Có bao giờ bạn thử đếm xem một ngày một đứa trẻ nhận được bao nhiêu
câu nói: “Con đừng làm cái nọ, con không được làm cái kia.?” Nếu thử
chú ý đếm những “Đừng” và “Không được”, có thể bạn sẽ ngạc nhiên.
Bố mẹ đưa nhiều mệnh lệnh cấm với con cái quá nhiều.
Từ khi mới lẫm chẫm bước đi và khám phá thế giới xung quanh,
trẻ đã bắt đầu nhận được lệnh: Không được sờ vào chỗ nọ, đụng
vào chỗ kia.
Khi không còn bú mẹ và chuyển sang tập ăn dặm, rồi tập ăn thức
ăn cứng, trẻ muốn tự mình điều khiển chiếc thìa hay chiếc bát của
riêng mình thì đã nghe bố mẹ hét: Đừng có làm rơi vãi khắp nhà
như thế.
Khi trẻ muốn tham gia vào việc nhà, mẹ đuổi ra khỏi bếp và bảo:
Đừng có vào đây phá quấy, ra sân mà chơi. Khi trẻ muốn khám phá thiên nhiên, cha mẹ bảo: Đừng có thò tay
xuống đất, hông ai hơi đâu mà rửa ráy suốt ngày được.
Và khi trẻ biết làm mọi thứ, tự ý thức, tự hành động, lại còn có lý lẽ để
biết “cãi lại” bố mẹ nữa thì các câu “Đừng” càng ngày càng xuất hiện
với tần suất liên tục. Con cái phát ốm lên vì những yêu cầu “Đừng có bật
ti vi to thế”, “Đừng có nhảy nhót loạn nhà lên như thế”, “Đừng có động
tí là chảy nước mắt ra như thế”, “Đừng có phá cái ô tô đồ chơi mới mua
như thế”
8 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 20/06/2022 | Lượt xem: 256 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luật hấp dẫn: Sử dụng ngôn từ hiệu quả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬT HẤP DẪN: SỬ DỤNG NGÔN TỪ
HIỆU QUẢ
Bạn thân mến!
Hôm nay IMA sẽ chia sẻ với bạn về luật hấp dẫn – được xem là quy luật
chi phối mạnh mẽ đến sự thành công của mỗi người. Dù chúng ta có
muốn hay không, luật hấp dẫn cũng ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng
ta mỗi ngày. Quy luật nó nói rằng: tất cả những gì mà bạn tập trung sự
chú ý và năng lượng của mình vào đó, bạn đều thu hút chúng nhiều hơn
vào cuộc sống của chính mình.
Khi chúng ta tập trung vào những lỗi lầm của mình hay người khác như
phòng bừa bộn, vứt đồ đạc lung tung, môi trường làm việc căng thẳng,
thiếu tinh thần hợp tác, Bạn nghĩ xem điều gì sẽ xảy ra?
Chúng ta vừa tập trung sự chú ý của chúng ta vào những gì chúng ta
không mong muốn. Vì vậy, chúng ta ngày càng nhận thêm những điều
không tốt từ bản thân và người khác nhiều hơn bởi vì đó là điều chúng ta
đang tập trung vào.
Có bao giờ bạn thử đếm xem một ngày một đứa trẻ nhận được bao nhiêu
câu nói: “Con đừng làm cái nọ, con không được làm cái kia..?” Nếu thử
chú ý đếm những “Đừng” và “Không được”, có thể bạn sẽ ngạc nhiên.
Bố mẹ đưa nhiều mệnh lệnh cấm với con cái quá nhiều.
Từ khi mới lẫm chẫm bước đi và khám phá thế giới xung quanh,
trẻ đã bắt đầu nhận được lệnh: Không được sờ vào chỗ nọ, đụng
vào chỗ kia.
Khi không còn bú mẹ và chuyển sang tập ăn dặm, rồi tập ăn thức
ăn cứng, trẻ muốn tự mình điều khiển chiếc thìa hay chiếc bát của
riêng mình thì đã nghe bố mẹ hét: Đừng có làm rơi vãi khắp nhà
như thế.
Khi trẻ muốn tham gia vào việc nhà, mẹ đuổi ra khỏi bếp và bảo:
Đừng có vào đây phá quấy, ra sân mà chơi.
Khi trẻ muốn khám phá thiên nhiên, cha mẹ bảo: Đừng có thò tay
xuống đất, hông ai hơi đâu mà rửa ráy suốt ngày được.
Và khi trẻ biết làm mọi thứ, tự ý thức, tự hành động, lại còn có lý lẽ để
biết “cãi lại” bố mẹ nữa thì các câu “Đừng” càng ngày càng xuất hiện
với tần suất liên tục. Con cái phát ốm lên vì những yêu cầu “Đừng có bật
ti vi to thế”, “Đừng có nhảy nhót loạn nhà lên như thế”, “Đừng có động
tí là chảy nước mắt ra như thế”, “Đừng có phá cái ô tô đồ chơi mới mua
như thế”
Càng cấm đoán, trẻ lại càng muốn làm những gì chúng muốn. Càng
ngăn đứa trẻ làm điều này hay điều nọ bao nhiêu thì đứa trẻ lại càng
cương quyết làm điều đó bấy nhiêu. Và cao trào của những lần như thế
là đứa trẻ lăn ra nhà gào khóc đòi bằng được điều nó muốn, hoặc chúng
ta đánh đứa trẻ, hù dọạ và gây nên những kỷ niệm và hình ảnh không
tốt lên đứa trẻ.
Cũng vậy, nếu như tôi nói với bạn: “Đừng nghĩ đến bánh kem nha”
Thì một hình ảnh về bánh kem sẽ lập tức hiện ra ngay trong đầu của
bạn!
Tương tự như điều tôi đã trao đổi với bạn ở trên:
Khi bạn nói: Đừng có chạy! Chúng nghe, Chạy!
Không được đánh nhau! Chúng nghe, Được đánh nhau!
Đừng có đóng sầm cánh cửa nữa!Sầm ! Chúng vừa đóng sầm
cánh cửa!
Không được nghịch! Chúng nghe, Được nghịch!.
Vậy chúng ta nên làm gì?
Thường xuyên sử dụng những từ “Đừng”, “Không”, “Không được”
khiến chúng ta “hút” những điều mình không mong muốn tới cuộc
sống của mình. Thay vì thế, bạn hãy tập trung suy nghĩ và cảm xúc
của mình vào những điều bạn mong muốn.
Đừng chạy!trở thành, Hãy đi bộ nào.
Đừng đánh nhau! trở thành, Hãy nói chuyện tử tế.
Đừng đóng sầm cánh cửa!trở thành, Hãy đóng cánh cửa thật nhẹ
nhàng.
Đừng nghịch!Trở thànhHãy chơi ngoan.
Nếu lần sau bạn nghe được trong đầu bạn sắp nói ra những câu như:
Đừng nói lại với tôi như vậy!
Đừng hét lên!
Đừng làm rơi.
Đừng làm vỡ.
Đừng mở cái đó.
Không được hét.
Không được thức khuya.
Không được nói chuyện điện thoại sau 9g
Không được hút thuốc.
Khi đó bạn biết bạn đang tập trung vào những điều mà bạn không
mong muốn. Hãy điều chỉnh và nói lên những điều mà bạn muốn
bằng cách đặt câu hỏi cho chính bản thân mình: “Vậy, thực ra điều
tôi muốn là gì?”
Hãy luôn tập trung vào những điều mà bạn muốn và bạn sẽ nhận được
nhiều hơn những thói quen đó. Bạn chính là người tạo nên những hình
ảnh.
Chính bạn sẽ thấy những hình ảnh đó và người khác cũng vậy
Hãy tạo ra những hình ảnh tích cực trong tâm trí bạn và những điều
bạn muốn người khác thực hiện. Đặt sự chút ý vào đó!
Bất cứ khi nào bạn cảm thấy mình muốn nói một câu nào đó hãy nhớ
tự hỏi bản thân mình.
Thật ra điều tôi muốn là gì?
Tôi có muốn mình thất nghiệp hay không? Không, tôi muốn mình có
một công việc mà tôi yêu thích và phù hợp với năng lực của tôi.
Tôi có muốn người khác trễ hẹn không? Không, tôi muốn người khác
đến hẹn đúng giờ.
Tôi có muốn bọn trẻ la hét, cãi lại và ngủ trễ không? Không, tôi muốn
bọn chúng nói chuyện vừa nghe, bình tâm và đi ngủ lúc 9g.
Luyện tập tư duy rất đơn giản và đòi hỏi bạn thay đổi trong ngôn từ mà
bạn nói ra với chúng. Hãy luôn giữ sự tập trung chú ý của bạn vào
những điều mà bạn muốn. Người khác sẽ hiểu được điều bạn muốn là gì
và sẵn sàng hợp tác. Bạn cũng sẽ cảm thấy mọi thứ tốt đẹp hơn.