Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã đi qua để lại dấu ấn không thể phai
mờ trong tâm hồn dân tộc. Đó là điểm hội tụ muôn triệu tấm lòng yêu nước, là môi trường thử
thách tinh thần chiến đấu ngoan cường bất khuất của dân tộc ta. Đó cũng là nguồn cảm hứng
lổn thu hút mọi nguồn nội lực của dân tộc. Trong “những năm đất nước có chung một tâm
hồn, có chung một khuôn mặt” ấy đã có biết bao nhiêu nghệ sĩ lên đường theo tiếng gọi thiêng
liêng của tổ quốc. Họ không chỉ cầm bút mà còn trực tiếp cầm vũ khí chiến đấu. Nhiều người
trong số họ đã hy sinh trong tư thế người chiến sĩ: Thâm Tâm, Nam Cao, Trần Đăng, Lê Anh
Xuân, Nguyễn Thi. Sáng tác của họ đã làm nên một nền văn nghệ “xứng đáng đứng vào
hàng ngũ tiên phong của những nền văn học nghệ thuật chống đế quốc trong thời đại ngày
nay”.
Đứng chung trong đội ngũ những nhà thơ - chiến sĩ, Quang Dũng hiện lên như một
gương mặt riêng, một điểm nhấn của thơ chống Pháp. Có thể nói Quang Dũng là một trong số
những cây bút tiêu biểu có vị trí quan trọng trong nền thơ hiện đại những năm chống Pháp.
Việc tìm hiểu, nghiên cứu thế giới nghệ thuật thơ Quang Dũng là một việc làm cần thiết
133 trang |
Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 3197 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thế giới nghệ thuật thơ Quang Dũng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN QUANG MINH
THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT
THƠ QUANG DŨNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2007
3
LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành công trình này, trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn đến quí thầy cô phòng Khoa
học công nghệ Sau đại học, các thầy cô Khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí
Minh đã giảng dạy tôi trong suốt thời gian học tập vừa qua.
Tôi xin gửi lời tri ân đến gia đình, người thân, bạn bè và BGH Trường Trung học Kỹ
thuật công nghiệp Đồng Nai đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi học tập.
Cuối cùng, tôi vô cùng cảm ơn và kính yêu thầy hướng dẫn - TS Nguyễn Hoài Thanh,
người đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Kính chúc thầy và gia
đình thật nhiều sức khỏe và hạnh phúc.
4
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 3
MỤC LỤC .................................................................................................................... 4
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 6
1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................................. 6
2. Giới hạn đề tài ................................................................................................................. 7
3. Lịch sử vấn đề ................................................................................................................. 9
4. Phương phấp nghiên cứu ............................................................................................. 20
5. Đóng góp của luận văn ................................................................................................. 21
6. Kết cấu của luận văn .................................................................................................... 21
CHƯƠNG 1: CÁI TÔI TRỮ TÌNH ......................................................................... 22
1.1. Cái tôi lãng mạn ......................................................................................................... 22
1.2. Cái tôi bình dị và hào hoa ......................................................................................... 30
1.3. Cái tôi lãng du, yêu tự do và tuổi trẻ ....................................................................... 34
CHƯƠNG 2: HÌNH TƯỢNG ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI ............................ 39
2.1. Hình tượng quê hương, đất nước ............................................................................. 39
2.1.1. Hình tượng đất nước trong chiến tranh với khí thế lên đường ............................. 40
2.1.2. Hình tượng thiên nhiên đất nước hùng vĩ và diễm lệ ........................................... 47
2.1.3. Hình tượng quê hương tươi đẹp, gợi thương, gợi nhớ .......................................... 54
2.2. Hình tượng con người ............................................................................................... 61
2.2.1. Tượng đài bất tử về người lính vô danh ............................................................... 61
2.2.2. Con người trong tình yêu với vẻ đẹp tâm hồn ...................................................... 69
2.2.3. Hình tượng những con người đáng thương .......................................................... 73
CHƯƠNG 3: THỂ THƠ, NGÔN TỪ VÀ GIỌNG ĐIỆU ..................................... 78
3.1. Đặc điểm sử dụng thể thơ ......................................................................................... 78
3.1.1. Sử dụng linh hoạt các thể thơ và đóng góp ở thể bảy tiếng .................................. 78
3.1.2. Tính chất tự do hóa của thể thơ ............................................................................ 84
3.1.3. Sử dụng thủ pháp ngắt dòng và thủ pháp tạo điểm dừng ..................................... 89
3.1.4. Sự sáng tạo các yếu tố thanh điệu, vần và nhịp .................................................... 92
3.2. Đặc điểm sử dụng ngôn từ ........................................................................................ 95
3.2.1. Sử dụng thành công biện pháp tu từ trùng điệp .................................................... 95
3.2.2. Cách dùng động từ, từ cảm thán, từ gọi đáp, từ để hỏi ......................................... 97
3.2.3. Ngôn từ thơ Quang Dũng giàu chất kí ................................................................ 100
5
3.3. Giọng điệu thơ Quang Dũng ................................................................................... 102
3.3.1. Giọng hào hùng, tráng chí ................................................................................... 102
3.3.2. Giọng bâng khuâng, mơ hồ, phiêu diêu .............................................................. 105
3.3.3. Giọng buồn thương ............................................................................................. 107
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 115
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 122
6
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã đi qua để lại dấu ấn không thể phai
mờ trong tâm hồn dân tộc. Đó là điểm hội tụ muôn triệu tấm lòng yêu nước, là môi trường thử
thách tinh thần chiến đấu ngoan cường bất khuất của dân tộc ta. Đó cũng là nguồn cảm hứng
lổn thu hút mọi nguồn nội lực của dân tộc. Trong “những năm đất nước có chung một tâm
hồn, có chung một khuôn mặt” ấy đã có biết bao nhiêu nghệ sĩ lên đường theo tiếng gọi thiêng
liêng của tổ quốc. Họ không chỉ cầm bút mà còn trực tiếp cầm vũ khí chiến đấu. Nhiều người
trong số họ đã hy sinh trong tư thế người chiến sĩ: Thâm Tâm, Nam Cao, Trần Đăng, Lê Anh
Xuân, Nguyễn Thi... Sáng tác của họ đã làm nên một nền văn nghệ “xứng đáng đứng vào
hàng ngũ tiên phong của những nền văn học nghệ thuật chống đế quốc trong thời đại ngày
nay”.
Đứng chung trong đội ngũ những nhà thơ - chiến sĩ, Quang Dũng hiện lên như một
gương mặt riêng, một điểm nhấn của thơ chống Pháp. Có thể nói Quang Dũng là một trong số
những cây bút tiêu biểu có vị trí quan trọng trong nền thơ hiện đại những năm chống Pháp.
Việc tìm hiểu, nghiên cứu thế giới nghệ thuật thơ Quang Dũng là một việc làm cần thiết.
Trong tiến trình thơ Việt Nam hiện đại Quang Dũng là một hiện tượng đặc biệt. Ông nổi
tiếng từ rất sớm với những thi phẩm tuyệt tác: Tây Tiến, Mắt người Sơn Tây, Đôi bờ... Riêng
đối với Tây Tiến, tác phẩm đã thành khúc tráng ca của những người lính hào hoa, lãng mạn,
sẵn lòng hiến cuộc đời cho tổ quốc.
Thế nhưng số phận của những bài thơ ấy cũng thăng trầm như chính cuộc đời của nhà
thơ. Một thời gian dài sau đó, do hạn chế của cái nhìn thời đại, các sáng tác của Quang Dũng
đã phải nhận những ý kiến áp đặt. Nhiều người ngại khi nói về Quang Dũng. Bản thân nhà thơ
cũng đã nhiều lần từ chối những lời mời đến nhà trường đọc thơ và nói chuyện về Tây
Tiến. Sáng tác của Quang Dũng bị lãng quên trên sách báo nhưng không lúc nào rời khỏi bộ
nhớ của biết bao thế hệ người đọc.
Cho đến thời gian gần đây, vấn đề thơ Quang Dũng đang được nhìn nhận lại. Đã có
nhiều nhà phê bình, nghiên cứu đánh giá cao sáng tác của Quang Dũng như một điểm sáng
của thơ kháng chiến chống Pháp (Lưu Khánh Thơ, Trần Mạnh Hảo). Cuộc thi bình thơ của tạp
chí Kiến thức ngày nay cũng thu hút khá nhiều bài viết về Tây Tiến. Nhiều người không ngần
7
ngại tôn vinh Quang Dũng lên vị trí hàng đầu của nền thơ kháng chiến nói riêng và nền thơ thế
kỉ XX nói chung.
Vấn đề đặt ra là chúng ta phải làm sao có những đánh giá xác đáng những đóng góp của
Quang Dũng trong lĩnh vực thơ ca cũng như trả lại cho nhà thơ vị trí đứng đắn trong tiến trình
thơ Việt Nam hiện đại.
Hiện nay bài thơ Tây Tiến đã được đưa vào giảng dạy trong sách giáo khoa lớp 12 phổ
thông như một phần khẳng định tài năng và đóng góp của Quang Dũng. Cũng chính tác phẩm
này được khắc ghi trên đài tưởng niệm các liệt sĩ Tây Tiến ở Châu Trang (Hòa Bình). Dù vậy,
cho tới nay vẫn chưa có một công trình nào chuyên sâu về thơ Quang Dũng mà chỉ có những
nhận xét đánh giá về thơ Quang Dũng rải rác xuất hiện ở các bài báo, tạp chí phê bình. Cho
nên, đối với một nhà thơ tài năng, tâm huyết như Quang Dũng, chúng ta cần tiếp tục nghiên
cứu một cách toàn diện, có hệ thống, dựa trên những cơ sở lí luận chặt chẽ.
Vì thế chúng tôi chọn đề tài Thế giới nghệ thuật thơ Quang Dũng với mong muốn góp
phần làm rõ những đặc sắc của thơ Quang Dũng trên cơ sở lí luận về thơ trữ tình, khẳng định
lại vị trí của Quang Dũng trên tiến trình thơ Việt Nam hiện đại, góp phần cảm thụ và giảng dạy
tốt hơn thơ Quang Dũng trong nhà trường phổ thông.
2. Giới hạn đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu
Thơ ca được coi là “tấm gương khúc xạ tâm hồn con người” nên nó có giá trị to lớn
trong việc phản ánh hiện thực thời đại, khám phá đời sống tinh thần con người. Nhưng trong
thực tế của đời sống văn học, ta thường thấy hiện tượng này: hầu như không có nhà thơ nào có
khả năng khái quát toàn bộ thời đại mình trong tất cả chiều kích không gian và thời gian.
Thường thì các nhà thơ dù lớn đến đâu cũng chỉ có một vùng đề tài ưa thích nhất và ông ta chỉ
có thể viết hay về những đề tài ấy mà thôi. Bước ra khỏi hệ thống đề tài ấy, ngòi bút nhà thơ
trở nên xơ cứng, tác phẩm trở nên nhạt nhẽo, thiếu sức sống. Mỗi đề tài lại gắn với một hệ
thống không gian, thời gian riêng, đòi hỏi một kiểu hình tượng, nhân vật riêng cùng với các
phương thức diễn đạt riêng như ngôn từ, thể loại, giọng điệu... Khi những yếu tố đó trong sáng
tác của một nhà thơ được tập hợp lại thành một thể thống nhất, có tính chỉnh thể, có cấu trúc
nội tại theo những nguyên tắc chung, thì chúng tạo thành thế giới nghệ thuật của cá nhân nhà
thơ. “Thế giới nghệ thuật là khái niệm chỉ tính chỉnh thể của sáng tác nghệ thuật (một tác
8
phẩm, một loại hình tác phẩm, sáng tác của tác giả, một trào lưu). Thế giới nghệ thuật nhấn
mạnh rằng sáng tác nghệ thuật là một thế giới riêng được tạo ra theo các nguyên tắc tư
tưởng, khác với thế giới thực tại vật chất, hay thế giới tâm lí của con người, mặc dù nó phản
ánh các thế giới ấy” [31, tr. 352].
Như thế, thế giới nghệ thuật không đơn thuần là vấn đề hình thức mà trong tính chỉnh thể
của nó, hình thức thẩm mĩ đó luôn được thẩm thấu, chuyển hóa vào một nội dung thích hợp.
Thông qua thế giới nghệ thuật của một nhà thơ ta có thể phân biệt được chỗ sâu sắc, tư tưởng
nghệ thuật độc đáo của nhà thơ ấy với nhà thơ khác.
Với quan niệm như thế, chúng tôi đi vào khám phá thế giới nghệ thuật thơ Quang Dũng
qua các mặt: cái tôi trữ tình (cái tôi lãng mạn cách mạng, cái tôi bình dị và hào hoa, cái tôi lãng
du, yêu tự do và tuổi trẻ), hình tượng đất nước và con người, giọng điệu, ngôn ngữ và thể loại,
lấy đó làm cơ sở để đánh giá những cách tân về mặt nghệ thuật trong thơ Quang Dũng. Qua
việc khám phá thế giới nghệ thuật thơ Quang Dũng cũng góp phần khẳng định vị trí của
Quang Dũng trong thơ ca kháng chiến chống Pháp cũng như trong toàn bộ thơ ca Việt Nam
hiện đại.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tất cả các bài thơ của Quang Dũng từ khi ông bắt
đầu sáng tác với tác phẩm đầu tay Chiêu Quân (1937) cho đến khi ông mất. Thơ Quang Dũng
chủ yếu được in trên các tập Mây đầu ô (Nxb Tác phẩm mới, 1986) và các tập Quang Dũng -
Tác phẩm chọn lọc (98), Tuyển tập Quang Dũng (96). Ở ba tập thơ này, chúng tôi thống kê
được 45 bài. Chúng tôi tìm được hai bài thơ khác trên các tư liệu báo chí và mạng internet
là Giấc mơ của Bạch (Nguyễn Bao sưu tầm, báo Văn nghệ tháng 12 năm 1991) và Nhà
mới (Nguyễn Huy Thông sưu tầm trên mạng đăng ngày 15.07.2005).
Người viết cho rằng đây là những tư liệu đáng tin cậy nên hai bài thơ trên được đưa vào đối
tượng nghiên cứu của luận văn.
Ngoài ra, trên tạp chí Thời tập, số 20, ra ngày 14.02.1975 chúng tôi cũng tìm được sáu
bài thơ khác “chưa từng phổ biến” của Quang Dũng là Buồn êm ấm, Mưa, Suối tóc, Đêm Việt
Trì, Khúc Chiêu Quân và Tiễn bạn (xem phụ lục). Trong số đó, Khúc Chiêu Quân được in
trong Tuyển tập Quang Dũng với tựa đề Chiêu Quân, năm bài còn lại đều không thấy xuất
hiện trên các tư liệu về Quang Dũng. Tuy nhiên vì đây là tài liệu trong nền văn nghệ miền
9
Nam trước năm 1975 và cũng do điều kiện thời gian có hạn, chúng tôi chỉ đưa vào phụ lục để
người đọc có điều kiện tìm hiểu thêm.
Tập hợp lại, chúng tôi có 47 bài thơ Quang Dũng. Đó là con số ít ỏi đối với một đời thơ
dày dặn và có chỗ đứng riêng như Quang Dũng. Nhưng nó cũng đủ để làm nên một Quang
Dũng với phong cách độc đáo, một giọng điệu không thể nhầm lẫn với các nhà thơ cùng thời.
3. Lịch sử vấn đề
Quang Dũng có những sáng tác từ trước năm 1945, nhưng chỉ đến năm 1948 ông
mới “thành công đến kì quái” (Trần Mạnh Hảo) ở bài thơ Tây Tiến. Đó cũng là lúc ông thực
sự được giới nghiên cứu phê bình văn nghệ chú ý tới. Từ đó đến nay, đã có hàng chục bài viết
về hiện tượng thơ Quang Dũng, trong đó có nhiều cây bút tên tuổi, có uy tín như Xuân Diệu,
Hoài Thanh, Vân Long, Trần Lê Văn, Mai Hương, Lưu Khánh Thơ, Hoài Việt... Ngoài ra
không thể không kể đến những bài viết của các cây bút trong văn nghệ miền Nam trước năm
1975 như Viên Linh, Viễn Di, Lê Hoàn Tân, Vũ Bằng, Xuân Vũ, Trần Hoài Thư... Những
đánh giá về thơ Quang Dũng cũng phong phú, phức tạp và trải qua nhiều bước thăng trầm như
chính cuộc đời nhà thơ vậy.
Nhà nghiên cứu Hoài Thanh trong Nói chuyện thơ kháng chiến (1951) đã dành hẳn 40
dòng để viết về bốn câu thơ trong bài Tây Tiến. Ông cho rằng bài thơ tiêu biểu “mộng anh
hùng” rất lạc lõng trong thời đại mới: “Một trong những chỗ ẩn náu quen thuộc của ta trong
thời còn vào dĩ vãng là cái mộng anh hùng (...)Một chiến sĩ trong đoàn quân Tây Tiến viết:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Nhất định là anh chiến sĩ Tây Tiến đã nhìn bạn mình qua một bức màn mộng ảo. Sự thực
đơn giản hơn nhiều (...) Anh bộ độ, anh du kích, anh dân quân, anh cán bộ hàng vạn hàng
triệu người đang chiến đấu cho nền độc lập của quốc gia anh hùng một cách rất đời thường,
rất đơn giản, làm gì có vẻ ghê rợn như trong mấy câu thơ trên này” [85, tr. 235]. Dẫn lại lời
của Tố Hữu, Hoài Thanh gọi đó là: “Bệnh yêng hùng theo giọng hát tuồng cổ miền
trong” [85, tr. 235]. Và hình ảnh như thế “nhất định không phải là hình ảnh chân thật của
cuộc kháng chiến Việt Nam” [85, tr. 243]. Bởi vì những bài thơ như Tây Tiến của Quang
10
Dũng “đều bắt nguồn trong một mối chung tức là con người cá nhân, trong cái tôi lẻ loi, nhỏ
bé của con người tư sản, tiểu tư sản cũ” [85, tr. 244].
Nhà thơ Xuân Diệu có lẽ là người “đặt vấn đề” về thơ Quang Dũng sớm nhất. Trong bài
viết Tiếng thơ (Tạp chí Văn nghệ, số 11 - 12, tháng 4.1949), ông đã dành 33 dòng viết về Tây
Tiến. Đồng tình với những ý kiến cho rằng thơ Quang Dũng tiêu biểu cho chất “tiểu tư
sản”, Xuân Diệu viết: “Bài thơ phiêu lưu tài tử, anh hùng cá nhân; con người ở trong này
khiếp sợ trước thiên nhiên, dao động trước gian khổ, sợ cây rừng, sợ hổ, sợ thác núi, sợ ốm
đau, sợ chết,...” Bên cạnh đó, Xuân Diệu đã có những phát hiện quan trọng về giọng điệu
của Tây Tiến. Ông nhận định: “Bài thơ hơi buồn, có đoạn buồn lắm, tứ thơ không mới, có
những câu văn hoa. Nhưng toàn bài rung rung như dây đồng. Đọc lên, trong miệng còn ngân
âm nhạc”. Ở một đoạn khác, nhà thơ Xuân Diệu khẳng định: “Bài thơ chỗ thì đẹp, chỗ thì
ghê, man rợ rồi lại êm ái; đoạn sau cũng đầy tiếng từ ly. Những tên đất Sài Khao, Mường Lát,
Pha Luông ngân đọng. Đến cái tên Sầm Nứa thì câu thơ buồn quá mà hay quá. Hồn đây là
tâm hồn người sống nghĩ chuyện bên Lào” [19, tr. 4].
Nhìn chung các ý kiến bàn về thơ Quang Dũng trong giai đoạn này đều thiên về phê
phán tính chất “tiểu tư sản”, “mộng anh hùng” trong thơ Quang Dũng. Bài thơ Tây Tiến trở
thành tiêu biểu cho cái “buồn rớt”, “mộng rớt” (Hoài Thanh), đã có từ thời Thơ mới. Đó là
điều dễ hiểu bởi vì trong thời kì đầu của cuộc vệ quốc vĩ đại, Đảng yêu cầu văn nghệ sĩ phải
biết “hướng về đại chúng” với yêu cầu về một mô hình thuần nhất cái tôi trữ tình, nhằm nói
lên tiếng nói chung của cộng đồng, thể hiện tinh thần chung của thời đại cho nên Tây Tiến và
những bài thơ xa lạ với dòng chủ lưu khác đều khó lòng được thừa nhận. Sự lệch hệ chuẩn
thẩm mỹ đã làm nên số phận bất thường của bài thơ cũng như của tác giả của nó. Cái nhìn ấy
đối với thơ Quang Dũng cũng như đối với một số hiện tượng tìm tòi khác trong thơ hồi đầu
kháng chiến (Nguyễn Đình Thi, Hữu Loan, Hoàng Cầm, Chính Hữu) là một điều đáng tiếc,
nhưng cũng không lạ và có thể nói mang tính tất yếu.
Điều đặc biệt là sau một thời gian dài phải hứng chịu những ý kiến khắt khe, thơ Quang
Dũng lại trở nên khá nổi tiếng trong giới phê bình văn nghệ miền Nam trước năm 1975. Chỉ
tính riêng tạp chí Thời tập xuất bản tại Sài Gòn ngày 14.02.1975 đã có hàng chục bài viết về
Quang Dũng. Tên tuổi của tác giả Tây Tiến còn xuất hiện trong các bài viết của nhà văn Vũ
Bằng như Tất cả sự thật về nhà thơ Trần Quang Dũng, Thương nhớ mười hai, trong tập Hồi
kí của nhạc sĩ Phạm Duy (chương 13 và 30).
11
Trong bài phỏng vấn Tất cả sự thật về nhà thơ Trần Quang Dũng, nhà văn Vũ Bằng đã
ghi lại tất cả những gì đẹp đẽ nhất về nhà thơ Tây Tiến: “Trần Quang Dũng thuộc vào cái
hạng nghệ sĩ đa tài như Văn Cao vậy. Anh chơi Hamonica, gầy Guitare hawaienne, đánh đàn
cò “không chê được”(...). Quang Dũng hát cải cách, cải lương hay, nhưng cái đó chưa trội
bằng cái tài ngâm thơ độc đáo của anh” [5, tr. 114]. “Quang Dũng là một người rất yêu đời
mà lại nghịch ngợm, nhưng nghịch ngợm một cách duyên dáng ý nhị. Có thấy anh nghịch
ngợm, đùa cợt, anh em mới biết tại sao Quang Dũng đi đến đâu trò chuyện người ta mê anh
đến đấy”. “Anh yêu đời và yêu tất cả mọi người, nhất là các anh em văn nghệ, không kì thị bất
cứ ai” [5, tr. 116].
Những nét đặc sắc của thơ ca Quang Dũng đã bước đầu được các nhà nghiên cứu tìm tòi,
đánh giá. Trong bài viết Quang Dũng - Mắt trừng gửi mộng qua biên giới, Viên Linh khẳng
định: “Ông trở thành nhà thơ kháng chiến nổi bật, một nhà thơ đặc biệt có tiếng bởi sự truyền
khẩu, bởi những bài thơ chép tay và chưa từng có thi tập nào được xuất bản. Thơ ông vừa hào
hùng, vừa lãng mạn, thông minh và hào hoa, lại rất giản dị và thật” [50, tr. 8]. Lê Hoàn Tân
viết: “Quang Dũng là nghệ sĩ say mê cái đẹp, có trái tim nhạy cảm, biết rung động một cách
tinh tế trước vẻ đẹp của thiên nhiên và tình người. Đó là một thi sĩ mang cốt cách lãng tử
nhưng lại rất chân thật, giản dự. Viễn Di cũng cho rằng: “Nói đến Quang Dũng, người ta
nghĩ ngay đến những chiến tướng với tài làm thơ trên yên ngựa. Người ta phải cảm nhận
không khí thâm u của núi rừng. Người lính chiến cô độc đi theo tiếng gọi núi sông. Nhưng một
mặt khác bàng bạc khắp thơ ông là nỗi nhớ khôn khuây. Người từ giã ra đi nhưng còn trong
tâm tư một tình thương đầy ắp” [50, tr. 56].
Như thế, cuộc đời và thơ ca Quang Dũng đã được nghiên cứu khá kĩ và khá “sâu” trong
văn nghệ miền Nam. (Chẳng hạn có tác giả gọi Quang Dũng là Trần Quang Dũng. Điều này
khá xa lạ với người nghiên cứu miền Bắc. Tuy nhiên, đọc kĩ lại những tác phẩm của Quang
Dũng, ta thấy tập kí sự “Đoàn võ trang tuyên truyền biên khu Lào - Việt” [100; 85], tác giả
lấy bút danh Trần Quang Dũng. Như vậy, cách gọi Trần Quang Dũng của người nghiên cứu
trong văn nghệ miền Nam không phải là không có cơ sở). Những đặc điểm quan trọng của thơ
Quang Dũng cũng đã bước đầu được làm rõ. Nhiều tác giả đã chỉ ra được ở nhà thơ một con
người hồn