1.1. Không ai có thể phủ nhận: Giao tiếp là một điều kiện không thể thiếu trong hoạt động
của con người. Nhờ có giao tiếp mà con người tồn tại và thông qua giao tiếp, nhân cách con
người được hình thành và phát triển. Giao tiếp là hình thức đặc trưng cho mối quan hệ giữa
người với người và mức độ hình thành nhân cách con người phụ thuộc rất lớn vào quá trình
và kết quả giao tiếp.
1.2. Ngày nay, xã hội phát triển, kinh tế tri thức được chú trọng, các ngành dịch vụ được
lên ngôi, sự giao thoa về văn hóa càng nhiều thì giao tiếp càng giữ vai trò quan trọng trong
việc quyết định sự thành công hay thất bại của công việc. Nếu chúng ta thiết lập được mối
quan hệ tốt ngay từ ban đầu với mọi người và duy trì mối quan hệ đó thì hiệu quả công việc
đạt được sẽ cao hơn. Đó là sự thật không thể phủ nhận. Trong quá trình giao tiếp, con người
ít nhiều sẽ gặp những trở ngại về mặt tâm lý, vì vậy để giao tiếp đạt hiệu quả, chúng ta phải
phát hiện và vượt qua những trở ngại đó.
1.3. Sinh viên là nguồn nhân lực quý giá của quốc gia, nhân cách của họ chính là kết quả
của ngành giáo dục. Kết quả này là cả một quá trình lao động không ngừng của thầy và trò,
chính hoạt động giao tiếp của sinh viên là yếu tố quyết định trực tiếp sự hình thành và phát
triển nhân cách của họ, trong đó, quá trình và kết quả giao tiếp của sinh viên với giảng viên
là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập và sự phát triển nhân cách của sinh viên. Quá
trình rèn luyện để đạt được kỹ năng giao tiếp với giảng viên của sinh viên là một trong
những hành trang chuẩn bị vững chắc cho sinh viên gia nhập vào xã hội và thực hiện chức
năng của mình. Vì vậy, nếu bước chuẩn bị này không tốt thì khi ra trường sinh viên sẽ gặp
rất nhiều khó khăn. Nhưng hiện nay, trong quy trình đào tạo của hầu hết các trường đại học,
chúng ta chỉ chú trọng đến việc trang bị tri thức chuyên môn cho sinh viên, còn các tri thức
nghiệp vụ, các kỹ năng xã hội thì ít được quan tâm, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp mà cụ thể là
kỹ năng giao tiếp với giảng viên. Do vậy, sinh viên thường không tự tin khi giao tiếp, trao
đổi những vấn đề chưa hiểu với giảng viên, ngại ngùng, luống cuống khi đứng lên phát biểu,
lúng túng khi đi phỏng vấn xin việc, khó khăn trong việc thiết lập các mối quan hệ trong môi
trường mới, thiếu linh hoạt và nhạy bén khi giải quyết các tình huống xảy ra trong quá trình
giao tiếp Nguyên nhân dẫn đến những khó khăn đó của sinh viên là do họ gặp những trở
ngại tâm lý trong giao tiếp mà họ không phát hiện ra hoặc không thể vượt qua. Nếu chúng ta
không giúp họ vượt qua những trở ngại tâm lý đó thì dần dần sẽ hình thành nên tính ỳ trong
giao tiếp mà sau này khi ra trường họ sẽ rất khó để phá bỏ tính ỳ ấy. Để khắc phục những trở
ngại tâm lý trong giao tiếp của sinh viên và giúp sinh viên đạt kết quả tốt trong học tập thì
bước phát hiện và phá bỏ những trở ngại tâm lý trong giao tiếp với giảng viên cho sinh viên
là quan trọng và thiết thực. Nhưng những trở ngại tâm lý trong giao tiếp của sinh viên với
giảng viên là gì? Làm sao để khắc phục được những trở ngại đó?
1.4. Mặc dù giao tiếp có vai trò rất quan trọng như vậy nhưng hiện nay trong tâm lý học
vấn đề này ít được quan tâm nghiên cứu một cách hệ thống và việc phát hiện ra những trở
ngại tâm lý trong giao tiếp của sinh viên với giảng viên để giúp họ vượt qua những trở ngại
đó rất cần thiết.
Xuất phát từ những lý do trên, người nghiên cứu mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Trở
ngại tâm lý trong giao tiếp của sinh viên với giảng viên”.
108 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 3341 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Trở ngại tâm lý trong giao tiếp của sinh viên với giảng viên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Huỳnh Cát Dung
TRỞ NGẠI TÂM LÝ TRONG GIAO TIẾP
CỦA SINH VIÊN VỚI GIẢNG VIÊN Ở MỘT
SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Tâm lý học
Mã số: 603180
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. BÙI NGỌC OÁNH
Thành phố Hồ Chí Minh - 2010
TRI ÂN
Em xin gởi lời cảm ơn đến Ban chủ nhiệm khoa Tâm lý – giáo dục trường Đại học Sư
Phạm thành phố Hồ Chí Minh cùng quý thầy cô đã giảng dạy và hỗ trợ em trong suốt
2 năm học cao học.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Bùi Ngọc Oánh – phó giáo sư -
tiến sĩ Tâm lý học đã trực tiếp, tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ em về mọi mặt từ những
ngày đầu cho đến khi luận văn tốt nghiệp được hoàn thành.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường đại học Sư Phạm TP.HCM, đại học Sư
Phạm Thể Dục Thể Thao TP.HCM và đại học Kinh Tế TP.HCM đã nhiệt tình hỗ trợ và
tạo điều kiện cho em thực hiện luận văn theo đúng tiến độ.
Xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên trường đại học Sư Phạm TP.HCM, đại học
Kinh Tế TP.HCM và đại học Sư Phạm Thể Dục Thể Thao TP.HCM, người thân, đồng
nghiệp đã hỗ trợ tôi hoàn thành luận văn này.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2010
Tác giả
Huỳnh Cát Dung
DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Viết đầy đủ Viết tắt
Đại học Kinh Tế ĐHKT
Đại học Sư Phạm ĐHSP
Đại học Sư Phạm Thể Dục Thể Thao ĐHSPTDTT
Giảng viên GV
Giao tiếp GT
Significance – xác suất ý nghĩa Sig
Sinh viên SV
Tần số f
Tần suất W
Thứ bậc TB
Trở ngại tâm lý TNTL
Phần 1. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Không ai có thể phủ nhận: Giao tiếp là một điều kiện không thể thiếu trong hoạt động
của con người. Nhờ có giao tiếp mà con người tồn tại và thông qua giao tiếp, nhân cách con
người được hình thành và phát triển. Giao tiếp là hình thức đặc trưng cho mối quan hệ giữa
người với người và mức độ hình thành nhân cách con người phụ thuộc rất lớn vào quá trình
và kết quả giao tiếp.
1.2. Ngày nay, xã hội phát triển, kinh tế tri thức được chú trọng, các ngành dịch vụ được
lên ngôi, sự giao thoa về văn hóa càng nhiều thì giao tiếp càng giữ vai trò quan trọng trong
việc quyết định sự thành công hay thất bại của công việc. Nếu chúng ta thiết lập được mối
quan hệ tốt ngay từ ban đầu với mọi người và duy trì mối quan hệ đó thì hiệu quả công việc
đạt được sẽ cao hơn. Đó là sự thật không thể phủ nhận. Trong quá trình giao tiếp, con người
ít nhiều sẽ gặp những trở ngại về mặt tâm lý, vì vậy để giao tiếp đạt hiệu quả, chúng ta phải
phát hiện và vượt qua những trở ngại đó.
1.3. Sinh viên là nguồn nhân lực quý giá của quốc gia, nhân cách của họ chính là kết quả
của ngành giáo dục. Kết quả này là cả một quá trình lao động không ngừng của thầy và trò,
chính hoạt động giao tiếp của sinh viên là yếu tố quyết định trực tiếp sự hình thành và phát
triển nhân cách của họ, trong đó, quá trình và kết quả giao tiếp của sinh viên với giảng viên
là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập và sự phát triển nhân cách của sinh viên. Quá
trình rèn luyện để đạt được kỹ năng giao tiếp với giảng viên của sinh viên là một trong
những hành trang chuẩn bị vững chắc cho sinh viên gia nhập vào xã hội và thực hiện chức
năng của mình. Vì vậy, nếu bước chuẩn bị này không tốt thì khi ra trường sinh viên sẽ gặp
rất nhiều khó khăn. Nhưng hiện nay, trong quy trình đào tạo của hầu hết các trường đại học,
chúng ta chỉ chú trọng đến việc trang bị tri thức chuyên môn cho sinh viên, còn các tri thức
nghiệp vụ, các kỹ năng xã hội thì ít được quan tâm, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp mà cụ thể là
kỹ năng giao tiếp với giảng viên. Do vậy, sinh viên thường không tự tin khi giao tiếp, trao
đổi những vấn đề chưa hiểu với giảng viên, ngại ngùng, luống cuống khi đứng lên phát biểu,
lúng túng khi đi phỏng vấn xin việc, khó khăn trong việc thiết lập các mối quan hệ trong môi
trường mới, thiếu linh hoạt và nhạy bén khi giải quyết các tình huống xảy ra trong quá trình
giao tiếp… Nguyên nhân dẫn đến những khó khăn đó của sinh viên là do họ gặp những trở
ngại tâm lý trong giao tiếp mà họ không phát hiện ra hoặc không thể vượt qua. Nếu chúng ta
không giúp họ vượt qua những trở ngại tâm lý đó thì dần dần sẽ hình thành nên tính ỳ trong
giao tiếp mà sau này khi ra trường họ sẽ rất khó để phá bỏ tính ỳ ấy. Để khắc phục những trở
ngại tâm lý trong giao tiếp của sinh viên và giúp sinh viên đạt kết quả tốt trong học tập thì
bước phát hiện và phá bỏ những trở ngại tâm lý trong giao tiếp với giảng viên cho sinh viên
là quan trọng và thiết thực. Nhưng những trở ngại tâm lý trong giao tiếp của sinh viên với
giảng viên là gì? Làm sao để khắc phục được những trở ngại đó?
1.4. Mặc dù giao tiếp có vai trò rất quan trọng như vậy nhưng hiện nay trong tâm lý học
vấn đề này ít được quan tâm nghiên cứu một cách hệ thống và việc phát hiện ra những trở
ngại tâm lý trong giao tiếp của sinh viên với giảng viên để giúp họ vượt qua những trở ngại
đó rất cần thiết.
Xuất phát từ những lý do trên, người nghiên cứu mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Trở
ngại tâm lý trong giao tiếp của sinh viên với giảng viên”.
2. Mục đích nghiên cứu
Phát hiện những trở ngại tâm lý trong giao tiếp của sinh viên với giảng viên ở một số
trường đại học tại TPHCM, từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm khắc phục những trở ngại
đó.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Trở ngại tâm lý trong giao tiếp của sinh viên với giảng viên.
3.2. Khách thể nghiên cứu:
Sinh viên năm thứ nhất và năm thứ ba của 3 trường: đại học Sư Phạm Thể Dục Thể Thao
TPHCM; đại học Sư Phạm TPHCM, đại học Kinh Tế TPHCM
4. Giả thuyết khoa học
4.1. Sinh viên có thể gặp rất nhiều trở ngại về mặt tâm lý khi giao tiếp với giảng viên,
những trở ngại đó có thể ảnh hưởng đến kết quả học tập của SV.
4.2. Nếu có các giải pháp phù hợp thì có thể hạn chế được những TNTL của SV khi giao
tiếp với GV.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.
5.2. Thực trạng những TNTL trong GT của sinh viên với giảng viên.
5.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm khắc phục những TNTL trong GT của sinh viên với
giảng viên.
6. Phương pháp và tổ chức nghiên cứu
6.1. Các phương pháp nghiên cứu
6.1.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: phân tích và tổng hợp tài liệu.
6.1.2. Phương pháp điều tra
Người nghiên cứu xây dựng phiếu điều tra để khảo sát thực trạng những TNTL có thể
gặp trong GT của sinh viên với giảng viên và nguyên nhân gây ra các trở ngại đó.
6.1.3. Phương pháp đàm thoại
Người nghiên cứu tiến hành đàm thoại với SV và GV để thu nhận thông tin về những
khó khăn tâm lý của sinh viên khi giao tiếp với giảng viên.
6.1.4. Phương pháp quan sát
Người nghiên cứu quan sát giờ học trên lớp của sinh viên để phát hiện biểu hiện của
những TNTL của sinh viên khi GT với giảng viên.
6.1.5. Phương pháp thực nghiệm đơn giản trong quá trình điều tra
- Người nghiên cứu xây dựng một số tình huống mà SV có thể gặp trong quá trình GT
với GV, sau đó yêu cầu SV giải quyết để phát hiện ra những TNTL mà SV gặp phải khi giao
tiếp với GV. Khi giải quyết tình huống, nếu SV thẳng thắn trao đổi và thể hiện tự nhiên với
GV thì chứng tỏ SV không gặp trở ngại. Nếu SV né tránh, không dám trao đổi và ngại
ngùng, lúng túng khi GT với GV thì chứng tỏ SV gặp trở ngại. Tùy vào cách giải quyết của
SV, đồng thời dựa vào cơ sở lý luận của đề tài mà người nghiên cứu rút ra những TNTL của
SV khi GT với GV.
- Khảo sát tính phù hợp và khả thi của một số giải pháp.
6.1.6. Phương pháp xử lý số liệu thống kê bằng phần mềm SPSS for Windows 11.5.
6.2. Tổ chức nghiên cứu
Để đạt mục đích nghiên cứu, người nghiên cứu tiến hành nghiên cứu theo các giai
đoạn:
- Giai đoạn 1: Nghiên cứu lý luận
Để đáp ứng nhiệm vụ của đề tài, trong quá trình nghiên cứu lý luận, người nghiên cứu
sử dụng chủ yếu là phương pháp thu nhận thông tin, phân tích, tổng hợp tài liệu để hệ thống
hóa các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài.
- Giai đoạn 2: Điều tra thực trạng
Bước 1: Xây dựng phiếu thăm dò ý kiến sơ bộ nhằm lấy ý kiến khách quan từ phía
sinh viên về vấn đề nghiên cứu.
* Khách thể thăm dò:
N
Trường Khối lớp Giới tính
ĐHSP ĐHKT ĐHSPTDTT Năm 1 Năm 3 Nữ Nam
N % N % N % N % N % N % N %
240 74 30.8 77 32.1 89 37.1 114 47.5 126 52.5 108 45 132 55
Bước 2: Tiến hành phương pháp đàm thoại, quan sát và thực nghiệm.
* Người nghiên cứu tiến hành quan sát 36 tiết học trên lớp của sinh viên (12 tiết ở
trường ĐHSP, 12 tiết ở trường ĐHKT và 12 tiết ở trường ĐHSPTDTT), trong đó có 24 tiết
đơn (chỉ có 1 lớp học) và 12 tiết ghép ( lớp ghép - học ở giảng đường).
* Người nghiên cứu tiến hành đàm thoại với 29 SV (8 SV trường ĐHSP, 8 SV trường
ĐHKT và 13 SV trường ĐHSPTDTT).
* Người nghiên cứu tiến hành đàm thoại với 17 GV (4 GV trường ĐHSP, 5 GV
trường ĐHKT và 8 GV trường ĐHSPTDTT), trong đó có 6 GV nam và 11 GV nữ.
* Khách thể thực nghiệm đơn giản:
N
Trường Khối lớp Giới tính
ĐHSP ĐHKT ĐHSPTDTT Năm 1 Năm 3 Nữ Nam
N % N % N % N % N % N % N %
186 48 25.8 76 40.9 62 33.3 91 48.9 95 50.1 82 44.1 104 55.9
Bước 3: Xây dựng phiếu thăm dò ý kiến chính thức để điều tra thực trạng vấn đề
nghiên cứu
Người nghiên cứu phát ra 600 phiếu, thu vào 562 phiếu, sử dụng 497 phiếu hợp lệ.
* Khách thể nghiên cứu thực trạng:
Bảng phân bố khách thể nghiên cứu thực trạng theo trường
N
Trường
ĐHSP ĐHKT ĐHSPTDTT
N % N % N %
497 166 33.4 167 33.6 164 33
Bảng phân bố khách thể nghiên cứu thực trạng theo giới tính và theo khối lớp
N
Giới tính Khối lớp
Nữ Nam Năm 1 Năm 3
N % N % N % N %
497 235 47.3 262 52.7 246 49.5 251 50.5
- Giai đoạn 3: Khảo sát tính phù hợp và khả thi của một số giải pháp.
Căn cứ trên cơ sở của vấn đề nghiên cứu, người nghiên cứu đưa ra một số giải pháp
nhằm khắc phục những TNTL trong GT với GV cho SV, sau đó khảo sát tính phù hợp và
khả thi của các giải pháp qua ý kiến của GV và SV.
* Khách thể khảo sát
Bảng phân bố khách thể khảo sát tính phù hợp và khả thi của các giải pháp
Trường
Khách thể
ĐHSP ĐHKT ĐH SPTDTT Tổng
N % N % N % N
Giảng viên 12 37.5 8 25.0 12 37.5 32
Sinh viên 35 29.4 36 30.3 48 40.3 119
7. Giới hạn của đề tài
7.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu:
Đề tài chỉ nghiên cứu một số trở ngại tâm lý điển hình trong giao tiếp của sinh viên
với giảng viên.
7.2. Giới hạn về mẫu nghiên cứu:
Nghiên cứu được tiến hành trên khách thể chọn ngẫu nhiên ở sinh viên năm thứ nhất
và năm thứ ba của 3 trường: đại học Sư Phạm Thể Dục Thể Thao TPHCM; đại học Sư Phạm
TPHCM, đại học Kinh Tế TPHCM.
7.3. Giới hạn về phạm vi nghiên cứu:
Đề tài chỉ nghiên cứu những trở ngại tâm lý trong giao tiếp của sinh viên với giảng
viên ở trên lớp và trong trường học.
8. Đóng góp mới của đề tài
Phát hiện ra những trở ngại tâm lý trong giao tiếp của sinh viên với giảng viên ở 3
trường: đại học Sư Phạm Thể Dục Thể Thao TPHCM; đại học Sư Phạm TPHCM, đại học
Kinh Tế TPHCM và đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những trở ngại đó.
Phần 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
1.1.1. Sơ lượt lịch sử nghiên cứu ở nước ngoài
Trong khoa học tâm lý, giao tiếp (GT) được xem là một phạm trù khá mới. Mặc dù
vào thế kỉ XIX đã có một số nhà triết học như L.Phơ Bách, C.Mác…quan tâm đến vấn đề
GT nhưng mãi đến thế kỉ XX thì vấn đề GT mới được các nhà triết học, xã hội học và tâm lý
học quan tâm nghiên cứu. Cụ thể, trong thời kỳ đó, chúng ta thấy nổi lên những nhà nghiên
cứu về GT như: Ở Mỹ có nhà triết học và tâm lý học G.Mit (1863 – 1931); đại diện của triết
học hiện sinh và triết học Nhật Bản có Mactinbabơ (1878 - 1965); Cacgiacpe (1883 – 1969)
– nhà triết học và tâm lý học người Đức; Gienmarơsen (1869 – 1963) và J.P.Sactcơ (1905 –
1981) – là hai nhà hiện sinh Pháp cùng Munie (1905 – 1950) đại diện cho triết học cá nhân
cũng đã nghiên cứu GT.
Vào năm 1956, cuốn sách “GT” được cho ra đời bởi 3 tác giả người Mỹ: Johnson, L
Grisson, M. Schalekamp. Nội dung chính mà các tác giả đề cập đến trong tác phẩm của mình
là mối quan hệ của kỹ năng GT với sự tiến bộ trong trường đại học của sinh viên. [48]
Đến năm 1960, tác giả người Pháp Bavelas đã nghiên cứu thực nghiệm về cấu trúc
GT, ông đã đưa ra được khái niệm “khoảng cách” được lý giải như những mắt xích GT cần
thiết để thông điệp được gửi tới đối tượng GT bằng con đường ngắn nhất.
Đầu những năm 70 của thế kỷ XIX, ở Liên Xô cũ đã xuất hiện một số bài báo về GT
được giới thiệu ở ba hội nghị tâm lý học về GT. Ở ba hội nghị này, các nhà khoa học đã tập
trung thảo luận những vấn đề về GT như: phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu GT;
Phương pháp và công cụ nghiên cứu GT; Cơ chế GT; Ảnh hưởng của những đặc điểm cá
nhân đến quá trình GT; Mô hình hóa quá trình GT…[6, 9]
Năm 1974, nhà tâm lý học nổi tiếng A.N.Leônchiev đã xuất bản tác phẩm “Tâm lý học
GT”, đến năm 1979, ông lại tiếp tục cho ra đời cuốn sách “GT sư phạm”, tiếp đến là tác
phẩm “Hoạt động và GT”. Và hàng loạt các tác phẩm về GT cũng đã ra đời trên mảnh đất
Liên Xô cũ như cuốn “Về bản chất GT người” của Xacopnhin (1973); “Vấn đề GT trong tâm
lý học” của K.K.Platonov (1981); “Những khó khăn tâm lý của GT liên nhân cách” của
E.V.Sucanova (1985); “Thế giới GT” của Kagan (1988)… Vì vậy, có thể nói GT đã trở
thành một ngành khoa học độc lập ở Liên Xô lúc bấy giờ.
Bên cạnh đó, các tác giả phương Tây như Ghiglione, Beauvois, Trognon cũng đã tiến
hành những công trình nghiên cứu và đưa ra kết luận về cách thực thực hiện GT mà các ông
gọi là phương pháp “phân tích mệnh đề ngôn ngữ”.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu về GT còn đưa ra những sơ đồ điều khiển có ý nghĩa chỉ
đạo rõ rệt trong thực hành GT như sơ đồ của Wiener (1947), Shannon (1947), Laswell
(1948), G.Thines và cộng sự (1975), Weaver (1982)…[21, 30].
Nhà tâm lý học người Pháp Bateson khi nghiên cứu các yếu tố của GT đã phát hiện và
phân biệt hai hệ thống GT chủ yếu là GT đối xứng và GT bổ sung. Ông cho rằng: mọi quá
trình GT đều biểu hiện ra ở một trong những phương thức ấy: nó có tính hệ thống khi thiết
lập sự bình đẳng hay tương hỗ, nó có tính bổ sung khi thể hiện sự khác nhau [6, 10].
Ngoài ra còn rất nhiều công trình nghiên cứu khác nhau về GT của các tác giả người
Anh, Pháp và Mỹ như tác giả: Stecxen, M.Acgain, E.E.Acgyt, Todd Thorm, Doris Wents…
Như vậy, chúng ta thấy rằng có rất nhiều công trình nghiên cứu về GT trên thế giới
nhưng người nghiên cứu nhận thấy rằng các công trình nghiên cứu trên chủ yếu tập trung vào
nghiên cứu những lý luận chung về GT và những thực nghiệm về điều đó nhưng lại ít quan
tâm đến lý luận về TNTL trong GT. Tuy nhiên, trong một số công trình nghiên cứu của các
tác giả như G.M. Anđreeva, H.Hipsơ, M. Phorvec cũng đã đề cập đến những yếu tố là rào
chắn, gây khó khăn tâm lý trong GT nhưng lại không làm sáng tỏ khó khăn tâm lý trong GT
là gì và làm sao để phát hiện ra những khó khăn đó…
Trường phái Palo Alto khi nghiên cứu về GT cũng đã quan tâm đến những chướng
ngại gây ra sự rối loạn GT giữa các cá nhân nhưng trường phái này cũng chưa xác định được
biểu hiện của những chướng ngại đó như thế nào và bản chất của những chướng ngại đó là
gì?[14, 193]
Song song với việc nghiên cứu những vấn đề lý luận chung của GT, các nhà tâm lý
học đã đi vào nghiên cứu hoạt động GT theo tính chất và đặc điểm nghề nghiệp như: GT sư
phạm; GT thương mại; GT trong thể dục thể thao… Trong đó, GT sư phạm là đối tượng
được các nhà tâm lý học sư phạm đặc biệt quan tâm nghiên cứu, vì vậy hàng loạt các tác
phẩm liên quan đến GT sư phạm được ra đời như: “Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư
phạm” của A.I. Secbacop và Petropxki; “Tâm lý học trẻ em và tâm lý học sư phạm” của
N.D.Lêvitov; “Những cơ sở của GT sư phạm” của V.A.Kruchetxki; “GT sư phạm” của
A.N.Leônchiev; “Kỹ thuật sư phạm của người thầy giáo” của L.I.Rubinxki….
Đặc biệt, tác giả V.A.Cancalic (1987), khi nghiên cứu GT sư phạm đã nêu ra một số
trở ngại trong GT của sinh viên sư phạm như:
– Không biết cách dàn xếp, tổ chức một cuộc tiếp xúc
– Không hiểu lập trường của đối tượng GT
– Thụ động trong GT
– Có tâm trạng lo lắng, sợ hãi
– Lúng túng khi điều khiển trạng thái tâm lý của bản thân trong GT
– Không biết cách xây dựng mối quan hệ qua lại và đổi mới mối quan hệ đó tùy
theo nhiệm vụ sư phạm
– Bắt chước máy móc cách ứng xử của các giáo viên [6, 13-14].
Từ những công trình người nghiên cứu trình bày ở trên cho thấy, vấn đề GT phần nào
đã được các nhà tâm lý học trên thế giới quan tâm nghiên cứu nhưng vấn đề TNTL trong
GT, đặc biệt là TNTL trong GT của sinh viên với giảng viên còn ít được quan tâm. Tuy
nhiên, những công trình nghiên cứu trên đã đặt nền móng cơ sở lý luận về GT và nêu được
một số TNTL trong GT làm nền tảng cho những công trình nghiên cứu về sau.
1.1.2. Sơ lượt lịch sử nghiên cứu ở Việt Nam
Riêng ở Việt Nam, ngành tâm lý học GT mặc dù còn non trẻ nhưng từ cuối những
năm 70 trở lại đây cũng đã thu hút được sự quan tâm của nhiều tác giả như: Đỗ Long với bài
viết “C.Mác và phạm trù GT” (1963); Bùi Văn Huệ với bài viết “Bàn về phạm trù GT”
(1981); Trần Trọng Thủy với các tác phẩm “GT, tâm lý, nhân cách” (1981), “GT và sự phát
triển tâm lý của trẻ” (1981), “Đặc điểm GT của sinh viên sư phạm” (1985), Ngô Công Hoàn
với hai quyển sách “GT sư phạm” (1987) và “Một số vấn đề tâm lý học về GT sư phạm”
(1992); tác giả Nguyễn Thạc và Hoàng Anh với tác phẩm “Luyện GT” (1991).
Bên cạnh đó, nhiều tác giả cũng chọn vấn đề GT làm đề tài nghiên cứu của mình, điển
hình như luận văn cao học của Trần Duy Hưng [19], Đỗ Thị Vui và Đỗ Thị Hòa là “Tìm hiểu
kỹ năng GT sư phạm của sinh viên”; luận án phó tiến sĩ của Hoàng Thị Anh về “Kỹ năng GT
sư phạm của sinh viên” (1993) [2], luận án phó tiến sĩ của Nguyễn Thị Thanh Bình về “Một
số TNTL trong GT của sinh viên với học sinh khi thực tập tốt nghiệp” [6]. Đặc biệt, năm
1992, Nguyễn Văn Lê đã thiết kế bài giảng “Vấn đề GT”. Trong tác phẩm này, tác giả có bàn
đến các trở ngại trong GT như:
Sự quá chênh lệch về người phát và người thu (tuổi tác, cương vị, thu nhập, môi
trường xã hội, văn hóa).
Khả năng xây dựng và trình bày bản thông điệp của người phát thông tin.
Các trạng thái tâm sinh lý hiện hữu của người đối thoại.
Ngoài ra, tác giả còn đề cập đến các yếu tố tâm lý gây trở ngại trong GT là những chấn
thương tình cảm, những sự khác nhau về chính kiến, những xung đột, những sự tưởng tượng,
sự đánh giá về người khác, những định kiến, sự thiện cảm hay ác cảm…[21, 59-60]. Tuy
nhiên bài giảng này được thiết kế chỉ dựa trên kinh nghiệm của tác giả.
Năm 1993, tác giả Lê Hương đã viết bài “Một số khó khăn tâm lý trong quản lý sản
xuất và kinh doanh ở các xí nghiệp quốc doanh hiện nay”. Trong bài viết này, tác giả đã phân
tích những khó khăn tâm lý trong công tác quản lý xí nghiệp của các nhà quản lý. Những khó
khăn chủ yếu thể hiện ở hai mặt: nhu cầu và hoạt động. Tác giả đã đưa ra được những số liệu
thực minh chứng cho các khó khăn trên nhưng chưa khái quát thành lý luận về khó khăn tâm
lý.[6, 15]
Trong tạp chí “Dân trí” số 22, có bài viết của tác giả Huyền Phan về “Những TNTL
khi GT”. Bài viết thể hiện rằng: GT không đạt mục đích vì bị các TNTL ngăn cản. Do đó,
muốn GT đạt mục đích thì phải vượt qua các TNTL đó. Tác giả cũng đã nêu ra những TNTL
trong GT là:
– Bức tường thành kiến do có ác cảm với một người nào đó, có cái nhìn thiên lệch
đã tạo ra ấn tượng không tốt đẹp khi GT.
– Bức tường ác cảm nảy sinh khi có định kiến với đối tượng do có thông tin sai
lệch về đối tượng.
– Bức tường sợ hãi xuất hiện do những suy nghĩ băn khoăn dẫn đến tiếp xúc
gượng ép, thiếu tự nhiên.
– Bức tường thiếu hiểu biết nảy sinh do khi tiếp xúc không hiểu nhau hoặc không
hiểu đúng về nhau [35,19].
Năm 1996, trong tạp chí “Thế giới trong ta