TP. HCM) - trường đứng đầu trong hệ thống các trường sư phạm kỹ thuật của cả nước - những năm qua đã chú trọng đến việc quản lý hoạt động chuyên môn của GV, đặc biệt là hoạt động giảng dạy và NCKH. Nhiều giải pháp lớn trong quản lý đã được áp dụng: Xây dựng các qui trình quản lý theo tiêu chuẩn ISO; áp dụng phương thức ĐT theo học chế tín chỉ; thực hiện kiểm định nhà trường; Tuy nhiên, vẫn còn một số nhược điểm cần tiếp tục nghiên cứu, xem xét và cải tiến trong công tác giảng dạy như: Công tác quản lý ĐT ở cấp trường, khoa, bộ môn; quản lý chất lượng và hiệu quả giảng dạy; đánh giá giảng dạy của GV qua dự giờ và qua đánh giá của SV về hoạt động giảng dạy của GV; kiểm tra quá trình học tập của SV [7, tr.3]. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy chưa đều khắp; chưa thành quy định trong tổ chức giảng dạy. Về NCKH , Trường rất coi trọng và nhận thức rõ "NCKH như là một phương pháp ĐT" [31, tr.139] nhưng "Trường chưa có đề tài nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ có ảnh hưởng lớn, chưa có đề tài cấp nhà nước; kết quả nghiên cứu chưa tương xứng với tiềm lực và qui mô ĐT của Trường" và một số GV chưa tham gia NCKH [6, tr.4], số đề tài chưa nhiều. Nguyên nhân của những tồn tại trên có thể từ hướng GV - đối tượng quản lý – là người thực hiện chính những công tác giảng dạy, NCKH; cũng có thể từ hướng những cán bộ quản lý (CBQL) – là chủ thể quản lý trong trường ĐH và đồng thời có thể từ cả đối tượng và chủ thể quản lý. Việc tìm hiểu nguyên nhân, khắc phục những tồn tại và định hướng phát triển là rất cần thiết. Thực tế cho thấy, việc GV thực hiện hoạt động giảng dạy và NCKH trong các trường ĐH nói chung và trường ĐH SPKT TP.HCM nói riêng mang tính độc lập cao, song việc quản lý các hoạt động này qua việc ra quyết định, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá và điều chỉnh kịp thời từ hướng nhà quản lý để đạt được kế hoạch, mục tiêu đề ra vẫn rất cần được chú ý; đặc biệt đối với trường ĐH SPKT TP.HCM càng cần được quan tâm hơn để nhanh chóng khắc phục những nhược điểm nêu trên. Vì thế, chúng tôi chọn đề tài "Quản lý hoạt động giảng dạy và NCKH của GV Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh" để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Khảo sát công tác quản lý của CBQL đối với hoạt động giảng dạy và NCKH của GV trường ĐHSPKT TP.Hồ Chí Minh và từ đó tìm giải pháp quản lý hoạt động chuyên môn của GV, đáp ứng yêu cầu phát triển của Trường. 3. Giả thuyết nghiên cứu Nếu đánh giá đúng thực trạng quản lý của CBQL đối với hoạt động giảng dạy và NCKH của GV Trường ĐHSPKT TP. Hồ Chí Minh, thì sẽ tìm được các giải pháp quản lý hoạt động chuyên môn phù hợp, đáp ứng được yêu cầu mà thực tiễn nhà trường đặt ra. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý của CBQL đối với hoạt động giảng dạy và NCKH của GV Trường ĐHSPKT TP. Hồ Chí Minh - Khách thể nghiên cứu: Ý kiến của SV, GV và CBQL Trường ĐHSPKT TP. Hồ Chí Minh về thực trạng công tác quản lý của CBQL đối với hoạt động giảng dạy và NCKH của đội ngũ GV Nhà trường. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu tài liệu để hình thành cơ sở lý luận về vấn đề quản lý hoạt động giảng dạy và NCKH của GV trong các trường ĐH. - Khảo sát thực trạng công tác quản lý của CBQL đối vối hoạt động giảng dạy và NCKH của GV Trường ĐHSPKT TP. Hồ Chí Minh hiện nay. - Đề xuất một số giải pháp để đẩy mạnh công tác quản lý đối với hoạt động giảng dạy và NCKH của GV Trường ĐHSPKT TP. Hồ Chí Minh. 6. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài, trong quá trình nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu sau được sử dụng: 6.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa lý luận, các văn kiện của Đảng và nhà nước, các tài liệu khoa học có liên quan đến hoạt động giảng dạy và NCKH của GV trong trường ĐH. 6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Phương pháp điều tra bằng phiếu: 2 bộ phiếu được phát ra + Bộ phiếu 1: trưng cầu ý kiến CBQL và GV Trường ĐHSPKT TP.Hồ Chí Minh để lấy ý kiến đánh giá về công tác quản lý của CBQL đối với hoạt động giảng dạy và NCKH của GV. Số phiếu phát ra cho GV là 258, CBQL là 129 phiếu (phiếu thu về 81%). + Bộ phiếu 2: Trưng cầu ý kiến của GV, SV đánh giá về hoạt động giảng dạy và NCKH của GV. Số phiếu phát ra cho GV là 258 phiếu, SV là 1000 phiếu (phiếu thu về được 95%). - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: + Nghiên cứu những đặc điểm của trường, đội ngũ CBQL, GV, SV liên quan đến quản lý giảng dạy và NCKH qua các giai đoạn. + Phân tích các kế hoạch, báo cáo tổng kết năm học, báo cáo hội nghị, biên bản hội nghị của Trường và các đơn vị trong trường về quản lý hoạt động giảng dạy và NCKH của GV. 6.3. Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu (Sử dụng phần mềm SPSS for Win). 7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu - Khảo sát công tác quản lý của CBQL đối với hoạt động giảng dạy và NCKH, ở giới hạn hoạt động liên quan đến GV, và từ đó tìm các giải pháp đẩy mạnh công tác quản lý hoạt động chuyên môn của GV Trường ĐHSPKT TP. Hồ Chí Minh. CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề Cho đến nay, các đề tài NCKH nhằm đẩy mạnh công tác quản lý giảng dạy và NCKH đã và đang được tiến hành nghiên cứu theo hai hướng: Hướng 1: Nghiên cứu quá trình quản lý công tác giảng dạy và công tác nghiên cứu khoa học của GV để tìm ra giải pháp cải tiến hoạt động quản lý đó. Một số đề tài của hướng nghiên cứu này là: - Năm 2002, luận văn thạc sỹ của tác giả Phạm Thị Đoan Trang "Thực trạng quản lý việc giảng dạy ở Trường Cao đẳng Sư phạm TP. HCM và một số biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy" thuộc chuyên ngành "Quản lý và tổ chức công tác văn hóa, GD". - Năm 2002, luận văn thạc sỹ của tác giả Huỳnh Thị Kim Trang "Thực trạng về công tác quản lý việc dạy và học ở trường tiểu học của một số phòng GD ĐT quận (huyện) tại TP.HCM" thuộc chuyên ngành "Quản lý và tổ chức công tác văn hóa, GD". - Năm 2003, luận văn thạc sỹ của tác giả Đoàn Thị Bảy "Quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng trường trung học phổ thông thành phố Cà Mau - Thực trạng và giải pháp" thuộc chuyên ngành "Quản lý và tổ chức công tác văn hóa, GD". - Năm 2003, luận văn thạc sỹ của tác giả Đoàn Thị Ngọc Mai "Thực trạng và giải pháp tổ chức kiểm tra hoạt động dạy học trên lớp của Hiệu trưởng trường trung học cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh" thuộc chuyên ngành "Quản lý và tổ chức công tác văn hóa GD". - Năm 2004, luận văn thạc sỹ của tác giả Hoàng Lê Tuân "Nâng cao hiệu quả công tác quản lý GD& ĐT của trường Cao Đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật TP.HCM" thuộc chuyên ngành "Quản lý và tổ chức công tác văn hóa GD". - Luận văn thạc sỹ của tác giả Hoàng Mạnh Khương “ Một số biện pháp của hiệu trưởng trường CĐ Sư phạm TP. HCM quản lý hoạt động NCKH của GV và SV từ năm 1995 đến 2000” thuộc chuyên ngành "Quản lý và tổ chức công tác văn hóa GD". - Tác giả Bùi Đình Hưng [19, tr.30] phân tích thực tiễn hoạt động NCKH của trường CĐ Sư phạm Hải Phòng và đã khẳng định vai trò của NCKH đối với chất lượng giảng dạy. Các đề tài trên chủ yếu đánh giá thực trạng, tìm giải pháp trong quản lý từng mặt hoạt động chuyên môn là giảng dạy hoặc NCKH, chưa nghiên cứu việc quản lý đồng thời cả hai mặt hoạt động trên trong trường ĐH. Thực tế cho thấy, khi thực hiện hoạt động NCKH tốt, GV sẽ giảng dạy tốt và ngược lại, khi thực hiện công tác giảng dạy tốt, GV có tri thức tốt để NCKH. Vì vậy, việc nghiên cứu quản lý đồng thời hai mặt hoạt động trên là rất cần thiết. Hướng 2: Nghiên cứu các tiêu chí đánh giá GV nhưng chưa gắn với việc sử dụng hệ thống tiêu chí đó để xây dựng các giải pháp quản lý hoạt động chuyên môn của GV một cách hiệu quả. Một số đề tài theo hướng nghiên cứu này là: - Năm 2002, đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước của Nguyễn Đức Chính "Kiểm định chất lượng trong Giáo dục ĐH". Kết quả nghiên cứu của đề tài này được in thành sách cung cấp lý luận khoa học về đánh giá kèm bộ tiêu chí đánh giá chất lượng các trường ĐH Việt Nam, trong đó có tiêu chuẩn đánh giá đội ngũ GV. - Một loạt các các công trình khoa học của Trung tâm CEQARD được in trong cuốn "Giáo dục ĐH chất lượng và đánh giá", NXB ĐH Quốc gia Hà Nội. Trong đó tác giả Nguyễn Phương Nga đã đề xuất tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả hoạt động của GV trong các trường ĐH, CĐ Việt Nam. - Tác giả Nguyễn Ngọc Hợi, Phạm Minh Hùng, Thái Văn Thành trong bài nghiên cứu “Một số biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên” đã đề xuất giải pháp đánh giá xếp loại chuyên môn của giảng viên dựa trên căn cứ đánh giá giảng viên tham gia sinh hoạt chuyên môn, NCKH, giảng dạy, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng và đánh giá nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy trên lớp của giảng viên. Các đề tài nghiên cứu khoa học theo hướng 2 chủ yếu đề cập đến nội dung đánh giá, kinh nghiệm công tác đánh giá chất lượng GV của một số nước tiên tiến; và việc triển khai hoạt động đánh giá chất lượng GV ĐH của các trường ĐH ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu thực trạng quản lý của CBQL trong Trường ĐH SPKT TP.HCM đối với hai hoạt động giảng dạy và NCKH của GV và dùng các tiêu chí đánh giá GV để kiểm nghiệm kết quả quản lý, từ đó tìm ra những giải pháp quản lý hoạt động chuyên môn phù hợp với các nhiệm vụ và mục tiêu ĐT của trường. 1.2 Cơ sở thực tiễn (xem phần phụ lục 1) 1.3 Cơ sở lý luận của đề tài: 1.3.1 Khái niệm về quản lý Quản lý là hoạt động mang tính xã hội, khoa học, nghệ thuật của chủ thể quản lý tác động lên đối tượng quản lý, khách thể quản lý một cách hợp qui luật, qua các chức năng quản lý (lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển, kiểm tra) trong một hệ thống xác định, nhằm làm cho hệ thống vận hành đến mục tiêu đã định. Có nhiều định nghĩa về quản lý. Theo từ điển tiếng Việt (nghĩa 2),"Quản lý là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo yêu cầu nhất định" [53, tr.789]. Các tác giả khác nhau [20, tr.28]; [33, tr.24]; [38, tr.15] diễn đạt khái niệm quản lý theo nhiều cách khác nhau, nhưng đều có chung những dấu hiệu chủ yếu sau đây: - Hoạt động quản lý được tiến hành trong một tổ chức hay một nhóm xã hội. - Hoạt động quản lý là hoạt động có tính hướng đích. - Hoạt động quản lý là những tác động phối hợp nỗ lực của các cá nhân nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức. Quản lý có các chức năng cơ bản sau: kế hoạch hóa, tổ chức, điều khiển (chỉ đạo thực hiện), kiểm tra." [33, tr.32]; [17, tr.56-66]; [24, tr.49]. Việc quản lý nhà trường ĐH chủ yếu là quản lý hoạt động dạy - học và NCKH. trong đó, chức năng NCKH hỗ trợ rất nhiều cho hoạt động giảng dạy [31, tr.137]. Chính giảng viên thực hiện hai hoạt động cơ bản này. Người quản lý nhà trường ĐH là hiệu trưởng và các trưởng phó phòng, khoa, ban, bộ môn (sau đây gọi là CBQL)[3, điều 31]. Để thực hiện tốt công tác quản lý, hiệu trưởng các trường ĐH ngoài việc phải có học vị tiến sỹ [3, điều 31]; còn “phải được ĐT, bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD" [3, điều 49]; [47, tr.11]; các CBQL trong trường ĐH cũng phải được đào tạo về Khoa học quản lý để biết phối hợp tốt các phương pháp quản lý (hành chính - tổ chức, kinh tế, tâm lý – giáo dục và phương pháp ma trận MYTK), để sử dụng khéo léo các nguyên tắc quản lý (12 nguyên tắc); [11, tr.35]; [24, tr.45]; và để tận dụng tốt các công cụ quản lý (Nghị quyết của Đảng về giáo dục, Luật giáo dục, Luật KH&CN, Điều lệ trường ĐH, Chỉ thị của Chính phủ; Chỉ thị của Bộ trưởng về nhiệm vụ năm học mới; hướng dẫn thống kê giáo dục; quy định của hiệu trưởng nhà trường; kế hoạch năm học). 1.3.2 Quản lý hoạt động giảng dạy Trong trường ĐH, quản lý GD là quản lý các hoạt động của GV trong thực hiện mục tiêu GD của trường, bao gồm: - Quản lý việc lập kế hoạch và phân công giảng dạy. - Quản lý công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn của GV. - Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của GV. - Quản lý giờ lên lớp của GV. - Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá. * Lập kế hoạch: Lập kế hoạch là thiết kế các bước đi cho hoạt động tương lai để đạt được những mục tiêu đã xác định thông qua việc sử dụng tối ưu những nguồn lực đã có và sẽ được khai thác... Việc lập kế hoạch trong một trường ĐH được tiến hành ở nhiều cấp [22, tr.113, 141]. CBQL cần tổ chức cho GV tham gia xây dựng 2 bản kế hoạch: - Kế hoạch thực hiện mục tiêu chất lượng năm học, học kỳ. - Kế hoạch giảng dạy. Mỗi đầu học kỳ, GV tham gia đóng góp ý kiến xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu chất lượng (kế hoạch của trường, khoa, bộ môn) và phối hợp với phòng ĐT, GV trực tiếp tham gia xây dựng kế hoạch của bộ môn, trong đó có kế hoạch giảng dạy của chính mình.. Để GV tham gia thực hiện tốt việc lập kế hoạch giảng dạy, CBQL phải: - Một là, tạo điều kiện cho GV nắm rõ mục tiêu, kế hoạch, chương trình ĐT - Hai là, quản lý tốt việc thực hiện chương trình ĐT. Theo điều 15 Điều lệ trường ĐH, trường ĐH tổ chức xây dựng chương trình ĐT, kế hoạch giảng dạy và học tập cho các ngành của trường trên cơ sở chương trình khung của Bộ GD&ĐT [3, tr.3]. Tuy nhiệm vụ của trường là phải thường xuyên phát triển chương trình ĐT theo hướng đa dạng hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa, nhưng đối với GV, chương trình ĐT là pháp lệnh. CBQL phải tổ chức quản lý để GV thực hiện đúng, đủ chương trình ĐT và thực hiện đúng tiến độ. Có nghĩa là về nội dung và phạm vi kiến thức qui định trong chương trình về cơ bản phải đủ, phân phối số tiết về thời gian và trình tự phải hợp lý, khoa học. Về phương pháp, phải đúng đặc điểm của từng bộ môn, từng loại bài. Muốn vậy, CBQL phải: + Tổ chức để GV có cơ hội tham gia xây dựng chương trình hoặc nghiên cứu kỹ chương trình ĐT. + Yêu cầu GV khi soạn bài phải xây dựng lịch trình giảng dạy và giáo án. + Xây dựng kế hoạch giảng dạy cấp trường (do Phòng ĐT thực hiện) phải có tuần dự trữ, có thời gian sinh hoạt chung để đảm bảo thời gian cho GV thực hiện được chương trình ĐT. + Các cấp quản lý phải thường xuyên kiểm tra việc thực hiện chương trình ĐT của GV và có biện pháp xử lý kịp thời. - Ba là, CBQL phải thực hiện việc phân công giảng dạy cho GV. Công việc này phải dựa trên nguyên tắc kết hợp khéo léo giữa trình độ, năng lực chuyên môn; điều kiện cụ thể của trường; quyền lợi cụ thể của SV, nguyện vọng, điều kiện cá nhân của GV. Việc kết hợp hài hòa được các điều kiện trên sẽ là động lực giúp cho GV hoàn thành được các nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, do hiện tại tỷ lệ SV trên GV còn rất cao (trung bình 25 SV/GV), năng lực chuyên môn của đội ngũ GV chưa đều, thì việc phân công phải ưu tiên đảm bảo quyền lợi của SV và việc hoàn thành mục tiêu GD của nhà trường. CBQL khi phân công giảng dạy, cần lắng nghe nguyện vọng của GV, phân công giảng dạy đảm bảo tính vô tư, công bằng, để vừa phát huy tốt năng lực và sở trường của GV, vừa đảm bảo công việc làm cho họ và hoàn thành mục tiêu quản lý. Nếu khối lượng phân công giảng dạy quá lớn, GV sẽ không có thời gian học tập nâng cao trình độ, chuẩn bị bài giảng, cập nhật thpong tin và tham gia NCKH cùng các hoạt động xã hội khác của trường. Nhưng nếu khối lượng giảng dạy quá ít, sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của GV vì hiện nay các trường ĐH trả lương theo định mức giờ giảng. Kế hoạch giảng dạy của bộ môn và của từng GV so với kế hoạch chung của toàn trường là rất nhỏ, nhưng nó là những viên gạch tạo nên tòa nhà lớn - là kế hoạch chung của trường, vì thế CBQL phải có nhiều biện pháp để tổ chức chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch của từng GV, kiểm tra thường xuyên và xử lý kịp thời. “Kế hoạch ĐT phải được ổn định, tiến độ ĐT phải thực hiện theo kế hoạch ĐT, những hoạt động dạy và học phải được tiến hành nhịp nhàng theo đúng tiến độ để đảm bảo hiệu quả cao” [23, tr.121]. Tóm lại, việc lập kế hoạch phân công giảng dạy là việc làm thường xuyên của CBQL và GV ở đầu mỗi học kỳ, mỗi năm học. Đối với GV, có 2 kế hoạch phải thực hiện: (1) - kế hoạch thực hiện mục tiêu của trường được triển khai cụ thể trong kế hoạch của khoa và bộ môn. (2) - kế hoạch giảng dạy. Thực chất kế hoạch giảng dạy là một phần của kế hoạch thực hiện mục tiêu. * Quản lý công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn của GV: Do đòi hỏi của thực tế nghề nghiệp, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của SV, người GV luôn phải học tập nâng cao trình độ. Việc học tập nâng cao trình độ của GV được thực hiện theo 2 hướng: Tự bồi dưỡng và tham gia các hoạt động ĐT lại, dự các lớp và khoá học bồi dưỡng ở trong và ngoài trường. Theo Điều lệ trường ĐH, ngoài nhiệm vụ lập kế hoạch bồi dưỡng phát triển đội ngũ GV, trường ĐH còn có nhiệm vụ tổ chức ĐT lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho GV và cán bộ nhân viên thuộc trường [3, điều 32, 41]; Khoa, bộ môn có nhiệm vụ xây dựng và ĐT đội ngũ cán bộ khoa học của bộ môn; tham gia ĐT, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thuộc chuyên ngành
Tài liệu liên quan