Hai mươi năm qua, kểtừkhi Đảng khởi xướng công cuộc đổi mới
toàn diện, sâu rộng, đất nước ta đã bước sang một thời kỳphát triển mạnh
mẽ, sôi nổi. Thành tựu to lớn của chặng đường vừa qua đã đưa tình hình
kinh tế- xã hội thoát khỏi giai đoạn khủng hoảng, tạo điều kiện đểnền
chính trị ổn định, đời sống của nhân dân được cải thiện và nâng cao rõ rệt.
Từcơsở đó, toàn Đảng, toàn dân dốc sức thực thi chiến lược xây dựng,
phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa với mục tiêu
“Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Có thểnói,
hiện nay trong bối cảnh chung của tình hình quốc tế, vịthếcủa Việt Nam
được chú ý, nhân dân ta càng vững tin tiến theo xu thếhội nhập, giao lưu
mởrộng, tạo ra triển vọng tươi sáng đểbước vào kỷnguyên mới cùng nhân
loại.
Tuy nhiên, cho đến nay nền kinh tếnước ta, do điều kiện lịch sửvẫn
đang trong tình trạng kém phát triển, sức sản xuất còn lạc hậu, thu nhập
quốc dân tính theo đầu người còn thấp. Nhìn chung,mức tăng trưởng kinh
tếchưa tương xứng với tiềm năng của đất nước, năng lực cạnh tranh kinh tế
thịtrường chưa đủmạnh, cơcấu kinh tếdịch chuyển chậm. Những hạn chế,
khó khăn nói trên đã ảnh hưởng tới sựphát triển của văn hóa – giáo dục,
mặc dù trong hai mươi năm đổi mới chúng ta có tiến bộ
140 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1797 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vận dụng quan điểm loại thể vào dạy học hia tác phẩm "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thânh và "Mảnh trăng cuối rừng" của Nguyẽn Minh Châu ở trường THPT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC SÖ PHAÏM TP. HOÀ CHÍ MINH
ÑINH HOÀ MYÕ NGOÏC
Chuyeân ngaønh : Lyù luaän vaø phöông phaùp daïy hoïc moân vaên
Maõ soá : 60 14 10
LUAÄN VAÊN THAÏC SÓ GIAÙO DUÏC HOÏC
NGÖÔØI HÖÔÙNG DAÃN KHOA HOÏC
TS. NGUYEÃN ÑÖÙC AÂN
Thaønh phoá Hoà Chí Minh – 2007
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Tình hình giáo dục trước yêu cầu của công cuộc công nghiệp
hóa - hiện đại hóa đất nước
Hai mươi năm qua, kể từ khi Đảng khởi xướng công cuộc đổi mới
toàn diện, sâu rộng, đất nước ta đã bước sang một thời kỳ phát triển mạnh
mẽ, sôi nổi. Thành tựu to lớn của chặng đường vừa qua đã đưa tình hình
kinh tế - xã hội thoát khỏi giai đoạn khủng hoảng, tạo điều kiện để nền
chính trị ổn định, đời sống của nhân dân được cải thiện và nâng cao rõ rệt.
Từ cơ sở đó, toàn Đảng, toàn dân dốc sức thực thi chiến lược xây dựng,
phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa với mục tiêu
“Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Có thể nói,
hiện nay trong bối cảnh chung của tình hình quốc tế, vị thế của Việt Nam
được chú ý, nhân dân ta càng vững tin tiến theo xu thế hội nhập, giao lưu
mở rộng, tạo ra triển vọng tươi sáng để bước vào kỷ nguyên mới cùng nhân
loại.
Tuy nhiên, cho đến nay nền kinh tế nước ta, do điều kiện lịch sử vẫn
đang trong tình trạng kém phát triển, sức sản xuất còn lạc hậu, thu nhập
quốc dân tính theo đầu người còn thấp. Nhìn chung, mức tăng trưởng kinh
tế chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước, năng lực cạnh tranh kinh tế
thị trường chưa đủ mạnh, cơ cấu kinh tế dịch chuyển chậm. Những hạn chế,
khó khăn nói trên đã ảnh hưởng tới sự phát triển của văn hóa – giáo dục,
mặc dù trong hai mươi năm đổi mới chúng ta có tiến bộ
đáng kể trong việc củng cố, xây dựng nhà trường theo hướng xã hội hóa.
Sự phát triển của công cuộc xây dựng đất nước theo đường lối đổi
mới hiện nay có sức tác động mạnh mẽ tới mọi lĩnh vực của đời sống. Văn
hóa giáo dục cũng chịu ảnh hưởng của quy luật đó. Bởi thế, trong hơn hai
thập niên vừa qua, giáo dục luôn được đặt vào vị trí chiến lược quan trọng,
được xác định là một lực lượng sản xuất của xã hội góp phần đào tạo con
người – tức là nhân tố quyết định tới sự thành công của quá trình công
nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Ngày nay, khái niệm nền kinh tế tri
thức đã trở thành một động lực không thể thiếu trong các yếu tố hợp thành
của cơ cấu kinh tế xã hội. Vì lẽ đó, liên tiếp trong các nhiệm kỳ của Ban
chấp hành Trung ương Đảng khóa VII, VIII, IX lần lượt ra đời các nghị
quyết về văn hóa giáo dục; giáo dục được xem là quốc sách hàng đầu. Nhờ
sự đổi mới tư duy lí luận nói đó, thời gian qua hệ thống giáo dục của nước
ta có sự chuyển biến sâu rộng: “ Giáo dục và đào tạo tiếp tục phát triển và
được đầu tư nhiều hơn. Cơ sở vật chất được tăng cường. Quy mô đào tạo
mở rộng, nhất là ở bậc trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Trình độ dân
trí ngày càng cao”56. Trước yêu cầu to lớn của xã hội, nhà trường ngày
càng nhận thức rõ sứ mệnh cao quý của mình trong chiến lược xây dựng
con người, đã nổ lực vượt qua khuôn khổ xơ cứng, trì trệ của thời bao cấp
kéo dài. Tuy nhiên, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, hệ
thống giáo dục nước ta cần phải vươn lên nhiều hơn nữa, với sự năng động
và quyết tâm cao hơn để thích ứng kịp thời với thực tiễn cuộc sống xã hội
vốn đa dạng và luôn chuyển động, biến đổi mau lẹ. Có thể nhận ra những
mặt non kém, những lúng túng của ngành giáo dục khi cuộc cải cách giáo
dục lần III diễn ra khá dài nhưng cho đến nay dư luận xã hội vẫn băn
khoăn, lo lắng về chất lượng đào tạo của nhà trường. Nhiều vấn đề liên
quan đến nhà trường đang là đề tài nóng hổi trên các phương tiện thông tin
và chính tại diễn đàn của các kỳ họp Quốc hội. Rõ ràng, công tác giáo dục
và đào tạo là một điểm nóng “trong một số vấn đề văn hóa xã hội bức xúc
và gay gắt” hiện nay.
Để khắc phục hạn chế và bất cập nói trên, báo cáo chính trị của Ban
chấp hành Trung ương Đảng khoá IX tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
X của Đảng đã khẳng định: “Công tác giáo dục đào tạo cần có sự đổi mới
toàn diện”. Trước hết phải nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đổi mới
cơ cấu tổ chức, nội dung, phương pháp dạy và học; thực hiện “chuẩn hóa,
hiện đại hóa và xã hội hóa”. Theo yêu cầu cấp bách nói đó, chúng ta phải
chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở – mô
hình xã hội học tập với hệ thống học tập suốt đời, đào tạo suốt đời. Hệ
thống giáo dục cần nhanh chóng điều chỉnh, khắc phục tình trạng quá tải,
thực hiện nghiêm túc chương trình giáo dục, sách giáo khoa phổ thông có
tính khoa học, đại chúng, phổ cập; phù hợp tâm lý lứa tuổi và điều kiện cụ
thể ở Việt Nam. Giáo dục hiện nay chú trọng đến việc bảo đảm đủ số
lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ GV ở tất cả các cấp học, bậc học; hoàn
thiện hệ thống đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục. Để nâng cao
chất lượng dạy và học, bộ giáo dục chủ trương cải tiến nội dung, phương
pháp thi cử nhằm đánh giá đúng trình độ tiếp thu tri thức, khả năng học
tập ; khắc phục những mặt yếu kém và tiêu cực
trong giáo dục.
Hòa nhập với xu thế chung của thời đại, chúng ta tăng cường hợp tác
quốc tế về giáo dục và đào tạo; tiếp cận chuẩn mực giáo dục tiên tiến của
thế giới phù hợp với yêu cầu phát triển của Việt Nam; tham gia đào tạo
nhân lực khu vực và thế giới; có cơ chế quản lý phù hợp đối với các trường
do nước ngoài đầu tư hoặc liên kết đào tạo.
Trước tình hình và yêu cầu đó, giáo dục phải có bước chuyển biến cụ
thể, phù hợp. Yêu cầu của nhà trường ngày nay không chỉ là truyền thụ
kiến thức khoa học mà quan trọng hơn phải hình thành cho HS thái độ, khả
năng cần thiết để đảm bảo cho việc nắm vững kiến thức và sử dụng kiến
thức đó. Từ đấy, việc dạy học ở nhà trường đã thay đổi toàn diện từ mục
đích, nội dung đến phương pháp đào tạo. Chúng ta chủ trương dạy học theo
hướng tích cực hóa người học, chuyển từ mô phỏng ứng dụng sang hướng
tìm tòi, nghiên cứu lí luận, từ lối truyền thụ kinh nghiệm sang việc xây
dựng hệ thống phương pháp dạy học phù hợp theo phương châm: hãy làm
cho HS suy nghĩ nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, giao tiếp đối thoại với
nhau nhiều hơn qua trình bày nói và viết.
1.2. Tình hình của việc dạy học văn theo loại thể hiện nay
Từ khi triển khai cải cách giáo dục (1986), chúng ta tiến hành thay đổi
nội dung, chương trình, sách giáo khoa môn văn, quan niệm dạy học văn
trong nhà trường có sự chuyển biến rõ rệt. Điều đó được thể hiện trước hết
trong việc xác định khái niệm của môn học, trong việc chọn lựa nội dung
chương trình và cách thức tiến hành việc dạy học văn. Chúng ta dần dần
từng bước khắc phục những quan điểm phiến diện một thời về môn văn
cũng như có sự sàng lọc, lựa chọn nội dung sách giáo khoa môn học sao
cho đảm bảo đúng đặc trưng bản chất văn chương – vốn là một môn nghệ
thuật ngôn từ, kết tinh bao giá trị tình cảm cao đẹp của dân tộc và nhân
loại. Từ đo, phương pháp dạy học văn có sự thay đổi. GV văn ở Trung học
phổ thông chú trọng nhiều đến mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của
tác phẩm. Bởi vì nội dung của tác phẩm văn học là toàn bộ hiện thực được
phản ánh trong tác phẩm thông qua sự lựa chọn, đánh giá chủ quan của
người nghệ sĩ. Hình thức tác phẩm văn học là hệ thống các phương tiện,
phương thức thể hiện nội dung. Nói về tác phẩm có giá trị, Biêlinxki cho
rằng, trong tác phẩm nghệ thuật, hình thức và tư tưởng phải hòa hợp với
nhau một cách hữu cơ như tâm hồn và thể xác, nếu hủy diệt cũng có nghĩa
là hủy diệt tư tưởng và ngược lại cũng vậy. Mặt khác, ông lại viết, khi hình
thức là biểu hiện nội dung thì nó gắn chặt với nội dung tới mức là nếu tách
nó ra khỏi nội dung có nghĩa là hủy diệt bản thân nội dung và ngược lại,
tách nội dung khỏi hình thức có nghĩa là tiêu diệt hình thức.
Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức của tác phẩm văn chương
tạo nên đặc trưng riêng của từng loại thể. Nói cách khác, loại thể văn học là
một vấn đề thuộc hình thức nghệ thuật của văn học có liên quan khắng khít
với nội dung. Mỗi tác phẩm văn học đều tồn tại dưới một hình thức nhất
định, đòi hỏi một phương pháp, một cách phân tích, dạy học phù hợp với
nó. Thế nhưng, trong một thời gian dài trước đây, vấn đề dạy học tác phẩm
văn chương theo đặc trưng loại thể còn bị xem nhẹ. Ngày nay, nhờ sự tác
động tích cực của việc tiếp nhận lí luận mới, chúng ta đã nhận thức được
tầm quan trọng của nó. Trong lần cải cách chương trình gần đây, người
biên soạn không sắp xếp tác phẩm theo tiến trình lịch sử hay tách riêng hai
phần văn học Việt Nam và văn học nước ngoài như trước. Ở từng thời kì
hoặc giai đoạn, các văn bản được sắp xếp theo từng cụm thể loại: thơ,
truyện, nghị luận, phú, kịch, khúc ngâm, truyện Nôm, văn tế...Việc sắp xếp
này không chỉ làm nổi bật thể loại, nhân vật chính của lịch sử văn học mà
còn thuận lợi cho việc dạy đọc – hiểu. Bởi đọc và cảm thụ văn học phải
tuân theo quy luật thể loại, gắn liền với việc bồi dưỡng tri thức thể loại và
đánh giá thành tựu văn học theo thể loại. Việc sắp xếp ấy cũng góp phần
thuận lợi cho HS làm văn, nhất là nghị luận xã hội và nghị luận văn học.Vì
thế, cuối mỗi cụm bài, sách giáo khoa Ngữ văn có trình bày một số tri thức
lí luận về thể loại.
Mặc dù có sự đổi mới nhận thức nhưng không phải bất cứ GV nào
cũng nắm kiến thức về loại thể thật đầy đủ. Hơn nữa, đến nay vẫn chưa có
tài liệu đi sâu vào việc hướng dẫn dạy một tác phẩm văn chương theo đặc
trưng loại thể thật hoàn thiện. Vì vậy, GV không tránh khỏi những khó
khăn, lúng túng trong cách soạn giáo án cũng như dạy học.
1.3. Tầm quan trọng của việc dạy học văn theo đặc trưng loại thể
Loại thể văn học là một hiện tượng tồn tại theo quy luật loại hình gắn
với quá trình sáng tạo nghệ thuật:
Nhà văn sáng tác theo loại thể thì người đọc cũng cảm thụ theo loại
thể và người dạy cũng giảng theo loại thể. Nói một cách khác, phương thức
cấu tạo hình tượng mà tác giả đã sử dụng khi sáng tác quy định phương
thức cảm thụ hình tượng đó của người đọc và cũng từ đó quy định phương
thức giảng dạy của chúng ta 6, tr.30.
Vì thế, như sự tương quan tất yếu, khi dạy học tác phẩm văn chương
trong nhà trường, người dạy và người học cần thiết phải nắm được những
quy tắc của việc tổ chức xây dựng về loại hình để tạo nên những giá trị văn
chương đa dạng.
Trước hết, khi hướng dẫn HS tiến hành phân tích bài văn người GV
phải nắm chắc kiến thức lí luận về loại thể, từ đó mới có phương cách thích
hợp để dẫn dắt người học tìm tới những khía cạnh độc đáo trong việc thể
hiện ý đồ nghệ thuật của tác giả. Dạy một bài ca dao, một bài thơ, một
truyện ngắn, vở kịch người GV cần chỉ dẫn cho HS đi vào những đặc trưng
của loại thể như thế nào. Trong quá trình thâm nhập bài văn, HS sẽ lần theo
những điểm khác biệt giữa phong cách sáng tạo để nhận ra sự khám phá
độc đáo của ngừơi nghệ sĩ. Nhờ đó, qua quá trình cảm thụ, hiểu biết tác
phẩm HS sẽ dần dần tích lũy những loại hình văn học ra đời trong lịch sử
văn học. Đúng như nhà sư phạm Liên Xô cũ – Nhikônxki từng nhấn mạnh
phải tạo ra “cảm giác loại hình” trong đầu óc HS.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Vấn đề loại thể văn học trong nhà trường
Loại thể đã được biết đến từ trong quá trình sáng tác của nhà văn. Mọi
tác phẩm văn học đều tồn tại trong các hình thức thể loại nhất định. Không
có tác phẩm văn học nào được sáng tạo nên lại nằm ngoài những hình thức
quen thuộc đó. Vì vậy, bên cạnh nhan đề tác phẩm, tác giả thường ghi tên
thể loại. Nhiều khi tên thể loại gắn liền với nhan đề tác phẩm: Bình Ngô đại
cáo, Bạch Đằng giang phú, Văn tế Trương Quỳnh Như, Văn tế nghĩa sĩ
Cần Giuộc….
Thời nhà trường phong kiến, tuy về quan niệm, văn được xem là môn
học có tính chất nguyên hợp, nhưng khi đi vào phân tích bình giải các bài
văn, người dạy cũng chú ý đến đặc điểm loại hình của các tác phẩm. Các
nhà nho xưa vốn được đào tạo theo con đường cử nghiệp rất chú trọng tới
lối văn chương cử tử nên luôn chú tâm tới việc tuân thủ các quy tắc sáng
tạo thơ, phú nói chung. Nhờ đó, khi tiếp cận với tác phẩm, các nhà giáo và
học trò cũng xuất phát từ những điểm khác biệt về cách thể hiện nội dung
để tìm tới giá trị văn chương.
Mặc dù những quan niệm về lý thuyết loại hình chưa được xây dựng
thành hệ thống khoa học hoàn chỉnh toàn diện, song một số kiến giải uyên
thâm về văn thơ của các bậc thức giả thời trước cũng giúp soi rọi cho
những quy luật sáng tạo văn chương. Vì thế, ngày nay chúng ta có thể kế
thừa một phần di sản quý báu của người xưa để lại nhằm bổ sung môn lí
luận văn học.
Đến thời nhà trường Pháp – Việt, do quá trình tiếp nhận nền giáo dục
Phương Tây ở một nước thuộc địa, nhà trường hiện đại đã bước đầu hình
thành. Để phục vụ cho chính sách bóc lột khai thác thuộc địa, nhà trường
thời Pháp – Việt đã thay đổi mạnh mẽ về hệ thống, về niên chế và phương
thức đào tạo. Môn Văn học được xem là môn học đặt nền tảng cho việc
trau dồi kiến thức, kỹ năng suy nghĩ, diễn đạt cho người học, vì vậy mà
việc xây dựng chương trình sách giáo khoa thay đổi khác thời phong kiến
rõ rệt. Ngôn ngữ và văn học Pháp được đặt vào vị trí trọng yếu bên cạnh
môn Quốc văn. Nhờ hệ thống kiến thức về văn chương ngôn ngữ là kết tinh
cho truyền thống văn hóa Pháp được giảng dạy trong khóa trình mà người
học có thể mở rộng thêm tầm nhìn văn chương và cuộc sống một cách sâu
sắc. Điều nổi bật cần nói đến về mặt kỹ thuật dạy học - yếu tố mới mẽ – đó
là giờ dạy học văn không tách rời với việc nắm các kiến thức về triết học,
ngôn ngữ học, lí luận văn học, lôgic học. Do vậy, nguồn tri thức văn
chương được mở rộng và củng cố. Tính hợp lí của tư duy duy lí phương
Tây giờ đây có điều kiện thực thi trong cấu tạo chương trình sách giáo khoa
văn. Tác phẩm văn học được tuyển chọn tương đối chặt chẽ, hệ thống, thể
hiện ở chỗ được sắp xếp theo thể loại: văn học dân gian, anh hùng ca, văn
hùng biện, hồi ký lịch sử, kịch. Giờ học văn giờ đây đã thoát khỏi lối
truyền thụ máy móc, áp đặt của thời nhà trường phong kiến để từ đó người
dạy và người học có cơ hội tìm hiểu, lí giải, cảm thụ sâu sắc những giá trị
tạo nên tác phẩm từ nguồn kiến thức được mở rộng của các liên môn như
nói trên. Giờ phân tích văn được gọi là Explication des Textes, được kết
cấu như một quy trình hợp lí từ những hiểu biết về bối cảnh lịch sử, tác giả,
tác phẩm để tìm tới ý tưởng nghệ thuật và giá trị đích thực của tác phẩm.
Sau ngày cách mạng tháng Tám 1945 thành công, nhà trường của chế
độ mới ta đời và phát triển cho tới nay đã trải qua chặng đường hơn sáu
mươi năm. Chúng ta có thể tự hào những bước tiến của nhà trường cách
mạng với nỗ lực đào tạo thế hệ trẻ dựa trên việc xác định mục tiêu,
nội dung và phương pháp dạy học thích hợp.
Đối với lĩnh vực dạy học văn, thành tựu nổi bật ngay sau ngày độc lập
là nêu cao vị thế của nền quốc văn Việt Nam bằng việc tuyển chọn các tác
phẩm văn chương chứa đựng những giá trị yêu nước và nhân đạo của dân
tộc, khôi phục phát huy vị thế của tiếng Việt trong nhà trường. Nhờ đó, dần
dần chúng ta có một chương trình ngữ văn thích hợp cho các bậc học, cấp
học. Để có thể tự chủ, sáng tạo trong công việc dạy học văn, một mặt
chúng ta nỗ lực tìm tòi những tri thức mới mẻ, tiến bộ của lí luận khoa học
Mác – Lênin về lịch sử văn học ngôn ngữ làm nền tảng vững chắc cho việc
xây dựng và phát triển của khoa văn học, mặt khác chúng ta không chối bỏ
những kiến thức khoa học có liên quan đến môn văn của thời Pháp làm
nguồn tham khảo bổ ích cho việc xây dựng phương hướng dạy học văn
mới.
Vì thế, có thể xem những người góp công đầu vào quá trình này là
những nhà sư phạm, các học giả có lòng yêu mến nền văn học dân tộc, có
tâm huyết với việc tạo nền móng cho hoạt động nghiên cứu giảng dạy văn
học mà người tiêu biểu là giáo sư Đặng Thai Mai. Bằng việc biên soạn
Giảng văn Chinh phụ ngâm (1950), giáo sư là người có công đầu trong
công việc này. Những quan niệm, những đề xuất về cách thức dạy học một
tác phẩm của tác giả có những điểm mới mẻ về phương pháp luận của
người đứng trên lập trường Mác xít. Song chính ông cũng là người kế thừa
những lí luận rất bổ ích về loại thể vốn đã có từ thời trước. Nhờ đó, ông
mạnh dạn đề xuất “Thử áp dụng một số ý kiến, có thể là một lời đề nghị về
cách giảng văn”, xem xét khúc ngâm dưới góc độ loại thể
là một căn cứ quan trọng của việc giảng văn.
Kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp, vào năm 1954, hòa bình lập
lại, Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, mở đầu thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã
hội trên đất nước ta. Trong điều kiện thuận lợi của bối cảnh mới, nền giáo
dục xã hội chủ nghĩa được xây dựng và phát triển, hệ thống giáo dục từng
bước được hoàn thiện. Nhờ sự giao lưu rộng mở với phe xã hội chủ nghĩa,
lần đầu tiên các giáo trình của bậc đại học được biên soạn. Có thể nói,
nguồn tài liệu tuy chưa dồi dào nhưng trong điều kiện vừa trải qua một thời
gian dài chịu sự lệ thuộc của nhà trường thuộc địa, lại qua chiến tranh,
chúng ta chưa có cơ sở vật chất, phương tiện dạy học cần thiết thì đến nay,
bước đầu đã có tủ sách ở bậc đại học. Riêng về lí luận văn học và phương
pháp dạy văn, có thể nêu: Nguyên lí lí luận văn học của Ti-mô-fi-ep,
Phương pháp dạy văn học của Gơ-lu-cốp. Từ đó, lần lượt ra đời các giáo
trình Lí luận văn học của Nguyễn Lương Ngọc, Tu từ học của Đinh Trọng
Lạc, Phương pháp giảng dạy văn học của Đại học sư phạm Hà Nội (1963).
Từ giữa thập niên 60 trở đi, nguồn tài liệu đó được bổ sung tiếp. Đây là chỗ
dựa cần thiết để người GV văn ở bậc phổ thông có cơ sở khoa học và sư
phạm khi tiến hành giảng dạy tác phẩm văn.
Ở phạm vi hẹp, xét về quan niệm loại thể, các tài liệu nói trên đã đặt
cơ sở đầu tiên cho việc nắm loại hình văn học. Dầu sao cũng có thể thấy
những quan điểm loại hình còn đơn giản, phiến diện, nhưng đặt vào bối
cảnh của nhà trường lúc bấy giờ mới thấy sự cần thiết và bổ ích của nó.
Cuốn giáo trình Phương pháp giảng dạy văn học, sau khi trình bày những lí
luận chung về phương pháp dạy học và đã:
…Giành phần còn lại để đề cập tới phương pháp giảng một bài văn
cụ thể. Có thể xem đây là việc vận dụng lí thuyết loại hình, một lĩnh vực
của lí luận văn học rất gần gũi, gắn bó với công việc dạy học tác phẩm văn
học, từng được các nhà sư phạm quan tâm. Nhưng do phạm vi lí luận
tương đối rộng lại đòi hỏi nhiều công sức nghiên cứu, vận dụng nên các
tác giả chưa có điều kiện giải quyết thấu đáo mà chỉ nêu một vài ý kiến sơ
bộ khi trình bày 2, tr.42.
Tiếp tục theo hướng nghiên cứu đó, một số tác giả đã nhận rõ việc
thâm nhập vào loại thể, nắm bắt hiểu biết sâu sắc các loại thể văn học là
bước quan trọng để đi vào cảm thụ phân tích tác phẩm. Vì lẽ ấy, đến năm
1971, giáo sư Trần Thanh Đạm cùng các cộng sự biên soạn tài liệu Vấn đề
giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể. Chuyên luận này vừa trình bày
kiến thức lí luận lại vừa vận dụng nó vào dạy học các tác phẩm theo đặc
trưng loại thể. Có thể xem đây là một chuyên luận đáp ứng đúng mong đợi
của người dạy học văn bấy lâu. Trong một thời gian khá dài, nó được xem
là tài liệu cần thiết, chủ yếu trong tủ sách tham khảo của GV phổ thông và
đã được chỉnh lý bổ sung, tái bản nhiều lần. Vào lúc đó, tâm lý chung của
người dạy học thường dễ bằng lòng với những kiến thức sách vở nhất là
quen dựa vào các tài liệu hướng dẫn giảng dạy được biên soạn bởi cơ quan
chuyên môn. Do vậy, vấn đề lí luận và cách dạy tác phẩm theo loại thể hầu
như không có sự tìm tòi, bàn luận gì khác hơn. Chuyện cải cách dạy học
văn thường mang tính hình thức; cho nên hướng nghiên cứu và giảng dạy
văn học theo loại thể tuy được nêu từ lâu nhưng vào một thời kỳ phương
pháp tư duy ít chú ý tới sự trao đổi, tranh luận, vì thế tình hình dạy học văn
không có chuyển biến mạnh. Trong thời gian tiếp theo, qua một số tài liệu
được biên soạn, các tác giả tuy có chú ý