Khảo sát mối liên quan giữa tổn thương thận với tổn thương động mạch cảnh ở bệnh nhân tăng huyết áp

Mở đầu: Tổn thương thận có liên quan với tổn thương động mạch cảnh ở bệnh nhân tăng huyết áp. Các chỉ số albumin/creatinin niệu, độ lọc cầu thận có thể thấp hoặc cao hơn chỉ số hiện tại. Mục tiêu:Tìm mối liên quan giữa tỉ số Albumin/Creatinin niệu với tổn thương động mạch cảnh ở bệnh nhân tăng huyết áp. Tìm mối liên quan giữa độ lọc cầu thận với tổn thương động mạch cảnh ở bệnh nhân tăng huyết áp. Phương pháp: Mô tả cắt ngang. Kết quả: Khảo sát trên 712 bệnh nhân tăng huyết áp. Tuổi trung bình 61,11 ± 10,09. Nữ 60,8%. Tổn thương động mạch cảnh 63,2%. Tiểu albumin: 36,7% (33% tiểu albumin vi lượng, 3,7% tiểu albumin đại lượng) và độ lọc cầu thận < 60ml/ph/1,73 m2da: 18,5%. Siêu âm tim E/A<1, đột quỵ, tiểu albumin vi lượng, giảm độ lọc cầu thận, Creatinin máu tăng, Cholesterol toàn phần tăng, HDL Cholesterol giảm có liên quan với tổn thương động mạch cảnh. Với tỉ số Albumin/Creatinin niệu ≥30 mg/g làm tăng nguy cơ tổn thương động mạch cảnh 1,61 lần. Tỉ số Albumin/Creatinin niệu≥24mg/g có giá trị chẩn đoán tổn thương động mạch cảnh. Với độ lọc cầu thận < 60ml/ph/1,73 m2 da làm tăng nguy cơ tổn thương động mạch cảnh 1,86 lần. Độ lọc cầu thận ≤ 81ml/ph/m2 có giá trị chẩn đoán tổn thương động mạch cảnh. Độ lọc cầu thận có giá trị chẩn đoán tổn thương động mạch cảnh hơn là tỉ số Albumin/Creatinin niệu. Kết lụân: Có mối liên quan giữa Albumin/Creatinin niệu, độ lọc cầu thận với tổn thương động mạch cảnh. Mức tỉ số Albumin/Creatinin niệu thấp hơn mức albumin niệu vi lượng và độ lọc cầu thận ở mức cao hơn suy thận đã có thể gây tổn thương mạch máu.

pdf8 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 108 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát mối liên quan giữa tổn thương thận với tổn thương động mạch cảnh ở bệnh nhân tăng huyết áp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 2013  13 KHẢO SÁT MỐI LIÊN QUAN GIỮA TỔN THƯƠNG THẬN   VỚI TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH CẢNH   Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP  Lý Huy Khanh*, Lê Thanh Chiến*, Trần Cảnh Đức*, Nguyễn Đức Công**, Hồ Thượng Dũng**   TÓM TẮT  Mở đầu: Tổn thương thận có liên quan với tổn thương động mạch cảnh ở bệnh nhân tăng huyết áp. Các chỉ  số albumin/creatinin niệu, độ lọc cầu thận có thể thấp hoặc cao hơn chỉ số hiện tại.  Mục tiêu:Tìm mối liên quan giữa tỉ số Albumin/Creatinin niệu với tổn thương động mạch cảnh ở bệnh nhân  tăng huyết áp. Tìm mối liên quan giữa độ lọc cầu thận với tổn thương động mạch cảnh ở bệnh nhân tăng huyết áp.  Phương pháp: Mô tả cắt ngang.  Kết quả: Khảo sát  trên 712 bệnh nhân  tăng huyết áp. Tuổi  trung bình 61,11 ± 10,09. Nữ 60,8%. Tổn  thương  động mạch  cảnh 63,2%. Tiểu  albumin: 36,7%  (33%  tiểu  albumin vi  lượng, 3,7%  tiểu  albumin  đại  lượng) và độ  lọc cầu thận < 60ml/ph/1,73 m2da: 18,5%. Siêu âm tim E/A<1, đột quỵ, tiểu albumin vi  lượng,  giảm độ lọc cầu thận, Creatinin máu tăng, Cholesterol toàn phần tăng, HDL Cholesterol giảm có liên quan với  tổn thương động mạch cảnh. Với tỉ số Albumin/Creatinin niệu ≥30 mg/g làm tăng nguy cơ tổn thương động  mạch cảnh 1,61 lần. Tỉ số Albumin/Creatinin niệu≥24mg/g có giá trị chẩn đoán tổn thương động mạch cảnh.  Với độ lọc cầu thận < 60ml/ph/1,73 m2 da làm tăng nguy cơ tổn thương động mạch cảnh 1,86 lần. Độ lọc cầu  thận ≤ 81ml/ph/m2 có giá trị chẩn đoán tổn thương động mạch cảnh. Độ lọc cầu thận có giá trị chẩn đoán tổn  thương động mạch cảnh hơn là tỉ số Albumin/Creatinin niệu.  Kết lụân: Có mối liên quan giữa Albumin/Creatinin niệu, độ lọc cầu thận với tổn thương động mạch cảnh.  Mức tỉ số Albumin/Creatinin niệu thấp hơn mức albumin niệu vi lượng và độ lọc cầu thận ở mức cao hơn suy  thận đã có thể gây tổn thương mạch máu.  Từ khóa: Tăng huyết áp, tổn thương thận, dày, hẹp, xơ vữa động mạch cảnh.  ABSTRACT  INVESTIGATING THE RELATIONSHIP BETWEEN KIDNEY LESIONS WITH CAROTID ARTERY  LESION OF PRIMARY HYPERTENSION  Ly Huy Khanh, Le Thanh Chien, Tran Canh Duc, Nguyen Duc Cong, Ho Thuong Dung  * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 4 ‐ 2013: 13 ‐ 20  Background: Renal  lesions  associated with  carotid  artery  lesions  in  patients with urinary Albumin‐to‐ Creatinine Ratio, glomerular filtration rate may be lower or higher than the current index.  Objectives: Find  the relationship between value of  the urinary Albumin‐to‐Creatinine Ratio, glomerular  filtration rate with carotid artery lesion of primary hypertension.   Methods: cross‐sectional study.  Results: Survey on 712 patients with hypertension. Mean age 61.11 ± 10.09. Female 60.8%. Carotid  lesions 63.2%. Albuminuria State: 36.7% (33% micro albuminuria, macroalbumiria 3.7%) and glomerular  filtration  rate  <60ml/min/m2:  18.5%.  Micro  albuminuria,  decreased  glomerular  filtration  rate,  * Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương  ** Bệnh viện Thống Nhất  Tác giả liên lạc: BS.CKI Lý Huy Khanh  ĐT: 0913149483 Email: noskhanh31@hotmail.com Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 2013  14 echocardiographic  E/A<1,  stroke,  increased  blood  creatinine,  increased  total  cholesterol, HDL Cholesterol  reduction  are  associated  with  carotid  artery  lesions.  Urinary  Albumin‐to‐Creatinine  Ratio≥  30  mg/g  increases the risk of carotid lesions was 1.61. predicting abnormal atherosclerotic conditions, were greatest at  a UACR cut‐off value of 24 mg/g. Glomerular filtration rate <60ml/min/m2 increased risk of carotid lesions  was 1.86. Glomerular filtration rate ≤ 81ml/ph/m2 is a more significant to diagnostic of carotid artery lesions  than urinary Albumin‐to‐Creatinine Ratio.  Conclusion:  There  is  an  association  between  urinary  Albumin‐to‐Creatinine  Ratio,  glomerular  filtration rate with carotid artery  lesions. The value of urinary Albumin‐to‐Creatinine Ratio  is  lower  than  micro albuminuria and glomerular filtration rate is higher levels GFR of kidney failure may lead to carotid  artery lesions.  Keywords: hypertension, kidney damage, thick, narrow, carotid atherosclerosis.  ĐẶT VẤN ĐỀ  Tăng huyết áp  làm  tăng nguy cơ nhồi máu  cơ  tim,  đột quỵ và  suy  thận. Nếu không kiểm  soát được, huyết áp cao cũng có thể gây mù lòa,  rối loạn nhịp tim và suy tim. Tỷ lệ tăng huyết áp  ở Việt Nam 25,1%.   Tổn  thương động mạch cảnh: Xơ vữa động  mạch và hoặc dày thành động mạch cảnh là một  biến chứng của tăng huyết áp, nó có giá trị trong  dự  báo  đột  quị  và nhồi máu  cơ  tim,  đánh  giá  tương đối chính xác nguy cơ của tăng huyết áp.  Tăng huyết  áp  làm  tổn  thương mao mạch  cầu  thận,  gây  phóng  thích  cytokine  và  tăng  mất  protein qua màng đáy cầu thận, tổn thương cầu  thận. Gần đây, các nghiên cứu  đã chứng minh  rằng Microalbuminuria  là một  yếu  tố  nguy  cơ  độc lập với tử suất và bệnh suất bệnh tim mạch  và  tử vong do mọi nguyên nhân  trong dân  số  nói chung không có tăng huyết áp và không mắc  đái tháo đường. Thậm chí, mức độ albumin niệu  dưới giá trị điểm cắt thông thường, đã cho thấy  có mối liên quan đáng kể với tỷ lệ mắc bệnh tim  mạch  và  tử  vong.  Microalbuminuria  có  liên  quan  đáng kể với  độ  cứng  động mạch, không  chỉ trong cá nhân có nguy cơ cao bị tăng huyết  áp  hoặc  tiểu  đường, mà  còn  trong dân  số  nói  chung. Các nghiên cứu dịch  tễ học  thấy có  liên  quan giữa Microalbuminuria và giảm độ lọc cầu  thận với xơ vữa động mạch cảnh trong các quần  thể có nguy cơ cao hoặc bị  tăng huyết áp hoặc  tiểu đường, và cả trong dân số chung. Hơn nữa,  albumin niệu  thấp hơn  so  với  giá  trị  điểm  cắt  thông  thường có  liên quan đáng kể với xơ vữa  động mạch cảnh.  Giá trị nào của Albumin niệu và độ  lọc càu  thận liên quan với tổn thương động mạch cảnh?  Mục tiêu  Tìm  hiểu  mối  liên  quan  giữa  tỉ  số  Albumin/Creatinin  niệu  với  tổn  thương  động  mạch cảnh ở bệnh nhân tăng huyết áp.  Tìm hiểu mối liên quan giữa độ lọc cầu thận  với  tổn  thương  động mạch  cảnh  ở  bệnh  nhân  tăng huyết áp.  ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP  Đối tượng  Bệnh nhân THA nguyên phát đến khám và  điều  trị  tại  Bệnh  viện  Cấp  cứu  Trưng  Vương  trong thời gian từ 2/2012 đến 7/2012.  Phương pháp nghiên cứu  Mô tả cắt ngang.  Phương pháp chọn mẫu  Tất  cả  các  bệnh  nhân  tăng  huyết  áp  đến  khám bệnh tại phòng khám của Bệnh viện Cấp  cứu Trưng Vương.  Tiêu chí chọn mẫu  Bệnh nhân được chẩn đoán THA chưa điều  trị hoặc đã điều trị.  Tiêu chuẩn loại trừ  Bệnh nhân được chẩn đoán THA nhưng có  kèm theo bệnh lý làm dày thành mạch máu cảnh  như: Takayasu...  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 2013  15 Bệnh nhân không đồng ý thực hiện đầy đủ  các xét nghiệm theo yêu cầu.  Kỹ thuật đo  * Xác định tăng lần cách nhau ít nhất 5 phút  có  trị  số  huyết  áp  ≥  140/90mmHg. Nếu  có  sự  chênh lệch giữa 2 lần đo > 5 mmHg thì lấy huyết  áp trung bình của 2 lần đo. Hoặc bệnh nhân đã  được chẩn đoán tăng huyết áp.  *  Chức  năng  thận:  Theo  Kidney  Disease  Outcomes  Quality  Initiative  2002  và  Kidney  Disease Improving Global Outcomes 2005.   Tiểu  đạm:  Tỉ  số  albumin/creatinin  trong  nước tiểu ≥ 30 mg/g.   Độ lọc cầu thận (GFR): huyết áp: bệnh nhân  được  đo  huyết  áp  ít  nhất  2  Cockcroft  Gault  (1975):  Độ  thanh  lọc  creatinin  (ml/ph)  =  (140  ‐  tuổi) x Cân nặng (Kg)/ (72 x creatinin HT(mg%)).  Nếu là nữ, nhân với 0,85.   Chúng  tôi  chọn  mốc:  độ  lọc  cầu  thận  <  60ml/ph/1,73 m2 da để đánh giá suy thận.  * Tổn  thương  động mạch  cảnh: Dày  –  xơ  vữa – Hẹp động mạch cảnh: Theo hướng dẫn  Hội tăng huyết áp và Hội Tim mạch Châu Âu  năm 2007:   Siêu âm động mạch cảnh chung   Đo đường kính lòng mạch: vị trí đo dưới chổ  chia động mạch cảnh  trong và ngoài 1cm. Đơn  vị là tính mm.  Đo độ dày nội  trung mạc bằng siêu âm 2D  cắt dọc Động mạch cảnh chung (ĐMCC).  +  Đánh  giá  độ  nội  trung mạc  động mạch  cảnh chung, thực hiện đo 3 lần sau đó tình trung  bình cộng.  Bình thường: khi độ dày nội mạc < 0,9 mm.  Tăng  độ dày nội mạc:  khi  độ dày nội  tâm  mạc 0,9 ‐ 1,5 mm.  Có mảng  vữa  xơ:  dựa  trên  tiêu  chuẩn  để  đánh giá mảng xơ vữa  là dày  lên khu  trú  của  thành đông mạch ít nhất 50% so với độ dày lớp  áo giữa ‐ áo trong xung quanh hoặc dày khu trú  lớp áo giữa ‐ áo trong (độ dày nội mạc) > 1,5 mm  và lồi vào phía trong lòng mạch   Hẹp:  theo mức độ mảng xơ vữa và vận  tốc  đỉnh tâm thu (peak systolic velocity).  Xử lý thống kê  So  sánh giữa  các nhóm với nhau bằng χ2.  Tính  OR.  So  sánh  các  số  trung  bình  bằng  Student test. Sử dụng đường cong ROC và hệ  số Youden index để tìm giá trị chẩn đoán.  KẾT QUẢ  Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu  Khảo sát trên 712 bệnh nhân tăng huyết áp.  Tuổi trung bình 61,11 ± 10,09. Nữ chiếm 60,8%.  Tổn  thương động mạch cảnh 450 người, chiếm  63,2%. Tiểu albumin: 36,7% (33% tiểu albumin vi  lượng, 3,7%  tiểu  albumin  đại  lượng) và  độ  lọc  cầu thận < 60ml/ph/1,73 m2 da: 18,5%.  Bảng 1: Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu  Biến chứng Chung (n = 712) Tổn thương động mạch cảnh P Có (n = 450) Không (n = 262) - Phì đại thất trái, n (%) 171 (24,0) 122 (27,1) 49 (18,7) 0,011 OR=1,61 [1,11-2,34] - Biến đổi điện tâm đồ kiểu thiếu máu hay tổn thương cơ tim, n (%) 164 (23,0) 117 (26,0) 47 (17,9) 0,014 OR=1,60 [1,10 – 2,34] - Siêu âm tim: EF<50%, n (%) 12 (1,7) 11 (2.4) 1 (0,4) 0,065 - Siêu âm tim: E/A<1, n (%) 387 (54,4) 290 (64,4) 97 (37,0) 0,000 OR=3,08 [2,24 – 4,23] Đột quỵ, n (%) 17 (2,4) 16 (3,6) 1 (0,4) 0,009 OR=9,62 [1,26-72,97] Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 2013  16 Biến chứng Chung (n = 712) Tổn thương động mạch cảnh P Có (n = 450) Không (n = 262) - Tiểu albumin vi lượng, n (%) 235 (33,0) 161 (35,8) 74 (28,2) 0,039 OR=1,41 [1,01-1,97] - Tiểu albumin đại lượng, n (%) 26 (3,7) 22 (4,9) 4 (1,5) 0,22 - Độ lọc cầu thận <60ml/ph/m2da 132 (18,5) 119 (26,4) 13 (5,0) 0,000 OR=6,88 [3,79-12,49] Creatinin máu (µmol/L) 88,41 ± 36,88 93,15 ± 43,75 80,28 ± 17,52 0,000 TC (mmol/L) 5,41 ± 1,22 5,48 ± 1,32 5,29 ± 1,01 0,046 - Tăng, n (%) 262 (36,8) 179 (39,8) 83 (31,7) 0,031 OR=1,42 [1,03 – 1,96] TG (mmol/L) 2,24 ± 1,68 2,31 ± 1,89 2,12 ± 1,23 0,158 - Tăng, n (%) 406 (57,0) 260 (57,8) 146 (55,7) 0,549 LDL-C (mmol/L) 3,33 ± 0,86 3,37 ± 0,91 3,26 ± 0,76 0,085 - Tăng, n (%) 659 (92,6) 413 (91,8) 246 (93,9) 0,300 HDL-C (mmol/L) 1,16 ± 0,31 1,15 ± 0,34 1,18 ± 0,25 0,182 - Giảm, n (%) 55 (7,7) 44 (9,8) 11 (4,2) 0,007 OR=2,47 [1,55-4,87] Acid Uric (mmol/L) 341,94 ± 90,64 355,33 ± 90,22 319,27 ± 86,92 0,000 - Tăng, n (%) 184 (27,5) 135 (32,1) 49 (19,8) 0,001 OR=1,92 [1,32-2,79] Nhận xét: Có sự khác nhau giữa 2 nhóm tổn  thương động mạch cảnh về:   Phì  đại  thất  trái:  ở nhóm  tổn  thương  động  mạch cảnh nhiều hơn nhóm không  tổn  thương  động mạch cảnh, OR=1,61 [1,11‐2,34].  Biến đổi điện tâm đồ kiểu thiếu máu hay tổn  thương cơ  tim: ở nhóm  tổn  thương động mạch  cảnh nhiều hơn nhóm không  tổn  thương động  mạch cảnh OR=1,60 [1,10‐2,34].  Siêu  âm  tim,  E/A<1:  ở  nhóm  tổn  thương  động mạch  cảnh  nhiều  hơn  nhóm  không  tổn  thương động mạch cảnh, OR=3,08 [2,24 – 4,23].  Đột  quỵ:  ở  nhóm  tổn  thương  động mạch  cảnh nhiều hơn nhóm không  tổn  thương động  mạch cảnh, OR=9,26[1,26‐72,97].  Tiểu albumin vi  lượng: ở nhóm  tổn  thương  động mạch  cảnh  nhiều  hơn  nhóm  không  tổn  thương động mạch cảnh, OR=1,41 [1,01‐1,97].  Giảm  độ  lọc  cầu  thận:  ở nhóm  tổn  thương  động mạch  cảnh  nhiều  hơn  nhóm  không  tổn  thương động mạch cảnh, OR=6,88 [3,79‐12,49].  Creatinin  máu  trung  bình  ở  nhóm  tổn  thương  động mạch cảnh cao hơn nhóm không  tổn thương động mạch cảnh.  Cholesterol  toàn phần:  ở nhóm  tổn  thương  động  mạch  cảnh  cao  hơn  nhóm  không  tổn  thương động mạch cảnh. Tăng cholesterol  toàn  phần ở nhóm tổn thương động mạch cảnh nhiều  hơn nhóm không  tổn  thương động mạch cảnh,  OR=1,42[1,03 – 1,96].  HDL  Cholesterol  trung  bình  ở  nhóm  tổn  thương  động mạch cảnh cao hơn nhóm không  tổn  thương  động mạch  cảnh.  Tỉ  lệ  giảm HDL  nhóm  tổn  thương  động mạch  cảnh  nhiều  hơn  nhóm  không  tổn  thương  động  mạch  cảnh  OR=2,47[1,55‐4,87].  Acid  uric máu  ở  nhóm  tổn  thương  động  mạch  cảnh  cao  hơn  nhóm  không  tổn  thương  động mạch  cảnh. Tăng  acid uric  ở nhóm  tổn  thương  động  mạch  cảnh  nhiều  hơn  nhóm  không  tổn  thương  động  mạch  cảnh,  OR=1,92[1,32 – 2,79].  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 2013  17 Bảng 2: Mối 1iên quan giữa tỉ số Albumin/  Creatinin niệu ≥30 mg/g với tổn thương động mạch  cảnh  Albumin/ Creatinin niệu ≥ 30mg/g Tổn thương động mạch cảnh Tổng Có Không Có 183 (40,7) 78 (29,8) 261 (36,7) Không 267 (59,3) 184 (70,2) 451 (63,3) Tổng 450 (100) 262 (100) 712 (100) p=0,004, OR=1,61 [1,16‐2,23]  Nhận xét: Có sự  liên quan giữa tổn thương  động  mạch  cảnh  và  mức  Albumin/Creatinin  niệu ≥30mg/g.  Bảng 3: Mối 1iên qugan giữa giảm độ lọc cầu thận  với tổn thương động mạch cảnh  GFR < 60ml/ph/1,73 m2 da Tổn thương động mạch cảnh Tổng Có Không Có 119 (26,4) 13 (5,0) 132 (18,5) Không 331 (73,6) 249 (95,0) 580 (81,5) Tổng 450 (100) 262 (100) 712 (100) p=0,000, OR=6,86 [3,79‐12,49].  Nhận xét: Có sự  liên quan giữa tổn thương  động mạch cảnh và giảm độ lọc cầu thận.  Bảng 4: Phân tích hồi quy logistic đa thức  p OR B Albumin/creatinin>30 mg/g 0,049 1,31 [1,06 – 1,88] 0,42 GFR<60ml/ph/1,73 m2 0,000 5,63 [3,01 – 10,56] 1,72 Phì đại thất trái 0,289 1,26 [0,82 – 1,92] 0,23 E/A<1 0,000 2,82 [1,99 – 4,01] 1,03 Điện tim biến đổi 0,091 1,44 [0,94- 2,21] 0,36 Đột quỵ 0,036 9,27 [1,15 – 74,74] 2,22 Tăng Cholesterol toàn phần 0,005 1,68 [1,16 – 2,42] 0,52 Giảm HDL Cholesterol 0,023 2,49 [1,13 – 5,51] 0,91 Tăng Acid uric 0,201 1,31 [0,86 – 1,98] 0,27 Nhận xét: Albumin/creatinin >30 mg/g, GFR  <  60ml/ph/1,73  m2,  E/A<1,  đột  quỵ,  tăng  cholesterol  toàn  phần,  giảm  HDL  cholesterol,  tăng A\cid Uric  có  liên  quan  với  tổn  thương  động mạch cảnh.  Bảng 5: Giá trị của tỉ số Albumin/Creatinin, độ lọc cầu thận theo tổn thương ĐM cảnh  Động mạch cảnh p* Bình thường (n = 262) Dày (n = 44) Xơ vữa (n = 394) Hẹp (n = 12) Albumin/ Creatinin (mg/g) 34,58 ± 63,25 40,57 ± 59,26 65,22 ± 138,73 256,33 ± 552,35 0,001 Độ lọc cầu thận ml/ph/1,73m2 98,77 ± 24.69 90,15 ± 21.82 77,36 ± 24.34 55,45 ± 17.01 0,001 P*: Kiểm định Mann ‐ Whiney  Nhận  xét:  Albumin/Creatinin  tăng  dần  và  độ  lọc  cầu  thận  giảm  dần  với  các  tổn  thương  động mạch cảnh.  Biểu 1: Đường cong ROC của Albumin/Creatinin  niệu với tổn thương động mạch cảnh.  Diện tích dưới đường cong: 0,62, p=0,001. Ở  giá  trị Albumin/Creatinin  niệu=24 mg/g  thì  độ  nhạy Ss=0,52 và độ chuyên Sp=0,60.    Biểu 2: Đường cong ROC của giảm độ lọc cầu thận  với tổn thương động mạch cảnh.  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 2013  18 Diện tích dưới đường cong: 0,72, p<0,001. Ở  giá  trị GFR=81ml/ph/m2  thì độ nhạy Ss=0,72 và  độ chuyên Sp=0,58.   BÀN LUẬN  Đặc điểm chung  Mẫu nghiên cứu có  tuổi  trung bình 61,11 ±  10,09, tương tự kết quả của nghiên cứu quốc tế I‐ SEARCH  trên  dân  số  bệnh  nhân  Việt Nam(4),  tuổi  trung bình  là 59,62  tuổi. Nhưng  tuổi  trung  bình  trong  nghiên  cứu  của  chúng  tôi  cao  hơn  trong  nghiên  cứu  người  dân Hòa  Thạnh,  Tân  Phú có  tuổi  trung bình  là 53,51± 11,27. Sự khác  nhau có  thể do  tăng huyết áp  trong cộng đồng  có tuổi thấp hơn, nhưng chưa được phát hiện để  điều trị. Năm 2001, Nguyễn Minh Tâm khảo sát  1582 người từ 18 tuổi trở lên tại tỉnh Tiền Giang,  16,1% chưa từng được đo HA và chỉ có 14,3% có  ý thức kiểm tra HA định kỳ.  Nữ chiếm 61,8%, tương tự trong nghiên cứu  quốc tế I ‐ SEARCH nữ giới chiếm 61,2%, nhưng  thấp  hơn  trong  nghiên  cứu  người  dân  Hòa  Thạnh, Tân Phú là nữ chiếm 82,8%. Điều này có  thể  do  nam  giới  ít  quan  tâm  sức  khỏe,  nên  không khám điều  trị. Ở  lứa  tuổi  trên,  tỉ  lệ nam  và nữ tăng huyết áp tương đương nhau.  Giảm  độ  lọc  cầu  thận<60ml/ph/m2  da  là  18,5% tương tự kết quả I‐Search của thế giới có  tần  suất  GFR<60ml/ph  là  20%  ở  21,050  người  THA,  và  thấp  hơn  I‐Search  ở  Việt  Nam  là  45,59% với 481 người THA. Kết quả nghiên cứu  của  chúng  tôi  tương  đương  với  của  thế  giới  nhưng  thấp  hơn  ở Việt Nam  có  lẽ  do  dân  số  nghiên cứu trong I_Search với dân số nhiều hơn.  Creatinin máu  trung  bình  ở nhóm  tổn  thương  động  mạch  cảnh  cao  hơn  nhóm  không  tổn  thương động mạch cảnh. Giảm độ lọc cầu thận:  ở nhóm tổn thương động mạch cảnh nhiều hơn  nhóm  không  tổn  thương  động  mạch  cảnh,  OR=6,86  [3,79‐12,49].  Choi  SW(2)  khảo  sát  6694  người  trên 50  tuổi,  tăng albumin niệu và giảm  độ lọc cầu thận liên quan với phì đại thất trái và  xơ vữa động mạch cảnh.  Tỉ  lệ  albumin niệu  36,7%,  cao hơn  trong  I‐ SEARCH(4) trên dân số bệnh nhân Việt Nam: tỉ lệ  đạm niệu vi lượng trên bệnh nhân tăng huyết áp  tại Việt Nam  70,48%  (KTC  95%  64,0;  77,0)  cao  hơn so với tỉ lệ toàn cầu (58,4%), có thể do trong  I‐Search sử dụng kỷ thuật que nhúng và trong I‐ Search  tỉ  lệ  giảm  độ  lọc  cầu  thận  cao  hơn.  Klausen K(9) theo dõi 2762 người 30 đến 70 tuổi,  từ  năm  1992  đến  2001,  albumin  niệu  tiết>4,8ng/ml, liên quan mật thiết với bệnh mạch  vành và tử vong. Albumine niệu vi lượng 33,0%,  ở nhóm tổn thương động mạch cảnh nhiều hơn  nhóm  không  tổn  thương  động  mạch  cảnh,  OR=1,41  [1,01‐1,97].  Jørgensen  L(7)  theo  dõi  7  năm, 4037 người không bị đái tháo đường, tăng  albumin niệu  liên quan với khả năng mới hình  thành và tiến triển mảng xơ vữa. Fibrinogen hổ  trợ tăng trưởng mảng xơ vữa. Kim BJ(8) khảo sát  3.826 người, độ cứng thành mạch đều liên quan  ở  nhóm  tiền  tăng  huyết  áp  +  albumin  niệu  vi  lượng OR=2,34 [2,01‐2,735] và ở nhóm huyết áp  bình  thường  +  albumin niệu vi  lượng OR=3.82  [2,36‐6,17]. Hillege HL(6) theo dõi trung bình 961  ngày  40.548 người dân, Albumin niệu  cao  làm  tăng  tử  suất của bệnh mạch vành và cả không  bệnh mạch  vành.  Tăng  gấp  đôi  albumin  niệu  làm tăng nguy cơ tử vong do bệnh mạch vành là  1.29 (95% CI 1,8 to 1,40) và không do bệnh mạch  vành là 1,12 (95% CI 1,04 ‐ 1,21).  Phì  đại  thất  trái  24%,  tương  tự  như  trong  nghiên cứu của Cuspidi C. khảo sát 2.213 người  tăng huyết áp(3), có 31% phì đại thất trái. Phì đại  thất  trái  ở  nhóm  tổn  thương  động mạch  cảnh  nhiều hơn nhóm không tổn thương động mạch  cảnh, p=0,011, OR=1,61 [1,11‐2,34], tuy nhiên khi  phân tích hồi quy  logistic đa  thức  thì  liên quan  không  có  ý  nghĩa.  Choi  SW(2)  khảo  sát  6694  người trên tuổi, tăng Albumin niệu và giảm độ  lọc cầu thận liên quan với phì đại thất trái và xơ  vữa động mạch cảnh. Siêu âm tim E/A<1 chiếm  54,4%:  ở  nhóm  tổn  thương  động  mạch  cảnh  nhiều hơn nhóm không tổn thương động mạch  cảnh, OR=3,08  [2,24 – 4,23]. Phì  đại  thất  trái  là  tổn thương đầu tiên của tăng huyết áp ở tim. Phì  đại thất kết hợp hoạt hóa hệ thần kinh –nội tiết  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 2013  19 làm rối loạn chức năng tâm t