Mô hình và quản lý phát triển đô thị nén bền vững Việt Nam

Xu thế lý luận hiện nay của Mô hình Đô thị nén là triết lý phát triển đô thị bền vững được đưa ra trước thực trạng “phát triển đô thị lan tỏa thiếu trật tự” trên quy mô toàn cầu,. Xu thế này diễn ra chủ yếu tại các đô thị lớn nơi có nhu cầu cao hơn về quỹ đất thương mại, nhà ở, dịch vụ phục vụ cho các hoạt động kinh tế của đô thị. Tại Việt Nam, đô thị nén đa trung tâm xuất hiện tại các đô thị có quy mô siêu lớn, cụ thể là tại Hà Nội và TP.HCM với bán kính mở rộng và duy trì mật độ cao trong khoảng cách 1-15km. Cấu trúc không gian này sẽ tiếp tục mở rộng nhưng mức độ nén còn phụ thuộc vào tiến trình hình thành mạng lưới đường bộ, và hệ thống metro tàu điện tại hai thành phố trên. Mô hình đô thị nén được đánh giá là công cụ lựa chọn phát triển đô thị, đất đai xây dựng, tiết kiệm hiệu quả với phương thức giao thông công cộng làm nền tảng, sử dụng đất hỗn hợp và xây dựng mật độ cao nhằm giảm nguy cơ phát triển tràn lan, nhẩy cóc gây hiện tượng hoang tàn, lãnh phí tài nguyên cảnh quan, văn hóa tại các vùng ngoại thành, nông thôn. Bên cạnh những ưu điểm, mô hình đô thị nén cũng có những ảnh hưởng tiêu cực như: tắc ngẽn giao thông, ô nhiễm môi trường, đảo nhiệt, chất lượng sống, nhu cầu năng lượng cao, không gian mở bị thiếu, rủi ro cao khi cao như các hiện tượng thiên tai như Tshunami, động đất, lụt, và hỏa hoạn. Do đó cần xem xét mô hình phù hợp tạo cho đô thị có sức chống chịu với đa dạng loại hình rủi ro.

pdf6 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 455 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mô hình và quản lý phát triển đô thị nén bền vững Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SË 94 . 201844 Xu thế lý luận hiện nay của Mô hình Đô thị nén là triết lý phát triển đô thị bền vững được đưa ra trước thực trạng “phát triển đô thị lan tỏa thiếu trật tự” trên quy mô toàn cầu,... Xu thế này diễn ra chủ yếu tại các đô thị lớn nơi có nhu cầu cao hơn về quỹ đất thương mại, nhà ở, dịch vụ phục vụ cho các hoạt động kinh tế của đô thị. Tại Việt Nam, đô thị nén đa trung tâm xuất hiện tại các đô thị có quy mô siêu lớn, cụ thể là tại Hà Nội và TP.HCM với bán kính mở rộng và duy trì mật độ cao trong khoảng cách 1-15km. Cấu trúc không gian này sẽ tiếp tục mở rộng nhưng mức độ nén còn phụ thuộc vào tiến trình hình thành mạng lưới đường bộ, và hệ thống metro tàu điện tại hai thành phố trên. Mô hình đô thị nén được đánh giá là công cụ lựa chọn phát triển đô thị, đất đai xây dựng, tiết kiệm hiệu quả với phương thức giao thông công cộng làm nền tảng, sử dụng đất hỗn hợp và xây dựng mật độ cao nhằm giảm nguy cơ phát triển tràn lan, nhẩy cóc gây hiện tượng ho- ang tàn, lãnh phí tài nguyên cảnh quan, văn hóa tại các vùng ngoại thành, nông thôn. Bên cạnh những ưu điểm, mô hình đô thị nén cũng có những ảnh hưởng tiêu cực như: tắc ngẽn giao thông, ô nhiễm môi trường, đảo nhiệt, chất lượng sống, nhu cầu năng lượng cao, không gian mở bị thiếu, rủi ro cao khi cao như các hiện tượng thiên tai như Tshunami, động đất, lụt, và hỏa hoạn. Do đó cần xem xét mô hình phù hợp tạo cho đô thị có sức chống chịu với đa dạng loại hình rủi ro. Lý luận về mô hình đô thị nén n Trên thế giới đã có rất nhiều lý luận về mô hình đô thị nén và thực tiễn triển khai. Đô thị nén được phát triển và mở rộng ra trong suốt quá trình phát triển đô thị, từ xuất phát điểm về lý luận mô hình không gian, xây dựng tập trung, mật độ cao, đa dạng hoạt động và không gian sang mô hình bảo vệ môi trường, quỹ đất canh tác, tài nguyên cảnh quan và dần hướng tới tiết kiệm năng lượng, chất lượng cuộc sống và thịnh vượng của đô thị, hướng tới ba trụ cột quan trọng của phát triển bền vững là phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và công bằng xã hội. n Xây dựng chỉ tiêu về mật độ tối thiểu là công việc rất khó khăn không chỉ về yếu tố kỹ thuật mà còn phụ thuộc vào điều kiện đặc thù của đô thị. Tại London, quy hoạch sử dụng đất xác định mật độ tối thiểu, nhưng chỉ tiêu quá thấp và do đó đã không hỗ trợ được phát triển mật độ cao như mong muốn. Trong Quy hoạch tổng thể Vùng đô thị Paris, mật độ tối thiểu cho những khu vực đô thị mới là 35 nhà/ha. Do quy định này tạo ra mật độ cao hơn so với dự án phát triển tại vùng ven đô, nên cộng đồng tại đây đã không ủng hộ, họ cho rằng những quy định như vậy sẽ ảnh hưởng tới chất lượng sống khu vực đó. Cuối cùng là, quy định về mật độ tối thiểu sẽ không phù hợp đối với thành phố mà ở đó thị trường khuyến khích chủ đầu tư phát triển mật độ cao (Hồng Kông, Trung Quốc). Mật độ xây dựng khác nhau về ngưỡng còn phụ thuộc vào văn MÔ HÌNH & QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ NÉN BỀN VỮNG VIỆT NAM DIỄN ĐÀN NCS. LÊ KIEàU THANH Trưởng phòng Quản lý Khoa học kỹ thuật - VIUP 45SË 94 . 2018 ≥ ki’n Chuy™n gia & Nhµ qu∂n l˝ hóa của từng quốc gia. Đối với Isarael, mật độ 290 nhà/ha được công nhận là cao, còn ở Hà Lan là 100 nhà/ha là cao (Churchman 1999). Quy định trong phân khu sử dụng đất về diện tích tối thiểu của lô đất cũng là một công cụ hữu hiệu để đáp ứng nhu cầu sử dụng và chính sách về phát triển đô thị nén. n Thành phố sử dụng công cụ xác định ngưỡng phát triển bằng ranh giới tăng trưởng đô thị, quy định đối với khu vực xây dựng và mật độ xây dựng (Gennario et al., 2009). Tuy nhiên, công cụ trên được đánh giá đã tạo ra những tác dụng ngoài mong muốn, dự án phát triển nhảy cóc do thiếu hỗ trợ của công cụ khuyến khích phát triển tại khu vực hiện hữu, để đảm bảo khu vực hiện hữu cung cấp đủ nhu cầu phát triển của thành phố. Tính hiệu quả của công cụ phụ thuộc vào sự ổn định và tính linh hoạt vừa đảm bảo tính dài hạn để định hướng cho phát triển, vừa phải được điều chỉnh phù hợp điều kiện thay đổi (tăng trưởng hoặc khủng hoảng kinh tế). Đảm bảo việc điều chỉnh định kỳ ranh giới tăng trưởng thông qua việc đánh giá, chấm điểm sự cần thiết mở rộng. Chính quyền trung ương yêu cầu đô thị phải rà soát khả năng cung cấp trong ranh giới định kỳ 5 năm/ lần cho nhu cầu sử dụng đất trong 20 năm. Thông qua hai chỉ số về giám sát sử dụng đất đai là thống kê tổng quỹ đất trống và tốc độ tăng của mật độ xây dựng (refill rate). Thành phố Portland đã sử dụng Mô hình máy tính để dự báo “ngưỡng phát triển”. Ngưỡng xác định số nhà ở hoặc việc làm có được trong thành phố dưới những quy định, quy chuẩn hiện hành với xu thế thị trường không có đột biến. Tạo ra khu vực phát triển mật độ chất lượng; tính đa dạng và hỗn hợp giữa các loại hình nhà ở, sở hữu và người sử dụng là những bước đầu tiên trong quy trình thiết kế chất lượng các dự án tái thiết (Roger 2005). Khu vực sẽ là vừa đảm bảo yêu cầu về thẩm mỹ và kinh tế bởi vì thành phố sẽ là những nơi thu hút những công ty của các tập đoàn xuyên quốc gia, những lực lượng lao động chất lượng cao, sáng tạo. Theo Tallon, A và Brombey, R (2004) Thế hệ trẻ tìm kiếm những giá trị về văn hóa, giao lưu xã hội của đời sống đô thị, trong khi những người lớn tuổi thì đánh giá cao giá trị về cảnh quan, môi trường. Có nghĩa sản phẩm của dự án phát triển đô thị cần tạo ra sản phẩm và tiếp thị thông tin với đa dạng khách hàng có sở thích khác nhau. Quan điểm loại bỏ những yếu tố văn hóa - xã hội trong không gian đô thị, và đơn giản chỉ là công tác thiết kế hình thái xây dựng sẽ là chưa đủ để có thể tạo ra một thành phố phát triển bền vững. Những dự án tái thiết cần có phương pháp tiếp cận làm giảm thiểu những tác động tiêu cực về xã hội và văn hóa. UNESCO đã đưa ra mô hình Vùng sinh quyển để tạo ra tính chống chịu cho các thành phố, bao gồm năng lượng, nước, lọc khí, điều kiện vi khí hậu, giảm ồn, xử lý nước thải, giải trí và văn hóa Stanvliet, R và Par- nell, S. (2006). Đã có nhiều những chứng minh khả năng sử dụng năng lượng tiết kiệm, đồng thời giảm phát thải, tuy nhiên vẫn còn có những thảo lu- ận về chính sách đô thị nén liệu có những kết quả và đóng góp vào chất lượng môi trường. Chính sách đô thị nén được coi như là công cụ quy hoạch để bảo vệ môi trường và những tiềm năng lợi ích kinh tế được coi trọng hơn những yếu tố khác. Nhưng thực tế chứng minh đô thị nén không những đóng góp phát triển đô thị bền vững mà còn có mối quan hệ chặt chẽ giữa đô thị nén và tăng trưởng xanh. Khu vực đô thị mật độ cao sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào giao thông thông công cộng, đi bộ và đi xe đạp nên phát thải sẽ có xu hướng giảm. Bên cạnh đó, hiệu quả hệ thống GTCC cũng góp phần giảm phát thải bên cạnh nhưng yếu tố về hình thái xây dựng như mật độ và độ nén. Kennedy năm 2009 đã so sánh 10 thành phố trên thế giới và chỉ ra mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa năng lượng sử dụng cho giao thông và mật độ dân số và cũng như vậy đối với tỷ lệ phát thải và mật độ dân số. Taniguchi năm 2008 đã ngheien cứu trên 38 thành phố của Nhật bản về mối quan hệ giữa phát thải CO2 và mật độ dân số và đưa ra nhận định về mối quan hệ mật thiết giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch giao thông để giảm phát thải CO2. Quy hoạch và quản lý phát triển đô thị Hệ thống đô thị của Việt Nam có trên 800 đô thị với quy mô lớn, bé khác nhau và có sự đa dạng rất lớn về mặt quy mô và tính chất. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn hóa lịch sử, định cư tại đô thị là rất khác nhau. Do đó công tác điều tra xã hội học tham khảo ý kiến cộng đồng, doanh nghiệp, nhà quản lý, nhà nghiên cứu, tư vấn là hết sức cần thiết để nhận diện các vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển riêng của từng đô thị và nâng cao tính thực thi của các giải pháp cụ thể theo mô hình nguyên lý. Cụ thể, Thành phố Hà Nội: Dự báo dân số đến năm 2020, khoảng 7,3 -7,9 triệu người, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 58- 60%. Dân số đến năm 2030, khoảng 9,0-9,2 triệu người, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 65- 68%. Đến năm 2050, dân số tối đa khoảng 10,8 triệu người, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 70-80%. Đến năm 2020, tổng diện tích đất xây dựng đô thị và nông thôn khoảng 128.900ha. Trong đó đất xây dựng đô thị khoảng 73.000ha (chiếm khoảng 21,8% diện tích tự nhiên), chỉ tiêu khoảng 160m2/người, bao gồm: Đất dân dụng khoảng 34.200ha, chỉ tiêu khoảng 70-75m2/người và đất ngoài dân dụng khoảng 38.800ha. Đến năm 2030, tổng diện tích đất xây dựng đô thị và nông thôn khoảng 159.600ha, trong đó đất xây dựng đô thị khoảng 94.700ha (chiếm khoảng 28,3% diện tích tự nhiên), chỉ tiêu khoảng 150m2/người, bao gồm đất dân dụng khoảng 48.100ha, chỉ tiêu khoảng 80m2/người và đất ngoài dân dụng khoảng 46.600ha. - Khu vực đô thị trung tâm được phát triển mở rộng từ khu vực nội đô về phía Tây, Nam đến đường vành đai 4 và về phía Bắc với khu vực Mê Linh, Đông Anh; phía Đông đến khu vực Gia Lâm và Long Biên. - Dự báo dân số đến năm 2020 đạt khoảng 3,7 triệu người; diện tích đất xây dựng đô thị khoảng 45.300ha; đất dân dụng khoảng 26.000ha, chỉ tiêu khoảng 70m2/người và đất ngoài dân dụng khoảng 19.300ha. -Dân số đến năm 2030 đạt khoảng 4,6 triệu người; diện tích đất xây dựng đô thị khoảng 55.200ha; đất dân dụng khoảng 34.900ha; chỉ tiêu đất xây dựng dân dụng khu vực nội đô khoảng 60-65m2/người, khu vực mở rộng phía Nam sông Hồng khoảng 90-95m2/người; - Đất ngoài dân dụng khoảng 20.300ha. Nhận xét hiện trạng: SË 94 . 201846 Phát triển mất cân đối giữa vùng đô thị trung tâm và đô thị mở rộng. Tích tụ dân số của các quận vùng lõi khiến mật độ dân số tại các vùng này siêu cao như Hai Bà Trưng: 31.000 người/km2, Đống Đa: 29.000 người/ km2, các quận huyện khác như Sóc Sơn, Ba Đình, Cầu Giấy cũng trên 20.000 người/km2. Nếu so với Thủ đô Tokyo (Nhật Bản) thì dân số Hà Nội chỉ bằng 1/3. Tuy nhiên, họ vẫn có sự phân bố hợp lý, vì vậy ở đây là điều hòa dân số. Mỗi một khu đô thị mới mọc lên, mỗi một trung tâm thương mại chuẩn bị ra đời thì cân nhắc xem đặt ở vị trí nào cho phù hợp. Kinh nghiệm về khuyến khích quy hoạch chiến lược cho đô thị lớn Quy hoạch tổng thể Paris (SDRIF) đã xác định mục tiêu phát triển đô thị với tiêu chí về mật độ tối thiểu và đưa ra một loạt các công cụ. Paris là một ví dụ tốt về việc tham gia, đồng thuận của 1300 chính quyền đô thị, ch- uẩn bị trong quá trình lập quy hoạch về phát triển theo mô hình đô thị nén. Chiến lược của Melbourne là tạo ra khu vực tăng trưởng nơi tập trung nhiều dự án phát triển đô thị mới và hình thành Cực tăng trưởng đô thị là tổ chức để giúp cho các hoạt động về quy hoạch và phát triển tại những khu vực tăng trưởng đề ra. Kinh nghiệm về phát triển mật độ cao và xây dựng tập trung Quy hoạch toàn diện Stockholm mục tiêu trọng điểm là tạo ra những ưu tiên phát triển trong khu vực đô thị hiện hữu với Concept là “xây dựng cấu trúc thành phố hướng nội”. Ví dụ như áp dụng thuế để hạn chế sử dụng xe ô tô có thể sẽ xong hành với quy định về giới hạn ranh giới tăng trưởng. Nó có tác dụng làm cho cộng đồng và nhà đầu tư sẽ hành động dựa trên những quy luật thị trường và sẽ hạn chế phát triển tại khu vực ven đô. Áp dụng chính sách thuế đối với người sử dụng GTCC có thể có những tác dụng tích cực tới chính sách tăng mật độ, xây dựng nén và đầu tư GTCC nhằm giảm việc sử dụng giao thông cơ giới cá nhân. Kinh nghiệm về phát triển dự án khu dân cư sinh thái Phát triển các khu đô thị mới là nhu cầu rất cần thiết tại hầu hết các quốc gia đang phát triển và tăng trưởng. Những phát triển mở rộng có trật tự và tăng mật độ tại khu vực làng xóm hiện hữu cũng là những điểm tương đồng với chính sách phát triển đô thị nén. Tại các cấp khu dân cư (khu dân cư sinh thái/ làng sinh thái) chính phủ Pháp đã thực hiện Chương trình khu dân cư sinh thái của Quốc gia, đây là một ví dụ hay có thể áp dụng đối với khu vực tái thiết đô thị hoặc khu đô thị mới. Đặc điểm của khu dân cư này là mật độ cao, tiếp cận thuận tiện tới GTCC, có thiết kế đô thị chất lượng cao, hệ thống trung tâm năng lượng trung tâm làm mát hoặc sưởi ấm toàn khu, và các công nghệ giảm phát thải CO2. Các khu dân cư sinh thái này thường có mật độ cao hơn so với khu dân cư hiện hữu, do đó giúp cho tăng mật độ nói chung. Khu đô thị mới Songdo, Hàn quốc được công nhận là khu dân cư phát thải thấp, cần có đánh giá tác động của dự án phát triển đô thị mới quy mô lớn như vậy sẽ tác động ntn tới cấp đô thị, thủ đô Seoul. Kinh nghiệm về kiểm soát mật độ xây dựng tối thiểu cho khu vực mới Yêu cầu mật độ tối thiểu và tối đa đều cần thiết vì để cho phép bảo vệ xây dựng quá mức hoặc tạo ra những ảnh hưởng về ăch tắc giao thông, thiếu hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, mất các không gian mở, không gian xanh... Nếu các thành phố có thể xây dựng được các khu đô thị nén đúng nghĩa, việc kiểm soát năng lượng cho khu vực đó cũng trở nên dễ dàng (Salvador 2016). Nhật Bản đã công bố Hướng dẫn về phát triển thành phố Phát thải thấp là một trong những tài liệu chính sách để khuyến khích chính quyền địa phương hướng tới phát triển đô thị phát thải thấp. Vào tháng 8 năm 2010, MLIT đã xây dựng “Hướng dẫn cho xây dựng thành phố phát thải thấp”. Cách tiếp cận của phát triển đô thị mới Songdo (Hàn Quốc) là tính tổng thể và thống nhất về công nghệ, tạo ra thành phố tương lại và thành phố công nghệ cao. Thiết kế công trình xanh, như mái xanh, năng lượng mặt trời, các công trình đạt tiêu chuẩn LEED. Chiếu sáng công cộng LEED được sử dụng. Giám sát được thực hiện nhằm giảm hiệu ứng đảo nhiệt, cải thiện quản lý nước thải, và thu gom nước mưa. Những nhà thiết kế hàn quốc cũng quy hoạch tận dụng ưu việt của đầu tư băng rộng để kết hợp công nghệ thông tin, truyền thông và công nghệ sạch để cung cấp công nghệ máy tính cho toàn thành phố một cách rộng rãi. Đặc điểm đô thị hóa thông qua trưởng dân số và đất đai tại Việt Nam Trong giai đoạn 2004-2015, đối với năm thành phố trực thuộc trung ương, xu thế tăng mật độ cư trú là có duy nhất thành phố Cần thơ là tăng và bình quân đất ở đô thị duy trì từ 30m2/ng, TP.HCM có mật độ cư trú không đổi, thành phố Hải Phòng giai đoạn 2004- 2010 thì giảm, nhưng lại tăng trở lại giai đoạn 2010-2015, thành phố Đà Nẵng mật độ cư trú giảm và đất ở bình quân đầu người tăng, thành phố Hà Nội có mật độ cư trú giảm 20% và bình quân đất ở tăng 20%. Có thể thấy qua số liệu trên một số quan sát sau: n Mật độ cư trú bình quân của đô thị phụ thuộc vào các yếu tố về tốc độ tăng dân số trung bình đô thị, tốc độ cung cấp quỹ nhà ở mới tại các đô thị đó, thị hiếu về nhà ở tại các đô thị, thu nhập trung bình của dân cư tại các đô thị. n Nhìn chung, giai đoạn 2004-2015, bốn đô thị trừ thành phố Hà Nội đều có dân số đô thị tăng trưởng từ 1,5% cho đến 2,1%. Hai thành phố lớn nhất đều có tốc độ tăng trưởng thành phố cao, TP.HCM là đô thị lớn nhưng vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao nhất trên 2%, thành phố Hà Nội có con số tăng trưởng cao nhất nhưng cũng một phần từ sát nhập ranh giới hành chính năm 2008. Tăng trưởng dân số giai đoạn 2004-2015 của 05 thành phố trực thuộc trung ương Đề tài NCKH trọng điểm BXD, Mô hình và quản lý phát triển đô thị nén bền vững ≥ ki’n Chuy™n gia & Nhµ qu∂n l˝ 47SË 94 . 2018 Tổng quan mật độ cư trú và đất xây dựng đô thị BQ các đô thị loại I năm 2015 Đề tài NCKH trọng điểm BXD, Mô hình và quản lý phát triển đô thị nén bền vững Qua số liệu tổng quan bảng, hai thành phố lớn nhất là Hà Nội và TP.HCM đều có tốc độ tăng trưởng dân số như nhau giai đoạn 2010-2015, nhưng thành phố Hà Nội có tốc độ phát triển đất ở cao hơn so với TP.HCM với mật độ cư trú thấp hơn nhiều so với TP.HCM. Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng có tốc độ tăng trưởng dân số lần lượt là 1,67%, 1,53% và 1%, lại thể hiện xu thế khác, Đà Nẵng và Cần Thơ phát triển đất ở nhanh hơn so với Hải phòng nhưng mật độ cư trú lại thấp và bình quân đất ở đầu người cao hơn so với Hải Phòng. Theo số liệu phân tích tổng hợp ở trên hầu hết các đô thị đều có tăng trưởng (+) về đất đai xây dựng, trong khí đó tỷ lệ dân cư không phải tất cả đều tăng, các đô thị Nam Định, Vinh, Quy Nhơn, Diễn Châu, Quảng Ngãi có tăng trưởng dân số âm (-). Tổng quan mật độ cư trú và đất ở đô thị bình quân các đô thị trực thuộc TW năm 2015 Đề tài NCKH trọng điểm BXD, Mô hình và quản lý phát triển đô thị nén bền vững Tổng quan về mối quan hệ tăng trưởng đất đai và dân số các đô thị loại I năm 2015 Đề tài NCKH trọng điểm BXD, Mô hình và quản lý phát triển đô thị nén bền vững SË 94 . 201848 Khoảng cách và phân bố dân cư của các đô thị lớn Trong nghiên cứu về khoảng cách và phân bố dân cư của các đô thị lớn, các đô thị có cấu trúc nén khác nhau. Hầu như các đô thị có quy mô trên 1 triệu dân thì phân bố dân cư mật độ tập trung trong bán kính 10km. Các đô thị nhỏ hơn thì tập trung trong vòng bán kính 1-5km. Tất cả các đô thị đều có mật độ dân cư cao trong bán kính 1-5km, cao nhất là tha
Tài liệu liên quan