Dương Hướng là một trong những cây bút tên tuổi của văn xuôi
đương đại Việt Nam. Cùng với Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn
Khắc Trường, và Thân phận tình yêu của Bảo Ninh, Bến không chồng của
Dương Hướng là một trong ba tác phẩm nhận Giải thưởng Hội Nhà văn năm
1991, một giải thưởng sáng giá, ghi nhận thành tựu văn học Việt Nam sau 5
năm đổi mới.
101 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1874 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tiểu thuyết dương hướng (từ bến không chồng đến dưới chín tầng trời), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
-------------------
TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO
TIỂU THUYẾT DƯƠNG HƯỚNG
(Từ BẾN KHÔNG CHỒNG đến DƯỚI CHÍN TẦNG TRỜI)
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 602234
Người hướng dẫn khoa học:
GS. PHONG LÊ
THÁI NGUYÊN - 2008
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
Trang
1. Lý do chọn đề tài................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề ..................................................................................... 2
3. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu...................................................... 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................ 5
5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 6
6. Đóng góp của luận văn ....................................................................... 6
7. Cấu trúc luận văn ................................................................................ 6
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng I
BỐI CẢNH CHUNG CỦA ĐỜI SỐNG VĂN HỌC VÀ DIỆN MẠO MỚI
CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1986
1.1. Những chuyển động trong đời sống xã hội sau 1975 và sự tất yếu của
công cuộc đổi mới .......................................................................................
7
1.2. Những chuyển động trong đời sống văn học trước và sau 1986, trước
yêu cầu đổi mới............................................................................................
9
1.3. Những người viết đóng vai trò tiền trạm trong công cuộc đổi mới . 15
1.4. Về Giải thưởng Hội nhà văn năm 1991 cho Bến không chồng.
Về Dương Hướng và quá trình sáng tác......................................................
30
Chƣơng II
TỪ "BẾN KHÔNG CHỒNG", MỘT KHỞI ĐỘNG QUAN TRỌNG
TRONG SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA DƢƠNG HƢỚNG...
2.1. Chiến tranh trong nhận thức của Dương Hướng .................................... 32
2.1.1. Qua hình ảnh người lính thời hậu chiến............................................... 32
2.1.2. Qua số phận người phụ nữ.................................................................... 41
2.2. Nông thôn qua các bước ngoặt cách mạng ............................................. 44
2.2.1. Bi kịch Cải cách ruộng đất .................................................................. 45
2.2.2. Bi kịch gia tộc, dòng họ . ........................................................................ 50
2.3. Nghệ thuật tự sự trong Bến không chồng................................................ 53
2.3.1. Cốt truyện. ........................................................................................... 53
2.3.2. Nhân vật ............................................................................................... 57
2.3.2.1. Tập trung vào số phận con người...................................................... 58
2.3.2.2. Nhân vật có số phận bất hạnh ........................................................... 59
2.3.2.3. Nhân vật vừa là nạn nhân vừa là tội nhân......................................... 62
Chƣơng III
.... ĐẾN "DƢỚI CHÍN TẦNG TRỜI", BƢỚC BỨT PHÁ NGOẠN MỤC
CỦA DƢƠNG HƢỚNG TRÊN CON ĐƢỜNG ĐỔI MỚI TIỂU THUYẾT
3.1. Biên độ phản ánh rộng, với xuất phát từ làng Đoài ............................... 66
3.2. Sự mở rộng của các kiểu dạng nhân vật ................................................. 68
3.2.1. Hệ nhân vật trong gia tộc Hoàng Kỳ ................................................... 70
3.2.2. Nhân vật ở phía bên kia........................................................................ 74
3.2.3. Nhân vật "lên voi xuống chó" với số phận thay đổi theo sự thay đổi
của thời cuộc..................................................................................................
75
3.2.4. Nhân vật là sản phẩm của thời đại, vừa là nạn nhân vừa là tội nhân............. 80
3.2.5. Nhân vật thánh thiện ........................................................................... 82
3.3. Sự tiếp cận đa chiều về các sự kiện và thái độ khách quan của người
trần thuật............................................................................................................
83
3.4. Nghệ thuật kể chuyện ............................................................................. 86
KẾT LUẬN................................................................................................... 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 89
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
1.1. Dương Hướng là một trong những cây bút tên tuổi của văn xuôi
đương đại Việt Nam. Cùng với Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn
Khắc Trường, và Thân phận tình yêu của Bảo Ninh, Bến không chồng của
Dương Hướng là một trong ba tác phẩm nhận Giải thưởng Hội Nhà văn năm
1991, một giải thưởng sáng giá, ghi nhận thành tựu văn học Việt Nam sau 5
năm đổi mới.
1.2. Không thuộc đội ngũ "tiền trạm" xuất hiện từ đầu những năm 80
như Ma Văn Kháng, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Mạnh
Tuấn (sinh năm 1948) người cùng thế hệ với mình, Dương Hướng vào nghề
viết ở tuổi 40, bắt đầu trình làng với tập truyện ngắn Gót son (1989), thế mà
chỉ 2 năm sau, với Bến không chồng (in 1990), nhận Giải thưởng Hội nhà văn
(1991), Dương Hướng bỗng trở thành một "tên tuổi" và quan trọng hơn, trở
thành một gương mặt tiêu biểu trong công cuộc đổi mới văn học vào nửa đầu
những năm 90 của thế kỷ XX... Tác phẩm Bến không chồng đã đánh dấu một
bước "khởi động" quan trọng trong sự nghiệp sáng tác và là tác phẩm khẳng
định thành tựu mở đầu, đưa nhanh Dương Hướng lên một vị trí cao của văn
học thời kỳ đổi mới.
1.3. Trong khi Nguyễn Khắc Trường và Bảo Ninh, sau những thành
công rực rỡ được ghi nhận chưa có thêm tác phẩm nào lớn hơn, thì 15 năm
sau, Dương Hướng tiếp tục khẳng định tên tuổi của mình bằng sự trở lại bởi
một tác phẩm bề thế hơn, như một sự tiếp nối và mở rộng Bến không chồng,
có tên Dưới chín tầng trời với quy mô về số trang, phạm vi bao quát đề tài, số
lượng nhân vật đông đảo... Điều đó là minh chứng cho một sức viết dồi dào,
bền bỉ và còn nhiều hứa hẹn .
1.4. Từ Bến không chồng đến Dưới chín tầng trời trong khoảng cách
15 năm, ghi nhận những thành công vượt bậc trên con đường nghệ thuật của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
Dương Hướng. Tiểu thuyết Dưới chín tầng trời là bước đột phá so với thành
công ở Bến không chồng, không chỉ ở độ lớn về quy mô số trang, đề tài, nhân
vật mà còn cho thấy sự thay đổi lớn về tư duy nghệ thuật. Vẫn trung thành với
cấu trúc truyền thống nhưng không nô lệ vào truyền thống mà đã có sự cách
tân nhất định, Dưới chín tầng trời chắc chắn sẽ có sức thu hút trong tầm đón
đợi của độc giả.
2. Lịch sử vấn đề.
2.1. Văn học Việt Nam từ sau đổi mới 1986 đến nay là thời kỳ văn học
có nhiều biến động, chưa hoàn tất, do đó không dễ đưa ra một cái nhìn bao
quát, tổng hợp, toàn diện hệ thống về nó.
Xét trên phương diện đổi mới trong văn xuôi, nhất là ở lĩnh vực tiểu
thuyết đã có rất nhiều bài viết, với các khía cạnh cụ thể như:
- Nguyên Ngọc: Văn xuôi Việt Nam, lôgic quanh co của các thể loại...
- Bùi Việt Thắng: Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975, nhìn từ góc độ thể loại.
- Nguyễn Phượng: Tiểu thuyết về đề tài chiến tranh sau 1975.
- Nguyễn Thị Thu Nguyên: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết...
- Nguyễn Bích Thu: Ý thức cách tân trong tiểu thuyết Việt Nam...
Mỗi tác giả có góc nhìn khác nhau, song tất cả đều thống nhất ở mục
tiêu chỉ ra sự đổi mới trong cách tân tiểu thuyết, những nỗ lực đáng kể trong
sáng tạo của các cây bút văn xuôi Việt Nam, nhằm biểu đạt tư duy và
tâm hồn con người thời đại.
2.2. Những bài bình luận, đánh giá xung quanh tiểu thuyết Bến
không chồng.
* Những bài đánh giá, bình luận xung quanh tiểu thuyết Bến không chồng.
- Nhà văn Nguyên Ngọc đã có những nhận xét về tiểu thuyết Bến không
chồng như sau:
"Đến Bến không chồng của Dương Hướng thì tiếng kêu thét của cá
nhân bị vùi lấp càng mạnh mẽ, thống thiết hơn".
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
* Viết về vai trò của cá nhân, lại đụng đến nhiều vấn đề của làng quê
Việt Nam, Bến không chồng đặt ra rất nhiều vấn đề, nhưng nhà văn chỉ xoáy
sâu vào số phận của những nhân vật gắn với thời đoạn đó, trong hoàn cảnh
đó.
* "Dương Hướng là ngòi bút có tình khi nói về nỗi đau của con người".
2.3. Tiểu thuyết Bến không chồng đã được Lưu Trọng Văn chuyển thể
khá nhuần nhuyễn thành kịch bản phim vẫn dưới cái tên Bến không chồng.
Hầu như toàn bộ cốt truyện, nhân vật, tình huống, chi tiết, cả những lời thoại
mộc mạc, dân dã trong tiểu thuyết đều được tác giả khai thác triệt để. Song
đạo diễn Lưu Trọng Ninh đã có sự phát triển theo hướng sáng tạo riêng:
không dụng công lý giải nhân vật, phát triển tuyến truyện theo lôgíc thông
thường, mà dồn đẩy nhân vật vào những tình huống đầy tính đột biến, để nhân
vật tự bộc lộ tính cách. Bộ phim thực sự lôi cuốn người xem bởi toàn cảnh
bức tranh làng Đông được tái hiện lại một cách sinh động. Đặc biệt tác giả
khai thác triệt để dấu ấn văn hoá dân gian làng quê. Cách kết thúc truyện và
số phận các nhân vật trong phim cũng có khác đi ít nhiều, như cảnh con trai
chị Hơn hy sinh ngoài chiến trường, gây sự xúc động đạt tính nghệ thuật. Thế
nhưng cái chết của nhân vật Nguyễn Vạn trong phim lại chưa có sức thu hút
lớn so với tiểu thuyết, bởi kết thúc không đúng như dụng ý nhà văn muốn
truyền đạt. Kết thúc cuộc đời Nguyễn Vạn trong tiểu thuyết là sự đổ vỡ, vì hối
hận với tội lỗi gây ra cho Hạnh và vì cả hạnh phúc của Hạnh và Nghĩa nữa;
còn kịch bản phim lại hướng vào nguyên nhân cái chết của Vạn là do áp lực
của tập tục và dư luận.
Xuất phát từ nội dung sâu sắc trong cốt truyện được đạo diễn Lưu Trọng
Ninh chuyển thể thành phim truyện nhựa mà sau đó tác phẩm Bến không chồng
đã hai lần được dịch sang tiếng Italia và Pháp. Điều đó càng khẳng định chỗ
đứng của tác phẩm trong lòng độc giả trong nước và ngoài nước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
2.4. Sau Bến không chồng Dương Hướng còn viết thêm một cuốn tiểu
thuyết có tên: Trần gian đời người sau đổi là Bóng đêm và mặt trời, và một
số truyện ngắn, truyện vừa, nhưng không được sự tiếp đón nồng nhiệt, bởi nó
bị "cái bóng" của Bến không chồng che khuất. Điều đó có nghĩa là tên tuổi tác
giả xem như bị lãng quên đi một thời gian. Dương Hướng trăn trở trong im
lặng suốt 15 năm rồi trở lại với công chúng bằng một tiểu thuyết bề thế, với
cái tên đầy vĩ mô: Dưới chín tầng trời. Và với tác phẩm này tên tuổi Dương
Hướng một lần nữa được khẳng định lại.
2.5. Về các ý kiến xung quanh Dưới chín tầng trời, đáng chú ý hơn cả
là lời bạt của nhà phê bình Hoàng Ngọc Hiến in vào cuối truyện có tên: Cách
nhìn của Dương Hướng trong tiểu thuyết "Dưới chín tầng trời", trong đó tác
giả khẳng định giá trị cuốn sách ở những điểm sau:
- Cốt truyện li kì, hấp dẫn, nhiều tuyến nhân vật có quan hệ éo le, số
phận ba chìm bảy nổi ...
- Nhiều tuyến hành động diễn ra khắp các miền Bắc, Trung, Nam, có
làng xóm và thành phố, có chiến trường ác liệt ở Miền Nam và sinh hoạt nhộn
nhạo, rối ren vùng biên giới phía Bắc ...
- Những câu triết lí vặt được xen lẫn giữa những lời bình nhằm giảm
bớt sự đơn điệu nhưng đôi khi đặt ra được những vấn đề có chiều sâu tư
tưởng.
- Là cuốn tiểu thuyết ngồn ngộn sức sống và đời sống, nóng hổi tư
tưởng của thời đại và những vấn đề thời sự của đất nước.
Có thể dự đoán đây là cuốn sách "ăn khách" nhất trong năm 2007.
Thế nhưng từ lúc ra mắt, tuy dư luận có xôn xao bàn tán, có người "dãy
nảy" lên như phải bỏng, có người lại "xì xầm" về những vấn đề nhạy cảm,
nhưng tới nay chưa có một ý kiến nào đánh giá nó một cách chính thống. Có
chăng cũng chỉ là những lời bình hời hợt, "điểm xuyết". Song vấn đề cốt lõi là
tầm tư tưởng chưa được ai nói rõ ràng bởi:
- Tác phẩm đặt ra những vấn đề gai góc xưa nay chưa ai dám nói.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
Ví dụ: Bùi Việt Thắng trên trang net: Trannhuong.com (14/2/2008) cho
rằng: Dưới chín tầng trời, là cuốn tiểu thuyết xây cất được những tư tưởng thời
đại, thể hiện sinh động trong những số phận bi kịch, nhưng là những bi kịch lạc
quan.
- Đưa ra những phán quyết táo bạo, những vấn đề thời sự, đẩy nhân vật
đến những cực đối lập: từ lưu manh, cùng đinh, mạt hạng trở thành đại gia,
nhà tỉ phú đáng trọng (Đào Kinh); từ một đại gia trở thành trắng tay (gia đình
thương gia Đức Cường); từ một con người phản diện trở thành con người
chính diện, có tâm, có công (Đỗ Hiền).
- Và không né tránh những mặt khuất tối, ê chề của con người, của lịch
sử, có thể do vậy dư luận còn dè dặt trong cách đánh giá (thời kì quá độ là sự
lần tìm, những sai lầm, tội lỗi của con người do hạn chế của thời đại tạo nên,
song bên cạnh bộ mặt "ác quỷ" trong mỗi con người có một phần "người" để
trở về với chính nó. Đó là kiểu nhân vật "lưỡng phân" có sự dung hoà những
mặt xấu và tốt, từ đó tìm đến sự cảm thông cho mỗi nhân vật).
Riêng ý kiến của người làm luận văn: Tác phẩm là một thành công vượt
bậc của Dương Hướng. Ông đã hoá giải mọi sự kiện, hiện tượng qua cách
nghĩ suy sắc sảo, thấu tình, đạt lý của từng nhân vật. Để rồi khi gấp trang sách
ta thấy lòng dịu lại giống như bản thân mình được hoá giải trong đó.
3. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu.
3.1. Khẳng định Dương Hướng với tư cách là một tác giả tiêu biểu
trong hai mươi năm văn học đổi mới.
3.2. Qua sáng tác của Dương Hướng giúp ta nhận ra diện mạo và sự
phát triển của tiểu thuyết thời kì đổi mới. Ông là người đóng vai trò trung
chuyển giữa thế hệ nhà văn tiền trạm như: Ma Văn Kháng, Nguyễn Khải,
Nguyễn Minh Châu, Lê Lựu... với thế hệ nhà văn mới như: Hồ Anh Thái, Tạ
Duy Anh, Nguyễn Bình Phương... Có thể xem, Dương Hướng là gạch nối,
thuộc thế hệ chuyển giao.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
4.1. Toàn bộ tác phẩm của Dương Hướng, trong đó trọng tâm là hai
tiểu thuyết Bến không chồng và Dưới chín tầng trời.
4.2. Một số tiểu thuyết về nông thôn và chiến tranh được viết cùng thời
với Dương Hướng như: Thời xa vắng của Lê Lựu, Mảnh đất lắm người nhiều
ma của Nguyễn Khắc Trường.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
5.1. Phương pháp phân tích văn học sử:
Từ việc trình bày khái quát sự đổi mới trên phương diện lý thuyết, luận
văn đi sâu vào phân tích những nét mới trong tiểu thuyết của Dương Hướng,
nằm trong tiến trình đổi mới văn học từ sau 1986.
5.2. Phương pháp so sánh đối chiếu:
Cùng với việc phân tích những nét mới trong tiểu thuyết của Dương
Hướng, tác giả luận văn tiến hành so sánh, đối chiếu với một số tác phẩm tiểu
thuyết cùng giai đoạn và trước nó, nhằm khẳng định vị trí và giá trị của tác phẩm.
5.3. Phương pháp khảo sát, thống kê:
Trong khi phân tích tác phẩm luận văn sử dụng các phương pháp khảo
sát, thống kê để tăng thêm độ tin cậy và sức thuyết phục, giúp cho việc triển
khai các luận điểm, luận cứ được sáng tỏ.
6. Đóng góp của luận văn.
Từ việc khẳng định Dương Hướng qua hai tác phẩm, và bước tiến từ
Bến không chồng ... đến Dưới chín tầng trời, trong khoảng cách 15 năm, để chỉ
ra thành tựu của tiểu thuyết trong thời kì đổi mới.
7. Cấu trúc của luận văn.
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Nội dung Luận văn gồm có 3 chương sau:
Chương I: Bối cảnh chung của đời sống văn học và diện mạo mới của
tiểu thuyết Việt Nam sau 1986.
Chương II: Từ Bến không chồng, một khởi động quan trọng trong sự
nghiệp sáng tác của Dương Hướng...
Chương III: ... Đến Dưới chín tầng trời, bước bứt phá ngoạn mục của
Dương Hướng trên con đường đổi mới tiểu thuyết.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
NỘI DUNG
Chƣơng I
BỐI CẢNH CHUNG CỦA ĐỜI SỐNG VĂN HỌC VÀ DIỆN MẠO MỚI
CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1986
1.1. Những chuyển động trong đời sống xã hội sau 1975 và sự tất
yếu của công cuộc đổi mới.
Văn học là một hình thái ý thức xã hội, một loại hình hoạt động nghệ
thuật đặc thù lấy con người làm đối tượng trung tâm, phản ánh và nhận thức
hiện thực đời sống thông qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ. Như một
lẽ tự nhiên, không một nhà văn nào tồn tại trong lịch sử mà lại không phải là
con người sống giữa muôn vàn những diễn biến phức tạp, những vận động đổi
thay của thời đại mình. Những vận động, đổi thay ấy là hệ quả tất yếu của lịch
sử trong quá trình vật lộn, kiếm tìm một hướng đi mới.
Như chúng ta đã biết, sau chiến thắng chống đế quốc Mỹ với biết bao
đau thương, quật cường đã khép lại trang sử hào hùng của dân tộc, một hiện
thực xã hội đầy vẻ vang, oanh liệt mà sử sách không thể nào nói khác đi được;
giờ đây khi chiến tranh đã lùi xa vào quá khứ nhưng hậu quả của nó vẫn còn
đó với những khó khăn chất chồng, những con người - chủ nhân của thời đại
lịch sử mới lại bộn bề với những lo toan, phải đối mặt với một hiện thực xã hội
mới đầy biến động, xáo trộn, phức tạp. Dường như những cái được xem là chân
lý của thời kỳ trước lại là cái có vấn đề của thời kỳ sau. Ngay cả chiến tranh
cũng vậy. Hàng loạt các vấn đề của cuộc sống thời hậu chiến lại được đặt ra, đòi
hỏi một cách nhìn mới, và những nhận thức mới, những cách thể hiện mới...
Cuộc sống sau chiến tranh vận hành một cách khó nhọc, đầy rẫy những
lo toan, phức tạp. Những tổn thất, đau thương trong chiến tranh dần dần tỏa
sức nặng. Đó là thời kỳ nền kinh tế - xã hội nước ta lâm vào khủng hoảng
trầm trọng. Cơ chế quản lý quan liêu bao cấp tỏ ra bất lực và ngày càng bộc lộ
thêm những khuyết tật. Do đó, cùng với sự đổi thay mọi mặt trong đời sống
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
xã hội từ sau 1975 đã kéo theo sự thay đổi không chỉ ở bề mặt mà cả bề sâu
trong tâm lý và nhận thức ở mỗi con người. Nếu như trước kia tất cả mọi
người đồng lòng đồng sức cho chiến thắng dân tộc, thì ngày nay trong thời kỳ
hậu chiến con người phải đối mặt với bao nỗi lo toan cá nhân, cho cuộc sống
đời thường. Trong cuộc chiến không tiếng súng tưởng như yên ả ấy lại chất
chứa những biến động dữ dội, tác động sâu sắc đến tâm thức cá nhân mỗi
người.
Nhà văn Nguyễn Khải đã nhận xét: “Chiến tranh ồn ào, náo động mà
lại có cái yên tĩnh, giản dị của nó. Hòa bình yên tĩnh, thanh bình mà lại chứa
chấp những sóng ngầm, những gió xoáy bên trong. Nhiều người không thể
chết trong nhà tù, trên trận địa, trong chiến tranh mà lại chết trong “ao tù
trưởng giả” khi cả nước đã dành được tự do và độc lập” [36].
Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội - đó là sự nghiệp vô cùng vinh
quang nhưng không ít những khó khăn thử thách. Hiện thực xã hội đó đòi hỏi
mỗi người cầm bút phải có một cách nhìn, một cách nghĩ mới, với trách
nhiệm và niềm tin. Nhà văn Nguyễn Đình Thi đã nói về vấn đề này như sau:
“Trong chiến tranh, chúng ta như đi giữa cơn bão lửa thổi trên mặt đất.
Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa hiện nay, không thấy có bão lửa, vậy mà
hình như mỗi người thấy đất động dưới chân mình”. [57].
Trong hoàn cảnh lịch sử ấy, để giải quyết những khó khăn thử thách
trước mắt, nhằm xây dựng và phát triển đất nước thì đổi mới là một lựa chọn
khẩn thiết, dứt khoát, có ý nghĩa sống còn. Đổi mới là con đường tất yếu, duy
nhất đảm bảo cho sự phát triển đất nước và cũng là nỗi khát khao cháy bỏng,
là nguyện vọng của toàn dân tộc nhằm thoát khỏi những khó khăn, thách thức
của một đất nước sau hơn 30 năm chiến tranh.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986) đã diễn ra với hai khẩu
hiệu:“Lấy dân làm gốc” và “Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật,
nói rõ sự thật’’. Hai khẩu hiệu đã thổi một luồng sinh khí mới vào đời sống xã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
hội, đặc biệt là đời