Văn kiện Hội nghị lần thứ II BCHTW Đảng Cộng Sản Việt Nam khóa
VIII ngày 21/12/1996 qui định “Nhiệm vụ và mục tiêu phát triển giáo dục và
đào tạo đến năm 2020: Phát triển giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số và các
vùng khó khăn, phấn đấu giảm chênh lệch về phát triển giáo dục giữa các
vùng lãnh thổ [4].
Luật giáo dục (2005) tại khoản 2 - Điều 5 quy định “Yêu cầu về nội
dung, phương pháp giáo dục: phải phát huy tính tích cực, tự giác, làm chủ, có
tính tư duy, sáng tạo, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng
thực hành và ý chí vươn lên.” [27].
Khoản 2 điều 28 Luật giáo dục nêu rõ “ Phương pháp giáo dục phổ thông
phải phát huy tính tích cực tự giác, chủ động, sáng tạo; phù hợp với đặc điểm
từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc
theo nhóm, rèn luyên kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến
tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh” [27].
129 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1742 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Rèn luyện cho học sinh dân tộc thiểu số kĩ năng khai thác kênh hình và tự xây dựng một số dạng kênh hình đơn giản góp phần nâng cao chất lượng dạy học sinh học 11 (bản cơ bản), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Công trình được hoàn thành tại:
Trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN NHƯ ẤT
Phản biện 1: TS. NGUYỄN PHÚC CHỈNH
Phản biện 2: TS. NGUYỄN VĂN HỒNG
Luận văn đã được bảo vệ trước hội đồng chấm luận văn họp tại:
Trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên
Thái Nguyên, ngày 29 tháng 08 năm 2009
Có thể tìm hiểu luận văn tại thư viện
Trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
----------------***----------------
LÝ THÁI HẢO
RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH
DÂN TỘC THIỂU SỐ KĨ NĂNG KHAI THÁC KÊNH
HÌNH VÀ TỰ XÂY DỰNG MỘT SỐ DẠNG KÊNH HÌNH
ĐƠN GIẢN GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY
HỌC SINH HỌC 11 (BAN CƠ BẢN)
Chuyên ngành: LÍ LUẬN & PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH HỌC
MÃ SỐ : 60.15.10
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Thái Nguyên, năm 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tác giả luận văn xin phép được bày tỏ lòng tri ân sâu sắc tới
thầy Nguyễn Như Ất tuy đã 74 tuổi đời, 53 tuổi nghề dạy học trong đó 36
năm đã là Tiến sĩ Gíáo dục học mà vẫn vui lòng nhận trách nhiệm làm người
hướng dẫn khoa học cho một học trò chưa từng làm công tác nghiên cứu khoa
học. Thầy tận tình chỉ dẫn với sự đòi hỏi nghiêm khắc về mặt khoa học do
vậy đã làm cho học trò của thầy không ngừng phấn đấu trong nghiên cứu đề
tài dẫn đến hoàn thành luận văn này.
Tác giả đồng thời xin trân trọng cảm ơn tập thể Thầy, Cô giảng viên
khoa Sinh–KTNN và khoa Sau đại học trường Đại học Sư phạm - Đại học
Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong thời gian học tập khóa học
và nghiên cứu hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu cùng các giáo viên trường
Văn Hoá I - Bộ Công An, trường Phổ thông Vùng Cao Việt Bắc – Thái
Nguyên, một số trường dân tộc nội trú của tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện
ưu ái và hợp tác hiệu quả với tác giả trong suốt quá trình khảo cứu và thực
nghiệm đề tài.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã cổ
vũ, động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi, nhờ vậy luận văn này đã được hoàn thành.
Thái Nguyên, tháng 06 năm 2009
Tác giả
Lý Thái Hảo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa .......................................................................................... 01
Lời cảm ơn .............................................................................................. 02
Mục lục ................................................................................................... 03
Danh mục những chữ viết tắt ................................................................... 05
Danh mục các bảng ................................................................................. 06
Danh mục các hình. ................................................................................. 07
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................... 08
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................... 11
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .................................................... 11
4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 11
5. Giả thuyết khoa học............................................................................ 11
6. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................ 12
7. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 12
8. Cấu trúc của luận văn ......................................................................... 13
9. Những đóng góp của luận văn ............................................................ 13
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG KÊNH HÌNH
TRONG DẠY HỌC NÓI CHUNG VÀ DẠY HỌC SINH HỌC NÓI RIÊNG
1.1. Tình hình nghiên cứu sử dụng kênh hình trên thế giới ..................... 15
1.2. Tình hình nghiên cứu sử dụng kênh hình ở Việt Nam ...................... 19
Kết luận chương 1 ................................................................................... 21
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4
Chƣơng 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG
KÊNH HÌNH VÀ RÈN LUYỆN CHO HSDTTS MỘT SỐ KĨ NĂNG KHAI
THÁC HÌNH TRONG SGK SH11
2.1. Các cơ sở khoa học và thực tiễn của việc sử dụng kênh hình trong dạy
học nói chung và dạy học sinh học nói riêng. ............................................... 23
2.2. Phân tích mục tiêu, nội dung, cấu trúc SGK SH11 (ban cơ bản) ....... 37
2.3. Phân tích hệ KH trong SGK SH11.................................................... 40
2.4. Rèn luyện cho HSDTTS các kĩ năng sử dụng KH trong học tập SGK
SH 11 để học tập giáo trình ......................................................................... 42
2.5. Thực trạng về sử dụng PTDH tạo kênh hình trong dạy học SH11 ..... 52
Kết luận chương 2. .................................................................................. 54
Chƣơng 3. RÈN LUYỆN CHO HSDTTS KĨ NĂNG TỰ XÂY DỰNG MỘT
SỐ DẠNG KÊNH HÌNH ĐƠN GIẢN TRONG DẠY HỌC SH11
3.1. Một số nguyên tắc thiết kế kênh hình trong dạy học SH 11 .............. 56
3.2. Kĩ năng xây dựng một số dạng KH đơn giản tự tạo trong dạy học
SH11. ........................................................................................................... 58
Kết luận chương 3. .................................................................................. 75
Chƣơng 4. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
4.1. Mục đích thực nghiệm.. .................................................................... 77
4.2. Nội dung thực nghiệm... ................................................................... 77
4.3. Phương pháp thực nghiệm ................................................................ 77
4.4. Kết quả thực nghiệm ........................................................................ 79
Kết luận chương 4 ................................................................................... 92
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 95
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Viết tắt Đọc là
ĐC Đối chứng
GV Giáo viên
HS Học sinh
HSDTTS Học sinh dân tộc thiểu số
H Hình
KH Kênh hình
PPDH Phương pháp dạy học
PTDH Phương tiện dạy học
SGK Sách giáo khoa
SGK SH 11 Sách giáo khoa Sinh học 11
SH Sinh học
THPT Trung học phổ thông
TN Thực nghiệm
TNSP Thực nghiệm sư phạm
THCS Trung học cơ sở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Phương tiện dạy học gây được nhiều hứng thú đối với học sinh
NDTTS
Bảng 2.2. Sự cần thiết sử dụng tranh vẽ và phim trong dạy học sinh học
Bảng 2.3. Biểu hiện thái độ học tập của học sinh NDTTS trong giờ học
Bảng 2.4. Những nguyên nhân chính làm hạn chế nhận thức học tập của
HSDTTS
Bảng 2.5. Tình hình sử dụng PPDH trong dạy học Sinh học 11
Bảng 2.6. Tình hình sử dụng KH trong dạy học sinh học 11
Bảng 3.1. So sánh sinh trưởng và phát triển ở thực vật
Bảng 3.2. So sánh sự sinh trưởng giữa thực vật và động vật
Bảng 3.3. So sánh sinh trưởng sơ cấp, thứ cấp ở thực vật
Bảng 4.1. Tần suất điểm lần kiểm tra trước TN
Bảng 4.2. Tần suất điểm qua các lần kiểm tra trong TN
Bảng 4.3. Tần suất hội tụ tiến qua các lần kiểm tra trong TN
Bảng 4.4. So sánh kết quả TN và ĐC qua các lần kiểm tra trong TN
Bảng 4.5. Tần suất điểm qua các lần kiểm tra sau TN
Bảng 4.6. Tần suất hội tụ tiến qua các lần kiểm tra sau TN
Bảng 4.7. So sánh kết quả TN và ĐC qua các lần kiểm tra sau TN
Bảng 4.8. Kết quả quan sát thái độ, tâm lý HS trong tiết học của lớp TN
Bảng 4.9. Kết quả điều tra lớp TN, lớp ĐC sau tiết học bài 37
Bảng 4.10. Kết quả điều tra cuối đợt TN
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ về mối quan hệ tương tác giữa các thành tố trong dạy học
Hình 2.2. Sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp của thân cây gỗ
Hình 2.3. Êtilen và quả cà chua đang chín
Hình 2.4. Các giai đoạn phát triển không qua biến thái ở gà
Hình 2.5. Sơ đồ phát triển qua biến thái hoàn toàn ở bướm
Hình 2.6. Sơ đồ phát triển qua biến thái không hoàn toàn ở châu chấu
Hình 3.1. Sơ đồ grap về các kiểu phát triển ở động vật
Hình 3.2. Sơ đồ quy trình lập grap hoạt động
Hình 3.3. Grap các loai mô phân sinh
Hình 3.4. Sơ đồ các loại hoocmôn thực vật và các mối tương quan giữa chúng
Hình 3.5. Sơ đồ tác động của hoocmon sinh trưởng ở người
Hình 4.1. Biểu đồ tần suất tổng hợp điểm số của bài kiểm tra trước TN
Hình 4.2. Biểu đồ tần suất điểm số của 3 bài kiểm tra trong TN
Hình 4.3. Đồ thị biểu diễn đường tần suất hội tụ tiến tổng hợp của 3 bài kiểm tra
trong TN ở các lớp TN và các lớp ĐC
Hình 4.4. Biểu đồ tần suất điểm tổng hợp của 2 bài kiểm tra sau TN
Hình 4.5. Đồ thị biểu diễn đường tần suất hội tụ tiến 2 bài kiểm tra sau TN
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Thực hiện nhiệm vụ chính trị ghi trong văn kiện của Đảng Cộng
Sản Việt Nam và nội dung luật giáo dục 2005
Văn kiện Hội nghị lần thứ II BCHTW Đảng Cộng Sản Việt Nam khóa
VIII ngày 21/12/1996 qui định “Nhiệm vụ và mục tiêu phát triển giáo dục và
đào tạo đến năm 2020: Phát triển giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số và các
vùng khó khăn, phấn đấu giảm chênh lệch về phát triển giáo dục giữa các
vùng lãnh thổ [4].
Luật giáo dục (2005) tại khoản 2 - Điều 5 quy định “Yêu cầu về nội
dung, phương pháp giáo dục: phải phát huy tính tích cực, tự giác, làm chủ, có
tính tư duy, sáng tạo, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng
thực hành và ý chí vươn lên...” [27].
Khoản 2 điều 28 Luật giáo dục nêu rõ “ Phương pháp giáo dục phổ thông
phải phát huy tính tích cực tự giác, chủ động, sáng tạo; phù hợp với đặc điểm
từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc
theo nhóm, rèn luyên kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến
tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh” [27].
1.2. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phƣơng pháp dạy học ở trƣờng phổ thông
Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) ở trường phổ thông luôn là
nhiệm vụ thời sự, cấp bách, do sự đòi hỏi của thực tiễn giáo dục phổ thông
nhất là đối với việc thực hiện chương trình, SGK mới. Sau khi nội dung dạy
học bộ môn đã đổi mới thì nhiệm vụ nghiên cứu về phương pháp dạy học phù
hợp nội dung là công tác trung tâm của khoa học sư phạm ở nước ta [3], [20].
“Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010” do Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt đã nêu: cần “Đổi mới và hiện đại hoá phương pháp giáo dục.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9
Chuyển từ truyền đạt tri thức thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn
người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức; dạy cho người
học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách hệ thống và có tư
duy phân tích, tổng hợp; phát triển được năng lực của mỗi cá nhân; tăng
cường tính chủ động, tính tự chủ của học sinh (HS) [39].
1.3. Xuất phát từ những đòi hỏi thực tiễn đảm bảo chất lƣợng dạy
học đối với SGK sinh học 11 mới
Sinh học (SH) là ngành khoa học tự nhiên nghiên cứu về sự sống. Đối
tượng nghiên cứu của SH là thế giới sống. Nhiệm vụ của SH là tìm hiểu cấu
trúc, cơ chế và bản chất của hiện tượng, quá trình, quan hệ trong thế giới sống
và với môi trường, phát hiện những quy luật của thế giới sống, làm cơ sở cho
loài người nhận thức đúng và điều khiển được sự phát triển của sinh vật. Các
kiến thức đó có thể diễn đạt dưới dạng các vật tượng hình, tượng trưng như:
Tranh vẽ, ảnh chụp, mô hình, sơ đồ...về hình thái cấu tạo các cơ quan, hệ cơ
quan, quá trình sinh lý hóa sinh, các mối quan hệ giữa các hệ cơ quan, mối
quan hệ giữa cấu tạo và chức năng....
Trong quá trình dạy học SH việc sử dụng kênh hình đúng mức luôn tạo
sức hấp dẫn đối với học sinh. Nếu sử dụng thông tin dưới dạng hình ảnh, học
sinh sẽ rất thuận lợi trong lĩnh hội kiến thức, thực hiện các kỹ năng học tập
như phân tích, tổng hợp, mô hình hóa, hệ thống hoá, trừu tượng hóa, khái quát
hóa. Tuy nhiên dù cho các hình ảnh trong SGK được lựa chọn cẩn thận, màu
sắc hài hoà và phù hợp, nhưng học sinh không có các kĩ năng đọc và hiểu
chúng thì không thể đem lại hiệu quả sư phạm, làm cho các em nắm vững nội
dung kiến thức mà kênh hình trong dạy học SH nói chung và trong mỗi giáo
trình cụ thể có nhiều dạng bởi vậy cách đọc hiểu chúng là đa dạng.
Sinh học 11 giới thiệu nội dung kiến thức về cấp cơ thể của sinh giới đó
là SH cơ thể thực vật và động vật. Kiến thức SH11 củng cố, nối tiếp và phát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10
triển những kiến thức SH ở bậc THCS và lớp 10. SH6, SH7 chủ yếu đề cập
phân loại, đặc điểm hình thái và cấu tạo các cơ quan, hệ cơ quan của động vật,
thực vật. SH8 đề cập giải phẫu sinh lý người và vệ sinh, SH10 đề cập sinh học
ở mức tế bào, nghiên cứu cấu trúc và chức năng sống trong phạm vi tế bào
động vật, thực vật và vi sinh vật. SH11 đề cập các hoạt động sống, các quá
trình sinh học cơ bản ở mức cơ thể như chuyển hoá vật chất và năng lượng,
cảm ứng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, mối quan hệ phụ thuộc giữa các
quá trình SH ở mức cơ thể và mức tế bào, tác động của môi trường đến các
quá trình SH của cơ thể [9].
Nội dung dạy học SH được cấu trúc hoàn toàn mới so với chương trình
và SGK SH phổ thông hệ cải cách. Điều đó đòi hỏi người GV phải có phương
pháp dạy học SH 11 mới phù hợp với nội dung mới, trong đó có khâu sử dụng
hệ kênh hình không chỉ gồm những cái vốn được thể hiện trong SGK này mà
còn các loại bổ sung khác. Vấn đề là cần tìm tòi cách hướng dẫn HS sử dụng
hệ KH vốn có trong SGK mới, cũng như biết xây dựng một số dạng KH đơn
giản tự tạo để học tập tốt. Đây là một đòi hỏi rất cấp thiết của thực tiễn dạy
học thực hiện chương trình SGK mới. Đề tài nghiên cứu của chúng tôi nhằm
đạt tới mục tiêu đó.
1.4. Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý của học sinh ngƣời dân tộc
thiểu số
Rèn luyện cho HS các kĩ năng đọc, hiểu kênh hình có trong SGK mới
và biết xây dựng một số dạng dạng KH đơn giản tự tạo để nâng cao chất
lượng dạy học SH 11 là vấn đề mới đối với các đối tượng HS lớp 11 cả nước.
Nhưng với đặc thù HS người dân tộc thiểu số, đặc biệt đối với HS trường Văn
hoá I – Bộ công an thì cần phải giải quyết yêu cầu trên sao cho phù hợp đối tượng
HS luôn là mối quan tâm thôi thúc những GV đứng lớp chúng tôi. Bởi hiện nay
chưa có công trình nghiên cứu nào theo hướng này do vậy chúng tôi đã chọn đề
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11
tài: “Rèn luyện cho học sinh dân tộc thiểu số kĩ năng khai thác kênh hình
và tự xây dựng một số dạng kênh hình đơn giản góp phần nâng cao chất
lượng dạy học sinh học 11- Ban cơ bản”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn cùng với
cách tiến hành các biện pháp dạy học theo hướng rèn luyện cho học sinh dân tộc
thiểu số các kĩ năng cơ bản về sử dụng kênh hình trong SGK và tự xây dựng một
số dạng kênh hình đơn giản nhằm nâng cao chất lượng dạy học SH 11.
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học sinh học.
3.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Các biện pháp dạy học về sử dụng kênh hình trong dạy - học Sinh học.
4. Phạm vi Nghiên cứu
4.1. Sử dụng KH có trong SGK SH 11 (Vận dụng thực nghiệm thông qua ví
dụ các bài trong chương III: Sinh trưởng và phát triển – SH 11- Ban cơ bản).
4.2. Đối tượng khảo sát: Học sinh người dân tộc thiểu số lớp 11.
4.3. Địa điểm thực nghiệm sư phạm: Giảng dạy thực nghiệm một số giờ
ở Trường Văn hóa I – BCA và trường PT Vùng Cao Việt Bắc - Thái Nguyên.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu rèn luyện được cho HSNDTTS cấp THPT các kĩ năng sử dụng tốt
KH có trong SGK và biết cách tự xây dựng các dạng kênh hình đơn giản để
Chọn đối tượng khảo sát này và SGK ban cơ bản vì gắn với nhiệm vụ dạy học tại
trường chúng tôi toàn là HS các dân tộc thiểu số, chỉ học ban cơ bản.
Xin người đọc lưu ý giúp, trong các đề mục của luận văn, khi đề cập đến đối tượng HS
tức là chúng tôi đã nhắc đến HSNDTTS để câu bớt dài và nặng nề.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12
học tập thì sẽ làm cho các em tăng thêm lòng say mê, tự tin trong học tập và
quan trọng là có tác dụng nâng cao chất lượng học tập bộ môn.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Phân tích hệ kênh hình có trong SGK SH 11- ban cơ bản về mặt ý
nghĩa hình thành các kiến thức khoa học, củng cố và vận dụng kiến thức
trong cả quá trình dạy học SH (giới hạn trong chương III - Sinh trưởng và
phát triển).
6.2. Xác lập các kĩ năng từ đó tiến hành các biện pháp rèn luyện cho HS
hình thành các kĩ năng đó, bao gồm các dạng như sau:
a. Kĩ năng đọc, hiểu kênh hình có trong SGK SH 11- ban cơ bản.
b. Kĩ năng tự xây dựng một số dạng KH đơn giản gắn liền với nội dung
SGK SH 11.
6.3. Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính hợp lí và tính
khả thi của các đề xuất theo đề tài.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Sử dụng một cách hợp lý, cần thiết hệ thống các phương pháp sau:
7.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu các tài liệu, văn bản liên quan đến đề tài để tổng quan về tình
hình nghiên cứu và sử dụng các phương pháp tư duy logic để xây dựng cơ sở
lý thuyết của việc sử dụng và thiết kế kênh hình trong dạy học Sinh học.
7.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
Sử dụng các phiếu điều tra xã hội học kết hợp với phương pháp đối thoại
với HS và GV để tìm hiểu thực trạng về vấn đề kĩ năng sử dụng kênh hình của
thầy và trò.
Tìm hiểu các kinh nghiệm thực tiễn dạy học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13
7.3. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm
Thực nghiệm sư phạm ở trường Văn Hoá I, trường PT Vùng Cao Việt
Bắc tỉnh Thái Nguyên nhằm kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề tài.
Thời gian làm thực nghiệm: Từ 10/2008 đến 5/2009.
7.4. Phƣơng pháp thống kê toán học
Các số liệu trong thực nghiệm sư phạm được xử lý bằng thống kê toán
học để xác định các tham số đặc trưng.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn được trình
bày trong 4 chương:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu sử dụng kênh hình trong dạy
học nói chung và dạy học SH nói riêng.
Chƣơng 2: Cở sở khoa học và thực tiễn của việc sử dụng kênh hình và
rèn luyện cho HSDTTS một số kĩ năng khai thác kênh hình trong SGK Sinh
học 11.
Chƣơng 3: Quy trình rèn luyện cho HSDTTS kĩ năng tự xây dựng một
số dạng kênh hình đơn giản trong dạy học Sinh học 11
Chƣơng 4: Thực nghiệm sư phạm.
9. Những đóng góp mới của luận văn
9.1. Phân tích hệ kênh hình có trong SGK SH 11- ban cơ bản (Vận dụng
cụ thể trong chương III - Sinh trưởng và phát triển).
9.2. Xác lập kĩ năng khai thác kênh hình trong SGKSH 11 và cách
hướng dẫn cho HSNDTTS hình thành các kĩ năng đó.
9.3. Xác lập các kĩ năng tự xây dựng một số dạng KH đơn giản và cách
hướng dẫn HSNDTTS biết xây dựng các dạng trên để học tốt môn SH 11 (ban
cơ bản).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC NÓI CHUNG VÀ
DẠY HỌC SINH HỌC NÓI RIÊNG
Trong dạy học, các phương tiện dạy học được GV sử dụng để minh họa
một vài phần của giáo trình, giáo án hoặc một buổi thuyết trình. Ví dụ như:
Bảng biểu treo lên tường, phim, tranh ảnh,...PTDH theo nghĩa hẹp là toàn bộ
những trang thiết bị, đồ dùng, dụng cụ phục vụ việc giảng dạy và học tập.
Trong thời đaị công nghệ thông tin việc ứng dụng những thành tựu công nghệ
này