Tỉnh Đồng Nai là vùng đất trù phú, là nơi có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp cũng như dịch vụ các loại trong đó có du lịch. Hiện nay, ở Đồng Nai đã có một số KDL đang hoạt động rất tốt, rất nhiều các công viên, các khu vui chơi giải trí cũng như nhiều khu di tích lịch sử văn hoá truyền thống đang dần khẳng định vị trí của mình trong ngành du lịch của tỉnh. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều địa danh khác trong tỉnh chưa được quan tâm khai thác. Để có thể khai thác hết các tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên của tỉnh, thì việc phát triển DLST chính là một công cụ hữu ích để thực hiện điều này.
Với điều kiện như vậy, với những tài nguyên rất có ý nghĩa trong tỉnh, cách hay nhất để phát triển du lịch cho vùng đó chính là làm tăng giá trị của tài nguyên và phát triển cũng như sử dụng chúng một cách hợp lý và bền vững nhất thông qua việc quy hoạch DLST cho vùng.
Hiện nay DLST đã trở thành một thuật ngữ quen thuộc cho những người quan tâm và yêu thích du lịch. Cách tốt nhất để khai thác tiềm năng du lịch của tỉnh chính là phát triển du lịch Đồng Nai đi theo con đường DLST. Trong nhiều địa danh còn chưa được phổ biến ở Đồng Nai thì Suối Tre là một địa điểm có rất nhiều tiềm năng phát triển DLST. Với nhu cầu bức thiết về DLST trong toàn tỉnh, kết hợp với những kiến thức được tích lũy trong quá trình học và thông qua cuộc sống, sách báo, các phương tiện truyền thông, để khai thác mọi tiềm năng du lịch của tỉnh nhà, và nhất là để góp phần làm đẹp quê hương mình, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “ Quy hoạch Trung tâm Văn hóa Suối Tre (Thị xã Long Khánh, Tỉnh Đồng Nai) thành khu DLST bền vững ”, đây cũng là một trong những dự án đang được xem xét và sẽ tiến hành trong thời gian tới của ngành du lịch tỉnh Đồng Nai.
95 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2270 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quy hoạch Trung tâm Văn hóa Suối Tre (Thị xã Long Khánh, Tỉnh Đồng Nai) thành khu du lịch sinh thái bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Tỉnh Đồng Nai là vùng đất trù phú, là nơi có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp cũng như dịch vụ các loại trong đó có du lịch. Hiện nay, ở Đồng Nai đã có một số KDL đang hoạt động rất tốt, rất nhiều các công viên, các khu vui chơi giải trí cũng như nhiều khu di tích lịch sử văn hoá truyền thống đang dần khẳng định vị trí của mình trong ngành du lịch của tỉnh. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều địa danh khác trong tỉnh chưa được quan tâm khai thác. Để có thể khai thác hết các tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên của tỉnh, thì việc phát triển DLST chính là một công cụ hữu ích để thực hiện điều này.
Với điều kiện như vậy, với những tài nguyên rất có ý nghĩa trong tỉnh, cách hay nhất để phát triển du lịch cho vùng đó chính là làm tăng giá trị của tài nguyên và phát triển cũng như sử dụng chúng một cách hợp lý và bền vững nhất thông qua việc quy hoạch DLST cho vùng.
Hiện nay DLST đã trở thành một thuật ngữ quen thuộc cho những người quan tâm và yêu thích du lịch. Cách tốt nhất để khai thác tiềm năng du lịch của tỉnh chính là phát triển du lịch Đồng Nai đi theo con đường DLST. Trong nhiều địa danh còn chưa được phổ biến ở Đồng Nai thì Suối Tre là một địa điểm có rất nhiều tiềm năng phát triển DLST. Với nhu cầu bức thiết về DLST trong toàn tỉnh, kết hợp với những kiến thức được tích lũy trong quá trình học và thông qua cuộc sống, sách báo, các phương tiện truyền thông, để khai thác mọi tiềm năng du lịch của tỉnh nhà, và nhất là để góp phần làm đẹp quê hương mình, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “ Quy hoạch Trung tâm Văn hóa Suối Tre (Thị xã Long Khánh, Tỉnh Đồng Nai) thành khu DLST bền vững ”, đây cũng là một trong những dự án đang được xem xét và sẽ tiến hành trong thời gian tới của ngành du lịch tỉnh Đồng Nai.
1.1. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng và tiềm năng DLST tại Suối Tre đồng thời xây dựng mô hình DLST phù hợp với địa hình, tài nguyên thiên nhiên và bản sắc văn hoá đặc trưng cho vùng trung du của miền Đông Nam Bộ.
Đề tài nghiên cứu mang tính thiết thực, khả thi có thể áp dụng trong thực tế. Hoạch định kinh tế trong mô hình du lịch của đề tài nghiên cứu, phù hợp với tất cả các đối tượng. Mô hình có những nét đổi mới riêng là bước ngoặt trong DLST Đồng Nai. Mô hình DLST được xây dựng không chỉ đem lại thu nhập cho người dân địa phương mà còn thúc đẩy nền kinh tế Thị xã Long Khánh phát triển, đồng thời gắn liền với công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường sinh thái tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững trong tương lai.
1.2. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Đề tài nghiên cứu hai phần
Phần I
- Khảo sát hiện trạng TTVHST về địa hình, vị trí địa lý, kinh tế, văn hoá và xã hội.
- Khảo sát khu hồ Suối Tre và những khu vực lân cận thuộc xã Suối Tre và nằm trong quyền sở hữu và quản lý của Công ty cao su Đồng Nai.
Phần II
Quy hoạch TTVHST cùng khu hồ Suối Tre và diện tích vùng lân cận thành KDLST bền vững dựa theo các chương trình :
- Đánh giá tiềm năng phát triển DLSTBV của KDL.
- Phân khu chức năng.
- Xây dựng phương thức quản lý DLSTBV cho KDL.
- Nhận định về hiệu quả khi đưa vào hoạt động .
1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.3.1. Phương pháp luận
Sự phát triển bền vững kinh tế xã hội nói chung và bất kì ngành kinh tế nào khác cũng cần đạt được ba mục tiêu
Bền vững kinh tế
Bền vững tài nguyên và môi trường
Bền vững văn hoá và xã hội
Ngoài ra sự Bền vững về tài nguyên môi trường đòi hỏi khai thác sử dụng tài nguyên để đáp ứng cho nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ tương lai. Điều này được thể hiện qua việc sử dụng tài nguyên một cách hợp lý đảm bảo đa dạng sinh học và không có những tác động tiêu cực đối với môi trường.
Đối với văn hoá xã hội thì sự phát triển bền vững cần đảm bảo đem lại lợi ích lâu dài cho xã hội như tạo công ăn việc làm cho người lao động góp phần nâng cao mức sống của người dân và sự ổn định xã hội, đồng thời giữ gìn các bản sắc văn hoá dân tộc.
Du lịch nói chung và DLST bền vững nói riêng đã và đang phát triển nhanh chóng trên phạm vi toàn thế giới, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế, bảo tồn các giá trị văn hóa và có tác động mạnh đến mọi khía cạnh tài nguyên và môi trường. Trong xu thế phát triển ngày nay thì DLST ngày càng được sự quan tâm của nhiều người, bởi đó là một loại hình du lịch có trách nhiệm với thiên nhiên và là loại hình du lịch duy nhất hỗ trợ đắc lực cho công tác bảo tồn thiên nhiên, giữ gìn các giá trị văn hoá bản địa, phát triển cộng đồng góp phần tích cực vào sự phát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung.
1.3.2. Phương pháp cụ thể
Phương pháp thu thập tài liệu
Tham khảo tổng hợp các báo cáo về quy hoạch tổng thể du lịch tỉnh Đồng Nai thời kì 2005-2015 và các dự án cải tạo nâng cấp các khu du lịch tỉnh Đồng Nai, tài liệu DLST, du lịch bền vững…và các sách vở tài liệu có liên quan đến các vấn đề hoạt động và quản lý tại TTVHST.
Phương pháp khảo sát thực địa
Đi thực tế tại khu TTVH Suối Tre để quan sát, chụp ảnh. Trong quá trình đi tham quan, quan sát TTVHST, ghi chép lại tất cả những điều thu nhặt được từ chi tiết nhỏ nhất.
Phương pháp mô hình hóa
Tham khảo các mô hình DLST từ các khu DLST khác trong các khu vực lân cận và các nơi có thể đi thực tế để từ đó tổng hợp ra một mô hình. Mô hình này có thể sử dụng cho Suối Tre thông qua việc tham quan xem xét một số KDL đang hoạt động trong tỉnh như KDL Bửu Long, Khu Green Club Resort, Bò Cạp Vàng, KDL Hoà Bình, KDL Thác Giang Điền.
Phương pháp lập phiếu điều tra, thống kê và phân tích
Lập phiếu điều tra khảo sát từ chính nhân dân trong xã Suối Tre và du khách đang nghỉ ngơi ở TTVHST để nắm được khả năng hình thành và tình hình phát triển của Khu DLST này. Lập phiếu điều tra và phát phiếu điều tra cho những người dân địa phương trong vùng, và những du khách có mặt trong TTVHST trong suốt thời gian đi khảo sát. Lập tất cả 100 phiếu cho mỗi loại. Tổng phiếu phát ra là 200 phiếu. Tổng số phiếu thu lại 200. Thống kê phần trăm số phiếu và phân tích cụ thể để đưa ra kết quả gần đúng về các yêu cầu nêu ra trong bảng phiếu điều tra. Từ đó có những kết luận cho việc quy hoạch du lịch sinh thái cho Suối Tre.
Sơ đồ phát phiếu điều tra cho người dân xã Suối Tre
Hình vẽ 1: Sơ đồ phát phiếu điều tra cho người dân địa phương
Sơ đồ phát phiếu điều tra cho du khách
Hình vẽ 2: Sơ đồ phát phiếu điều tra cho du khách
1.4. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Đề tài nghiên cứu chỉ áp dụng TTVHST thuộc thị xã Long Khánh , tỉnh ĐN, không áp dụng cho các khu du lịch khác trong tình.
2.1. TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH SINH THÁI
2.1.1. Khái niệm chung về DLST
DLST là một khái niệm tương đối mới và đã nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của nhiều người hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Đây là một khái niệm rộng được hiểu theo những góc khác nhau từ những góc độ tiếp cận khác nhau. Trước đây DLST chỉ đơn giản là sự kết nối giữa “du lịch “ và “sinh thái” vốn đã quen thuộc từ rất lâu. Tuy nhiên nếu nhìn ở diện rộng thì DLST là loại hình du lịch thiên nhiên và có thể hiểu DLST là :
Loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên để phát huy giá trị tài nguyên.
Loại hình du lịch hướng tới giáo dục môi trường, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho tất cả các đối tượng có liên quan.
Trực tiếp mang lại nguồn lợi về kinh tế và cải thiện phúc lợi cho cộng đồng.
Luôn coi trọng việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.
Giảm tối đa tác hại của du lịch đến môi trường tự nhiên
Trong nền công nghiệp du lịch đương đại, cả 5 yếu tố trên đều gắn bó chặt chẽ với nhau, để khẳng định DLST là loại hình du lịch bền vững cùng với vai trò phát triển cộng đồng và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên .
2.1.2. Những nguyên tắc của DLST
2.1.2.1. Cơ sở của nguyên tắc DLST
Với mục tiêu đáp ứng nhu cầu của du khách, giảm thiểu các tác động lên môi trường sinh thái và đem lại phúc lợi về kinh tế, sinh thái và xã hội cho cộng đồng, DLST lấy các cơ sở sau để phát triển:
Tìm hiểu và bảo vệ các giá trị văn hóa
Giáo dục môi trường.
Phải có tổ chức về nghiệp vu du lịch, hạn chế tới mức thấp nhất đối với môi trường.
Phải hỗ trợ bảo vệ môi trường .
2.1.2.2. Những nguyên tắc DLST
Sử dụng tài nguyên một cách bền vững, bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên, văn hóa và xã hội. Việc sử dụng bền vững tài nguyên là nền tảng cơ bản nhất của việc phát triển du lịch lâu dài.
Giảm tiêu thụ quá mức và xả thải, nhằm giảm chi phí khôi phục các suy thoái môi trường, đồng thời cũng góp phần nâng cao chất lượng du lịch.
Duy trì tính đa dạng: Duy trì phát triển tính đa dạng của tự nhiên, xã hội và văn hóa là rất quan trọng đối với DLST, tạo ra sức bật cho ngành du lịch.
Lồng ghép du lịch vào vào phát triển địa phương, quốc gia.
Hỗ trợ nền kinh tế địa phương. Du lịch phải hỗ trợ cho hoạt động kinh tế địa phương, phải tính toán chi phí môi trường vừa để bảo vệ nền kinh tế bản địa cũng như tránh gây hại cho môi trường.
Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương. Điều này không chỉ đem lại lợi ích cho cộng đồng mà còn tăng cường đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của du khách.
Sự tư vấn của nhóm quyền lợi và công chúng. Tư vấn giữa công nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương, các tổ chức và cơ quan là đảm bảo cho sự hợp tác lâu dài cũng như giải quyết các xung đột có thể nảy sinh.
Đào tạo cán bộ kinh doanh du lịch, nhằm thực thi các sáng kiến và giải pháp DLST, nhằm cải thiện chất lượng các sản phẩm du lịch.
Triển khai các nghiên cứu, nhằm hỗ trợ giải quyết các vấn đề mang lại lợi ích cho khu du lịch, cho nhà kinh doanh và cho du khách.
2.1.2.3. Cở sở của phát triển bền vững trong DLST
Giảm đến mức thấp nhất việc khánh kiệt tài nguyên môi trường: đất, nước ngọt, các thủy lực, khoáng sản… đảm bảo sử dụng lâu dài các dạng tài nguyên không tái tạo được bằng cách tái chế, tránh lãng phí, sử dụng ít hơn hoặc thay thế chúng. Như vậy, cần phải sủ dụng tài nguyên theo nguyên tắc “nhu cầu sử dụng không vượt quá khả năng tái tạo tài nguyên đó”
Bảo tồn tính đa dạng sinh học, tính di truyền của các loại động thực vật nuôi trồng cũng như hoang dã. Đảm bảo việc sử dụng lâu bền bằng cách quản lí phương thức và mức độ sử dụng, làm cho các tài nguyên đó vẫn còn có khả năng phục hồi .
Duy trì các hệ sinh thái thiết yếu, đảm bảo cho cuộc sống cộng đồng và nên nhớ rằng sức chiệu đựng của các hệ sinh thái trên trái đất là có hạn.
Nếu có điều kiện thì nên duy trì các hệ sinh thái tự nhiên. Hoạt động trong khả năng chịu đựng của trái đất. Phục hồi lại môi trương đã bị suy thoái .
( Nguồn: Lê Huy Bá, Lê Thị Vu Lan – Bài giảng DLST – NXB ĐHQG TPHCM-2003)
2.1.3. Các hình thức DLST bền vững hiện nay
2.1.3.1. DLST trong Vườn quốc gia, khu bảo tồn
Đó là hình thức DLST tại các vườn quốc gia , các khu bảo tồn, các rừng sinh thái ngập mặn hay các rừng cây nguyên sinh có từ nhiều thế kỷ trước. Hình thức này có thể liên hệ đến Du lịch thám hiểm. Các khu vực còn có thể dành cho loại hình du lịch này đó là các con sông trong các rừng rậm, hay các eo biển, các đảo,các rừng mưa nhiệt đới… . Ở Việt Nam thì du lịch tại các vườn quốc gia Nam Cát Tiên, Cát Bà, Cúc Phương… Các rừng ngập mặn Cần Giờ, rừng Sác, các rừng nước mặn hay nước lợ ở miền Tây Việt Nam hay ở vùng đất Mũi tận cùng của đất nước. Một số khu rừng ở vùng cao nguyên, hay các rặng núi, mỏm đá, các dòng thác, con sông, hồ
tự nhiên … đều là những địa điểm DLST tuyệt vời.
Du khách đến đây hầu hết phải vận dụng sức khỏe và lòng yêu thích thiên nhiên để khám phá mọi thứ. Hình thức du lịch này gần với du lịch phiêu lưu mạo hiểm. Thường là du lịch dài ngày và tìm hiểu khám phá thiên nhiên.
(Nguồn : website hppt://www.dulichvietnam.com.vn)
2.1.3.2. DLST tại các khu bán tự nhiên, bán bảo tồn
Đó là những khu vực dựa trên nền tảng của thiên nhiên, người ta xây dựng nhiều khu nhà hoạt động dành riêng cho Du lịch. Nơi này dành nhiều cho hoạt động nghỉ ngơi và tịnh dưỡng của du khách. Ngoài ra du khách có thể học hỏi nghiên cứu các hoạt động từ thiên nhiên có trong khu du lịch, ví dụ như khu du lịch suối nước nóng Bình Châu, Hòn Rơm, Hòn Tằm, Đảo Phú Quốc, Đảo Cát Bà…Du lịch ở đây có thể kéo dài nhiều ngày, vừa nghỉ ngơi với các tiện nghi nhân tạo, vừa tận hưởng thiên nhiên.
(Nguồn : website hppt://www.dulichvietnam.com.vn)
2.1.3.3. DLST tại các Khu du lịch nhân tạo
Là những KDL diện tích không quá lớn do con người xây dựng, hoàn toàn mang tính nhân tạo. Tuy nhiên trong các khu này, các khu vực nhân tạo vẫn được xây dựng dựa trên hình ảnh về thiên nhiên, cội nguồn là nhiều nhất. Nơi này có thể làm du lịch cho các dịp lễ tết, lễ hội, các văn hóa truyền thống dân tộc… Hình thức du lịch trong các khu du lịch này thường là ngắn ngày, hoặc kết thúc trong ngày. Có thể kế đến như KDL Suối Tiên, Đầm Sen, Suối Mơ, Kì Hòa …tại Thành phố Hồ Chí Minh.
(Nguồn : website hppt://www.dulichvietnam.com.vn)
2.1.3.4. DLST tại các Khu Di tích lịch sử, văn hóa truyền thống
Đất nước nào, địa phương nào, hay vùng nào cũng đều có nền văn hoá và truyền thống riêng của mình. Và câu chuyện lịch sử hay nền văn hoá đó được ghi dấu bằng các Khu Di tích lịch sử. Một trong những cách tìm về cội nguồn và tìm hiểu
bản sắc văn hoá chính là tham quan du lịch tại các Khu di tích lịch sử. Mô hình du lịch của các khu này là bảo tồn lại những di tích, di chứng lịch sử ở mọi khía cạnh,
tạo ra những khu cho du khách lui tới tham quan mà không làm ảnh hưởng đến di
tích lịch sử văn hoá . Có thể kể đến một số Di tích lịch sử tham quan du lịch như Phố cổ Hội An ở Đà Nẵng, 36 phố phường ở Hà Nội, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Đền Hùng, Chùa Hương, Chùa Thiên Mụ, đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, Hoàng Thành, Chùa Ông, hay Nhà giam ở Côn Đảo, Nhà giam ở phường Tân Hiệp (Biên Hòa - Đồng Nai)….Hoặc du lịch đến các địa phương trong những ngày Lễ Hội của riêng từng địa phương đó. Miền Bắc Việt Nam có lễ hội đền Hùng, lễ hội Ook-Om-Boc, lễ hội đâm trâu, Hội đền An Dương Vương (Cổ Loa Hà Nội), Lễ hội Chùa Thầy. Miền Nam có lễ hội Bà Chúa Xứ, Lễ hội Bà Thiên Hậu, lễ hội Khmer, lễ hội Lăng Ông, Chùa Bà….còn rất nhiều các lễ hội khác tùy theo từng phong tục tập quán của mỗi địa phương. Hình thức DLST kết hợp với du lịch nhân dịp lễ hội ngày càng phổ biến vì nó mở rộng tầm nhìn và hiểu biết cho du khách cũng như mang đến cho họ cái nhìn mới về văn hoá truyền thống của đất nước và phong tục tập quán con người tại nơi đó.
(Nguồn : website hppt://www.dulichvietnam.com.vn)
2.1.4. Một số mô hình DLST bền vững.
2.1.4.1. Làng DLST ở Austria (nước Áo).
Làng DLST bền vững dựa trên tiêu chuẩn chọn lựa đặc trưng :
- Điển hình cho một vùng, có chùa, đền hay nhà thờ
- Độ cao nhà cửa phải thấp hơn 3 tầng
- Kiến trúc nhà cửa phải xây theo kiểu mới hoặc kiểu cổ nhưng phải hài hòa và cân bằng.
Dựa trên tiêu chuẩn sinh thái :
Nông lâm nghiệp cảnh quan tự nhiên được duy trì, hạn chế tối đa sử dụng hoá chất nông nghiệp.
Chất lượng không khí và tiếng ồn phải cách xa đường ô tô ít nhất 3 km, đặc biệt là đường cao tốc
Giao thông đường dành cho đường bộ, xe đạp hay phương tiện vận chuyển công cộng.
Hàng hoá và chất thải tiến hành tái chế, phân loại rác, tránh bao bì không cần thiết và bán các đặc sản địa phương.
Chất lượng và trang bị cơ sở hạ tầng phải xây dựng hoà hợp với môi trường và phù hợp với dân địa phương và trẻ em.
Tiêu chuẩn xã hội và du lịch :
Dân số nhiều nhất của làng là 1500 người
Nhà nghỉ nhiều nhất bằng 25% số nhà dân có trong địa phương
Số giường nghỉ cực đại 1500 tương ứng mỗi người 1 giường
Tránh xây khách sạn lớn
Cộng đồng địa phương tham gia tích cực vào các quyết định phát triển du lịch.
Cơ sở hạ tầng cho khách du lịch: có một văn phòng thông tin du lịch, không có hoặc có rất ít cơ sở phục vụ như làm dầu, nướng bánh, tạp phẩm chỉ dành cho du khách giúp du khách dễ tiếp cận với các tiện nghi môi trường như hệ thống đường mòn, đường đi dạo.
(Nguồn: Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu – Du lịch bền vững – NXB ĐHQG HN, 2001)
2.1.4.2. Du lịch bền vững ở Châu Âu ECOMOST.
ECOMOST ( European Community Models Of Sustainable Tourism)
Đây là mô hình đựơc xây dựng thử nghiệm tại Mallorka, Tây Ban Nha. Đây là một trung tâm du lịch lớn nhất Châu Âu và phát triển được là nhờ du lịch, trong đó 50% thu nhập là nhờ du lịch cuối tuần. Để khắc phục tình trạng suy thoái ngành du lịch ở Mallorka, một chương trình nghiên cứu xây dựng mô hình DLSTBV đã đựơc tiến hành.
Theo ECOMOST thỉ phát triển bền vững cần gắn kết ba mục tiêu chính là :
Bền vững về mặt sinh thái: Bảo tồn sinh thái và đa dạng sinh học, phát triển du lịch cần phải tôn trọng khả năng tải của hệ sinh thái
Bền vững về văn hóa-xã hội: Bảo tồn được bản sắc xã hội, muốn vậy phải có sự tham gia của cộng đồng trong mọi quyết định
Bền vững về kinh tế: Đảm bảo hiệu quả kinh tế và quản lý tốt tài nguyên sao cho tài nguyên có thể tiếp tục phục vụ cho các thế hệ tương lai.
Ba yêu cầu chính nhằm duy trì KDL:
Dân số cần được duy trì hợp lý và giữ lại được bản sắc văn hóa
Cảnh quan cần được duy trỉ để hấp dẫn du khách
Không làm gì gây hại cho môi trường sinh thái
Muốn đạt được ba yêu cầu trên phải bắt buộc có một yêu cầu thứ tư
Có một cơ chế hành chính hiệu quả. Cơ chế này phải nhằm thực hiện các nguyên tắc phát triển bền vững, đảm bảo thực thi một kế hoạch hiệu quả và tổng hợp với sự tham gia của cộng đồng vào hoạch định các chính sách du lịch.
ECOMOST đã duy trì chia nhỏ các mục tiêu của DLSTBV thành các thành tố và sau đó các thành tố được nhận diện và đánh giá qua các chỉ thị:
Thành tố văn hóa xã hội: Dân số phù hợp, bảo tồn hiệu quả kinh tế xã hội và bảo tồn bản sắc văn hoá
Thành tố du lịch: thoả mãn nhu cầu du khách và các nhà kinh doanh tour du lịch, bảo trì và hiện đại hóa điều kiện ăn ở, giải trí.
Thành tố sinh thái: bảo đảm khả năng chịu tải, bảo tồn và sự quan tâm đến môi trường.
Thành tố chính sách: Đánh giá được chất lượng du lịch, chính sách định hướng sinh thái, quy hoạch vùng, sự tham gia của công đồng và các nhóm quyền lợi trong quá trình quy hoạch.
Theo đó ECOMOST xây dựng một kế hoạch hành động cụ thể trong đó chia các hành động dựa vào mức độ ưu tiên và xác định rõ trách nhiệm của các cá nhân và tổ chức có liên quan.
(Nguồn: Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu – Du lịch bền vững – NXB ĐHQG HN, 2001)
2.1.4.3. DLST bền vững ở Hoàng Sơn –Trung Quốc
Hoàng Sơn là một vủng núi có phong cảnh đẹp ở tỉnh An Huy miền đông Trung Quốc. Đó là một khu danh lam thắng cảnh có cảnh quan thiên nhiên đẹp đồng thời là khu di tích lịch sử văn hoá. Bao phủ một diện tích 154 km2, khu vực này còn
có 72 ngọn núi nhỏ khác nhau, 2 hồ, 3 thác nước, 36 dòng suối nứơc khoáng, 24 dòng suối tự nhiên và 20 đầm lầy to nhỏ khác nhau.
Tài nguyên thiên nhiên ở đây là những rừng là rụng, vùng đầm lầy phẳng lặng , rừng thông, rừng thông Hoàng Sơn, các loại thực vật quý hiếm và động vật đang được bảo vệ. Hơn thế nữa, Hoàng Sơn còn có nhiều đền, những nhà tu kín và những dòng chữ khắc họa trên đá.
Sự tăng trưởng nhanh của DL vủng Hoàng Sơn đầy danh lam thắng cảnh này đã dẫn đến 5 vấn đề xuống cấp về môi trường như:
Số loài động thực vật giảm xuống. Sự xây dựng các công trình, đường xá và đường cáp treo qua núi cùng các dự án thuỷ lợi đã làm mất đi hoặc làm tổn hại đến thảm thực vật rừng, trong đó có nhiều loại thực vật quý hiếm. Thảm thực vật này một thời đã tạo nên môi trường sinh cảnh cho các loại động vật mà ngày nay hiếm khi người ta nhìn thấy chúng .
Xây dựng và phát triển đã làm giảm đi vẻ đẹp thiên nhiên. Xây dựng tràn lan ở điểm DL cảnh quan nổi tiếng Ôn Tuyền đã làm giảm đi vẻ đẹp của nó.
Sự cấp nước sinh hoạt cho du khách đã làm lệch các hệ thống thủy văn. Các hồ chứa nước và các công trình chứa nước được xây dựng để đảm bảo cung cấp đủ nước cho khách du lịch. Vì vậy cần phải xây dựng dập chắn nước ngang qua suối, điều này đã gây ra sự thay đổi lớn trong lưu vực sông.
Một vài điểm tham quan bị quá tải với khách DL. Số lượng khách ở Hoàng Sơn tăng từ 282.000 người/1979 lên đến 1.300.000 người/1999. Vào thời kỳ cao điểm, hàng ngày có đến 8000 khách tới tham quan KDL này.
Chất thải rắn và nước thải gây ô nhiễm trầm trọng. Rất nhiều rác thải đa dạng thải ra khu vực thắng cảnh này. Một số rác thải sinh hoạt đang chảy tự do xuống các thung lũng và vào các dỏng sông gây tác hại cho chất lượng nguồ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LuanvanTotnghiep.doc
- BiaLVTN.doc