Lý do khiến nhân viên giỏi bất mãn và bỏ việc - Tạo đột phá bằng sự thay đổi

Thu hút được hiền tài là vấn đề khó đối với nhà lãnh đạo. Thu hút được rồi thì việc giữ chân nhân viên tài giỏi, tránh để họ nghỉ việc lại càng khó hơn. Gần đây đã có một cuộc tranh cãi sôi nổi khi hai ông lớn trong làng công nghệ thế giới là Apple và Microsoft đã để những lãnh đạo quan trọng của họ là Scott Forstall và Steve Sinofsky ra đi. Hai người này đều được liệt vào những người khó tính và kiêu căng ngạo mạn. Giống như mọi trường hợp bị sa thải khác, hai vị quản lý này bị mô tả là “khó kiểm soát” và làm đồng nghiệp mất lòng tin đến mức CEO của hai công ty (Tim Cook của Apple và Steve Ballmer tại Microsoft) không còn sự lựa chọn nào khác, phải miễn cưỡng sa thải họ. Nhiều bài báo đưa tin về sự kiện này cho hay “Vụ việc để lại nhiều nỗi buồn hơn là sự tức giận”. Chỉ có một vấn đề với câu chuyện này. Đó là thông tin có vẻ theo hướng một chiều và ngờ nghệch một cách nguy hiểm. Hãy xem, bất cứ ai ở trình độ hiểu biết nào cũng phải bác bỏ nhận định cho rằng Steve Sinofsky và Scott Forstall là khó gần, kiêu ngạo và đôi khi không thể chịu đựng nổi. Hãy xem họ đã từng làm việc với những ai: Steve Jobs, Bill Gates và Steve Ballmer. Không ai trong số những người đàn ông này lại có những tính cách tương tự như vậy.

pdf10 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 23/06/2022 | Lượt xem: 289 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lý do khiến nhân viên giỏi bất mãn và bỏ việc - Tạo đột phá bằng sự thay đổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lý do khiến nhân viên giỏi bất mãn và bỏ việc Tạo đột phá bằng sự thay đổi Thu hút được hiền tài là vấn đề khó đối với nhà lãnh đạo. Thu hút được rồi thì việc giữ chân nhân viên tài giỏi, tránh để họ nghỉ việc lại càng khó hơn. Gần đây đã có một cuộc tranh cãi sôi nổi khi hai ông lớn trong làng công nghệ thế giới là Apple và Microsoft đã để những lãnh đạo quan trọng của họ là Scott Forstall và Steve Sinofsky ra đi. Hai người này đều được liệt vào những người khó tính và kiêu căng ngạo mạn. Giống như mọi trường hợp bị sa thải khác, hai vị quản lý này bị mô tả là “khó kiểm soát” và làm đồng nghiệp mất lòng tin đến mức CEO của hai công ty (Tim Cook của Apple và Steve Ballmer tại Microsoft) không còn sự lựa chọn nào khác, phải miễn cưỡng sa thải họ. Nhiều bài báo đưa tin về sự kiện này cho hay “Vụ việc để lại nhiều nỗi buồn hơn là sự tức giận”. Chỉ có một vấn đề với câu chuyện này. Đó là thông tin có vẻ theo hướng một chiều và ngờ nghệch một cách nguy hiểm. Hãy xem, bất cứ ai ở trình độ hiểu biết nào cũng phải bác bỏ nhận định cho rằng Steve Sinofsky và Scott Forstall là khó gần, kiêu ngạo và đôi khi không thể chịu đựng nổi. Hãy xem họ đã từng làm việc với những ai: Steve Jobs, Bill Gates và Steve Ballmer. Không ai trong số những người đàn ông này lại có những tính cách tương tự như vậy. Cũng có thể hai vị quản lý này là những người đến sau nên không phù hợp với văn hóa công ty. Sinofsky ra nhập Microsoft với vai trò là kỹ sư thiết kế phần mềm năm 1989 (từ 24 năm trước) và Scott Forstall chuyển tới Apple từ công ty NeXT sau khi công ty này được Apple mua lại năm 1997. Cả hai đều được ghi nhận là có nhiều sáng kiến đổi mới và thực hiện thành công những sáng kiến ấy, bên cạnh đó thỉnh thoảng họ cũng hay giận dỗi. Steve Sinofsky và Scott Forstall đều đã tìm ra cách để kiểm soát tính giận dỗi của mình, giữ hành vi ở khuôn khổ chấp nhận được, nhưng rồi cả hai đều nhận thấy môi trường làm việc của họ càng ngày càng trở nên không thể chịu đựng được.Nói cách khác, Cook và Ballmer đã để cho những thay đổi về văn hóa công ty diễn ra tại Apple và Microsoft và cuối cùng đã thổi bay những nhân viên cá tính mạnh ra khỏi công ty. Điều này thường xuyên diễn ra. Một công ty được quản lý theo kiểu chuyên quyền sẽ khiến những nhân viên cá tính mạnh phát điên và bỏ đi. Dưới đây là năm lý do hàng đầu khiến các nhân viên cá tính mạnh, có hiệu quả làm việc cao nổi xung và cách bố trí sắp xếp công việc cho họ cũng như những giải pháp cho vấn đề này: 1. Các ưu tiên thường xuyên thay đổi/ không thống nhất Tại sao đây là vấn đề: Không có gì khiến nhân viên giỏi thấy khó chịu hơn là sự quản lý theo xu hướng nhất thời. Làm thế nào để nhận diện vấn đề: Nhân viên thờ ơ mỗi khi một sáng kiến mới được giới thiệu- trông đờ đẫn trong các cuộc họp bàn về chiến lược. Việc cần phải làm: Đặt ra một chiến lược ngắn, trung và dài hạn và gắn mỗi chiến lược với một kỳ hạn hợp lý và không để bị sao lãng với những thứ mới hơn. 2. Bỏ qua những người tầm thường Tại sao đây lại là một vấn đề: Lý do số 1 khiến những nhân viên giỏi rời bỏ công ty mà lẽ ra họ phải hạnh phúc khi được ở đó là vì phải chịu đựng những kẻ tầm thường. Làm thế nào để nhận diện vấn đề: Sự miệt thị và khoảng cách giữa những nhân viên xuất sắc và những người không bắt kịp với họ. Sự không hài lòng với các khoản thưởng (trợ cấp, thưởng thêm, giải thưởng) mà những người khác được nhận. Việc cần phải làm: Đặt ra các mục tiêu cao cho toàn công ty và xây dựng cả chính sách thưởng (đối với thành công) và phạt (đối với trường hợp thất bại). Áp dụng cả hai chính sách này một cách nhất quán và công bằng. 3. Hội chứng lạc lõng với tập thể Tại sao đây lại là một vấn đề: Các nhân viên giỏi thích làm những gì mà họ có thế mạnh, chứ không thích bị sử dụng như một người lấp chỗ trống. Họ coi bản thân mình như chiếc xe Ferraris và cảm thấy nản lòng nếu họ nghĩ mình đang bị sử dụng như một cái xe chở đồ ở sân golf. Làm thế nào để nhận diện vấn đề: Sự tách rời khỏi các nhiệm vụ và trách nhiệm được giao. Thiếu đi sự theo dõi và trách nhiệm. Chán nản buồn bã. Việc cần phải làm: Xem xét lại (với họ) những gì bạn muốn người này làm. Làm mới phần mô tả công việc và tái định hướng những nhân viên giỏi làm những việc mà chỉ họ mới có thể làm được. 4. Dùng người không đúng Tại sao đây lại là vấn đề: Giống như mục trên: Khi bạn là một chiếc Ferrari (hoặc bạn nghĩ mình như thế), bạn không muốn lãng phí thời gian với cái dây cương ngựa. Làm thế nào để nhận diện vấn đề: Tự do làm những công việc không thuộc trách nhiệm của họ. Ở dưới trướng tất cả mọi người. Lêu lổng. Việc cần phải làm: Yêu cầu nhân viên lập ra một danh sách những gì anh/cô ta cần làm để lấp thời gian trống. Phải xem lại và có sự chấp thuận đối với việc sử dụng thời gian đó. Xem xét các kỹ năng phân quyền giao việc của bạn- nếu bạn có những nhân viên giỏi chưa được tận dụng hết, chắc chắn bạn là một người quản lý vi mô có vấn đề trong việc giao việc. 5. Làm những việc yêu thích Tại sao đây lại là vấn đề: Các nhân viên hàng đầu không chỉ tin vào chế độ nhân tài. Đó là không khí và nước của họ. Nếu bạn bắt đầu làm những việc mà mình yêu thích và bỏ qua mọi người bất chấp hiệu quả công việc của họ thì các nhân viên giỏi sẽ rời bỏ công ty trước cả khi bạn nói mình thực sự trân trọng họ. Làm thế nào để nhận diện vấn đề: Bạn mang lại hạnh phúc cho người nhà của mình hơn là nhân viên bán hàng giỏi nhất Tạo đột phá bằng sự thay đổi Bạn có biết định nghĩa người điên là gì không? Người điên là người mong muốn có một kết quả mới dựa trên nhưng suy nghĩ và hành động cũ! Cuộc đời như một dòng sông chảy xiết và chúng ta đều đang cố bơi ngược dòng. Chúng ta luôn phải cố gắng hơn, nỗ lực hơn để đạt được nhiều thứ hơn trong cuộc đời và để đạt được điều đó, chúng ta phải thay đổi! Mỗi ngày qua đi ta lại thấy sự ra đời của những cỗ máy tân kỳ, những xe hơi đời mới, những cuốn sách mới và vô vàn thứ mới. Thế giới ngày càng phát triển và ai không thay đổi thì sẽ trở nên lạc hậu đồng nghĩa với thu nhập thấp và vị trí thấp Tất cả lãnh đạo nổi tiếng trên thế giới đều sẵn sàng thay đổi bản thân. Điều đó càng nói lên chúng ta thực sự phải thay đổi. Đó là một công việc quan trọng trong cuộc sống mà ít người có thể nhìn thấy và hiểu nó. Nguyên lý của sự thay đổi: Khi chúng ta quyết định sẽ thay đổi (muốn có thêm kỹ năng mới, muốn có thêm kiến thức mới, mối quan hệ mới, thói quen mới) thì sẽ có 2 nhân vật ảnh hưởng tới sự thay đổi này. Đó chính là cảm xúc và lý trí. Cảm xúc được ví như con voi vì nó có sức mạnh phi thường nhưng lại chẳng có đầu óc, thường hứng lên thì làm. Không bao giờ có kế hoạch mục tiêu gì hết. Còn lý trí được ví như người quản tượng. Ông ta ra quyết định rất sáng suốt, biết rõ mục tiêu và kế hoạch. Tuy nhiên, ông ta yếu hơn con voi. Ông ta có óc phân tích đồng thời cũng có điểm yếu chết người là do dự. Trong khi chú voi của chúng ta thực sự rất quyết đoán. Hầu hết chúng ta khi đi mua hàng đều bị cảm xúc chi phối và khi chúng ta quyết định mua đó là lúc cảm xúc lên cao nhất và đó chính là lúc con voi thắng người quản tượng. Khi thay đổi để có một thói quen mới, chẳng hạn đó là quá trình mà con voi trong chúng ra gào thét giãy giụa còn người quản tượng thì cố gắng giữ yên cương cho con voi đi đúng hướng. Ban đầu, con voi chưa quen nên nó sẽ không đi thẳng mà sẽ đi lệch hết bên phải, sang bên trái rồi dần dần mới ngoan ngoãn đi thẳng vào lộ trình được vẽ ra. Có một sự thật là sức mạnh của người quản tượng hay còn gọi là khả năng kiềm chế hàng ngày của chúng ta có hạn và khi đã sử dụng hết nó thì mọi chuyện sẽ trở nên tồi tệ. Thói quen cũ lại quay trở lại và nếu ai bỏ cuộc thì công sức coi như đi tong. Vì vậy lời khuyên của Góc Kỹ Năng dành cho bạn là: 1. Có lộ trình rõ ràng cho việc thay đổi thói quen của mình Nếu bạn muốn thành công trong lĩnh vực gì hãy tham khảo tính cách, thói quen của những người thành công trong lĩnh vực đó và bắt chiếc họ càng giống càng tốt. Bạn sẽ sở hữu được sự tuyệt vời của những con người vĩ đại ấy . 2. Mỗi thời điểm chỉ rèn 1 thói quen Và nhớ là phải ưu tiên cái dễ trước. Nhưng nếu công việc gấp rút và yêu cầu rèn luyện một thói quen hay một kỹ năng mà rất khó đối với bạn thì bạn nên có làm theo lời khuyên số 3 sau đây. Hãy quyết đoán và giữ vững quan điểm của mình đến cùng . 3. Khi thay đổi hãy tập hợp một nhóm trí tuệ ưu tú Họ là những người giỏi, ủng hộ bạn thay đổi và có thể cho bạn lời khuyên khi cần thiết. Nhóm này cần ít nhất 5 người, và phải khắc sâu điều này đó là 5 người phải cực giỏi nếu bạn tập hợp 5 người bằng bạn hoặc cao hơn bạn một chút thì việc đó chẳng có tác dụng gì cả. Bạn hoàn toàn có thể tìm những người đó tại những hội thảo, ở công sở hoặc qua mạng lưới người quen. Nếu nghiêm túc tìm bạn ắt sẽ tìm ra . 4. Cho mình 1 khoảng thời gian hợp lý để thay đổi Cần khoảng 2 tháng để thói quen thực sự trở thành 1 phần của bạn. Tháng đầu tiên mọi thứ sẽ không ổn lắm. Có ngày bạn làm được, có ngày bạn không cho dù đã cố hết sức. Đó là điều rất bình thường, rồi con voi sẽ dần dần đi vào quỹ đạo và việc bạn làm là cần tiếp thêm sức lực cho người quản tượng bằng cách hàng ngày nhìn lại 15p rút kinh nghiệm, tự động viên và khen ngợi sự cố gắng của bản thân. Tháng tiếp theo bạn sẽ cảm thấy hài lòng hơn nhiều và rồi bạn sẽ thành công. Đương nhiên cũng có trường hợp ngoại lệ nhưng thành công luôn là kết quả của sự kiên trì nỗ lực và cố gắng Chúc bạn thành công!
Tài liệu liên quan