Luận văn Quản lý việc đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên ở các trường tiểu học huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau

Vấn đềchất lượng và hiệu quảtrong giáo dục và đào tạo đã và đang là mối quan tâm của toàn xã hội, nhất là nước ta đang trong tiến trình hội nhập toàn diện vào nền kinh tếthếgiới mà trong đó nổi lên sựcạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt trên tất cảcác lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ, trong đó có giáo dục & đào tạo. Việc nâng cao chất lượng giáo dục & đàotạo là một nhu cầu bức thiết cho các cơsởgiáo dục và đào tạo nói riêng và cho cảhệthống giáo dục quốc dân nói chung. Khi Việt Nam gia nhập WTO, sẽphải mởcửa thịtrường và nếu nhìn nhận ởgóc độphát triển thì việc gia nhập này sẽgiúp Việt Nam phát huy tiềm năng và thúc đẩy sức mạnh nguồn trí thức nội tại đểcó thểsánh vai ngang bằng với các nước trong khu vực và trên thếgiới. Chính vì vậy, đểsựnghiệp giáo dục thực sựlà quốc sách hàng đầu, phục vụcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, có một nhiệm vụbức thiết đặt ra cho nền giáo dục Việt Nam nói chung và các nhà quản lí giáo dục Việt Nam nói riêng là phải tiếp tục nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước vềgiáo dục. Một trong những biện pháp quan trọng đểnâng cao hiệu lực quản lý là phải nâng cao chất lượng quản lý việc đánh giá chất lượng giảng dạy của đội ngũgiáo viên. Sứmệnh của đội ngũgiáo viên và cán bộquản lý giáo dục có ý nghĩa cao cả đặc biệt. Họlà bộphận lao động tinh hoa của đất nước. Lao động của họtrực tiếp và gián tiếp thúc đẩy sựphát triển đất nước, cộng đồng đi vào trạng thái phát triển bền vững [28, tr. 270] Nói vềtầmquan trọng của đội ngũgiáo viên trong bối cảnh giáo dục đi vào thếkỷXXI, Tiến sĩRaja Roy Singh - nhà giáo dục nổi tiếng ở Ấn Độ, chuyên gia giáo dục nhiều năm ởUNESCO khu vực Châu Á – Thái Bình Dương có một lời bình khá ấn tượng: “Giáo viên giữvai trò quyết định trong quá trình giáo dục và đặc biệt trong việc định hướng lại giáo dục . . .”;[28, tr. 270] . Từlời bình này cho thấy giáo viên đóng vai trò rất quan trọng trong hệthống giáo dục, là người chịu trách nhiệm và quyết định đến chất lượng giáo dục của cấp học. Dù ởbất cứcấp học nào thì vai trò của giáo viên vẫn trong tưthếchủ đạo. Đặc biệt là cấp học đầu tiên trong hệthống giáo dục. Giáo dục tiểu học nằm trong hệthống giáo dục quốc dân và là nền tảng đầu tiên rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho con người. Vì vậy, chất lượng giảng dạy ởcấp tiểu học là nền tảng cho chất lượng giảng dạy ởcấp Trung học cơsởvà trung học phổthông và đại học. Quản lý việc đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên ởcác trường tiểu học là công tác chủ đạo, song cũng rất khó khăn của người hiệu trưởng. Vì chất lượng giáo dục có được nâng lên tiến tới mục tiêu được hay không thì việc đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên phải được tổchức, quản lý, chỉ đạo chặt chẽvà khoa học ởngay từcác trường tiểu học. Đồng thời công việc này không chỉthực hiện trong một giai đoạn nhất định, một thời điểm nhất định mà phải tiến hành thực hiện trong suốt quá trình giáo dục. Vì chất lượng giáo dục không phải là cái bất biến mà luôn có sựthay đổi biến động liên tục. Vì vậy, quản lý việc đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên ởcác trường tiểu học là việc làm cần thiết và phải được tiến hành một cách thường xuyên liên tục. Trong thời gian qua, đội ngũgiáo viên tiểu học huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau từng bước phát triển mạnh vềsốlượng, chất lượng nhưng cũng còn những bất cập vềcơcấu, trình độ, tuổi tác nên ít nhiều ảnh hưởng đến trình độchuyên môn, nghiệp vụgiảng dạy. Công tác quản lý việc đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên ởcác trường tiểu học huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau đã đạt được kết quả đáng kể, song nhìn chung chất lượng và hiệu quảcòn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của chương trình tiểu học mới hiện nay [57,tr. 12] Qua tham khảocác chuyên đề, đềtài vềquản lý trường tiểu học, chúng tôi nhận thấy đềtài: “Quản lý việc đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên ởcác trường tiểu học huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau”chưa có ai nghiên cứu, đặc biệt trong tình hình đổi mới giáo dục tiểu học hiện nay. Mặt khác, chúng tôi đã có thời gian trực tiếp chỉ đạo việc đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên ởcác trường tiểu học. Chính vì thế, chúng tôi chọn đềtài nghiên cứu: “Quản lý việc đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên ởcác trường tiểu học huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau” nhằm đưa ra một sốbiện pháp đểnâng cao chất lượng giáo dục tiểu học ở địa phương.

pdf154 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2230 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý việc đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên ở các trường tiểu học huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH __________________ Phạm Văn Diễn Chuyên ngành : Quản lý giáo dục Mã số : 60 14 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. NGUYỄN KIM DUNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2008 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều tổ chức và cá nhân. Tôi xin trân trọng cảm ơn Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Khoa học Công nghệ Sau Đại học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã chấp thuận và tạo điều kiện cho tôi thực hiện luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Kim Dung, phó Viện trưởng Viện nghiên cứu giáo dục Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn quý Thầy, Cô đã giảng dạy và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi xin trân trọng cảm ơn Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Cà Mau, Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Phú Tân, cán bộ quản lí và giáo viên các trường tiểu học trong huyện đã cung cấp tài liệu và có những ý kiến quý báu để tôi thực hiện luận văn này. Cuối cùng, dù đã rất cố gắng, song chắc chắn luận văn này vẫn còn nhiều hạn chế nên khó tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong các đồng nghiệp, quý Thầy, Cô và Hội đồng chấm luận văn góp ý cho những thiếu sót trong luận văn này. Tôi chân thành cảm ơn ! LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, được nghiên cứu và thu thập từ thực tiễn và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Phạm Văn Diễn DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT CBQL : Cán bộ quản lí CNH, HĐH : Công nghiệp hoá, hiện đại hoá GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo HS : Học sinh QTDH : Quá trình dạy học QLGD : Quản lí giáo dục THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Vấn đề chất lượng và hiệu quả trong giáo dục và đào tạo đã và đang là mối quan tâm của toàn xã hội, nhất là nước ta đang trong tiến trình hội nhập toàn diện vào nền kinh tế thế giới mà trong đó nổi lên sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt trên tất cả các lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ, trong đó có giáo dục & đào tạo. Việc nâng cao chất lượng giáo dục & đào tạo là một nhu cầu bức thiết cho các cơ sở giáo dục và đào tạo nói riêng và cho cả hệ thống giáo dục quốc dân nói chung. Khi Việt Nam gia nhập WTO, sẽ phải mở cửa thị trường và nếu nhìn nhận ở góc độ phát triển thì việc gia nhập này sẽ giúp Việt Nam phát huy tiềm năng và thúc đẩy sức mạnh nguồn trí thức nội tại để có thể sánh vai ngang bằng với các nước trong khu vực và trên thế giới. Chính vì vậy, để sự nghiệp giáo dục thực sự là quốc sách hàng đầu, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, có một nhiệm vụ bức thiết đặt ra cho nền giáo dục Việt Nam nói chung và các nhà quản lí giáo dục Việt Nam nói riêng là phải tiếp tục nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về giáo dục. Một trong những biện pháp quan trọng để nâng cao hiệu lực quản lý là phải nâng cao chất lượng quản lý việc đánh giá chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên. Sứ mệnh của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục có ý nghĩa cao cả đặc biệt. Họ là bộ phận lao động tinh hoa của đất nước. Lao động của họ trực tiếp và gián tiếp thúc đẩy sự phát triển đất nước, cộng đồng đi vào trạng thái phát triển bền vững [28, tr. 270] Nói về tầm quan trọng của đội ngũ giáo viên trong bối cảnh giáo dục đi vào thế kỷ XXI, Tiến sĩ Raja Roy Singh - nhà giáo dục nổi tiếng ở Ấn Độ, chuyên gia giáo dục nhiều năm ở UNESCO khu vực Châu Á – Thái Bình Dương có một lời bình khá ấn tượng: “Giáo viên giữ vai trò quyết định trong quá trình giáo dục và đặc biệt trong việc định hướng lại giáo dục . . .”; [28, tr. 270] . Từ lời bình này cho thấy giáo viên đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống giáo dục, là người chịu trách nhiệm và quyết định đến chất lượng giáo dục của cấp học. Dù ở bất cứ cấp học nào thì vai trò của giáo viên vẫn trong tư thế chủ đạo. Đặc biệt là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục. Giáo dục tiểu học nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân và là nền tảng đầu tiên rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho con người. Vì vậy, chất lượng giảng dạy ở cấp tiểu học là nền tảng cho chất lượng giảng dạy ở cấp Trung học cơ sở và trung học phổ thông và đại học. Quản lý việc đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên ở các trường tiểu học là công tác chủ đạo, song cũng rất khó khăn của người hiệu trưởng. Vì chất lượng giáo dục có được nâng lên tiến tới mục tiêu được hay không thì việc đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên phải được tổ chức, quản lý, chỉ đạo chặt chẽ và khoa học ở ngay từ các trường tiểu học. Đồng thời công việc này không chỉ thực hiện trong một giai đoạn nhất định, một thời điểm nhất định mà phải tiến hành thực hiện trong suốt quá trình giáo dục. Vì chất lượng giáo dục không phải là cái bất biến mà luôn có sự thay đổi biến động liên tục. Vì vậy, quản lý việc đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên ở các trường tiểu học là việc làm cần thiết và phải được tiến hành một cách thường xuyên liên tục. Trong thời gian qua, đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau từng bước phát triển mạnh về số lượng, chất lượng nhưng cũng còn những bất cập về cơ cấu, trình độ, tuổi tác nên ít nhiều ảnh hưởng đến trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giảng dạy. Công tác quản lý việc đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên ở các trường tiểu học huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau đã đạt được kết quả đáng kể, song nhìn chung chất lượng và hiệu quả còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của chương trình tiểu học mới hiện nay [57,tr. 12] Qua tham khảo các chuyên đề, đề tài về quản lý trường tiểu học, chúng tôi nhận thấy đề tài: “Quản lý việc đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên ở các trường tiểu học huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau” chưa có ai nghiên cứu, đặc biệt trong tình hình đổi mới giáo dục tiểu học hiện nay. Mặt khác, chúng tôi đã có thời gian trực tiếp chỉ đạo việc đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên ở các trường tiểu học. Chính vì thế, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý việc đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên ở các trường tiểu học huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau” nhằm đưa ra một số biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học ở địa phương. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng quản lý việc đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên ở các trường tiểu học huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau, phân tích nguyên nhân của thực trạng. Từ đó đề xuất các biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý việc đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên ở các trường tiểu học huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Công tác quản lí việc đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên ở các trường tiểu học huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau. 3.2 Đối tượng nghiên cứu Thực trạng về công tác quản lý việc đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên ở các trường tiểu học huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau. 4. Giả thuyết khoa học Nếu đánh giá đúng thực trạng quản lí việc đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên ở các trường tiểu học và xác định được các biện pháp quản lí việc đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên ở các trường tiểu học có tính khoa học, khả thi, có kế hoạch thực hiện phù hợp với tình hình phát triển giáo dục của huyện Phú Tân và được tổ chức thực thi đồng bộ sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên các trường tiểu học ở huyện Phú Tân tỉnh Cà Mau. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến quản lý việc đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên tiểu học. 5.2. Nghiên cứu thực trạng quản lý việc đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên ở các trường tiểu học huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau, tìm ra những nguyên nhân của thực trạng đó. 5.3. Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý việc đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau. 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu Do hạn chế về thời gian và qui mô của một luận văn thạc sĩ, đề tài chỉ tập trung vào vấn đề nghiên cứu thực trạng quản lý việc đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên ở 12 trường tiểu học tiêu biểu trên địa bàn huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 7.1. Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu được sử dụng nhằm xác lập cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng các biện pháp quản lý việc đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên ở các trường tiểu học huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các cấp quản lý giáo dục ở huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau thấy được thực trạng quản lí việc đánh giá chất lượng của giáo viên ở các trường tiểu học huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau để từ đó đưa ra các chủ trương, giải pháp phù hợp. 8. Các phương pháp nghiên cứu 8.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tham khảo sách, báo, tài liệu, các bài viết, các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, các văn bản của Bộ, Sở, Phòng Giáo dục & Đào tạo có liên quan đến đề tài 8.2.1. Phương pháp trao đổi - phỏng vấn : Nhằm thu thập thông tin qua việc trao đổi trực tiếp với các cán bộ quản lí của trường, Phòng Giáo dục & Đào tạo và một số giáo viên để làm rõ thực trạng công tác quản lí việc đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên ở các trường tiểu học. 8.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu : nhằm thu thập thông tin qua phiếu hỏi ý kiến đội ngũ cán bộ quản lí và phiếu hỏi ý kiến giáo viên. * Xây dựng bộ công cụ nghiên cứu Bộ công cụ điều tra gồm 3 mẫu : - Mẫu 1 : Phiếu điều tra dành cho cán bộ quản lí trường học ( 57 phiếu phát ra, tỷ lệ phản hồi là 100%). - Mẫu 2 : Phiếu điều tra dành cho các giáo viên ( 236 phiếu phát ra, tỷ lệ phản hồi là 100%). - Mẫu 3 : Phiếu điều tra dành cho cán bộ quản lí Phòng Giáo dục & Đào tạo ( 08 phiếu phát ra, tỷ lệ phản hồi là 100%). Các phiếu điều tra tập trung nghiên cứu các vấn đề về quản lí việc đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên ở các trường tiểu học huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau. Xây dựng bộ câu hỏi trao đổi, phỏng vấn Ban giám hiệu, các giáo viên tiểu học, cán bộ quản lí Phòng Giáo dục & Đào tạo, nội dung của bộ câu hỏi xoay quanh quản lí việc đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên ở các trường tiểu học. Lập kế hoạch tham quan các trường học để quan sát các tài liệu, văn bản, phương tiện, thiết bị . . . phục vụ cho việc quản lí việc đánh giá chất lượng giảng dạy ở các trường tiểu học nhằm nắm rõ hơn các vấn đề cần điều tra. * Chọn mẫu nghiên cứu : Chọn 12 trường tiểu học trên địa bàn huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau. + Bốn trường tiểu học xếp loại tốt :  Trường tiểu học Cái Đôi Vàm 1  Trường tiểu học Phú Tân  Trường tiểu học Cái Đôi Vàm 2  Trường tiểu học Việt Khái 1 + Bốn trường tiểu học xếp loại khá :  Trường tiểu học Tân Hưng Tây B  Trường tiểu học Việt Thắng 1  Trường tiểu học Việt Khái 2  Trường tiểu học Tân Nghiệp A + Bốn trường tiểu học xếp loại trung bình :  Trường tiểu học Phú Hiệp.  Trường tiểu học Việt Thắng 2  Trường tiểu học Cái Đôi Vàm 3  Trường tiểu học Phú Mỹ 2 * Tổ chức nghiên cứu : - Tổ chức khảo sát bằng phiếu hỏi ý kiến. - Khảo sát thực trạng các trường tiểu học thông qua nghiên cứu các hoạt động quản lí, các tài liệu, các văn bản có liên quan của trường. - Khảo sát thực trạng qua trao đổi trực tiếp với hiệu trưởng, giáo viên các trường tiểu học, cán bộ quản lí của Phòng Giáo dục & Đào tạo. - Khảo sát thực trạng qua quan sát một số hoạt động của hiệu trưởng. - Khảo sát thực trạng qua quan sát các phòng học, phòng thiết bị, phòng thư viện và một số phòng chức năng khác của trường tiểu học. 8.3. Phương pháp quan sát : nhằm thu thập thông tin qua việc quan sát các hoạt động quản lí việc đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên ở các trường tiểu học. 8.4. Phương pháp thống kê toán học : - Phương pháp thống kê toán học : xử lí kết quả điều tra khảo sát nhằm đánh giá thực trạng về định hướng nâng cao hiệu quả của công tác quản lí việc đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên ở các trường tiểu học. - Xử lí số liệu theo phương pháp thống kê toán học: Sau khi thu thập các phiếu thăm dò ý kiến, dùng phương pháp thống kê toán học để tính:  Độ trung bình: X (Mean)  Tính tỷ lệ %  Các câu hỏi về các nội dung, quy trình, điều kiện đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên theo thang điểm từ 1 đến 2 (1: chưa tốt, 2: tốt). Sau đó tính giá trị trung bình X của các mức độ trên để đánh giá.  Đồng thời qua tỷ lệ % theo các nhóm đánh giá để so sánh việc đánh giá của từng nhóm về các nội dung và có nhận định tổng quát về thực trạng quản lý việc đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên hoặc các biện pháp do đề tài đề xuất. - Viết văn bản của kết quả nghiên cứu : dựa trên các thông tin thu thập được qua các hồ sơ sổ sách, việc xử lí phiếu thăm dò ý kiến, các thông tin về trao đổi - phỏng vấn, quan sát. 9. Cấu trúc luận văn MỞ ĐẦU Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lí việc đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên ở các trường tiểu học Chương 2. Thực trạng quản lý việc đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên ở các trường tiểu học huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau Chương 3. Một số biện pháp đổi mới quản lý việc đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên ở các trường tiểu học huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VIỆC ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC 1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề Dạy học và quản lí dạy - học được hình thành và phát triển cùng với lịch sử hình thành và phát triển các hình thái kinh tế - xã hội. Lúc đầu cơ sở lí luận về dạy học chỉ thể hiện dưới dạng một số ý tưởng của những nhà triết học (đồng thời cũng là các nhà giáo dục) sau đó dần dần phát triển và hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, gần đây người ta mới chú ý, bàn luận về quản lí nói chung và quản quản lí hoạt động dạy học nói riêng. Nhưng hầu hết các ý tưởng và công trình nghiên cứu điều nhằm mục đích nâng cao hiệu quả công tác quản lí các hoạt động này. Thực tiễn dạy học đã chứng minh rằng muốn hoàn thiện nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học (QTDH) thì không thể bỏ qua khâu kiểm tra – đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên và kiểm tra kết quả học tập của học sinh. Thông qua đó các nhà quản lý giáo dục ( QLGD) và đội ngũ thầy, cô giáo có được những thông tin hai chiều quan trọng để kịp thời phát hiện điều chỉnh quá trình dạy và học cho phù hợp với đối tượng và thực tiễn giảng dạy. Dạy học là hoạt động chủ yếu trong nhà trường, là trung tâm của hoạt động QLGD. Vì vậy, việc kiểm tra – đánh giá chất lượng giảng dạy có vị trí vô cùng quan trọng, có ý nghĩa hết sức lớn lao đối với mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục. Vấn đề kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh đã được nhiều tác giả nghiên cứu sâu sắc và đưa ra những thang đánh giá về kiến thức, kỹ năng và về thái độ phù hợp. Theo T.S. Vũ Thị Phương Anh và Th.S. Hoàng Thị Tuyết trong tài liệu đào tạo giáo viên tiểu học “Đánh giá kết quả học tập ở tiểu học” thì “Kiểm tra là thuật ngữ chỉ cách thức hoặc hoạt động giáo viên sử dụng để thu thập thông tin về biểu hiện kiến thức, kỹ năng và thái độ của học sinh trong học tập nhằm cung cấp dữ kiện làm cơ sở cho việc đánh giá. Còn đánh giá kết quả học tập là thuật ngữ chỉ quá trình hình thành những nhận định, rút ra những kết luận hoặc chỉ phán đoán về trình độ, phẩm chất của người học, hoặc đưa ra những quyết định về việc dạy học dựa trên cơ sở những thông tin đã thu thập được một cách hệ thống trong quá trình kiểm tra”. Trong khuôn khổ các tài liệu trên, các tác giả cũng cho rằng đánh giá kết quả học tập được hiểu là đánh giá học sinh về học lực và hạnh kiểm thông qua quá trình học tập các môn học cũng như các hoạt động khác trong phạm vi của nhà trường. Trong đó giáo viên thông qua các phương tiện kiểm tra với nhiều hình thức khác nhau để rút ra nhận định, kết luận về trình độ, kỹ năng, nhận thức của người học để từ đó có được đánh giá đúng đắn về chất lượng thật của người học trong quá trình học tập. Trong những năm gần đây, nhiều nhà khoa học và quản lí giáo dục đã xác định vấn đề cải cách đánh giá chất lượng và hiệu quả giáo dục là một trọng tâm cấp bách cần được nghiên cứu thực hiện nghiêm túc, phải được bắt đầu từ khâu lý luận, phương pháp luận. Công việc kiểm tra – đánh giá chất lượng giảng dạy ở các trường phổ thông là một lĩnh vực khá rộng. Trước mắt, do điều kiện thời gian và kinh phí, các đề tài được giới hạn ở việc xác định cơ sở lý luận của việc đánh giá trong dạy học và bước đầu thử vận dụng để tạo ra sự định hướng và cách làm mới nhằm tập trung vào việc đánh giá kết quả học tập của học sinh. Có rất ít đề tài nghiên cứu về đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên tiểu học. Song vẫn có một số chuyên đề, đề tài gần gũi với đề tài chúng tôi nghiên cứu như : Th.S. Nguyễn Việt Bắc với chuyên đề : “Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên - một giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy tiểu học” nghiên cứu và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên cho đội ngũ giáo viên tiểu học. Th.S. Huỳnh Kim Trang với đề tài : “Thực trạng về công tác quản lý việc dạy và học ở trường tiểu học của một số Phòng Giáo dục & Đào tạo quận (huyện) tại Thành phố Hồ Chí Minh” nghiên cứu về quản lý dạy học của Phòng Giáo dục & Đào tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh. Th.S. Lê Quang Dũng với đề tài : “ Thực trạng về công tác quản lý giảng dạy của hiệu trưởng các trường tiểu học ở Thị xã Bến Tre” nghiên cứu về quản lý giảng dạy của hiệu trưởng ở các trường tiểu học ở Thị xã Bến Tre. Những công trình nghiên cứu trên, các nhà nghiên cứu quan tâm đến việc nâng cao trình độ nghiệp vụ quản lý của hiệu trưởng và đưa ra các giải pháp chung nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy ở các trường tiểu học. Tuy nhiên, cho đến nay, theo chúng tôi thì chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về quản lý việc đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên ở các trường tiểu học huyện Phú Tân - tỉnh Cà Mau. Theo các tác giả : Vũ Thị Phương Anh và Hoàng Thị Tuyết thì đánh giá có những chức năng sau : Chức năng quản lý, chức năng kiểm soát và điều chỉnh, chức năng giáo dục và phát triển. Nếu đánh giá đúng thực lực, đúng chất lượng, đảm bảo tính công khai, công bằng, dân chủ, khách quan, kịp thời . . . sẽ có tác dụng tích cực trong việc phát huy tính sáng tạo và nội lực của giáo viên. Đồng thời, đó cũng chính là động lực thúc đẩy tinh thần đội ngũ giáo viên đoàn kết, học hỏi kinh nghiệm để nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm. Đáp ứng được yêu cầu của ngành giáo dục và đào tạo và nhu cầu của xã hội đặt ra. Ngược lại, nếu đánh giá không đúng lúc, không kịp thời, thiếu khách quan, công bằng thì sẽ mất lòng tin của đội ngũ giáo viên, không khuyến khích được sự nỗ lực phấn đấu vươn lên và có nhiều cồng hiến, đóng góp cho ngành. 1.2. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1. Quản lý * Khái niệm quản lý Quản lý là một hiện tượng xã hội xuất hiện rất sớm. Ngay từ buổi sơ khai, để đương đầu với sức mạnh của tự nhiên, để tồn tại và phát triển, con người phải hình thành các nhóm hợp tác lao động nhằm thực hiện những mục tiêu mà từng cá nhân riêng lẻ không thể thực hiện được, điều này đòi hỏi phải có tổ chức, phải có sự phân công và hợp tác trong lao động và từ đó xuất hiện sự quản lý. Ngày nay, nhiều người thừa nhận rằng quản lý trở thành một nhân tố của sự phát triển xã hội. C.Mác coi quản lý là một đặc điểm vốn có, bất biến về mặt
Tài liệu liên quan