Đặt vấn đề: Khám và chữa bệnh của ngành y tế hiện nay đang đứng trước thách thức chất lượng với quá tải bệnh nhân tại các bệnh viện. Bệnh nhân đông, thời gian khám ít, bệnh nhân phàn nàn, quản lý khó khăn đang ảnh hưởng sự phát triển. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định những bệnh chính theo lý do bệnh nhân đến khám và theo phân loại chẩn đoán quốc tế (ICD10) tại 6 bệnh viện của thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả. Cở mẫu tính theo: n = Z2 (1-/2) x P x (1-P)/e2, ta có n = 1,962 x 0,5 x 0,5/0,052 = 384,16. Tại mỗi bệnh viện chọn trên 384 bệnh nhân. Số liệu xử lý theo phần mềm SPSS 10.05. Kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện từ 2001 đến 2003 tại 6 bệnh viện ở thành phố Hồ Chí Minh với n= 2.587. Có hơn 70,0% bệnh nhân khám buổi sáng. Có 45,9% bệnh nhân đến từ các tỉnh. Đa số lý do bệnh nhân đến khám là những bệnh thông thường, tương ứng với phân loại chẩn đoán quốc tế ICD10. Kết luận: BN khám nhiều nhất là buổi sáng, ly do đến khám là bệnh thông thường, tương ứng với phân loại chẩn đoán quốc tế. Đề nghị Ngành Y tế bổ sung một số chế độ, chính sách để hỗ trợ y tế cơ sở, tăng công tác tuyến và luân chuyển bác sĩ giỏi giúp tuyến y tế cơ sở khám và chữa bệnh thông thường và bệnh tái khám phải có hẹn cụ thể vào buổi chiều.
6 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 364 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lý do bệnh nhân đến khám và chẩn đoán bệnh theo phân loại icd10 tại các bệnh viện chuyên khoa ở Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 174
LÝ DO BỆNH NHÂN ĐẾN KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN BỆNH
THEO PHÂN LOẠI ICD10 TẠI CÁC BỆNH VIỆN CHUYÊN KHOA
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Văn Cư*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Khám và chữa bệnh của ngành y tế hiện nay đang đứng trước thách thức chất lượng với
quá tải bệnh nhân tại các bệnh viện. Bệnh nhân đông, thời gian khám ít, bệnh nhân phàn nàn, quản lý khó
khăn đang ảnh hưởng sự phát triển.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định những bệnh chính theo lý do bệnh nhân đến khám và theo phân loại
chẩn đoán quốc tế (ICD10) tại 6 bệnh viện của thành phố Hồ Chí Minh.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả. Cở mẫu tính theo:
n = Z2 (1-/2) x P x (1-P)/e2, ta có n = 1,962 x 0,5 x 0,5/0,052 = 384,16. Tại mỗi bệnh viện chọn trên 384
bệnh nhân. Số liệu xử lý theo phần mềm SPSS 10.05.
Kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện từ 2001 đến 2003 tại 6 bệnh viện ở thành phố Hồ Chí
Minh với n= 2.587. Có hơn 70,0% bệnh nhân khám buổi sáng. Có 45,9% bệnh nhân đến từ các tỉnh. Đa số
lý do bệnh nhân đến khám là những bệnh thông thường, tương ứng với phân loại chẩn đoán quốc tế
ICD10.
Kết luận: BN khám nhiều nhất là buổi sáng, ly do đến khám là bệnh thông thường, tương ứng với
phân loại chẩn đoán quốc tế. Đề nghị Ngành Y tế bổ sung một số chế độ, chính sách để hỗ trợ y tế cơ sở,
tăng công tác tuyến và luân chuyển bác sĩ giỏi giúp tuyến y tế cơ sở khám và chữa bệnh thông thường và
bệnh tái khám phải có hẹn cụ thể vào buổi chiều.
Từ khóa: Quá tải bệnh nhân tại bệnh viện, khám bệnh ngoại trú.
ABSTRACT
REASONS TO SEE PATIENT AND DISEASE DIAGNOSIS IN ICD10 CLASSIFICATION
SPECIALIST HOSPITAL IN HO CHI MINH CITY
Nguyen Van Cu * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 – 2011: 173 - 177
Background: Examination and treatment of existing health sector is facing challenges with the quality
of patient overload in hospitals. Of patients, less time examination, the patient complained, management
difficulties are affecting the institutional development.
Objectives: Identify the disease by patients to medical reasons and according to international
classification of diagnoses (ICD10) in six hospitals in Ho Chi Minh City
Methods: Sample size: n = Z2 (1-/2) x p x (1- p)/e2, n = 1.962 x 0.5 x 0,5/0.052 = 384.16. Designed
epidemiological studies cross-section description. Each hospital selected on 384 patients. Data processing in
SPSS 10.5 software.
Results: Study conducted from 2001 to 2003 in six hospitals in Ho Chi Minh city with n = 2587.
There are over 70.0% of patients in the morning examination. Having soles 45.9% of patients from the
* Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Địa chỉ liên hệ: TS. Nguyễn Văn Cư ĐT: 0903925342 Email: cuupnt@yahoo.com.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y tế Công cộng 175
provinces. The majority of patients to medical reasons are the common diseases, which corresponds to
international classification ICD10 diagnosis.
Conclusions: Study conducted from 2001 to 2003 in six hospitals in Ho Chi Minh with n = 2587.
There are over 70.0% of patients in the morning examination. Having soles 45.9% of patients from the
provinces. The majority of patients to medical reasons are the common diseases, which corresponds to
international classification ICD10 diagnosis.
Keywords: overloaded patients in clinic, outpatient.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiệm vụ của thầy thuốc là khám và chữa
bệnh (1, 2), nhưng hiện nay đứng trước vấn đề
chất lượng với quá tải bệnh nhân tại các bệnh
viện nói chung và thành phố Hồ Chí Minh
nói riêng (12,11), do thời gian khám quá ngắn
làm bệnh nhân phàn nàn, quản lý khó khăn và
hạn chế phát triển BV và chuyên môn (3, 4, 5, 6).
Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định lý do
bệnh nhân đến khám và chẩn đoán theo phân
loại ICD10 (7, 9, 11, 12).
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả. Cở
mẫu tính theo: n = Z2 (1-/2) x P x (1-P)/e2, kết
quả ta có n = 1,962 x 0,5 x 0,5/0,052 = 384,16.
Chọn ngẫu nhiên 6 trong 27 BV do Sở Y tế
TPHCM quản lý (7), mỗi BV chọn trên 384 BN,
ta có 2.587 BN. Xử lý số liệu theo phần mềm
SPSS 10.05.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu từ 2001 đến 2003 trên 2.587
BN được chọn tại BV Từ Dũ (436 BN), BV Nhi
Đồng 1 (410 BN), BV Tai Mũi Họng (399 BN),
BV Chấn thương Chỉnh hình (445 BN), BV
Ung Bướu (424 BN) và BV Bình Dân (473 BN).
Tất cả BN tự nguyện trả lời các câu hỏi. Có
45,9% BN đến từ các tỉnh; có 34,7% BN là
nam ; các BV đều vượt chỉ tiêu khám, từ
107,8% (BVNĐ1) đến 145,0% (BVUB); có 70,0%
BN khám vào buổi sáng, nhiều nhất là tái
khám (4, 5, 6, 7).
1. BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 (n= 410)
Bảng 1: Tần số, tỷ lệ phân bố lý do khám
TPHCM Các tỉnh Chung Lý do đến khám
TS % TS % TS %
Ho 132 43,9 39 35,8 171 41,7
TPHCM Các tỉnh Chung Lý do đến khám
TS % TS % TS %
Sốt 65 21,6 21 19,3 86 21,0
Sổ mũi 42 14,0 13 12,0 55 13,4
Khò khè 27 9,0 10 9,2 37 9,0
Oi 27 9,0 5 4,6 32 7,8
Đau bụng 16 5,3 2 1,8 18 4,4
Tiêu chảy 11 3,7 5 4,6 16 3,9
Nổi hạch 10 3,3 5 4,6 15 3,7
Mẩn đỏ da 10 3,3 1 0,9 11 2,7
Bướu máu 5 1,7 2 1,8 7 1,7
Trong 410 bệnh nhi khám tại BVNĐ1, các
bệnh gồm: Viêm hô hấp 85,1% như ho: 41,7%,
sốt: 21%, sổ mũi: 13,4%, khò khè 90%. Bệnh
đường tiêu hoá: 14,1% như ói: 7,8%, đau
bụng: 4,4%, tiêu chảy: 3,9%. Nổi hạch: 3,7%.
Mẫn đỏ da: 2,7%.
Bảng 2: Tần số và tỷ lệ phân bố bệnh theo ICD10
TPHCM Các tỉnh Chung Chẩn đoán bệnh theo
ICD10 TS % TS % TS %
J20- Viêm phế quản cấp 53 17,6 16 14,7 69 16,8
J02- Viêm họng cấp 28 9.3 10 9,2 38 9,3
J00- Viêm mũi họng cấp 26 8,4 10 9,2 36 8,8
J06- Viêm hô hấp trên ở
nhiều vị trí
30 10,0 6 5,5 36 8,8
J45- Hen 8 2,7 5 4,6 13 3,2
A09- Viêm dạ dày ruột
nhiễm trùng
9 3,0 3 2,8 12 2,9
J18- Viêm phổi 10 3,3 1 0,9 11 2,7
D18- Bướu mạch máu 6 2,0 4 3,7 10 2,4
K30- Khó tiêu 8 2,7 2 1,8 10 2,4
N47- Bao quy đầu hẹp,
rộng, ngẹt
6 2,0 2 1,8 8 2,0
Bệnh có ICD10 nhiều nhất là: Viêm hô hấp
trên 26,9%, trong đó viêm họng 9,3%, viêm
mũi họng cấp 8,8% và viêm hô hấp trên ở
nhiều vị trí: 8,8%. Viêm phế quản cấp 16,8%,
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 176
TPHCM: 17,6% và các tỉnh: 14,7%. Hen phế
quản 3,2%, riêng của tỉnh: 4,6% và của
TPHCM: 2,7%. Viêm dạ dày- ruột do nhiễm
trùng 2,9%, TPHCM: 3,0% và các tỉnh: 2,8%.
2. BỆNH VIỆN CHẤN THƯƠNG
CHỈNH HÌNH (n= 445)
Bảng 3: Tần số và tỷ lệ phân bố lý do khám
TPHCM Các tỉnh Chung Lý do đến khám
TS % TS % TS %
Đau lưng 37 14,6 36 18,8 73 16,4
Đau tay 49 19,4 22 11,5 71 16,4
Đau chân 26 10,3 33 17,2 59 13,3
Đau cổ 4 1,6 3 1,6 7 1,6
Đau nhiều khớp 9 3,6 6 3,1 15 3,4
Tai nạn sinh hoạt 63 24,9 32 16,7 95 21,4
Tai nạn giao thông 45 17,8 30 15,6 75 16,9
Tai nạn lao động 3 1,2 4 2,1 7 1,6
Kiểm tra sức khỏe 2 0,8 3 1,6 5 1,1
Bệnh khớp chưa phân loại 3 1,2 2 1,0 5 1,1
Trong 445 BN khám tại BVCTCH theo khu
vực tỉnh và TPHCM, tỷ lệ % chung gồm các
bệnh: Đau khớp 51,1% như đau lưng: 16,1%,
đau tay: 16,4%, đau chân: 13,3%, đau nhiều
khớp: 3,4%. Tai nạn 39,9% như tai nạn sinh
hoạt: 21,4%, tai nạn giao thông: 16,9% và tai
nạn lao động: 1,6%. Kiểm tra sức khoẻ 1,1%.
Bảng 4: Tần số và tỷ lệ phân bố bệnh theo ICD10
TPHCM Các tỉnh Chung Chẩn đoán bệnh theo
ICD10 TS % TS % TS %
S52- Gãy xương cẳng tay 36 14,2 18 9,4 54 12,1
S42- Đau lưng 31 12,3 16 8,3 47 10,6
M54- Gãy xương vai, xương
cánh tay
23 9,1 30 15,6 53 11,9
S82- Gãy xương cẳng chân 24 9,5 12 6,3 36 8,1
S72- Gãy xương đùi 9 3,6 12 6,3 21 4,7
M17- Thoái hoá khớp gối 7 2,8 12 6,3 19 4,3
S92- Gãy xương bàn chân 17 6,7 3 1,6 20 4,5
M13- Viêm đa khớp 8 3,2 2 1,0 10 2,3
M47- Thoái hoá cột sống 4 2,8 2 1,0 9 2,0
M81- Loãng xương 5 2,0 4 2,1 9 2,0
Bệnh có ICD10 nhiều nhất: Gãy chi trên và
xương bả vai 24,0%, trong đó gãy xương cẳng
tay: 12,1%, gãy xương bả vai- cánh tay: 11,9%.
Gãy chi dưới 17,3%, trong đó gãy xương cẳng
chân: 8,1%, gãy xương đùi: 4,7% và gãy
xương bàn chân: 4,5%. Đau lưng 10,6%, tính
riêng của TPHCM: 12,3% và của tỉnh: 8,3%.
3. BỆNH VIỆN BÌNH DÂN (n= 473)
Bảng 5: Tần số và tỷ lệ phân bố lý do khám
TPHCM Các tỉnh Chung Lý do đến khám
TS % TS % TS %
Đau bụng 53 22,3 59 24,6 112 23,5
Đau lưng 30 12,9 45 18,8 75 15,9
Rối loạn đi tiểu 26 11,2 26 10,8 52 11,0
Sỏi niệu 19 8,2 20 8,3 39 8,3
Đau vùng hông 9 3,9 9 3,8 18 3,8
Bướu cổ 7 3,0 8 3,3 15 3,2
Tiểu máu 4 1,7 6 2,9 10 2,3
Khó tiêu 5 2,2 4 1,7 9 1,9
Biếng ăn 3 1,3 5 2,3 8 1,7
Bón 4 1,7 4 1,7 8 1,7
Trong 473 BN khám tại BVBD theo khu
vực tỉnh và TPHCM, tỷ lệ % chung: Đau bụng
23,5%, TPHCM: 22,3% và các tỉnh: 24,6%.
Bệnh đường tiết niệu 21,6%, như rối loạn tiểu
tiện: 11,0%, sỏi niệu: 8,3% và tiểu máu: 2,3%.
Đau lưng 15,9%, các tỉnh 18,8% và TPHCM
12,9%. Đau vùng hông 3,8%, TPHCM: 3,9%
và các tỉnh: 3,8%.
Bảng 6: Tần số và tỷ lệ phân bố bệnh theo ICD10
TPHCM Các tỉnh Chung Chẩn đoán bệnh theo
ICD10 TS % TS % TS %
N20- Sỏi niệu 43 18,5 48 20,0 91 19,2
N39- Nhiễm khuẩn niệu 34 14,6 22 9,2 56 11,8
K29- Viêm dạ dày-tá
tràng
19 8,2 17 7,1 36 7,6
M54- Đau lưng 13 5,6 11 4,6 24 5,1
K80- Sỏi mật 6 2,6 11 4,6 17 3,6
E04- Bướu giáp lành tính 8 3,4 8 3,3 16 3,4
R52- Đau mạn tính 9 3,9 7 2,9 16 3,4
K30- Khó tiêu (rối loạn
tiêu hoá)
7 3,0 4 1,7 11 2,3
N40- Tăng sản tuyến tiền
liệt
5 2,2 6 2,5 11 2,3
I84- Trĩ 7 3,0 3 1,3 10 2,1
Bệnh có ICD10 nhiều nhất là: BN bị sỏi
22,8%, trong đó sỏi niệu: 19,2% sỏi mật: 3,6%.
Nhiễm khuẩn niệu 11,8%, riêng của tỉnh:
14,6% và của TPHCM: 9,2%. Viêm dạ dày- tá
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y tế Công cộng 177
tràng 7,6%, TPHCM là 8,2% và các tỉnh
là 7,1%.
4. BỆNH VIỆN TỪ DŨ (n= 436)
Bảng 7: Tần số và tỷ lệ phân bố lý do khám
TPHCM Các tỉnh Chung Lý do đến khám
TS % TS % TS %
Khám thai tổng quát 87 40,5 37 16,7 124 28,4
Huyết trắng 20 9,3 48 21,7 68 15,6
Khám phụ khoa kiểm tra 24 11,2 26 11,8 50 11,5
Rong kinh 18 8,4 10 4,5 28 6,4
Rong huyết 3 1,4 14 6,3 17 3,9
Vô kinh 10 4,7 6 2,7 16 3,7
Có thai đau bụng 9 4,2 4 1,8 13 3,0
Có thai ra huyết 9 4,2 3 1,4 12 2,8
Viêm cổ tử cung 2 0,9 6 1,8 8 1,8
U buồng trứng 2 0,9 5 2,3 7 1,6
Trong 436 BN khám tại BVTD. Khám thai
tổng quát 28,4%. Huyết trắng 15,6%. Khám
phụ khoa 11,5% (các tỉnh: 11,8% và TPHCM:
11,2%). Rong kinh: 6,4% (TPHCM: 8,4% và các
tỉnh: 4,5%), rong huyết 3,9% (các tỉnh: 6,3% và
TPHCM: 1,4%).
Bảng 8: Tần số và tỷ lệ phân bố bệnh theo ICD10
TPHCM Các tỉnh Chung Chẩn đoán bệnh theo
ICD10 TS % TS % TS %
Z32- Khám thai 82 38,1 30 13,6 112 25,7
N72- Viêm cổ tử cung 16 7,4 40 18,1 54 12,8
Z01- Kiểm tra phụ khoa 25 11,6 24 10,9 49 11,2
N92- Kinh không đều,
kinh nhiều
12 5,6 24 10,9 36 8,3
D25- U xơ tử cung 11 5,1 19 8,6 30 6,9
N76- Viêm âm đạo, viêm
âm hộ
11 5,1 15 6,8 26 6,0
B37- Nhiễm Candida 3 1,4 9 4,1 12 2,8
O34- Chăm sóc bệnh
tiểu khung
6 2,8 4 1,8 10 2,3
N83 bệnh vòi-buồng
trứng không do viêm
4 1,9 6 2,7 10 2,3
N91- Vô kinh 7 3,3 2 0,9 9 2,1
Bệnh có ICD10 nhiều nhất: Khám thai:
25,7%, thành phố HCM là 38,1% và các tỉnh là
13,6%. Viêm cổ tử cung: 12,8%, TPHCM là
7,4% và các tỉnh là 18,1%. Rối loạn kinh
nguyệt: 8,3%, TPHCM là 5,6% và các tỉnh là
10,9%. Kiểm tra phụ khoa: 11,2%, TPHCM là
11,6% và các tỉnh là 10,9%. Viêm sinh dục
ngoài: 6,0%, TPHCM là 5,1% và các tỉnh
là 6,8%.
5. BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG (n= 399)
Bảng 9: Tần số và tỷ lệ phân bố lý do khám
TPHCM Các tỉnh Chung Lý do đến khám
TS % TS % TS %
Nhức đầu 57 21,0 24 18,8 81 20,3
Sổ mũi 54 20,0 24 18,8 78 19,6
Đau họng 39 14,4 26 20,3 65 16,3
Ho 31 11,5 20 15,6 55 12,8
Nghẹt mũi 38 14,0 11 8,6 49 12,3
Chảy mủ tai 20 7,4 6 4,7 26 6,5
Ù tai 16 5,9 7 5,5 23 5,8
Đau tai 15 5,6 6 4,7 26 6,5
Hắt hơi 12 4,4 3 2,3 15 3,8
Đau mũi 7 2,6 2 1,6 9 2,3
Trong 399 BN khám tại BVTMH theo khu
vực tỉnh và TPHCM, tỷ lệ % chung gồm các
bệnh: Nhức đầu 2,3%, riêng TPHCM: 21,0%
và các tỉnh: 18,8%. Sổ mũi 19,6%, riêng
TPHCM: 20,0% và các tỉnh: 18,8%. Đau họng
16,3%, riêng các tỉnh: 20,3% và TPHCM:
14,4%. Ho 12,8%, riêng các tỉnh: 15,6% và
TPHCM: 11,5%. Nghẹt mũi 12,3%, riêng
TPHCM: 14,0% và các tỉnh: 8,6%
Bảng 10: Tần số và tỷ lệ phân bố bệnh theo ICD10
TPHCM Các tỉnh Chung Chẩn đoán bệnh theo
ICD10 TS % TS % TS %
J34- Bệnh mũi xoang * 50 18,5 21 16,4 71 17,8
J32- Viêm xoang mãn 47 17,3 21 16,4 68 17,0
J31- Viêm mũi họng mãn 22 8,1 9 7,0 31 7,8
J30- Viêm mũi dị ứng 26 9,6 5 3,9 31 7,8
J02- Viêm họng cấp 17 6,3 12 9,1 29 7,3
H70- Viêm xương chũm 9 3,4 6 4,7 15 3,8
H61- Bệnh tai ngoài ** 11 4,1 2 1,6 13 3,3
H65- Viêm tai giữa
không mủ
8 3,0 4 3,1 12 3,0
H66- Viêm mũi họng cấp 8 3,0 4 3,1 12 3,0
J00- Viêm mũi có mủ 8 3,0 3 2,3 11 2,8
* Không gồm bệnh mũi xoang có ICD10 khác.
** Không là viêm tai ngoài
Trong 399 BN của mẫu nghiên cứu tại
BVTMH, bệnh có ICD10 nhiều là: Viêm mũi
xoang: 17,8%, riêng của TPHCM: 18,5% và các
tỉnh: 16,4%. Viêm xoang mãn 17,0%, thành
phố HCM là 17,3% và các tỉnh là 16,4%. Viêm
mũi- họng: 10,8%, trong đó VMH mãn: 7,8%
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Khoa học Cơ bản – Y tế Công cộng 178
và VMH cấp: 3,0%. Viêm mũi dị ứng: 7,8%,
tính riêng của TPHCM: 9,6% và các tỉnh: 3,9%.
6. BỆNH VIỆN UNG BƯỚU (n= 424)
Bảng 11: Tần số và tỷ lệ phân bố lý do khám
TPHCM Các tỉnh Chung Lý do đến khám
TS % TS % TS %
Đau vú 15 12,0 52 17,4 67 15,8
U vú 17 13,6 48 16,1 65 15,3
Cổ to ra 15 12,0 23 7,7 38 9,0
Mệt 12 9,6 17 5,7 29 6,8
Nuốt nghẹn 12 9,6 11 3,7 23 5,4
Nổi hạch 9 7,2 14 4,7 23 5,4
Sụt cân 9 7,2 7 2,3 16 3,8
Đau bụng 1 0,8 15 5,0 16 3,8
Xuất huyết âm đạo 3 2,4 8 2,7 11 2,6
U ở tay 5 4,0 2 0,7 7 1,7
Trong 424 BN khám tại BVUB theo khu
vực tỉnh và TPHCM, tỷ lệ % gồm các bệnh:
Bệnh tuyến vú 31,1%, trong đó đau tuyến vú:
15,8% và U tuyến vú: 15,3%. Các tỉnh có tỷ lệ
bệnh tuyến vú cao hơn TPHCM. Cổ to ra
9,0%, riêng TPHCM: 12,0% và các tỉnh: 5,7%.
Nuốt nghẹn 5,4%, riêng TPHCM: 9,6% và các
tỉnh: 3,7%. Nổi hạch 5,4%, riêng TPHCM:
7,2% và các tỉnh: 4,7%.
Bảng 12: Tần số và tỷ lệ phân bố bệnh theo ICD10
TPHCM Các tỉnh Chung Chẩn đoán bệnh theo
ICD10 TS % TS % TS %
N60- Loạn sản vú lành tính 19 15,2 77 25,8 96 22,6
E04- Bướu giáp lành tính 27 21,6 29 9,7 56 13,2
E05- Nhiễm độc giáp 14 11,2 29 9,7 43 10,1
D24- Bướu lành vú 6 4,8 14 4,7 20 4,7
N72- Viêm cổ tử cung cấp 6 4,8 13 4,4 19 4,5
C53- Bướu ác cổ tử cung 2 1,6 10 3,3 12 2,8
D23- Bướu lành ở da 5 4,0 7 2,3 12 2,8
D36- Bướu hạch lành tính 3 2,4 8 2,7 11 2,6
J02- Viêm họng cấp 7 5,6 4 1,3 11 2,6
N64- Đau vú 3 2,4 8 2,7 11 2,6
Bệnh có ICD10 nhiều nhất là: U tuyến vú
lành 27,3%, trong đó loạn sản lành: 22,6% và
bướu lành: 4,7%. Bướu giáp lành: 13,2%. Bướu
giáp nhiễm độc: 10,1%. Bệnh cổ tử cung 8,3%,
trong đó viêm cấp: 4,5%. Bướu ác cổ tử cung
2,8%, các tỉnh gấp 2 lần TPHCM.
NN là BN và thân nhân tin tưởng BV
tuyến trên của TPHCM, nhà nước chưa có cơ
chế đồng bộ và giải pháp cụ thể nên BN tự
chọn BV cho mình.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu từ 2001 đến 2003 trên 2.587
BN ở 6 BV chuyên khoa của TPHCM cho thấy
có quá tải BN ở các BV vượt chỉ tiêu KCB
ngoại trú (114,4%- 145,0%). hơn 70,0% BN
khám buổi sáng. Đề nghị Ngành Y tế sửa đổi
một số chế độ, chính sách liên quan KCB.
Chuyển giao công nghệ cho YTCS, bệnh viện
chuyên klhoa được thu viện phí theo tuyến và
theo đối tượng. Sở Y tế TPHCM phải hỗ trợ
YTCS như: Công tác tuyến, bổ sung TTB, luân
chuyển bác sĩ giỏi để nâng cao chất lượng
KCB, tạo tin tưởng cho người dân. Phân tuyến
điều trị để BV chuyên khoa giảm bệnh thông
thường, nhằm tăng lòng tin của dân; chuyển
tái khám vào các buổi chiều để giải áp BN
buổi sáng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Chính trị (2004). Nghị quyết về công tác bảo vệ, chăm sóc và
nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, tr 1-11
2. Bộ Y tế (2002), Ngành Y tế Việt Nam vững bước vào thế kỷ
XXI, Công trình chào mừng ngày thầy thuốc Việt Nam 2003,
Nhà Xuất bản Y học, Hà Nội, tr 9, 101, 134, 319.
3. Bộ Y tế (2004), Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và
tổng kết phong trào thi đua xây dựng bệnh viện xuất sắc
toàn diện năm 2003, Hà Nội, tr 1-19.
4. Nguyễn Văn Cư (1999), Khảo sát những nguyên nhân dẫn
quá tải ở bệnh viện Nhi Đồng 1, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại
học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh, tr 36,38.
5. Nguyễn Văn Cư (2003). Nghiên cứu tìm nguyên nhân dẫn
đến quá tải ở khoa ngoại chẩn bệnh viện Ung Bướu. Y học
Tp. Hồ Chí Minh, tập 7, số 3, tr 144-147.
6. Nguyễn Văn Cư, Lê Thế Thự (2003). Tình hình quá tải ở
ngoại chẩn bệnh viện Nhi Đồng 1. Y học thực hành. Bộ Y tế.
số 6, (454), tr 65-67.
7. Nguyễn Văn Cư, Lê Hoàng Ninh (2003). Tình hình quá tải ở
ngoại chẩn bệnh viện Bình Dân. Y học thực hành. Bộ Y tế, số
7 (456), tr 65-66.
8. Nguyễn Văn Cư (2010). Nguyên nhân quá tải bệnh nhân
khám ngoại trú tại 6 bệnh viện ở Tp. Hồ Chí Minh. Tạp chí
Y Dược học quân sự, tập 35, số 1, tr 136-140.
9. Ebrahim G.J, Hofvander Y ana Karin P.A (1983), Primary
health care, in Viet Nam, pp 11- 25, 99- 114.
10. International Statistical Classification of Disease and related
problem, (1993) 10th revision, Vol 2, WHO, pp 1-5, 9- 48.
11. Phạm Lê Tuấn (2003), Báo cáo nghiên cứu thực trạng khám
chữa bệnh nội trú, ngoại trú tại một số bệnh viện Trung
ương- Hà Nội và đề xuất các giải pháp cơ bản khắc phục
tình trạng quá tải, Hà Nội, tr 26-52.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y tế Công cộng 179
12. Sở Y tế Thành phố Hà Nội (2003), Nghiên cứu thực trạng
quá tải khám chữa bệnh nội trú- ngoại trú tại một số bệnh
viện Trung Ương- Hà Nội và đề xuất các giải pháp cơ bản
khắc phục tình trạng quá tải, tr 26- 52.