Luận văn Xây dựng chiến lược cho hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Kiên Long Chi nhánh Sài Gòn

Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu rộng với thế giới theo lộ trình đã cam kết khi gia nhập tổ chức Thương mại thế giới - WTO, các mối quan hệ kinh tế, chính trị thương mại ngày càng mở rộng và phát triển mạnh mẽ mở ra các cơ hội to lớn cũng như thách thức cho nền kinh tế đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, khẳng định hơn vai trò và vị thế của Việt Nam trong cộng đồng kinh tế thế giới. Hoạt động kinh tế đối ngoại ngày càng mở rộng đòi hỏi sự phát triển không ngừng các quan hệ thanh toán, tiền tệ và dịch vụ ngân hàng quốc tế. Các ngân hàng thương mại đóng vai trò như chiếc cầu nối cho các quan hệ kinh tế nói trên. Thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu là một trong những nghiệp vụ quan trọng của ngân hàng thương mại, hoạt động thanh toán được tổ chức tốt góp phần thúc đẩy tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và nền kinh tế ngoại thương nói chung được phát triển. Đối với ngân hàng thương mại, khi thực hiện tốt nghiệp vụ thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu chẳng những thu được phí dịch vụ mà ngân hàng còn có điều kiện để phát triển các nghiệp vụ khác như kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh quốc tế, tài trợ xuất nhập khẩu . Tuy nhiên, theo lộ trình hội nhập ngày càng có nhiều ngân hàng có 100% vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và ngân hàng TMCP Kiên Long nói riêng phải đối mặt với nhiều cạnh tranh ở nhiều phương diện như về vốn, kỹ thuật, sự đa dạng về dịch vụ, Trước áp lực cạnh tranh đó, bản thân ngân hàng TMCP Kiên Long chi nhánh Sài gòn phải đẩy nhanh tốc độ để hoàn thiện các nghiệp vụ ngân hàng truyền thống và phát triển các dịch vụ ngân hàng mới. Trong đó, để có thể tồn tại và đứng vững trong cạnh tranh quốc tế, thực hiện tốt vai trò là cầu nối trung gian của ngân hàng với các doanh nghiệp xuất khẩu trong và ngoài nước cũng như các ngân hàng nước ngoài thì việc phát triển nghiệp vụ thanh toán hàng xuất nhập khẩu là một trong những nhiệm vụ của những năm hoạt động tiếp theo. Để cho hoạt động thanh toán quốc tế có thể mang đến cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất, hoàn hảo nhất thì chiến lược kinh doanh là một trong những yếu tố quyết định. Chính vì vậy em đã chọn đề tài “Xây dựng chiến lược cho hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Kiên Long Chi nhánh Sài gòn” làm đề tài luận văn

doc107 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1339 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng chiến lược cho hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Kiên Long Chi nhánh Sài Gòn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu rộng với thế giới theo lộ trình đã cam kết khi gia nhập tổ chức Thương mại thế giới - WTO, các mối quan hệ kinh tế, chính trị thương mại ngày càng mở rộng và phát triển mạnh mẽ mở ra các cơ hội to lớn cũng như thách thức cho nền kinh tế đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, khẳng định hơn vai trò và vị thế của Việt Nam trong cộng đồng kinh tế thế giới. Hoạt động kinh tế đối ngoại ngày càng mở rộng đòi hỏi sự phát triển không ngừng các quan hệ thanh toán, tiền tệ và dịch vụ ngân hàng quốc tế. Các ngân hàng thương mại đóng vai trò như chiếc cầu nối cho các quan hệ kinh tế nói trên. Thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu là một trong những nghiệp vụ quan trọng của ngân hàng thương mại, hoạt động thanh toán được tổ chức tốt góp phần thúc đẩy tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và nền kinh tế ngoại thương nói chung được phát triển. Đối với ngân hàng thương mại, khi thực hiện tốt nghiệp vụ thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu chẳng những thu được phí dịch vụ mà ngân hàng còn có điều kiện để phát triển các nghiệp vụ khác như kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh quốc tế, tài trợ xuất nhập khẩu…. Tuy nhiên, theo lộ trình hội nhập ngày càng có nhiều ngân hàng có 100% vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và ngân hàng TMCP Kiên Long nói riêng phải đối mặt với nhiều cạnh tranh ở nhiều phương diện như về vốn, kỹ thuật, sự đa dạng về dịch vụ,…Trước áp lực cạnh tranh đó, bản thân ngân hàng TMCP Kiên Long chi nhánh Sài gòn phải đẩy nhanh tốc độ để hoàn thiện các nghiệp vụ ngân hàng truyền thống và phát triển các dịch vụ ngân hàng mới. Trong đó, để có thể tồn tại và đứng vững trong cạnh tranh quốc tế, thực hiện tốt vai trò là cầu nối trung gian của ngân hàng với các doanh nghiệp xuất khẩu trong và ngoài nước cũng như các ngân hàng nước ngoài thì việc phát triển nghiệp vụ thanh toán hàng xuất nhập khẩu là một trong những nhiệm vụ của những năm hoạt động tiếp theo. Để cho hoạt động thanh toán quốc tế có thể mang đến cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất, hoàn hảo nhất thì chiến lược kinh doanh là một trong những yếu tố quyết định. Chính vì vậy em đã chọn đề tài “Xây dựng chiến lược cho hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Kiên Long Chi nhánh Sài gòn” làm đề tài luận văn. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Xây dựng chiến lược cho hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Kiên Long chi nhánh Sài gòn nhằm đề ra phương hướng và biện pháp để nâng cao hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Tìm hiểu tình hình hoạt động thanh toán quốc tế trên thành phố Hồ Chí Minh và mức độ thỏa mãn của khách hàng trong việc sử dụng các sản phẩm của hoạt động thanh toán quốc tế. Đánh giá thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Kiên Long tại thành phố Hồ Chí Minh, đưa ra những điểm mạnh và điểm yếu trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng. So sánh hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng Kiên Long chi nhánh Sài gòn với một số ngân hàng khác trên địa bàn, để tìm ra những ưu điểm cũng như hạn chế của Ngân hàng Kiên Long chi nhánh Sài Gòn. Đề xuất chiến lược cho hoạt động thanh toán quốc tế phù hợp với ngân hàng giúp ngân hàng có thể cạnh tranh tốt hơn. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1.Không gian Đề tài được nghiên cứu và thu thập số liệu tại ngân hàng Kiên Long chi nhánh Sài gòn. 1.3.2.Thời gian Đề tài được thực hiện trong thời gian thực tập tại ngân hàng từ tháng 09/2011 đến tháng 11/2011. Thông tin số liệu sử dụng phân tích trong đề tài được thu thập qua 3 năm 2008, 2009, 2010 và 6 tháng đầu năm 2011 tại ngân hàng. 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu Phân tích hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng Kiên Long chi nhánh Sài gòn thông qua việc phân tích các chỉ số doanh thu, chi phí, lợi nhuận của chi nhánh và các phương thức thanh toán cùng các yếu tố ảnh hưởng khác đến hoạt động thanh toán quốc tế từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh hợp lý. CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại. 2.1.1.1. Khái niệm về NHTM Theo pháp lệnh của các Tổ chức tín dụng năm 1990 của Việt Nam thì NHTM được định nghĩa: NHTM là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu thường xuyên nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để vay, thực hiện các nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán 2.1.1.2.Chức năng của ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại có 3 chức năng cơ bản: Chức năng trung gian tài chính: bao gồm trung gian tín dụng và trung gian thanh toán giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Chức năng tạo tiền: là chức năng sáng tạo ra bút tệ góp phần gia tăng khối tiền tệ cho nền kinh tế. Chức năng sản xuất: bao gồm việc huy động và sử dụng các nguồn lực để tạo ra sản phẩm và dịch vụ Ngân hàng. 2.1.2. Hoạt động thanh toán quốc tế 2.1.2.1 Khái niệm về phương thức thanh toán quốc tế Quan hệ quốc tế giữa các nước bao gồm rất nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hóa…trong đó quan hệ kinh tế chiếm một vị trí quan trọng, làm cơ sở cho các quan hệ khác tồn tại và phát triển. Trong một hoạt động ngoại thương bao gồm rất nhiều giai đoạn và các phương thức thanh toán là công cụ quan trọng mà mọi nhà xuất nhập khẩu đều rất quan tâm, chất lượng của công tác thanh toán sẽ có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh ngoại thương. Việc thanh toán giữa các tổ chức, các nhân giữa các nước với nhau thông qua tổ chức tài chính hoặc phi tài tài chính gọi là thanh toán quốc tế. Theo đó: “Thanh toán quốc tế được định nghĩa là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, các nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan”. Các quan hệ thanh toán quốc tế được phân chia thành hai loại bao gồm thanh toán mậu dịch và thanh toán phi mậu dịch hay còn gọi là thanh toán trong ngoại thương và thanh toán phi ngoại thương. Thanh toán phi mậu dịch là thanh toán không liên quan đến hàng hóa cũng như dịch vụ, nó không mang tính thương mại. Đó là những chi phí của các cơ quan ngoại giao, ngoại thương ở nước sở tại, các chi phí về vận chuyển và đi lại của các đoàn khách nhà nước, các tổ chức của từng cá nhân… Thanh toán mậu dịch là việc thực hiện thanh toán trên cơ sở hàng hóa xuất nhập khẩu và các dịch vụ thương mại cho nước ngoài theo giá cả thị trường quốc tế. Cơ sở để các bên tiến hành mua bán và thanh toán cho nhau là hợp đồng ngoại thương. Mỗi hợp đồng chỉ ra một mối quan hệ nhất định, nội dung hợp đồng phải qui định rõ cách thức thanh toán dịch vụ thương mại phát sinh. 2.1.2.2. Vai trò của thanh toán quốc tế Khi thương mại quốc tế giữa các nước phát triển, thanh toán quốc tế đã trở thành một hoạt động không thể thiếu ở các ngân hàng thương mại. Hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại là một mắt xích không thể thiếu trong toàn bộ dây chuyền thực hiện một hợp đồng ngoại thương. Vì vậy khi thực hiện tốt vai trò trung gian thanh toán của mình trong hoạt động thanh toán quốc tế, ngân hàng thương mại đã đóng góp rất nhiều cho nền kinh tế, cho khách hàng và bản thân ngân hàng. 2.1.2.3. Vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế đối với nền kinh tế Trong xu hướng toàn cầu hóa, các quốc gia ngày càng ra sức phát triển nền kinh tế thị trường, mở cửa, hợp tác và hội nhập. Hầu hết các quốc gia đều đặt kinh tế đối ngoại lên hàng đầu, coi nó là con đường tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế của mỗi nước. Trong bối cảnh này hoạt động thanh toán quốc tế nổi lên như chiếc cầu nối, có tác dụng bôi trơn, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, đầu tư nước ngoài, thu hút tài chính và các quan hệ tài chính, tín dụng quốc tế khác. Thanh toán quốc tế là khâu quan trọng trong quá trình trao đổi mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các tổ chức, các cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau. Nếu hoạt động thanh toán quốc tế được thực hiện tốt, nhanh chống, an toàn, chính xác sẽ giải quyết được mối quan hệ lưu thông hàng hóa - tiền tệ giữa người mua và người bán một cách trôi chảy và hiệu quả, làm tăng cường các mối quan hệ giao lưu kinh tế giữa các quốc gia. Ngoài ra, thanh toán quốc tế làm tăng khối lượng thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, đồng thời thu hút một lượng ngoại tệ vào Việt Nam. Nhìn chung hoạt động thanh toán quốc tế có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của một quốc gia thể hiện qua các mặt cụ thể như: Bôi trơn hoạt động xuất nhập khẩu; bôi trơn và thúc đẩy đầu tư nước ngoài; thúc đẩy và mở rộng hoạt động dịch vụ như du lịch, hợp tác quốc tế; tăng cường thu hút kiều hối và các nguồn lực tài chính khác; thúc đẩy thị trường tài chính quốc gia hội nhập quốc tế. 2.1.2.4. Vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế đối với ngân hàng thương mại Thanh toán quốc tế làm tăng khả năng thanh khoản cho ngân hàng do trong quá trình thực hiện các phương thức thanh toán quốc tế, ngân hàng yêu cầu khách hàng ký quỹ một khoản tiền tỉ lệ với một khoản tiền ngân hàng bảo lãnh sẽ thanh toán. Nguồn tiền này tương đối ổn định và phát sinh thường xuyên trong việc thực hiện các tín dụng thanh toán nhập khẩu cho khách hàng. Thanh toán quốc tế còn là môt mắc xích quan trọng trong việc chấp nối và thúc đẩy phát triển các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng như kinh doanh ngoại tệ, tài trợ xuất nhập khẩu, bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương, tăng cường vốn huy động, đặc biệt là vốn bằng ngoại tệ. Đối với ngân hàng thanh toán quốc tế không đơn thuần là một dịch vụ thanh toán thuần túy mà còn là khâu trung tâm không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động kinh doanh, bổ sung và hổ trợ cho các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng. Thanh toán quốc tế làm tăng cường quan hệ đối ngoại. Thông qua việc bảo lãnh cho khách hàng trong nước, thanh toán cho ngân hàng nước ngoài, ngân hàng thực hiện thanh toán quốc tế sẽ có những quan hệ đại lý với ngân hàng và đối tác nước ngoài. Mối quan hệ này dựa trên hợp tác và tương trợ, với thời gian hoạt động nghiệp vụ càng lâu mối quan hệ ngày càng mở rộng. Đây cũng là hiệu quả do hoạt động thanh toán quốc tế mang lại. Thực hiện thanh toán quốc tế, ngân hàng có thể giám sát được tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, tạo điều kiện thực hiện quản lý có hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu trong nước theo đúng chính sách kinh tế đối ngoại đề ra. 2.1.2.5. Vai trò của thanh toán quốc tế đối với khách hàng Hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại trong vai trò trung gian giúp quá trình thanh toán theo yêu cầu của khách hàng được tiến hành nhanh chóng, chính xác, an toàn, tiện lợi và tiết kiệm tối đa chi phí. Trong quá trình thực hiện thanh toán, nếu khách hàng không có đủ khả năng về chuyên môn đặc biệt là về tài chính và cần đến sự tài trợ của ngân hàng thì ngân hàng sẽ tư vấn và hỗ trợ cho khách hàng như chiết khấu bộ chứng từ - cung cấp tài chính cho khách hàng. Qua việc thực hiện thanh toán, ngân hàng còn có thể giám sát được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp để có những tư vấn kịp thời để điều chỉnh chiến lược khách hàng. 2.1.2.6. Các phương thức thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại. Trong quan hệ ngoại thương có rất nhiều phương thức thanh toán khác nhau như chuyển tiền, ghi số, nhờ thu, tín dụng chứng từ…mỗi phương thức đều có ưu và nhược điểm phù hợp với những quan hệ xuất nhập khẩu khác nhau. Vì vậy việc lựa chọn phương thức thanh toán thích hợp phải được bàn bạc thống nhất, ghi trong hợp đồng mua bán ngoại thương. Đến nay các phương thức cơ bản và phổ biến được các ngân hàng thương mại sử dụng chủ yếu là: a. Thanh toán quốc tế theo phương thức chuyển tiền Chuyển tiền - remittance là phương thức thanh toán, trong đó khách hàng (người chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi) theo một địa chỉ nhất định và trong một thời gian nhất định. Có thể nói đây là phương thức đơn giản nhất, trong đó, người trả tiền và người nhận tiền tiến hành thanh toán trực tiếp với nhau. Ngân hàng khi thanh toán chuyển tiền chỉ đóng vai trò trung gian thanh toán theo ủy nhiệm để hưởng hoa hồng và không bị ràng buộc bất cứ trách nhiệm gì đối với người chuyển tiền và người thụ hưởng. Việc chuyển tiền xem như hoàn tất khi thanh toán hết số tiền cho người thụ hưởng; trước thời điểm này số tiền trong tài khoản vẫn thuộc sở hữu của người chuyển tiền và người này vẫn có quyền hủy bỏ lệnh chuyển tiền, mà người thụ hưởng không thể khiếu nại gì với ngân hàng. Như vậy, trong phương thức chuyển tiền, người bán có nhận được tiền hàng hay không hoàn toàn phụ thuộc vào thiện chí trả tiền của người mua. Người mua sau khi nhận được hàng có thể không tiến hành chuyển tiền hay trả chậm nhằm chiếm dụng vốn của người bán. Trong quan hệ mua bán quốc tế, phương thức này thường được chọn đối với các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu, cung ứng dịch vụ có mối quan hệ thân thiết, tin cậy lẫn nhau. Có hai hình thức chuyển tiền: chuyển tiền bằng điện (telegraphic transfer, TT, hay TTR là chuyển tiền bằng điện có bồi hoàn, là từ viết tắt của Telegraphic Transfer Reimbursement) và chuyển tiền bằng thư (mail transfer, MT). Hình thức chuyển tiền bằng điện nhanh hơn, nên có lợi cho nhà xuất khẩu, nhưng chi phí lại cao; còn hình thức chuyển tiền bằng thư thì chậm song chi phí lại thấp. Qui trình nghiệp vụ Các bên tham gia: - Người phát lệnh chuyển tiền – Remitter (người nhập khẩu, nhà đầu tư, người chuyển kiều hối…) - Ngân hàng nhận thực hiện việc chuyển tiền- remitting bank (ngân hàng nơi mà đơn vị chuyển tiền mở tài khoản tiền gửi ngoại tệ…) - Ngân hàng trả chuyển tiền – paying bank (ngân hàng đại lý của ngân hàng chuyển tiền) - Người nhận chuyển tiền – beneficiary (tổ chức xuất khẩu,người nhận đầu tư, người nhận kiều hối…) Các bước tiến hành: Ngân hàng trả tiền Ngân hàng chuyển tiền Người hưởng lợi (5) Người chuyển tiền (1) (3) (2) (4) Sơ đồ 2.1: Quy trình thanh toán bằng chuyển tiền (1): Sau khi thỏa thuận đi đến ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương, tổ chức xuất khẩu đi đến cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho tổ nhập khẩu, đồng thời chuyển giao toàn bộ chứng từ bao gồm vận đơn, hóa đơn, chứng từ về hàng hóa cho tổ chức nhập khẩu. (2): Sau khi kiểm tra bộ chứng từ, nếu quyết định trả tiền thì tổ chức nhập khẩu sẽ viết lệnh chuyển tiền bằng điện hoặc bằng thư gửi đến ngân hàng phục vụ mình. (3): Sau khi kiểm tra chứng từ và các điều kiện chuyển tiền theo qui định, nếu thấy hợp lệ và đủ khả năng thanh toán, ngân hàng thực hiện trích tài khoản để chuyển tiền và gửi giấy báo Nợ cho tổ chức nhập khẩu. (4): Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh (bằng M/T hay T/T theo yêu cầu của người chuyển tiền) cho ngân hàng đại lý (ngân hàng trả tiền) để chuyển trả cho người thụ hưởng. (5): Ngân hàng trả tiền ghi Có vào tài khoản của người thụ hưởng đồng thời gửi giấy báo Có cho người thụ hưởng. Phương thức chuyển tiền ít được sử dụng trong thanh toán thương mại quốc tế. Nó được sử dụng chủ yếu trong thanh toán phi mậu dịch, cũng như các dịch vụ có liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá như cước vận tải, bảo hiểm, bồi thường. b. Thanh toán quốc tế theo phương thức nhờ thu Phương thức nhờ thu hay còn gọi là ủy thác thu là phương thức thanh toán mà qua đó tổ chức xuất khẩu sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hay cung ứng dịch vụ sẽ ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình xuất trình bộ chứng từ thông qua ngân hàng đại lý cho nhà nhập khẩu để được thanh toán, chấp nhận hối phiếu hay chấp nhận các điều kiện và điều khoản khác. Phương thức này được thực hiện theo Quy tắc Thống nhất về Thu chứng từ thương mại do Phòng thương mại Quốc tế (ICC – International Chamber of Commerce) ban hành năm 1967có và bản sửa mới nhất vào năm 1995 số xuất bản N 522 (Uniform Rules for the collection of Commercial paper – URC N 522), hiệu lực từ ngày 1/1/1996. Trong phương thức thanh toán này, ngân hàng ở cả hai bên nước nhập khẩu và xuất khẩu chỉ tham gia với tư cách là người trung gian đi thu tiền hộ, có nhận giữ các chứng từ được gửi đi nhưng không bị ràng buộc trách nhiệm phải kiểm tra các chứng từ này cũng như việc giấy nhờ thu có được chấp nhận thanh toán hay không. Phương thức thanh toán này thường được áp dụng trong trường hợp giữa nhà những khẩu và nhà xuất khẩu có sự tín nhiệm lẫn nhau; nó đảm bảo hơn phương thức chuyển tiền ở chổ nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng bên mua không giao bộ chứng từ đi lãnh hàng cho nhà nhập khẩu khi họ chưa thanh toán tiền, tuy nhiên tốc độ thanh toán vẫn chậm, rủi ro cho nhà xuất khẩu lớn. Qui trình nghiệp vụ Trong phương thức thanh toán nhờ thu, có các bên liên quan như sau: - Tổ chức xuất khẩu, người cung ứng dịch vụ, người ký phát hối phiếu tức người ra lệnh (Pricipal). - Ngân hàng nhờ thu là ngân hàng nhận sự ủy thác thu tiền, ngân hàng bên xuất khẩu (Remitting Bank). - Ngân hàng nhận nhiệm vụ thu tiền: thông thường là ngân hàng đại lý của ngân hàng bên nước xuất khẩu tại nước nhập khẩu (Collecting Bank). - Tổ chức nhập khẩu là người quyết định thanh toán, là người mà hối phiếu, chứng từ sẽ được gửi đến cho họ (Drawee). Căn cứ vào nội dung chứng từ thanh toán gửi đến ngân hàng nhờ thu, người ta chia phương thức thanh toán này thành hai loại: Nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ -Nhờ thu trơn: là phương thức thanh toán mà trong đó tổ chức xuất khẩu khi gửi hàng cho tổ chức nhập khẩu chỉ ký phát tờ hối phiếu đòi tiền tổ chức nhập khẩu và yêu cầu ngân hàng thu số tiền ghi trên tờ hối phiếu đó, không kèm theo một điều kiện nào của việc trả tiền Qui trình nhờ thu phiếu trơn: (3) (6) (2) (7) (5) (4) (0) (1) NHTH (Collecting Bank) NHNT (Remitting Bank) Người trả tiền (Drawee) Người uỷ thác (Pricipal) Sơ đồ 2.2: Quy trình nhờ thu phiếu trơn (0) Ký kết hợp đồng mua bán, trong đó điều khoản thanh toán quy định áp dụng phương thức “Nhờ thu phiếu trơn” (1) Người xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu theo quy định của hợp đồng. (2) Người xuất khẩu lập đơn yêu cầu nhờ thu gửi cùng chứng từ tài chính tới ngân hàng phục vụ mình. (3) Ngân hàng gửi nhờ thu lập Lệnh nhờ thu cùng chứng từ tài chính đến ngân hàng thu hộ. (4) Ngân hàng thu hộ thông báo Lệnh nhờ thu tới người nhập khẩu. (5) Người nhập khẩu lập lệnh thanh toán gửi đến ngân hàng thu hộ hoặc gửi hối phiếu chấp nhận thanh toán đến ngân hàng thu hộ. (6) Ngân hàng thu hộ chuyển giá trị nhờ thu, hoặc hối phiếu chấp nhận, hoặc kỳ phiếu hay giấy nhận nợ cho ngân hàng nhận nhờ thu. (7) Ngân hàng gửi nhờ thu chuyển trả giá trị nhờ thu, hoặc hối phiếu chấp nhận, hoặc kỳ phiếu hay giấy nhận nợ cho người xuất khẩu. - Nhờ thu kèm chứng từ: là phương thức thanh toán mà trong đó tổ chức xuất khẩu nhờ ngân hàng thu hộ tiền từ tổ chức nhập khẩu không chỉ căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hóa gửi kèm theo hối phiếu, với điều kiện nếu tổ chức nhập khẩu đồng ý trả tiền hoặc chấp nhận lên hối phiếu, thì ngân hàng mới giao bộ chứng từ hàng hóa cho tổ chức nhập khẩu. Như vậy hàng hóa đã cung cấp vẫn thuộc quyền sở hữu của nước nhập khẩu nếu đơn vị nhập khẩu không đồng ý trả tiền thì ngân hàng không giao bộ chứng từ. Qui trình nghiệp vụ: NHTH (Collecting Bank) Người uỷ thác (Exporter) Người trả tiền (Importer) 7 8 2 6 3 0 5 4 1 NHNT (Remitting Bank) Sơ đồ 2.3: Quy trình nghiệp vụ nhờ thu kèm chứng từ (0) Ký kết hợp đồng mua bán, trong đó điều khoản thanh toán quy định áp dụng phương thức “nhờ thu kèm chứng từ”. (1): Căn cứ vào hợp đồng mua bán ngoại thương được ký kết giữa hai đơn vị, tổ chức xuất khẩu thực hiện nghiệp vụ gửi hàng sang nước nhập khẩu. (2): Trên cơ sở gửi hàng đi, tổ chức xuất khẩu ký phát hối phiếu đòi tiền tổ chức nhập khẩu kèm theo bộ chứng từ hàng hóa gửi đến ngân hàng phục vụ mình để nhờ thu hộ (3): Ngân hàng nhờ thu gửi hối phiếu, bộ chứng từ hàng hóa kèm theo thư ủy nhiệm gửi ngân hàng đại lý nước nhập khẩu để nhờ
Tài liệu liên quan