Luận văn Vận dụng phương thức nêu vấn đề vào việc dạy học tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu ở trường THPT

Trong nửa cuối của thế kỷ vừa qua, với đà tiến của cuộc cách mạng khoa học công nghệ diễn ra mạnh mẽ và sâu rộng, các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa GD đang đứng trước những thay đổi, phát triển nhanh chóng, nhân loại đang bước sang kỉ nguyên mới với tốc độ chuyển biến phi thường. Thành tựu của khoa học công nghệ trở nên đa dạng, sinh động như chưa từng thấy, làm cho những nhu cầu, hoạt động của con người được đáp ứng và vươn lên không ngừng. Cụ thể là cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ 3 (hệ thống công nghiệp hiện đại với tự động hóa, tin học hóa, cách mạng sinh học) đã hình thành xã hội siêu công nghiệp. Mục tiêu đầu tiên của nền GD thời đại siêu công nghiệp là làm tăng khả năng đối phó, thích nghi của con người trước tốc độ biến động kinh tế xã hội nhanh chóng, liên tục và khả năng giải quyết các vấn đề của cuộc sống đặt ra. Chính từ cơ sở lịch sử - xã hội nói đó mà nhà trường hiện đại nhằm tới xây dựng hệ PP GD tích cực (Hệ thống các PPDH theo định hướng tích cực). Dạy học văn cũng nằm trong xu thế tất yếu đó.

pdf107 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2298 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vận dụng phương thức nêu vấn đề vào việc dạy học tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu ở trường THPT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ---------- LÊ THỊ LOAN VẬN DỤNG PHƯƠNG THỨC NÊU VẤN ĐỀ VÀO VIỆC DẠY HỌC TÁC PHẨM “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” CỦA NGUYỄN MINH CHÂU Ở TRƯỜNG THPT Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VĂN Mã số: 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN ĐỨC ÂN Thành phố Hồ Chí Minh - 2010 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Đức Ân trong suốt thời gian qua đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ chúng tôi suốt thời gian qua. Xin chân thành cảm ơn khoa Ngữ văn, Phòng Khoa học Công nghệ - sau đại học - trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh; các cấp lãnh đạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, các Thầy, Cô, học sinh trường THPT Chuyên Long An, THPT Lê Quý Đôn, THPT Tân An, THPT Hùng Vương; bạn bè, gia đình… đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Tác giả Lê Thị Loan LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực. Tác giả luận văn Lê Thị Loan PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Trong nửa cuối của thế kỷ vừa qua, với đà tiến của cuộc cách mạng khoa học công nghệ diễn ra mạnh mẽ và sâu rộng, các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa GD đang đứng trước những thay đổi, phát triển nhanh chóng, nhân loại đang bước sang kỉ nguyên mới với tốc độ chuyển biến phi thường. Thành tựu của khoa học công nghệ trở nên đa dạng, sinh động như chưa từng thấy, làm cho những nhu cầu, hoạt động của con người được đáp ứng và vươn lên không ngừng. Cụ thể là cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ 3 (hệ thống công nghiệp hiện đại với tự động hóa, tin học hóa, cách mạng sinh học) đã hình thành xã hội siêu công nghiệp. Mục tiêu đầu tiên của nền GD thời đại siêu công nghiệp là làm tăng khả năng đối phó, thích nghi của con người trước tốc độ biến động kinh tế xã hội nhanh chóng, liên tục và khả năng giải quyết các vấn đề của cuộc sống đặt ra. Chính từ cơ sở lịch sử - xã hội nói đó mà nhà trường hiện đại nhằm tới xây dựng hệ PP GD tích cực (Hệ thống các PPDH theo định hướng tích cực). Dạy học văn cũng nằm trong xu thế tất yếu đó. 1.2. Những năm gần đây, GD đã trải qua sự thay đổi quan trọng. Năm 2003, chương trình, SGK môn Ngữ văn THPT được thiết kế điều chỉnh. Từ đó, PPDH cũng đổi mới. Chương trình GD phổ thông hiện hành đã nêu rõ: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng HS, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho HS phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho HS”. Tài liệu “Hướng dẫn thực hiện chương trình, SGK môn Ngữ văn lớp 12” đã giới thiệu một số PPDH theo định hướng tích cực như: thuyết trình, vấn đáp, đàm thoại, phát hiện và giải quyết vấn đề, lí thuyết tình huống, lí thuyết kiến tạo,… Vậy, dạy học tác phẩm văn chương (văn bản văn học) theo phương thức NVĐ là một kiểu dạy học chuyên biệt thuộc hệ PPDH tích cực. 1.3. Trong thực tế: - Việc dạy học theo định hướng tích cực đã được GV quán triệt về mặt quan điểm và nhận thức về lí luận. Tuy nhiên, khó khăn nhất là cách thức vận dụng vào thực tế sao cho có hiệu quả. “Bài toán có vấn đề” - bài toán ơrixtic trong giờ dạy học văn bản - tác phẩm văn chương là một vấn đề cần được quan tâm nhiều hơn, nhất là đối với những tác phẩm mới được đưa vào chương trình. - Tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu còn mới đối với GV và HS. Bởi thời kì văn học sau 1975 nói chung và “Chiếc thuyền ngoài xa” nói riêng vừa được đưa vào chương trình và SGK năm 2008. Xuất phát từ những lý do trên, với mong muốn góp phần cải tiến PPDH, nâng cao hiệu quả dạy học văn và rèn luyện được một số kỹ năng tiếp nhận văn bản văn học cho HS, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Vận dụng phương thức nêu vấn đề vào việc dạy học tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu ở trường THPT”. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 2.1. Nguồn gốc: Dạy học nêu vấn đề là một quan điểm dạy học được đề cập tới trong nhà trường trên thế giới từ những năm năm mươi của thế kỉ XX và không ngừng được bổ sung hoàn thiện để trở thành một phương thức dạy học phù hợp với quan điểm dạy học phát triển và tích cực của nhà trường hiện đại. Thực ra, như I.Ia Lecne từng nêu “tính NVĐ” trong hoạt động dạy học không phải là hiện tượng mới mẻ xa lạ. Bởi từ xưa, hiện tượng NVĐ đã từng xuất hiện trong các buổi tọa đàm do Xocrate khởi xướng cũng như Khổng Tử - nhà GD cổ xưa của Trung Quốc - khơi gợi học trò bàn về Trí, trong đó có phần về NVĐ. Dần dần, qua các thời kì hình thành và tồn tại của nhà trường, từ những hình thức tranh luận quỷ biện thời trung cổ tới những Kolocvium rồi tiến đến việc tổ chức những buổi ceminair của nhà trường hiện đại, các phương thức, hình thức dạy học không ngừng cải tiến và DHNVĐ hoàn thiện thành một tư tưởng dạy học có cơ sở lý luận và thực tiễn vững vàng. “Cũng như bất kì hiện tượng nào nảy sinh một cách hữu cơ trong sự phát triển của nhà trường, DHNVĐ có lịch sử của nó. Các nguyên lý DHNVĐ đã được hình thành trong những tìm tòi suy nghĩ của các nhà sư phạm đi trước. Việc cố gắng tích cực hóa quá trình học tập, việc củng cố quan hệ giữa GD và đời sống, việc thúc đẩy hoạt động độc lập của người học, việc xây dựng các bài tập sáng tạo, đưa HS ra ngoài phạm vi của việc “lặp lại cái đã trải qua” - tất cả những nét riêng đó của hoạt động sư phạm, tiêu biểu cho những năm 50 - 60 (thế kỉ XX), là một sự vận động dẫn tới DHNVĐ và nhập vào làm yếu tố cấu thành của cách dạy đó” [116, tr.101]. Ở Việt Nam, trong nhà trường miền Bắc những năm 70 của thế kỉ trước, DHNVĐ đã bước đầu được vận dụng nhờ việc tiếp thu, học hỏi của một số nhà sư phạm có điều kiện tiếp cận các tài liệu lý luận dạy học và kinh nghiệm khá hiếm hoi từ Liên Xô và một số nước trong phe xã hội chủ nghĩa. Có thể xem đây là thời gian đầu trong bước tập dượt cho nên không tránh khỏi những vấp váp, lúng túng. Đến giữa những năm 80, khi tiến hành cải cách GD, nhờ tiếp thu những tài liệu lý luận tương đối có hệ thống của Liên Xô, dựa vào quan điểm đổi mới dạy học văn được đúc kết qua lý luận và thực tiễn, các nhà sư phạm, các chuyên gia có kinh nghiệm đã xây dựng quan điểm dạy học tiên tiến với việc đề xuất những PPDH mới, trong đó DHNVĐ được xem là một trong bốn PPDH văn cơ bản. Tuy nhiên, quá trình triển khai cải cách việc dạy học văn lại gặp những trở ngại, do việc chỉ đạo có phần nóng vội, thiếu chuẩn bị chu đáo, trong khi tình hình đất nước và ngành GD đứng trước yêu cầu bức xúc của công cuộc đổi mới đang diễn ra mạnh mẽ. Vì thế, những yêu cầu đặt ra đối với việc cải cách dạy học văn chưa đạt kết quả mong muốn, chất lượng GD đào tạo, do vậy, chưa vươn lên tương xứng với tầm phát triển chung của đất nước. Trong khi những PPDH mới chưa có cơ sở định hình và vận dụng đồng bộ thì tình trạng dạy học văn ít nhiều quay lại con đường mòn của cách thức dạy học cũ, thiên về nhồi nhét, đọc - chép vốn chịu ảnh hưởng của kiểu dạy học ghi nhớ - tái hiện. Dạy học NVĐ vô hình trung bị lãng quên thậm chí có những ý kiến ngần ngại, băn khoăn về hiệu quả của cách thức dạy học tiên tiến này. Vào đầu thế kỉ XXI, trước xu thế phát triển của đất nước trong kỉ nguyên mới, trước yêu cầu bức bách của xã hội về sự cấp thiết tạo bước chuyển biến mới của ngành GD, Quốc hội khóa X đã ra Nghị quyết về đổi mới GD. Vì thế, vào năm 2003, nền GD lại bước vào một chu kì thay đổi với hệ thống chương trình, SGK được biên soạn lại theo quan điểm mới. Môn văn được xác định tên gọi Ngữ văn, gắn với sự thay đổi cơ bản về nội dung và PPDH. Dựa trên quan điểm của nguyên tắc tích hợp và phát huy tính tích cực học tập của HS, nhiều PPDH mới chứa đựng yếu tố tích cực hiện đại lần lượt được xác định trong đó dạy học NVĐ vẫn giữ vai trò quan trọng vốn có. Nhờ nguồn tài liệu lý luận dạy học của thế giới được cập nhật phổ biến rộng cùng với sự tích lũy kinh nghiệm dạy học sau những lần cải cách, chỉnh lý chương trình, SGK nên người dạy có điều kiện mở rộng tầm nhìn để nắm bắt vận dụng PPDH mới có bài bản hơn. Tuy nhiên, có một thực tế dễ thấy, trong quá trình thay đổi quan điểm dạy học văn - môn học có tính chất đặc thù vốn dễ tạo ra những tranh luận về quan điểm dạy học - vẫn không tránh khỏi hiện tượng có những ý kiến trái chiều, không đồng thuận với nhau. Điều đó cho thấy “bài toán khó nhất là đổi mới PP, hiện đại hóa PP và đây cũng là vấn đề hiện đang còn nhiều ý kiến đối lập nhau thậm chí có nhiều ngộ nhận” [19, tr.79]. Vì thế, đã từng xảy ra điều khó tránh khỏi, khi trên một số diễn đàn trao đổi thảo luận về đổi mới PPDH văn, có những ý kiến hoài nghi tính hiệu quả của một số PPDH đã sử dụng như đọc sáng tạo, NVĐ, thậm chí còn xếp NVĐ vào hệ PPDH truyền thống!? Ngay trong quá trình vận dụng DHNVĐ, có hiện tượng từng xảy ra và đã tạo không ít trở ngại cho người dạy đó là việc quan niệm khác nhau về tên gọi. Cho nên lâu nay có những cách sử dụng khái niệm khác nhau. Có người xem NVĐ là một phương pháp dạy học [19], [42], có ý kiến cho đó là “quan niệm, tư tưởng dạy học” [103], lại có sự xác định đây là “hệ phương pháp chuyên biệt” [87], các nhà sư phạm Liên xô từ lâu thống nhất xem đây là một “phương hướng dạy học” [112], [116] và gần đây trong tài liệu bồi dưỡng do Bộ GD - Đào tạo ấn hành năm 2008 lại dùng tên là “Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề” [19], còn các nhà sư phạm Trung Quốc lại gọi là một “phương thức dạy học” [30]. Nguyên nhân chính của tình trạng này là khi xây dựng hệ PPDH, chúng ta chưa có sự thống nhất để tìm ra cơ sở phân loại một cách đáng tin cậy. Tuy nhiên, đến nay, nhờ việc tiếp cận thông tin lý luận khoa học có thuận lợi, khoa lý luận dạy học ở nhà trường nước ta dần dần được hoàn thiện, nhờ đó, có thể đi tìm những lời giải đáp dựa trên căn cứ khoa học của việc phân định những khái niệm như: quan điểm dạy học, phương thức dạy học, phương pháp dạy học, hình thức và kĩ thuật dạy học. Bởi thế, có thể xác định rằng DHNVĐ không thể là một PPDH đơn nhất, nó là quan điểm, phương hướng hay như quan niệm của các nhà sư phạm Trung Quốc được trình bày gần đây là phương thức dạy học. Đó là cách thức tiến hành quá trình dạy học hướng tới phát huy năng lực suy nghĩ tìm tòi kiến thức độc lập sáng tạo của HS. 2.2. Những công trình nghiên cứu cơ sở lý luận dạy học nêu vấn đề: Tư tưởng DHNVĐ được hình thành và phát triển lần lượt tại nhà trường các nước tiên tiến trong hơn 50 năm qua. Ở Việt Nam, trong thời gian qua, lần lượt có một số công trình của nước ngoài được dịch và một số công trình được các nhà sư phạm nước ta biên soạn lần lượt xuất bản. Có thể kể tới một số tài liệu quan trọng sau đây: - V. Okon: Những cơ sở của dạy học nêu vấn đề Là nhà sư phạm người Ba Lan có công sớm đưa ra khái niệm về DHNVĐ, Ôkôn quan niệm “DHNVĐ là tập hợp những hoạt động như tổ chức các tình huống có vấn đề, phát biểu vấn đề, giúp đỡ cần thiết cho HS trong việc giải quyết vấn đề, kiểm tra phép giải đó và cuối cùng điều khiển quá trình hệ thống hóa, củng cố kiến thức tiếp thu được” [115, tr.68]. Tác giả phân định “vấn đề” được nảy sinh từ “tình huống có vấn đề”. Và theo đó, vấn đề luôn gắn với hai yếu tố “cái đã biết” và “cái chưa biết” trong đó cái đã biết là điều kiện để đi đến cái cần biết. Bằng việc xây dựng cơ sở lý luận và kiểm chứng qua thực nghiệm, công trình của Ôkôn, từ lâu nay, được xem là viên đá đặt nền móng xây dựng tư tưởng DHNVĐ trong lý luận dạy học hiện đại. - I.Ia Lecne: Dạy học nêu vấn đề Là nhà sư phạm có đóng góp vào việc nghiên cứu lý luận dạy học thời Xô Viết, Lecne có nhiều công trình nghiên cứu về PPDH. Trên cơ sở phân biệt các kiểu dạy học xuất hiện từ lâu nay, Lecne chú ý tới vấn đề phát triển tư duy sáng tạo cho HS, xem đó là yêu cầu quan trọng của nhà trường trong giai đoạn mới.Vì thế, ông đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luận của quan niệm DHNVĐ. Lecne cho rằng “DHNVĐ có nội dung là: trong quá trình HS giải quyết một cách sáng tạo các vấn đề và bài toán có vấn đề trong một hệ thống nhất định thì diễn ra sự lĩnh hội sáng tạo các tri thức và kĩ năng, sự nắm kinh nghiệm hoạt động sáng tạo mà xã hội tích lũy được, sự hình thành nhân cách có tính tích cực công dân, có trình độ phát triển cao và có ý thức tự giác của xã hội xã hội chủ nghĩa” [112, tr.81] Trên cơ sở phân tích mối quan hệ nội tại của DHNVĐ, tác giả đi sâu giải thích các yếu tố tạo nên tư tưởng dạy học này, đó là “vấn đề”, “tình huống có vấn đề”, đặc biệt chú ý “bài toán có vấn đề”. Đồng thời Lecne cũng xác định các dạng của DHNVĐ. - A. M. Machiuskin: Các tình huống có vấn đề trong tư duy và trong dạy học Là nhà sư phạm Liên Xô từng có một số công trình được dịch ở Việt Nam. Qua tài liệu này, Maschiuskin nhấn mạnh vai trò của DHNVĐ, xem “tính NVĐ trong dạy học phải được hiểu trước hết là một giai đoạn cần thiết trong quá trình hình thành hành động, trong quá trình lĩnh hội tri thức” [111. tr.120]. Từ căn cứ này, tác giả tập trung tìm hiểu yếu tố then chốt của DHNVĐ là tình huống có vấn đề và đi sâu lý giải mối quan hệ từ góc độ tâm lý và tư duy khi tiến hành cách thức dạy học có tính sáng tạo. - Nguyễn Ngọc Quang: Lý luận dạy học đại cương (tập 2) Từ những kinh nghiệm dạy học tích lũy được, Nguyễn Ngọc Quang là người sớm quan tâm nghiên cứu lĩnh vực Lý luận dạy học theo quan điểm hiện đại. Công trình Lý luận dạy học (2 tập) do ông biên soạn là một tài liệu có đóng góp đáng kể vào việc xây dựng cơ sở lý luận khoa học cho ngành PPDH ở nhà trường nước ta. Trên cơ sở tiếp cận quan điểm GD tích cực, tác giả đã đề ra hệ PPDH đa dạng hướng tới xu hướng dạy học phát triển. Do đó, tài liệu tập trung trình bày khá đầy đủ nội dung và hình thức của DHNVĐ. Cùng quan điểm với các nhà sư phạm Liên Xô, Nguyễn Ngọc Quang đề cao vai trò của dạy học sáng tạo nên ông gọi tên của PPDH này là “NVĐ - ơrixtic”. Theo đó, đặc trưng cơ bản của hoạt động dạy là “NVĐ nhận thức” và của hoạt động học là “ơrixtic - tức tìm tòi” (còn gọi là dạy học giải bài toán). Điều đáng chú ý, tác giả xem NVĐ là “một phân hệ PPDH chuyên biệt hóa, tức là một tập hợp nhiều PPDH liên kết với nhau chặt chẽ và tương tác với nhau, trong đó PP dựng bài toán ơrixtic giữ vai trò trung tâm chủ đạo, gắn bó với các PPDH khác tập hợp lại thành một hệ thống toàn vẹn” [86, tr.121] - Thái Duy Tuyên: Phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại Đây là công trình nghiên cứu, hệ thống hóa lý luận dạy học nhằm xác định sự khác nhau giữa PPDH truyền thống và hiện đại. Theo quan điểm đổi mới PPDH theo xu thế chung trên thế giới, tác giả đã giới thiệu hệ PPDH hiện đại, trong đó DHNVĐ là một khâu quan trọng. Dựa trên yêu cầu của cuộc cách mạng trong khoa sư phạm, tác giả nêu những ưu thế của DHNVĐ trong quá trình GD đào tạo của nhà trường với những nội dung cụ thể và xem DH NVĐ là một “quan niệm tư tưởng dạy học”. Những vấn đề nghiên cứu về PPDH của tác giả đã cập nhật được thành tựu của Lý luận dạy học trong thời gian qua. 2.3. Những công trình nghiên cứu dạy học nêu vần đề vận dụng vào dạy học môn văn - Z. Ia Rez (chủ biên): Phương pháp luận dạy văn học Đây là cuốn giáo trình của các nhà sư phạm Liên xô về PP dạy học văn được viết vào giữa thập niên 70 của thế kỉ XX. Nên có thể xem là một công trình tương đối mới được dịch và giới thiệu trong nhà trường nước ta. Vì thế, có thể thấy những quan điểm đổi mới dạy học văn trong lần cải cách vào năm 1986 được tham khảo vận dụng từ công trình này. Trong một phần của nội dung giáo trình, các tác giả đã trình bày chuyên đề “DHNVĐ và sự phát triển năng lực văn học của HS”. Từ quan niệm: “DHNVĐ là một trong những phương hướng để chiếm lĩnh các tri thức phức tạp của tài liệu học tập. Nó rèn luyện khả năng tư duy khái quát, tạo điều kiện thuận tiện cho sự phát triển PP hệ thống đối với các hiện tượng, một PP đặc trưng cho khoa học hiện đại. Và đó cũng chính là một trong những nguyên nhân làm cho nhà trường hiện đại quan tâm đến DHNVĐ” [116, tr.100]. Vận dụng tư tưởng NVĐ vào dạy học văn, các tác giả quan tâm tới tình huống có vấn đề với sự liên kết nhau và phức tạp dần lên đã tạo điều kiện cho việc GV hướng dẫn HS chủ động nắm kiến thức. Từ đó khẳng định “Phân tích NVĐ” cùng “Hệ thống câu hỏi NVĐ” là những cơ sở quan trọng để GV cùng HS tiến hành giờ học TPVC theo quan điểm tích cực, sáng tạo. - Phan Trọng Luận (chủ biên): Phương pháp dạy học văn Đây là giáo trình PPDH dành cho sinh viên khoa Ngữ văn trường Đại học sư phạm. Trong kết cấu của giáo trình ở phần hai, chương V, khi trình bày PPDH TPVC trong nhà trường, các tác giả có đề cập tới hệ PP dạy học TPVC, trong đó có nói tới “Phân tích NVĐ”. Khái niệm “Phân tích NVĐ” được diễn giải với hàm ý nêu bật vai trò của quan điểm dạy học tích cực sáng tạo đối lập với kiểu dạy học thông tin - tiếp thụ và tái hiện. Tuy không đi sâu trình bày những kiến thức lý thuyết của DHNVĐ, nhưng ở một chừng mức nhất định, các tác giả cũng làm nổi bật ưu thế của phương hướng dạy học này trong giờ văn. Giáo trình nêu bật ý nghĩa của tình huống có vấn đề trong giờ học TP và từ đây hướng tới khâu then chốt của hoạt động phân tích TP là việc xây dựng câu hỏi NVĐ. Quanh hình thức đặt câu hỏi, giáo trình cũng nêu những yêu cầu tính chất cần thiết của dạng câu hỏi này. - Trương Dĩnh: Câu hỏi trong giảng văn Là một chuyên luận với nội dung có tính ứng dụng DHNVĐ vào việc phân tích TPVC. Bởi thế, việc đề cập tới những khái niệm cơ bản của DHNVĐ như “vấn đề” “tình huống có vấn đề” không nặng về lý thuyết; Tác giả hướng chú ý vào việc giải quyết những yêu cầu đặt ra của NVĐ trong giờ giảng văn là việc xác định, lựa chọn tình huống có vấn đề, từ đó và gắn nó với hoạt động của thầy và trò trong giờ văn là “câu hỏi NVĐ”. Những nội dung trình bày qua chuyên luận bước đầu đã góp phần giải đáp những yêu cầu đặt ra đối với việc vận dung DHNVĐ vào giờ văn trong trường phổ thông. - Vũ Nho: Vận dụng dạy học nêu vấn đề trong giảng văn Là tài liệu biên soạn phục vụ cho việc bồi dưỡng đội ngũ GV văn ở trường THCS. Cũng như những công trình nghiên cứu về PPDH nói chung, tài liệu đã nêu những căn cứ khoa học của dạy học nêu vần đề, từ đó khẳng định tác dụng của DHNVĐ đối với việc đổi mới cách thức dạy học TPVC. Bằng sự kết hợp giữa hiểu biết lý luận dạy học với kinh nghiệm dạy học, tác giả đã vận dụng DHNVĐ vào một số TPVC được dạy học ở trường THCS. - Sử Khiết Doanh - Lưu Tiểu Hòa: Kĩ năng giảng giải - kĩ năng nêu vấn đề Là cuốn sách nằm trong bộ tài liệu gồm 6 cuốn do Trung tâm thực nghiệm giáo dục Quốc gia và Học viện giáo dục Hắc Long Giang (Trung Quốc) biên soạn nhằm đáp ứng cho nhu cầu bồi dưỡng kĩ năng dạy học môn Ngữ văn THCS và THPT cho đội ngũ GV. Bởi vậy, đây là một tài liệu có tính lý luận và nghiệp vụ cao. Cuốn sách dành trình bày về “Kĩ năng giảng giải - Kĩ năng NVĐ” hướng theo mục đích là “trình bày kỹ lưỡng về cơ sở lý thuyết kèm theo các bài giảng minh họa”. Do vậy, có thể thấy hai nội dung: + Phần lý thuyết: Phương thức DHNVĐ thông qua những nội dung cơ bản cụ thể (bản chất, ý nghĩa, chức năng, nguyên tắc…) được xác định khá rạch ròi, hệ thống. + Phần vận dụng minh họa (dạy mẫu) có sự chuẩn bị chu đáo và sự hướng dẫn công phu với việc đã trình bày khá rạch ròi về “thiết kế và loại hình của NVĐ” nhờ đó làm nổi bật yêu cầu và mục đích dạy học đề ra. Vì thế, công trình có tính thực hành và ứng dụng thiết thực. Chúng tôi nhận thấy đây là một tài liệu tham khảo có giá trị, do vậy, đã vận dụng vào công việc dạy học cũng như rút tỉa những quan điểm lý thuyết và ứng dụng đáng tin cậy giúp xây dựng nội dung của luận văn… - Các luận án tiến sĩ, thạc sĩ giáo dục: Những
Tài liệu liên quan