Hội chứng tiêu chảy và thiếu máu của gia súc nói chung và trâu bò nói
riêng vẫn thường xẩy ra ở hầu hết các lứa tuổi. Tiêu chảy và thiếu máu là hội
chứng chung, thấy ở nhiều bệnh, do nhiều nguyên nhân gây ra như trong
một số bệnh truyền nhiễm, bệnh về dinh dưỡng, bệnh nội khoa, bệnh ký sinh
trùng Trong đó, sán lá Fasciola là một trong những nguyên n hân gây ra
tiêu chảy và thiếu máu ở gia súc nhai lại. Khi trâu bò bị nhiễm sán lá
Fasciola, sán lá non di hành phá hoại các mô gan và các mao quản gây xuất
huyết. Sán lá Fasciola trưởng thành hút máu trâu bò, làm cho trâu bò bị mất
nhiều máu. Sán tác động gây viêm gan, làm tắc mật, gây rối loạn tiêu hoá,
làm trâu bò bị tiêu chảy. Những trường hợp trâu b ò nhiễm sán lá Fasciola
nặng gây tiêu chảy mạnh, thiếu máu, gầy rạc. Trâu bò bị tiêu chảy dẫn đến
mất nước, mất chất điện giải và có thể chết nếu không điều trị kịp thời
(Trịnh Văn Thịnh, 1963 [32]; Phạm Văn Khuê và cs, 1996 [10]; Nguyễn Thị
Kim Lan và cs, 1999 [12]).
Yên Sơn là một huyện miền núi của tỉnh Tuyên Quang, có tổng diện
tích là 12.949ha, trong đó đất đồi núi chiếm tới trên 60%. Bà con các dân tộc
ở huyện Yên Sơn sống bằng nghề nông là chủ yếu. Do đó, chủ trương của
tỉnh là lợi dụng điều kiện tự nhiên thuận lợi của huyện Yên Sơn để phát triển
chăn nuôi trâu bò. Theo kế hoạch của huyện, đến năm 2010 đàn trâu bò đạt
trên 61.500 con. Để đạt được mục tiêu rất gần nói trên, việc đẩy mạnh các
biện pháp kỹ thuật trong chăn nuôi trâu bò (từ khâu giống, thức ăn, chăm sóc
nuôi dưỡng đến công tác thú y) cần tiến hành đồng bộ và phải được sự quan
tâm thích đáng của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các nhà chuyên môn.
Qua điều tra sơ bộ, chúng tôi thấy, trong mấy năm gần đây tình hình dịch
bệnh vẫn xảy ra trên đàn trâu bò của huyện Yên Sơn. Hội chứng tiêu chảy và
thiếu máu vẫn thấy khá phổ biến, trong đó sán lá Fasciola là một trong những
nguyên nhân gây tiêu chảy và thiếu máu ở trâu bò. Tuy nhiên, cho đến nay
vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về tiêu chảy và thiếu máu, nguyên
nhân và biện pháp phòng trị cho trâu bò ở tỉnh Tuyên Quang nói chung và
huyện Yên Sơn nói riêng. Để có cơ sở khoa học đề xuất biện pháp phòng trị
tiêu chảy và thiếu máu cho trâu bò do sán lá Fasciola gây ra, chúng tôi thực
hiện đề tài: “Tỷ lệ trâu bò tiêu chảy và thiếu máu, vai trò của sán lá
Fasciola trong hội chứng tiêu chảy và thiếu máu của trâu bò ở huyện Yên
Sơn tỉnh Tuyên Quang, biện pháp phòng trị”.
114 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1921 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tỷ lệ trâu bò tiêu chảy và thiếu máu, vai trò của sán lá Fasciola trong hội chứng tiêu chảy và thiếu máu của trâu bò ở huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang, biện pháp phòng trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------------------------
VŨ ĐỨC HẠNH
“TỶ LỆ TRÂU BÒ TIÊU CHẢY VÀ THIẾU MÁU, VAI TRÒ CỦA
SÁN LÁ FASCIOLA TRONG HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY VÀ THIẾU
MÁU CỦA TRÂU BÒ Ở HUYỆN YÊN SƠN - TỈNH TUYÊN QUANG,
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ”
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
THÁI NGUYÊN, 2009
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------------------------
VŨ ĐỨC HẠNH
“TỶ LỆ TRÂU BÒ TIÊU CHẢY VÀ THIẾU MÁU, VAI TRÒ CỦA
SÁN LÁ FASCIOLA TRONG HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY VÀ THIẾU
MÁU CỦA TRÂU BÒ Ở HUYỆN YÊN SƠN - TỈNH TUYÊN QUANG,
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ”
CHUYÊN NGÀNH: THÚ Y
MÃ SỐ: 62 62 50 05
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Lan
THÁI NGUYÊN, 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Thạc sỹ Nông nghiệp, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình, quý
báu của nhà trường và địa phương. Nhân dịp hoàn thành Luận văn
này, tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới:
Lãnh đạo Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên; Ban giám
hiệu và Lãnh đạo Khoa Chăn nuôi – Thú y Trường Trung học Kinh
tế - Kỹ thuật Tuyên Quang cùng toàn thể các thầy cô giáo trong nhà
trường.
Đặc biệt tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới PGS. TS
Nguyễn Thị Kim Lan – Phó hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ và trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá
trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Nhân dịp này tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất
tới gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã động viên, chia sẻ và khuyến
khích tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận
văn này.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2009
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Vũ Đức Hạnh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
hoàn toàn trung thực và chưa hề sử dụng cho bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp
đỡ cho việc hoàn thành luận văn đã được cảm ơn và các thông tin tài liệu trích
dẫn trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
Phần 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Hội chứng tiêu chảy và thiếu máu của gia súc nói chung và trâu bò nói
riêng vẫn thường xẩy ra ở hầu hết các lứa tuổi. Tiêu chảy và thiếu máu là hội
chứng chung, thấy ở nhiều bệnh, do nhiều nguyên nhân gây ra như trong
một số bệnh truyền nhiễm, bệnh về dinh dưỡng, bệnh nội khoa, bệnh ký sinh
trùng… Trong đó, sán lá Fasciola là một trong những nguyên nhân gây ra
tiêu chảy và thiếu máu ở gia súc nhai lại. Khi trâu bò bị nhiễm sán lá
Fasciola, sán lá non di hành phá hoại các mô gan và các mao quản gây xuất
huyết. Sán lá Fasciola trưởng thành hút máu trâu bò, làm cho trâu bò bị mất
nhiều máu. Sán tác động gây viêm gan, làm tắc mật, gây rối loạn tiêu hoá,
làm trâu bò bị tiêu chảy. Những trường hợp trâu bò nhiễm sán lá Fasciola
nặng gây tiêu chảy mạnh, thiếu máu, gầy rạc. Trâu bò bị tiêu chảy dẫn đến
mất nước, mất chất điện giải và có thể chết nếu không điều trị kịp thời
(Trịnh Văn Thịnh, 1963 [32]; Phạm Văn Khuê và cs, 1996 [10]; Nguyễn Thị
Kim Lan và cs, 1999 [12]).
Yên Sơn là một huyện miền núi của tỉnh Tuyên Quang, có tổng diện
tích là 12.949ha, trong đó đất đồi núi chiếm tới trên 60%. Bà con các dân tộc
ở huyện Yên Sơn sống bằng nghề nông là chủ yếu. Do đó, chủ trương của
tỉnh là lợi dụng điều kiện tự nhiên thuận lợi của huyện Yên Sơn để phát triển
chăn nuôi trâu bò. Theo kế hoạch của huyện, đến năm 2010 đàn trâu bò đạt
trên 61.500 con. Để đạt được mục tiêu rất gần nói trên, việc đẩy mạnh các
biện pháp kỹ thuật trong chăn nuôi trâu bò (từ khâu giống, thức ăn, chăm sóc
nuôi dưỡng đến công tác thú y) cần tiến hành đồng bộ và phải được sự quan
tâm thích đáng của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các nhà chuyên môn.
Qua điều tra sơ bộ, chúng tôi thấy, trong mấy năm gần đây tình hình dịch
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
bệnh vẫn xảy ra trên đàn trâu bò của huyện Yên Sơn. Hội chứng tiêu chảy và
thiếu máu vẫn thấy khá phổ biến, trong đó sán lá Fasciola là một trong những
nguyên nhân gây tiêu chảy và thiếu máu ở trâu bò. Tuy nhiên, cho đến nay
vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về tiêu chảy và thiếu máu, nguyên
nhân và biện pháp phòng trị cho trâu bò ở tỉnh Tuyên Quang nói chung và
huyện Yên Sơn nói riêng. Để có cơ sở khoa học đề xuất biện pháp phòng trị
tiêu chảy và thiếu máu cho trâu bò do sán lá Fasciola gây ra, chúng tôi thực
hiện đề tài: “Tỷ lệ trâu bò tiêu chảy và thiếu máu, vai trò của sán lá
Fasciola trong hội chứng tiêu chảy và thiếu máu của trâu bò ở huyện Yên
Sơn tỉnh Tuyên Quang, biện pháp phòng trị”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Xác định một số đặc điểm dịch tễ hội chứng tiêu chảy và thiếu máu ở
trâu, bò tại huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang.
- Xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá Fasciola ở trâu, bò tại huyện
Yên Sơn.
- Xác định vai trò của sán lá Fasciola trong hội chứng tiêu chảy và thiếu
máu ở trâu, bò.
- Xác định sự phát tán trứng và ấu trùng sán lá Fasciola ở ngoài cơ thể
trâu bò, từ đó xác định nguy cơ trâu bò nhiễm sán lá Fasciola và nguy cơ trâu
bò bị tiêu chảy và thiếu máu.
- Đề xuất biện pháp phòng, trị tiêu chảy và thiếu máu ở trâu, bò do sán
lá Fasciola gây ra.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Kết quả nghiên cứu là những thông tin có giá trị khoa học và thực tiễn,
làm cơ sở để khuyến cáo người chăn nuôi trâu bò thực hiện các biện pháp
phòng trị tiêu chảy và thiếu máu ở trâu, bò do sán lá Fasciola gây ra.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY Ở TRÂU BÒ
2.1.1. Khái niệm về hội chứng tiêu chảy
Tiêu chảy là ỉa nhanh, nhiều lần trong ngày, trong phân có nhiều nước
do rối loạn chức phận tiêu hoá (ruột tăng cường co bóp và tiết dịch).
Tiêu chảy ở trâu bò là một hiện tượng bệnh lý phức tạp, gây ra bởi sự
tác động tổng hợp của nhiều yếu tố. Một trong những nguyên nhân quan trọng
là sự tác động của điều kiện ngoại cảnh bất lợi, gây ra các stress cho cơ thể.
Mặt khác các khâu chăm sóc nuôi dưỡng trâu bò, chuồng trại không thường
xuyên vệ sinh sạch sẽ, thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh
trùng đường ruột... đều tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập của mầm
bệnh và gây quá trình bệnh lý ở cơ thể vật chủ, dẫn đến các biểu hiện lâm
sàng, trong đó có triệu chứng tiêu chảy. Đây là những nguyên nhân đóng vai
trò quan trọng trong hội chứng tiêu chảy ở gia súc nói chung và trâu bò nói
riêng. Bệnh lý của hội chứng tiêu chảy xuất hiện thường là ở thể cấp tính hoặc
mãn tính, tuỳ thuộc vào tính chất và nguyên nhân bệnh tác động. Đặc điểm
của hội chứng tiêu chảy thường là con vật bị rối loạn tiêu hoá dẫn tới bị tiêu
chảy nhiều lần trong ngày, trong phân có nhiều nước so với bình thường do
tăng tiết dịch ruột (Blackwell,1989 [41]).
Trong điều kiện ở nước ta hiện nay, hầu hết các cơ sở chăn nuôi đều
chưa có biện pháp khống chế hiệu quả đối với hội chứng tiêu chảy. Vật nuôi
có thể bị mắc bệnh quanh năm, đặc biệt là vụ Đông Xuân khi thời tiết thay đổi
đột ngột hay vào những giai đoạn chuyển mùa trong năm.
2.1.2. Nguyên nhân gây tiêu chảy ở trâu bò
Tiêu chảy là biểu hiện lâm sàng của quá trình bệnh lý ở đường tiêu hoá.
Tuỳ theo đặc điểm, tính chất, diễn biến; tuỳ theo độ tuổi trâu bò; tuỳ theo yếu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
tố được coi là nguyên nhân chính mà hội chứng tiêu chảy ở trâu, bò được gọi
bằng các tên khác nhau.
Ví dụ: bệnh bê nghé ỉa phân trắng; bệnh ỉa chảy ở trâu bò sau cai sữa;
chứng khó tiêu; chứng rối loạn tiêu hoá…
Nguyên nhân của tiêu chảy rất phức tạp. Trong quá trình nghiên cứu
hội chứng tiêu chảy, rất nhiều tác giả đã tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh. Tuy
nhiên, tiêu chảy là một hiện tượng bệnh lý, có liên quan đến rất nhiều các yếu
tố, có yếu tố là nguyên nhân nguyên phát, có yếu tố là nguyên nhân thứ phát.
Do một tác nhân bất lợi nào đó, trạng thái cân bằng của khu hệ vi sinh
vật đường ruột bị phá vỡ, tất cả hoặc chỉ một loài nào đó sinh sản quá nhiều
sẽ gây biến động số lượng vi khuẩn đường ruột và vi khuẩn vãng lai. Vi
khuẩn gây bệnh nhân cơ hội sẽ tăng mạnh cả về số lượng và độc lực. Những
vi khuẩn có lợi ở đường tiêu hóa do không cạnh tranh nổi bị giảm đi. Cuối
cùng loạn khuẩn xảy ra, khả năng hấp thu bị rối loạn gây hiện tượng tiêu chảy
(Vũ Văn Ngũ và cs, 1979 [19]). Vi khuẩn đường ruột có vai trò không thể
thiếu được trong hội chứng tiêu chảy (Hồ Văn Nam và cs, 1994 [16], Archie
H., 2001 [38].)
Tiêu chảy là một hội chứng thường xuất hiện trên trâu bò ở hầu hết các
lứa tuổi, nhưng tập trung nhiều nhất ở giai đoạn còn non. Hội chứng này
không những làm giảm tăng trọng, giảm tỷ lệ nuôi sống, dễ dàng làm kế phát
các bệnh khác và làm giảm hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi. Bệnh gây ra
do các vi khuẩn đường ruột như E. coli, Enterobacter, Klebsiella, Salmonella,
với tỷ lệ tương ứng là 66,7%, 40,7%, 3,7%, 3,7%, và có thể điều trị khỏi bằng
các loại kháng sinh như: amikacin, norfloxacin, gentamycin, neomycin,
colistin (Châu Bá Lộc và cs, 2000 [57]).
Vì vậy, phân biệt thật rạch ròi nguyên nhân gây tiêu chảy không đơn giản.
Ngày nay, người ta thống nhất rằng, phân loại chỉ có nghĩa tương đối, chỉ nêu
lên yếu tố nào là chính, xuất hiện đầu tiên, yếu tố nào là phụ hoặc xuất hiện sau,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
từ đó đề ra phác đồ phòng, trị bệnh cho có hiệu quả mà thôi. Nhìn chung, hội
chứng tiêu chảy ở gia súc thường xảy ra do các nguyên nhân chủ yếu sau:
2.1.2.1. Môi trường ngoại cảnh thay dổi
Cơ thể trâu bò luôn chịu những biến đổi bất thường về nhiệt độ, ẩm độ
và luôn phải tự điều chỉnh đối với sự thay đổi của điều kiện ngoại cảnh, dẫn
tới sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút, khả năng mắc bệnh cao (Rosenberg,
1974 [50]).
Việt Nam nói chung và tỉnh Tuyên Quang nói riêng nằm trong vùng khí
hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu được phân chia thành bốn mùa rõ rệt. Thời tiết
khí hậu trong mỗi mùa lại có sự khác nhau rõ rệt về nhiệt độ và ẩm độ.
Vụ Xuân - Hè, nhiệt độ dần tăng cao, các đợt mưa đầu mùa làm độ ẩm
không khí cao, đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật có
hại sinh trưởng, phát triển và gây bệnh đối với vật nuôi, các bệnh truyền
nhiễm có điều kiện thuận lợi phát triển làm dịch bệnh lây lan, gây chết nhiều
gia súc, trong đó có một loại bệnh phổ biến thường gặp ở gia súc non là bệnh
về đường tiêu hoá (Nguyễn Vĩnh Phước, 1974 [25]; Đào Trọng Đạt và cs,
1996 [4]; Hồ Văn Nam và cs, 1997 [18]).
Trịnh Văn Thịnh (1963) [32], Trịnh Văn Thịnh và cs (1978) [33], Phạm
Văn Khuê và cs (1996) [10], Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [12] và nhiều
tác giả khác đều cho biết, trâu bò nhiễm sán lá gan tăng lên vào mùa vật chủ
trung gian phát triển. Những năm mưa nhiều, tỷ lệ nhiễm sán lá gan tăng lên
so với những năm nắng ráo và khô hạn. Mùa vụ gắn liền với sự thay đổi thời
tiết khí hậu. Mùa hè thu, số gia súc bị nhiễm sán lá gan tăng cao hơn các mùa
khác trong năm. Cuối mùa thu và mùa đông, bệnh thường phát ra ở trâu bò
với triệu chứng tiêu chảy và thiếu máu, suy nhược cơ thể
Trong điều kiện ở nước ta hiện nay, hầu hết các cơ sở chăn nuôi đều
chưa thể khống chế hiệu quả đối với hội chứng tiêu chảy. Vật nuôi có thể bị
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
mắc bệnh quanh năm, đặc biệt là vụ đông xuân khi thời tiết thay đổi đột ngột
hay vào những giai đoạn chuyển mùa trong năm (Sử An Ninh, 1993 [20]).
2.1.2.2. Do thức ăn, nước uống
Để gây nên hội chứng tiêu chảy ở trâu bò, sự xâm nhập của các vi
khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh đường tiêu hoá đóng vai trò quan trọng.
Nguyên nhân gây bệnh có thể do môi trường bị ô nhiễm, các vi sinh vật và ký
sinh trùng xâm nhập vào cơ thể qua con đường thức ăn, nước uống, từ đó trực
tiếp xâm nhập vào đường tiêu hoá của trâu bò.
Khi đề cập tới vai trò và yếu tố gây bệnh của thức ăn và nước uống
trong hội chứng tiêu chảy ở gia súc, các kết quả nghiên cứu cho thấy: với
khẩu phần thức ăn không cân đối, chưa phù hợp với các giai đoạn sinh trưởng
và phát triển, kèm theo thức ăn không đảm bảo vệ sinh cũng là một trong
những nguyên nhân quan trọng đối với gia súc bị mắc bệnh tiêu chảy (Wierer
và cs, 1983 [53], Purvis và cs, 1985 [49]).
Hồ Văn Nam và cs, (1997) [18] cho biết, nếu khẩu phần ăn cho vật nuôi
không cân đối, thức ăn không đảm bảo chất lượng như bị ôi, thiu, mốc, nhiễm
các vi sinh vật có hại thì gia súc rất dễ bị rối loạn tiêu hoá dẫn tới ỉa chảy.
Có tác giả cho rằng, thức ăn thiếu các chất khoáng và vitamin cần thiết
cho cơ thể, đồng thời phương thức chăn nuôi không phù hợp sẽ làm giảm sức
đề kháng của cơ thể gia súc, tạo cơ hội cho các vi khuẩn đường tiêu hoá phát
triển và gây bệnh.
Trong khẩu phần thức ăn dinh dưỡng của gia súc, nếu thức ăn bị thiếu
một số nguyên tố đa, vi lượng như sắt, đồng, kẽm... hoặc thừa Molipden thì
cũng có thể gây ra những rối loạn tiêu hoá, gây tiêu chảy ở thể cấp hoặc mãn
tính, kèm theo sự thay đổi màu sắc lông da thì gia súc có thể bị thiếu máu.
Với những thức ăn bị lẫn các chất kim loại nặng như chì, Asen, thuỷ ngân,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
Cadimi...thường gây ra hiện tượng gia súc bị rối loạn tiêu hoá kết hợp với các
triệu chứng thần kinh (Daniels và cs, 1990 [42]).
Nguyễn Đăng Đức, (1985) [5] cho biết: yếu tố nước đóng vai trò quan
trọng trong đời sống hàng ngày cho người và động vật. Song cũng chính từ
các nguồn nước khi bị ô nhiễm các hợp chất vô cơ, hữu cơ lại là môi trường
sống thuận tiện cho các vi sinh vật tồn tại và phát triển, trong đó có các vi
sinh vật gây bệnh.
Ở trâu bò, thức ăn chủ yếu là các loại cỏ, mà cỏ lại phát triển mạnh ở
những nơi ẩm thấp. Môi trường ẩm thấp chính là điều kiện tốt cho sự phát
triển của loài ốc - ký chủ trung gian của sán lá Fasciola. Sau các giai đoạn
phát triển thì từ trứng nở và phát triển thành ấu trùng có sức gây bệnh, ấu
trùng này bám vào các cây cỏ thuỷ sinh, khi trâu bò ăn phải những cây cỏ có
lẫn ấu trùng, ấu trùng vào đường tiêu hoá, di hành và phát triển thành sán lá
trưởng thành. Sán lá trưởng thành chiếm đoạt chất dinh dưỡng, gây rối loạn
chức phận tiêu hoá và gây tiêu chảy (Phan Địch Lân, 1994, 2004 [14]).
2.1.2.3. Do vi sinh vật
Trong điều kiện nhất định, vi khuẩn được xem như là tác nhân thứ phát
sau những sơ suất về thức ăn, dinh dưỡng, về chăm sóc và quản lý. Ngoài các vi
khuẩn có lợi có tác dụng lên men, phân giải các chất trong đường tiêu hoá, giúp
cho sinh lý tiêu hoá của trâu bò diễn ra bình thường, còn có các loài vi khuẩn gây
bệnh như: E.coli, Salmonella sp, Shigella sp, Klebsiella sp hay Cl. pefringens...
Các vi khuẩn là nguyên nhân gây nên sự rối loạn về tiêu hoá, viêm ruột và tiêu
chảy ở người và nhiều loài động vật (Vũ Văn Ngũ và cs, 1979 [19]).
Theo Lê Minh Chí (1995) [2], độc tố Enterotoxin của E. coli đóng vai
trò quan trọng trong bệnh viêm ruột ỉa chảy của bò. Trong hệ vi khuẩn hiếu
khí đường ruột, Salmonella chiếm tỷ lệ khá cao.
Phan Thanh Phượng (1988) đã thông báo, vi khuẩn Salmonella thường
xuyên có trong đường ruột, do điều kiện chăn nuôi, quản lý kém làm cho sức
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
đề kháng của cơ thể giảm, vi khuẩn Salmonella trở thành độc và phát triển
mạnh gây viêm ruột ỉa chảy (dẫn theo Lê Minh Chí, 1995 [2])
Vai trò của vi khuẩn đường ruột có thể nói là những nguyên nhân cơ
bản, là mối đe dọa thường trực đối với các cơ sở chăn nuôi, thiệt hại đáng kể
nhất thường gặp là gia súc non trong giai đoạn bú sữa. Đánh giá sự thiệt hại
do tiêu chảy ở gia súc gây ra trong chăn nuôi, Lê Minh Chí (1995) [2] cho
thấy: có tới 70 - 80% sự tổn thất về số lượng của bê, nghé là ở thời kỳ bú
sữa, trong đó có 80 - 90 % là do hậu quả của tiêu chảy gây ra. Tiêu
chảy ở gia súc đã được nhiều tác giả trong nước nghiên cứu và đề cập trên
nhiều khía cạnh như: nghiên cứu của Nguyễn Quang Tuyên và cs (1996) [36],
Phạm Ngọc Thạch (1998) [28], Nguyễn Bá Hiên (2001) [6], Phạm Quang
Phúc (2003) [21]... các công trình nghiên cứu đã phân tích và nêu bật những
tác hại do tiêu chảy gây ra đối với gia súc trong đó có bê, nghé.
Có nhiều loại virus như Coronavirus 1 và Coronavirus 2, Rotavirus,
Parvovirus... gây ra những bệnh trầm trọng đối với hệ thống tiêu hoá như: gây
viêm và tổn thương niêm mạc, phá huỷ quá trình hấp thu của ruột, từ đó dẫn
đến tiêu chảy nặng nề cho gia súc. Bệnh lý cơ bản do virus gây ra ở trâu bò là
viêm ruột, viêm kết tràng, manh tràng, những rối loạn về tiêu hoá với các
triệu chứng thường gặp là tiêu chảy cấp tính hoặc mãn tính, phân lỏng, màu
vàng, đôi khi có lẫn máu, tỷ lệ mắc bệnh và chết trong đàn cao.
Các nhà khoa học đã tìm ra khoảng 240 loài nấm mốc có khả năng sản
sinh ra độc tố, trong đó có trên 20 loài có khả năng gây bệnh cho trâu bò.
Thức ăn cho trâu bò trong quá trình sử dụng rất dễ bị nhiễm nấm mốc và độc
tố của nấm mốc.
2.1.2.4. Do ký sinh trùng
Nhiều loài ký sinh trùng ký sinh và gây bệnh cho trâu bò. Ký sinh trùng
chiếm đoạt chất dinh dưỡng của vật chủ, gây tổn thương niêm mạc ruột, tạo
điều kiện cho các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập, gây viêm nhiễm đường tiêu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
hoá. Một số loại ký sinh trùng gây rối loạn quá trình phân tiết dịch tiêu hoá,
gây viêm ruột và tiêu chảy cấp hoặc mãn tính. Đặc điểm chủ yếu của bệnh do
ký sinh trùng đường tiêu hoá gây ra là rối loạn tiêu hoá, gây tiêu chảy, thiếu
máu, da và niêm mạc nhợt nhạt. Cầu trùng giống Criptostoporidium sp chủ
yếu gây bệnh ở động vật non, gây tiêu chảy, phân lỏng có nhiều nước. Bệnh
thường kéo dài khoảng từ 6 tới 8 ngày, sau đó có thể ngừng và hết triệu
chứng. Trong trường hợp do giống Isospora gây ra, triệu chứng chủ yếu trên
gia súc non trong giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tuần tuổi là tiêu chảy ở thể cấp
hoặc mãn tính kèm theo xuất huyết.
Gia súc bị mắc bệnh do giun tròn gây ra có biểu hiện gầy yếu, ăn uống
kém, da và niêm mạc nhợt nhạt do thiếu máu, viêm ruột, tiêu chảy ở mức độ
trung bình, không liên tục (Phạm Ngọc Thạch, 1998 [28]).
Trâu bò mắc bệnh sán lá gan thường: ăn uống kém, suy nhược, niêm
mạc nhợt nhạt, ỉa chảy xen kẽ táo bón, gầy yếu dần. Giai đoạn sau đi tháo
nhiều hơn và gầy rất nhanh.
Phan Địch Lân (1994, 2004) [14] đã theo dõi 37 trâu bị bệnh sán lá gan
nặng, thấy các triệu chứng thường lặp đi lặp lại như: gầy rạc, suy nhược cơ
thể (37/37); phân nhão không thành khuôn, có lúc ỉa lỏng (32/37); niêm mạc
mắt nhợt nhạt, thiếu máu kéo dài (27/37); lông xù, da mốc, lông dễ rụng
(26/37); phân đen, thối khắm (22/37); mắt sâu có dử (18/37); bụng ỏng, ỉa
chảy kéo dài (13/37).
Theo Phạm Văn Khuê và cs (1996) [10], phương thức sống ký sinh của
giun sán đã làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hoá, từ đó gây viêm ruột ỉa
chảy. Tác hại của chúng không chỉ là chiếm đoạt chất dinh dưỡng của vật chủ
mà còn tác động lên vật chủ bằng độc tố, đầu độc vật chủ, làm giảm sức đề
kháng, tạo điều kiện cho các bệnh khác phát sinh.
2.1.3. Bệnh lý và lâm sàng của hội chứng tiêu chảy ở trâu bò
Khi trâu bò bị tiêu chảy dù là do nguyên nhân nào thì con vật vẫn bị
mất nước, tuỳ thuộc vào tính chất và mức độ tiêu chảy mà lượng nước bị mất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
nhiều hay ít, ở dạng cấp tính hoặc mãn tính. Biểu hiện rõ nhất là hiện tượng
giảm thể tích máu trong hệ thống huyết quản, máu bị cô đặc lại, tăng độ đặc
của huyết tương, gây trở ngại tuần hoàn, quá trình này kéo dài dẫn tới tình
trạng nhiễm độc toan cho cơ thể. Mặt khác, mất nước kèm theo mất các chất
điện giải, gây ra các rối loạn kế tiếp trong các tế bào, trong các cơ q