Trong giai đoạn 1930 - 1945, xã hội Việt Nam có nhiều chuyển biến
sâu sắc. Sự gặp gỡ của văn minh Phương Tây sự tiếp thu mạnh mẽ và rộng rãi
những tinh hoa văn hoá thế giới đã thúc đẩy văn học Việt Nam bứt ra khỏi hệ
hình trung đại trì trệ, để tiến hành công cuộc hiện đại hoá với sự tăng tốc đặc
biệt. Văn học Việt Nam thay đổi từ diện mạo tới nội dung, hàng loạt những
thể tài, thể loại mới hình thành và phát triển, một đội ngũ đông đảo các nhà
văn sung sức tung hoành trên khắp mọi lĩnh vực văn chương. Một trong
những đại diện xuất sắc của đội ngũ này là Thế Lữ.
Thế Lữ thuộc số ít những nghệ sĩ đa tài của nền văn học nghệ thuật trước
cách mạng. Là "khởi điểm của những khởi điểm", ông không chỉ là người mở
đầu cho phong trào Thơ mới, mà còn là người khai phá nền kịch nói Việt Nam,
là cây bút đầu tiên của một vài thể loại văn xuôi nghệ thuật như tiểu thuyết
trinh thám, truyện đường rừng, truyện kinh dị, truyện khoa học,. ở những lĩnh
vực văn chương này ông luôn bộc lộ đầy đủ cốt cách của người đi "tiên phong"
với những thể nghiệm mới mẻ trên cả bình diện nội dung lẫn hình thức.
Mặc dù đã có rất nhiều công trình, bài viết về sự nghiệp văn chương
của Thế Lữ, chúng tôi vẫn mong muốn tìm hướng tiếp cận mới đối với sáng
tác của ông ngõ hầu nhìn nhận rõ hơn những điểm sáng mới trong thế giới
nghệ thuật phong phú của nhà văn tài ba này. Đặt sáng tác của ông trong sự
phát triển nhanh chóng của văn học Việt Nam ba thập niên đầu thế kỷ XX,
trong sự phát triển đa dạng của thể loại và thể tài văn học, trong sự tìm kiếm
nghệ thuật rốt ráo, so sánh với các sáng tác của các nhà văn, cách tân cùng
thời, chúng tôi muốn tìm hiểu sâu sắc hơn những thành tựu nghệ thuật của
ông, từ đó nhằm khẳng định vị trí, vai trò đóng góp của ông trong công cuộc
hiện đại hoá văn học dân tộc.
141 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2708 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thế lữ với tiến trình văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
-------------------------------
NGUYỄN THỊ VÂN ANH
THẾ LỮ VỚI TIẾN TRÌNH VĂN HỌC VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 1930 - 1945
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
THÁI NGUYÊN - 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
-------------------------------
NGUYỄN THỊ VÂN ANH
THẾ LỮ VỚI TIẾN TRÌNH VĂN HỌC VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 1930 - 1945
Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 60.22.34
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. PHAN TRỌNG THƯỞNG
THÁI NGUYÊN - 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Sư phạm
Thái Nguyên, Khoa Sau đại học, Khoa Ngữ văn, các thầy cô giáo đã tạo điều
kiện giúp đỡ tôi trong suốt khoá học.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn PSG.TS. Phan Trọng
Thưởng người thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học
tập và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái
Nguyên, Trường THPT Trại Cau - Đồng Hỷ - Thái Nguyên đã tạo điều kiện
và nhiệt tình giúp đỡ tôi về mọi mặt trong suốt thời gian học tập và hoàn
thành luận văn.
Tôi xin tỏ lòng biết ơn chân thành tới bạn bè và gia đình những người
đã động viên, khích lệ tôi để hoàn thành tốt luận văn.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2008
HỌC VIÊN CAO HỌC
NGUYỄN THỊ VÂN ANH
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................... 2
2.1. Về thơ ................................................................................................. 2
2.1.1. Trước cách mạng ......................................................................... 2
2.2.2. Sau cách mạng............................................................................. 4
2.2. Về văn xuôi ........................................................................................ 7
3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 10
4. Đóng góp mới của Luận văn ................................................................... 10
5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 10
6. Cấu trúc luận văn .................................................................................... 11
Chương 1. SỰ XUẤT HIỆN CỦA THẾ LỮ TRONG BỐI CẢNH VĂN
HỌC VIỆT NAM THỜI KỲ 30 - 45 ............................ 12
1.1. Bối cảnh văn hoá, xã hội Việt Nam thời kỳ 1930 - 1945 .................... 12
1.1.1. Vài nét về tình hình chính trị - văn hoá - xã hội ........................... 12
1.1.2. Sự nở rộ và phát triển các khuynh hướng, nhóm phái văn học .... 15
1.1.3. Sự xuất hiện một thế hệ nhà văn, nhà thơ tài năng và sự hoàn thiện
về thể loại ....................................................................................... 17
1.2. Vị trí vai trò của Thế Lữ trong sự hình thành và phát triển của một số
thể loại văn học mới............................................................................ 20
1.2.1. Cuộc đấu tranh giữa thơ mới và thơ cũ ......................................... 22
1.2.2. Sự xuất hiện của Thế Lữ ................................................................ 25
Chương 2. NHỮNG PHẨM CHẤT CÁCH TÂN TRONG THƠ THẾ LỮ ... 30
2.1. Quan điểm nghệ thuật của Thế Lữ - Một bước tiến so với quan điểm
nghệ thuật của văn học trung đại ......................................................... 30
2.1.1. Khái quát quan điểm nghệ thuật văn học trung đại ...................... 30
2.1.2. Quan niệm nghệ thuật của Thế Lữ ................................................ 33
2.2. Những cách tân về hình thức và nội dung nghệ thuật .......................... 39
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
2.2.1. Thế Lữ - Một sự đổi mới về cảm hứng sáng tạo ........................... 39
2.2.1.1. Thiên nhiên............................................................................. 39
2.2.1.2. Tình yêu ................................................................................. 45
2.2.1.3. Cõi tiên ................................................................................... 50
2.2.2. Cách tân về hình thức (hình thức biểu hiện) ................................. 59
2.2.2.1. Đổi mới cấu trúc câu thơ ........................................................ 60
2.2.2.2. Phong phú về thể thơ .............................................................. 67
2.2.2.3. Nghệ thuật xây dựng hình ảnh bằng chất liệu hội hoạ ........... 70
2.2.2.4. Tài hoa trong nghệ thuật diễn tả âm thanh ............................. 74
2.2.2.5. Nhạc điệu trong thơ Thế Lữ ................................................... 76
2.3. Tiểu kết ............................................................................................. 79
Chương 3. THẾ LỮ VỚI NHỮNG ĐÓNG GÓP VỀ VĂN XUÔI
NGHỆ THUẬT ............................................................ 81
3.1. Thế Lữ với thể loại văn xuôi mới ........................................................ 81
3.2. Truyện trinh thám ................................................................................. 84
3.2.1. Nguồn gốc truyện trinh thám ........................................................ 84
3.2.2. Thế Lữ với thể loại truyện trinh thám ở Việt Nam ....................... 85
3.2.2.1. Cốt truyện ............................................................................... 85
3.2.2.2. Nhân vật ................................................................................. 90
2.2.2.3. Cách giải mã độc đáo trong truyện trinh thám của Thế Lữ ... 93
3.3. Truyện kinh dị ................................................................................... 100
3.3.1. Truyện kinh dị tiếp nối dòng truyện truyền kỳ ........................... 100
3.3.2. Sự khác biệt giữa truyện kinh dị của Thế Lữ và truyện truyền kỳ .....101
3.3.2.1. Nghệ thuật kể chuyện ........................................................... 104
3.3.2.2. Nghệ thuật tả ........................................................................ 108
3.3.2.3. Cách giải thích khoa học trong truyện kinh dị của Thế Lữ . 116
PHẦN KẾT LUẬN ..................................................................................... 130
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 133
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong giai đoạn 1930 - 1945, xã hội Việt Nam có nhiều chuyển biến
sâu sắc. Sự gặp gỡ của văn minh Phương Tây sự tiếp thu mạnh mẽ và rộng rãi
những tinh hoa văn hoá thế giới đã thúc đẩy văn học Việt Nam bứt ra khỏi hệ
hình trung đại trì trệ, để tiến hành công cuộc hiện đại hoá với sự tăng tốc đặc
biệt. Văn học Việt Nam thay đổi từ diện mạo tới nội dung, hàng loạt những
thể tài, thể loại mới hình thành và phát triển, một đội ngũ đông đảo các nhà
văn sung sức tung hoành trên khắp mọi lĩnh vực văn chương. Một trong
những đại diện xuất sắc của đội ngũ này là Thế Lữ.
Thế Lữ thuộc số ít những nghệ sĩ đa tài của nền văn học nghệ thuật trước
cách mạng. Là "khởi điểm của những khởi điểm", ông không chỉ là người mở
đầu cho phong trào Thơ mới, mà còn là người khai phá nền kịch nói Việt Nam,
là cây bút đầu tiên của một vài thể loại văn xuôi nghệ thuật như tiểu thuyết
trinh thám, truyện đường rừng, truyện kinh dị, truyện khoa học,... ở những lĩnh
vực văn chương này ông luôn bộc lộ đầy đủ cốt cách của người đi "tiên phong"
với những thể nghiệm mới mẻ trên cả bình diện nội dung lẫn hình thức.
Mặc dù đã có rất nhiều công trình, bài viết về sự nghiệp văn chương
của Thế Lữ, chúng tôi vẫn mong muốn tìm hướng tiếp cận mới đối với sáng
tác của ông ngõ hầu nhìn nhận rõ hơn những điểm sáng mới trong thế giới
nghệ thuật phong phú của nhà văn tài ba này. Đặt sáng tác của ông trong sự
phát triển nhanh chóng của văn học Việt Nam ba thập niên đầu thế kỷ XX,
trong sự phát triển đa dạng của thể loại và thể tài văn học, trong sự tìm kiếm
nghệ thuật rốt ráo, so sánh với các sáng tác của các nhà văn, cách tân cùng
thời, chúng tôi muốn tìm hiểu sâu sắc hơn những thành tựu nghệ thuật của
ông, từ đó nhằm khẳng định vị trí, vai trò đóng góp của ông trong công cuộc
hiện đại hoá văn học dân tộc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
Mặt khác, hiện sáng tác của Thế Lữ, trong đó có mảng thơ của ông, đã
được đưa trở lại giảng dạy trong nhà trường ở cả cấp trung học cơ sở và trung
học phổ thông. Nên việc đi sâu nghiên cứu văn tài của ông là hết sức cần
thiết. Đối với người viết luận văn, việc thực hiện đề tài là quá trình học hỏi,
trang bị cho bản thân vốn kiến thức đầy đủ về một tác gia lớn nhằm đáp ứng
tốt hơn cho công tác giảng dạy trong nhà trường.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Là sứ giả tiên phong của trào lưu văn học lãng mạn, sáng tác của Thế
Lữ được các nhà biên khảo lịch sử, các nhà nghiên cứu văn học hết sức quan
tâm tiến hành khảo sát và nghiên cứu. Tuy vậy, mức độ đánh giá về văn
nghiệp của Thế Lữ ở mỗi thể loại văn học, mỗi giai đoạn lịch sử có khác
nhau.
2.1. Về thơ
2.1.1. Trước cách mạng
Ngay từ khi mới ra đời thơ Thế Lữ đã được hoan nghênh nhiệt liệt.
Vào những năm 1933, 1934, 1935, 1936 các cây bút viết văn, viết phê bình
trong và ngoài nhóm Tự lực văn đoàn như: Nhất Linh, Nguyễn Tường Bách,
Nguyễn Nhược Pháp, Lê Tràng Kiều... đã đăng bài nhiệt liệt ủng hộ, cổ vũ
ca ngợi Thế Lữ.
Nhất Linh là người đầu tiên có công phát hiện, có bài giới thiệu Thế Lữ
trên báo Phong hoá (số 54 - 1933) Nhất Linh khẳng định Thế Lữ là "một
nhân vật mới trong làng thơ mới". Trên báo Phong hoá (số 97, 11/5/1937)
Nguyễn Tường Bách nhiệt tình tán dương Thơ mới, lấy thơ Thế Lữ làm mẫu
rồi nhận định "Những bài thơ của ông Thế Lữ đã tỏ ra rằng Thơ mới đã vượt
ra những khuôn sáo chật hẹp của thi văn cũ mà đi vào một con đường khá
rộng rãi tốt đẹp hơn nhiều". Khi phân tích một số bài thơ Nguyễn Nhược Pháp
cho rằng: "Đối với sự miêu tả những tình cảm nhẹ nhàng, ông Thế Lữ đã thực
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
sự chứng tỏ một tài năng lớn". Trên Hà Nội báo (số 14 ngày 8/4/1936) Lê
Tràng Kiều cho rằng hồn thơ, cảm hứng của Thế Lữ "dồi dào" "ông Nguyễn
Thế Lữ có thể ngồi chung chiếu với ông Nguyễn Khắc Hiếu mà không
ngượng ngùng". Đến bài thơ mới Thế Lữ đăng ở Hà Nội báo (số 24 ngày
7/6/1936) khi so sánh bài Tiếng sáo Thiên thai của Thế Lữ với đoạn Nguyễn
Du tả tiếng đàn của nàng Kiều, Lê Tràng Kiều nhận xét "Các tài nghệ của Thế
Lữ về phương diện này quả không kém Nguyễn Du là mấy".
Không phải ngẫu nhiên khi tuyển chọn 46 thi sĩ để đưa vào tập Thi
nhân Việt Nam, Hoài Thanh - Hoài Chân đã trân trọng đặt Thế Lữ ở vị trí
đầu tiên. Và trong tiểu luận Một thời đại trong thi ca, Hoài Thanh đã tôn
vinh Thế Lữ là "đệ nhất thi sĩ" và ngợi ca "Độ ấy thơ mới vừa ra đời - Thế
Lữ như vầng sao đột hiện ánh sáng chói khắp cả trời thơ Việt Nam (...) Thế
Lữ đã dựng thành nền Thơ mới ở xứ này (...) Thế Lữ chỉ lặng lẽ, chỉ điềm
nhiên bước những bước vững vàng mà trong khoảnh khắc cả hàng ngũ thơ
xưa phải tan vỡ".
Năm 1942 trong cuốn Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan đã dành những
trang viết về Thế Lữ. "Ông là thi sĩ có công đầu trong việc xây dựng nền thơ
mới. Phan Khôi, Lưu Trọng Lư chỉ là những người làm cho người ta chú ý
đến Thơ mới mà thôi, còn Thế Lữ mới chính là người cho ta tin cậy ở tương
lai của Thơ mới [69 - 309]".
Ngoài những ý kiến đánh giá (với những ý nghĩa bênh vực, cổ vũ cho
Thơ mới trong giai đoạn phôi thai) của các nhà phê bình nghiên cứu, các bạn
đồng nghiệp dành cho Thế Lữ chúng ta còn thấy xuất hiện trong công trình
nghiên cứu Việt Nam văn học sử của Dương Quảng Hàm. Trong công trình
nghiên cứu này, tác giả đã đặt Thế Lữ vào hàng những người cải cách, đề cao
Thế Lữ, cho rằng đó là nhà thơ có ngôn từ mới lạ, diễn tả trung thực ý tưởng
và hình ảnh trong thơ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
Là "một ngôi sao sáng khắp trời thơ Việt Nam" nhưng danh vọng chói
lọi đã bị mờ đi nhanh chóng. Sau đó tác giả Thi nhân Việt Nam cũng phải than
thở về sự lạnh nhạt của công chúng đối với Thế Lữ "Tôi thấy xung quanh tôi
người ta lạnh lùng quá. Thế Lữ cơ hồ đã đi theo phần đông trong Văn đàn bảo
gián [14 - 51]. Bởi vì chỉ mấy năm sau, thơ Thế Lữ không còn đáp ứng thị
hiếu, tâm lý của lớp công chúng mới. Có thể nói khi Thế Lữ viết lời tựa giới
thiệu "Thơ thơ" của Xuân Diệu thì chính ông đã viết "chiếu nhường ngôi" cho
nhà thơ trẻ mới nhất trong các nhà thơ mới đó.
Thơ mới lãng mạn nói chung và thơ Thế Lữ nói riêng ngay từ khi mới
ra đời đã gây được luồng dư luận xôn xao một thời. Người khen thì khen hết
sức mà người chê cũng không tiếc lời, đặc biệt là những cây bút đứng trên lập
trường quan điểm cách mạng phê phán như Hải Triều, Hồ Xanh... Họ đã chế
giễu nhiều nhà Thơ mới trong đó có Thế Lữ. Nhưng rồi cũng như quy luật tất
yếu của lịch sử, phong trào Thơ mới được đông đảo công chúng văn học nhất
là lớp độc giả thanh niên đón nhận.
2.2.2. Sau cách mạng
Sau Cách mạng tháng Tám ở miền Bắc đứng trên quan điểm cách mạng,
phong trào Thơ mới được nhìn nhận và đánh giá khác trước. Từ năm 1945 -
1975 Thơ mới cũng như văn học lãng mạn nói chung đều bị coi là tiêu cực.
Trong tập Nói chuyện thơ kháng chiến năm 1951 Hoài Thanh cho rằng:
"Những vần thơ buồn tủi và bơ vơ ấy là những vần thơ có tội. Nó xui con
người ta buông tay cúi đầu do đó làm yếu sức ta và làm lợi dụng cho giặc. Sự
thật khách quan là thế" [103 - 25].
Không chỉ tác giả Thi nhân Việt Nam mà nhiều nhà thơ trong phong
trào Thơ mới như Thế Lữ - Huy Cận, Chế Lan Viên, Tế Hanh, Xuân Diệu...
đều nhìn lại một cách nghiêm khắc. Trong bài Những sợi dây trói buộc tôi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
trên con đường phấn đấu đăng trên tạp chí Văn nghệ (số 47 năm 1953) - Thế
Lữ phủ định hầu như tất cả mọi đóng góp của mình vào nền văn học.
Khoảng năm 1956 - 1957, Thơ mới tuy vẫn bị phê phán nhưng đã được
nhìn lại với con mắt rộng hơn và Thế Lữ vẫn được coi là trường hợp có nhiều
yếu tố tích cực hơn cả. Lịch sử văn học Việt Nam 1930 - 1945 (Tập 5 tủ sách
ĐHSP - Nxb GD 1962), Nguyễn Trác cũng dành một chương viết về Thế Lữ
và tập Mấy vần thơ.
Tháng 3 - 1963, trong một lần nói chuyện, nhà thơ Tố Hữu tâm sự "Tôi
cũng thích nhạc điệu và hơi thở của Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy
Cận... trong tâm hồn các anh lúc đó tôi tìm thấy những nỗi băn khoăn đau
buồn của những người cùng thế hệ, đòi hỏi tự do, ước mơ hạnh phúc, tuy các
anh chưa tìm thấy lối ra và nhiều khi rơi vào chán nản [39].
Năm 1966, Phan Cự Đê cho ra đời một chuyên luận công phu và toàn
diện về Phong trào Thơ mới (1932 - 1945). Ông đã phê phán khuynh hướng
thoát ly tiêu cực, đồng thời ghi nhận tấm lòng yêu nước, yêu dân tộc, yêu
cuộc sống của các nhà Thơ mới. Đặc biệt, ông đề cao Thế Lữ với tinh thần
dân tộc tinh thần yêu nước khá rõ nét qua bài thơ Nhớ rừng.
Trong cuốn Lịch sử văn học Việt Nam 1930 - 1945 của Nguyễn Hoành
Khung (Nxb GD 1973), ông đã dành cả một mục trong chương 3 - Phong trào
Thơ mới để nhìn nhận Thế Lữ như là người tiêu biểu đầy đủ của cái "tôi" Thơ
mới. Ông đánh giá cao những yếu tố tiến bộ và ngòi bút tài hoa dồi dào của
Thế Lữ.
Ở miền Nam, sau Cách mạng, Thơ mới cũng là đối tượng được các nhà
phê bình nghiên cứu quan tâm. Đã có nhiều bài tiểu luận về tác giả, tác phẩm
về phong trào Thơ mới đăng tải trên các tạp chí Bách khoa nghiên cứu văn
học... Đặc biệt là sự xuất hiện khá nhiều tập hồi ký chuyên khảo, chuyên luận
về thi ca tiền chiến như Lược thảo về thơ của Uyên Thao (Nxb 1967), Thi ca
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
Việt Nam hiện đại của Trần Tuấn Việt, Nxb 1969. Đặc biệt là cuốn Việt Nam
thi nhân tiền chiến (Nxb 1968 - 1969), Nguyễn Tấn Long nhận định: "Thế Lữ
đặt cho Thơ mới một nền móng vững chắc, ông gây được niềm tin mãnh liệt
trong lòng khách yêu thơ, những sáng tác của ông vừa xuất hiện đã khua
những tiếng vang sâu rộng; tựa như tia lửa loé sáng trong màn đêm, những
hồn thơ còn đang mò mẫm sợ sệt cái táo bạo của Thơ mới, bỗng nhiên bắt
được mục tiêu tiến bước...".
Từ thời kỳ đổi mới đến nay, văn học lãng mạng nói chung trong đó có
Thế Lữ đã được thẩm định lại. Nhiều bài nghiên cứu chuyên luận của các tác
giả Hà Minh Đức, Nguyễn Hoành Khung, Trần Đình Hượu, Phan Cự Đê, Vũ
Ngọc Phan… đã đánh giá lại trào lưu lãng mạn nói chung dưới ánh sáng của
tư duy mới.
Những năm 1984 - 1987 liên tiếp có nhiều bài viết về Thế Lữ. Trong
Từ điển văn học tập 1 Nguyễn Hoành Khung khẳng định "Ngòi bút của Thế
Lữ khá dồi dào, già dặn, tạo nên được những bức tranh đẹp, thi vị (...) Thế Lữ
đã đóng góp quan trọng vào việc hiện đại hoá thơ ca Việt Nam, khẳng định
biểu hiện giá trị sinh động của Thơ mới.
Năm 1987 trong cuốn Nhà văn và tác phẩm trong trường phổ thông, Lê
Bảo viết "Nếu trước đó ít lâu, Tản Đà dạo khúc nhạc đầu với "Non nước nặng
một lời thề vẫn còn sáo nhị thì Thế Lữ đã đem đến cho sân khấu âm nhạc một
giọng kèn đồng".
Năm 1989, Hà Minh Đức khi viết khải luận Phong trào thơ mới Việt
Nam thời kỳ 30 - 45 đã nhận xét: "Thế Lữ, người mở đầu cho phong trào Thơ
mới, ông hoàng của chủ nghĩa lãng mạn đã kết hợp được trong thơ tình cảm
chân thực và mở rộng với chất lãng mạn, thanh cao".
Vào dịp kỷ niệm 60 năm phong trào Thơ mới đã có rất nhiều bài nghiên
cứu về văn nghiệp của Thế Lữ. Đáng chú ý phải kể đến cuốn sách Nhìn lại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
một cuộc cách mạng trong thi ca của Hà Minh Đức (năm 1993) đã chọn hai
bài thơ Nhớ rừng và Cây đàn muôn điệu của Thế Lữ xếp đầu danh sách.
Năm 1997 có bài Thế Lữ, nghệ sĩ hai lần tiên phong của Phan Trọng
Thưởng (Tạp chí Văn học số tháng 7) và các bài của Nguyễn Đình Thi,
Nguyễn Xuân Sanh (báo Văn nghệ) nhân kỷ niệm lần thứ 80 ngày sinh
Thế Lữ.
Năm 2000 Nxb KHXH đã công bố tập 25 trong hệ thống trọn bộ 42 tập
của Tổng tập văn học Việt Nam. Cuốn sách được in nhiều nhà thơ trong đó
tập Mấy vần thơ tập mới của Thế Lữ được in lại toàn bộ. Năm 2002 có tiểu
luận Thế Lữ - người mở đầu một trào lưu thơ ca của Hà Minh Đức. Tác giả đã
có cái nhìn bao quát sâu sắc làm nổi bật hồn thơ Thế Lữ.
Năm 2005, Phạm Đình Ân cho ra đời cuốn Thế Lữ - tác gia tác phẩm.
Cuốn sách đã có cái nhìn tổng quát về toàn bộ văn nghệ và những bài viết về
Thế Lữ.
Ngoài những bài nghiên cứu nói trên đã có rất nhiều những luận văn
thạc sĩ nghiên cứu về thơ Thế Lữ, song những luận văn này chỉ mới đề cập
thơ Thế Lữ ở những khía cạnh nhất định, chưa nghiên cứu sâu về những đóng
góp của Thế Lữ trong công cuộc hiện đại hoá văn học. Ở luận văn này, chúng
tôi sẽ làm rõ vị trí của Thế Lữ trong tiến trình văn học giai đoạn 1930 - 1945.
2.2. Về văn xuôi
2.2.1. Như trên đã nói, Thế Lữ thuộc vào số ít những nghệ sĩ đa tài của
nền văn học nghệ thuật trước cách mạng. Ông không chỉ là người mở đầu cho
phong trào Thơ mới mà còn là cây bút đầu tiên của một vài thể loại văn xuôi
nghệ thuật như truyện kinh dị, truyện trinh thám, truyện đường rừng... song
hoạt động nghiên cứu về sự nghiệp văn xuôi của Thế Lữ vẫn chưa được sự
chú ý của nhiều bạn đọc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
Người đầu tiên nghiên cứu văn xuôi của Thế Lữ là Vũ Ngọc Phan.
Trong cuốn Nhà văn hiện đại Vũ Ngọc Phan viết "về thơ, người ta t