Công nghiệp hoá, đô thị hoá và tác động của nó đối với kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh

TÓM TẮT Quá trình công nghiệp hoá (CNH) và đô thị hoá (ĐTH) ở thành phố Hồ Chí Minh đã có những ảnh hưởng rất lớn đến sự gia tăng dân số thành phố, đến sự tăng trưởng, phát triển kinh tế và làm thay đổi diện mạo đô thị TP. HCM. Bên cạnh nhiều tác động tích cực của ĐTH cũng có những tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế - xã hội và môi trường. Bài “Công nghiệp hoá, đô thị hoá và tác động của nó đối với kinh tế - xã hội TP.HCM” nhằm phân tích, đánh giá quá trình CNH, ĐTH để đưa ra định hướng phát triển một cách có hiệu quả về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường, mau chóng đưa TP.HCM thành một đô thị hiện đại, một trung tâm công nghiệp quan trọng không chỉ đối với nước ta mà còn đối với cả khu vực và thế giới.

pdf9 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 348 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Công nghiệp hoá, đô thị hoá và tác động của nó đối với kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 6 - Thaùng 6/2011 137 CÔNG NGHIỆP HOÁ, ĐÔ THỊ HOÁ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHẠM THỊ XUÂN THỌ (*) TRỊNH DUY OÁNH (**) HOÀNG CÔNG DŨNG (***) TÓM TẮT Quá trình công nghiệp hoá (CNH) và đô thị hoá (ĐTH) ở thành phố Hồ Chí Minh đã có những ảnh hưởng rất lớn đến sự gia tăng dân số thành phố, đến sự tăng trưởng, phát triển kinh tế và làm thay đổi diện mạo đô thị TP. HCM. Bên cạnh nhiều tác động tích cực của ĐTH cũng có những tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế - xã hội và môi trường. Bài “Công nghiệp hoá, đô thị hoá và tác động của nó đối với kinh tế - xã hội TP.HCM” nhằm phân tích, đánh giá quá trình CNH, ĐTH để đưa ra định hướng phát triển một cách có hiệu quả về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường, mau chóng đưa TP.HCM thành một đô thị hiện đại, một trung tâm công nghiệp quan trọng không chỉ đối với nước ta mà còn đối với cả khu vực và thế giới. ABSTRAST The process of industrialization and urbanization in HCM City has had a tremendous impact on the population growth of the city and on the economic development which has also brought some changes to HCM City. However, besides the positive impacts brought by urbanization there are also some negative effects which can affect socio-economic life and environment. The article “Industrialization, Urbanization with Impacts on HCM City’s Society and Economy” aims to analyze and evaluate the process of industrialization and urbanization so as to bring about effective development of socio-economic life and environment, and quickly turn HCM City into a modern city and also an important industrial center of our country known in the region and in the world. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ (*) Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) là trung tâm công nghiệp lớn nhất của cả nước, luôn chiếm tỉ lệ cao, gần 22% tổng giá trị sản xuất công nghiệp cả nước (năm 2009). Quá trình công nghiệp hoá và quá () TS, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. () TS, Khoa Sư phạm KHXH, Đại học Sài Gòn. () ThS, Nxb Giáo dục TP. Hồ Chí Minh. trình di dân đến thành phố đã làm cho quá trình đô thị hoá ở TP. HCM trở nên sôi động. Quá trình CNH và ĐTH ở TP. HCM có ảnh hưởng rất lớn đến sự gia tăng dân số của thành phố, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, phát triển kinh tế và làm thay đổi diện mạo đô thị. Tuy nhiên, bên cạnh tác động tích cực còn nhiều tác động tiêu cực. 138 Do đó cần phân tích, đánh giá quá trình CNH, ĐTH một cách đa chiều. 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÔNG NGHIỆP HOÁ VÀ ĐÔ THỊ HOÁ Ở TP. HCM 2.1. Một số vần đề về Công nghiệp Hoá ở TP. HCM: - Nhiều xí nghiệp công nghiệp hoạt động còn bị lỗ vốn, số doanh nghiệp kinh doanh có lãi chưa nhiều. - Công nghệ sản xuất tuy đã được nâng lên nhiều nhưng cơ bản còn lạc hậu so với thế giới và khu vực. - Tốc độ tăng trưởng công nghiệp của TP. HCM có xu hướng chậm lại, do các tỉnh lân cận TP. HCM có nhiều lợi thế hơn nên tăng trưởng nhanh hơn. Ngoài ra, tính trung bình giá trị sản xuất công nghiệp trên một lao động của TP. HCM cũng tăng trưởng chậm và thấp hơn so với các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu (bảng 1). Bảng 1. Giá trị sản xuất công nghiệp/ người TP. HCM và một số tỉnh, thành Cả nước, tỉnh, thành Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế /đầu người của một số tỉnh, thành hàng đầu cả nước (triệu đồng) Năm 2000 2005 2006 2007 2008 Cả nước 4,329 12,030 14,448 17,445 22,438 Bà Rịa –VT 58,108 123,629 138,122 148,992 194,412 Bình Dương 18,233 72,199 83,118 97,217 119,521 Đồng Nai 15,843 46,335 61,543 71,886 88,632 TP. HCM 16,563 38,835 43,299 48,610 58,908 Hà Nội 8,530 24,732 30,267 37,012 27,552 Đà Nẵng 5,944 14,707 14,558 15,963 20,388 Hải Phòng 4,865 14,262 18,481 23,961 31,506 Quảng Ninh 6,402 19,282 24,592 33,841 48,586 Vĩnh Phúc 5,907 18,331 25,570 37,506 52,353 Nguồn: Xử lí từ số liệu thống kê, Niên giám Thống kê Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2009 139 2.2. Một số vấn đề về đô thị hoá TP. HCM - Quy hoạch đô thị chưa đồng bộ gây cản trở cho sản xuất và đời sống xã hội như: quy hoạch treo, quy hoạch phát triển đô thị chưa tính đến sự biến đổi khí hậu. - Phát triển đô thị chưa gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. - Vấn đề phân hoá giàu nghèo trong đô thị có xu hướng gia tăng. - Lối sống của một bộ phận dân cư đô thị gây ra nhiều vấn đề đáng phải quan tâm như: có biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống (một số thanh niên có xu hướng ăn chơi lêu lổng không chịu làm việc, sống nhờ tiền bồi thường đất đai do giải tỏa, tái định cư. Tình cảm gia đình, xóm giềng bị mai một) - Khó khăn trong quản lí xã hội, tài nguyên đất, nước ngầm đô thị. 3. ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG NGHIỆP HOÁ, ĐÔ THỊ HOÁ ĐỐI VỚI KINH TẾ - XÃ HỘI Ở TP. HCM 3.1. Ảnh hưởng của đô thị hoá đến kinh tế - xã hội ở TP. HCM 3.1.1. Tác động tích cực của đô thị hoá - Tăng dân số và tỉ lệ dân số đô thị cao. TP. HCM là đô thị lớn nhất nước ta, có tốc độ ĐTH cao, trung bình hàng năm tốc độ tăng dân số thành phố đều vượt 3%/ năm, trong đó gia tăng cơ học cao hơn gia tăng tự nhiên khoảng 2 lần. Hiện nay, dân số đô thị của thành phố chiếm gần 1/4 dân số đô thị cả nước. Năm 1979 dân số TP. HCM là 3,42 triệu người; năm 1989: 3,988 triệu người; năm 1999: 5,037 triệu người và năm 2009: 7,123 triệu người, trong đó dân số nội thành chiếm 82%. Tỉ lệ dân số đô thị TP HCM năm 2009 đạt 83,2%, cao hơn gấp 3,1 lần so với cả nước và 1,3 lần so với Hà Nội (chỉ 40,8%) (bảng 2). Bảng 2: Dân số, tỉ lệ dân số đô thị cả nước và 2 đô thị đặc biệt năm 1999 – 2009 Dân số, tỉ lệ dân số đô thị 1999 2009 Nghìn người % dân số đô thị Nghìn người % dân số đô thị Cả nước 76597 23,6 86024 29,6 Hà Nội 2685 57,8 6472,2 40,8 TP. HCM 5073,1 83,7 7165,2 83,2 Nguồn: Xử lí từ số liệu Niên giám Thống kê của Tổng cục Thống kê và Cục Thống kê TP. HCM năm 2000-2009 - Mật độ dân số tăng nhanh: mật độ dân số TP.HCM tăng từ 552 người/km2 140 (năm 1985) lên 2.228 người/ km2 (năm 1993) và 3.400 người/km2 (năm 2009). Một trong những nguyên nhân góp phần làm dân số TP. HCM tăng nhanh là quá trình CNH, ĐTH đã tạo ra một lực hút dân nhập cư: từ những nhà kinh doanh, người lao động có tay nghề cao, đến học sinh, sinh viên và cả lao động phổ thông tập trung về TP. HCM Do vậy, tỉ lệ gia tăng cơ học của thành phố suốt thập niên vừa qua cao hơn gấp 2 lần so với với tỉ lệ gia tăng tự nhiên. Số dân, mật độ dân số của TP.HCM tăng cao tạo ra những ảnh hưởng trái ngược nhau. Như vậy, dân số TP. HCM đã tạo ra những tác động tích cực, đó là:  Nguồn lao động tăng nhanh, trong đó lao động nhập cư có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao, năng động, sáng tạo bổ sung cho thành phố nguồn nhân lực lớn cho quá trình CNH, HĐH, có thể ví đây là “việc tiếp máu” tạo sinh lực phát triển kinh tế mạnh mẽ cho TP. HCM.  Quy mô dân số TP. HCM tăng nhanh từ 3.419.978 người năm 1979 lên 7.123.340 người năm 2009, cùng với mức sống cao, mức mua lớn của TP. HCM so với cả nước cũng tạo ra một thị trường tiêu thụ rộng lớn thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.  Quá trình mở rộng nội thành nhanh chóng: nội thành TP. HCM tăng từ 12 quận với diện tích 142 km2 (1979) lên 17 quận năm 1997, từ năm 2003 nội thành đã tăng lên 19 quận với diện tích 494,01 km2. Dân số các quận nội thành đã tăng từ 2.842.946 người (năm 1979), lên 5.841.987 người vào năm 2009. Bảng 3. Sự phân bố dân cư các quận, huyện của TP. HCM 01-10 -1979 01- 04 -1989 01- 04 -1999 01-04-2009 Toàn thành 3.419.978 3.988.124 5.037.155 7.123.340 1. Các quận 2.842.946 3.319.942 4.124.287 5.841.987 Quận 1 254.468 256.367 226.736 178.878 Quận 2 57.793 71.403 102.001 145.981 Quận 3 245.253 242.852 222.446 189.764 Quận 4 141.748 182.867 192.007 179.640 Quận 5 192.081 217.207 209.639 170.462 Quận 6 175.789 216.804 253.166 251.912 141 Quận 7 56.482 66.511 111.828 242.284 Quận 8 213.470 258.839 328.686 404.976 Quận 9 94.874 107.856 148.582 255.036 Quận 10 233.208 233.355 239.927 227.226 Quận 11 199.302 228.938 238.074 226.620 Quận 12 93.108 109.784 168.379 401.894 Quận Gò Vấp 127.934 165.158 308.816 515.954 Quận Tân Bình 264.315 339.245 578.801 412.796 Quận Tân Phú 397.635 Quận Bình Thạnh 249.640 326.441 402.045 451.526 Quận Phú Nhuận 144.387 173.578 183.763 174.497 Quận Thủ Đức 99.094 122.737 209.391 442.110 Quận Bình Tân 572.796 2. Các huyện 577.032 668.182 912.868 1.281.353 Huyện Củ Chi 204.298 217.732 254.803 343.132 Huyện Hóc Môn 127.610 138.131 204.270 348.840 Huyện Bình Chánh 164.935 204.524 332.089 421.996 Huyện Nhà Bè 40.968 57.739 63.149 99.172 Huyện Cần Giờ 39.221 50.056 28.557 68.213 Nguồn: Xử lí của tác giả từ số liệu, Niên giám Thống kê TP. HCM qua các năm - Quá trình đô thị hoá TP. HCM được coi là một trong những động lực phát triển trong công cuộc CNH, hiện đại hoá (HĐH) TP. HCM. Mức độ ÐTH cao thể 142 hiện qua các tiêu chí tỉ lệ dân đô thị, tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực phi nông nghiệp chiếm tỉ lệ lớn trong tổng GDP. Các tiêu chí trên thể hiện hiệu quả phát triển tổng hợp trong quá trình ÐTH theo hướng tích cực ở TP. HCM: tỉ trọng khu vực phi nông nghiệp đạt trên 98% trong cơ cấu GDP TP. HCM. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP. HCM theo hướng công nghiệp (CN) - dịch vụ nhờ vào việc đầu tư cơ sở hạ tầng (CSHT) và các dự án xây dựng khu công nghiệp (KCN), khu đô thị mới (ÐTM) - Sức mạnh kinh tế - xã hội TP. HCM lan tỏa đến các tỉnh, thành xung quanh như: tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. - Mức tăng trưởng CN ở TP. HCM cao góp phần nâng cao thu nhập: GDP bình quân đầu người của TP. HCM tăng từ 1018 USD (năm 2000) lên 2555,2 USD (2009), tăng gấp 2,5 lần trong vòng 9 năm và cao hơn 2,4 lần so với mức trung bình của cả nước (1056,2 USD/ người / năm). Bảng 4. So sánh một số chỉ tiêu kinh tế – xã hội của TP. HCM so với cả nước Năm TP. Hồ Chí Minh Bình quân USD/người Tỉ trọng khu vực II GDP giá thực tế (tỉ đồng) Chỉ số phát triển khu vực II (%) (năm trước = 100) TP. HCM Cả nước 2000 45,4 75 863 111,9 1018,0 402,0 2003 49,1 113 326 113,0 1256,6 492,0 2004 48,9 137 087 112,5 1454,2 561,0 2005 48,1 165 297 111,8 1672,5 642,0 2006 47,5 190 561 110,6 1834,6 730,0 2007 46,5 229 197 111,8 2115,3 843,0 2008 44,1 287 513 109,5 2500,4 1052,0 2009 44,0 334 190 107,3 2555,2 1056,2 Nguồn : Xử lí của tác giả từ số liệu, Niên giám Thống kê của Tổng cục Thống kê và Cục Thống kê TP. HCM qua các năm 2000 – 2009. 3.1.2. Tác động tiêu cực của đô thị hoá - Tốc độ đô thị hoá phát triển nhanh chưa tương xứng với khả năng đáp ứng của hệ thống cơ sở hạ tầng kĩ thuật đô thị dẫn 143 tới những khó khăn sau: + Thiếu nước sạch: mặc dù việc cung cấp nước sạch đã được cải thiện đáng kể nhưng tỉ lệ thất thoát, thất thu nước cao (từ 20 đến 30%), nhiều quận, huyện như: Quận 8, Huyện Nhà Bè vẫn thiếu nước sạch cho nhu cầu sinh hoạt của dân cư. + Tình trạng ngập đường còn phổ biến khi mưa lớn và triều cường. Các hồ, kênh rạch, sông ngòi trong đô thị với vai trò điều hoà thủy văn, thoát nước mưa chưa được cải tạo và bảo vệ đúng mức. + Tình trạng ùn tắc giao thông kéo dài, liên tục tại nhiều điểm còn diễn ra phổ biến trên địa bàn TP. HCM do dân cư quá đông, phân bố dân cư chưa hợp lí cùng với hệ thống giao thông công cộng chưa tốt, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông yếu kém và người dân chưa có ý thức chấp hành luật giao thông. + Nhà ở khó khăn: Giá đất, nhà có xu hướng tăng nhanh, gây cản trở cho việc quy hoạch đô thị và nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư. Sức ép dân số đô thị vốn đã gây ra sự quá tải về nhà ở và đất đai, gây cản trở công tác quy hoạch và quản lí đô thị về đất đai, cơ sở hạ tầng. Do đó, dễ tạo nên những khu nhà ổ chuột, nhà “bất quy tắc” xây dựng trên kênh rạch, nhà tạm tái chiếm trên các khu quy hoạch, khu đất trống ở TP. HCM. + Ô nhiễm môi trường do các phương tiện giao thông quá nhiều, phương tiện cũ kĩ, lạc hậu nên không đảm bảo mức an toàn vệ sinh môi trường. 3.2. Tác động của công nghiệp hoá đối với kinh tế - xã hội TP. HCM 3.2.1. Tác động tích cực của công nghiệp hoá - Tốc độ tăng trưởng công nghiệp nhanh tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Theo Uỷ ban Nhân dân TP. HCM năm 2009, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt 145.836 tỉ đồng, chiếm 43,9% GDP; giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp trên địa bàn đạt 4.158 tỉ đồng, chiếm 1,3% GDP. Công nghiệp tăng trưởng nhanh góp phần giải quyết việc làm tăng thu nhập và giảm tỉ lệ hộ nghèo. - Giá trị sản xuất công nghiệp TP. HCM chiếm tỉ lệ cao so với cả nước. TP. HCM có tỉ trọng CN cao so với cả nước (chiếm gần 22% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước). Tuy nhiên, xét về tỉ trọng, công nghiệp TP. HCM đang có nguy cơ giảm so với cả nước, từ 25,99% (năm 2000) giảm xuống còn 21,50% năm 2008, do các tỉnh thành khác như Bình Dương , Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai có tốc độ tăng trưởng cao. - TP. HCM có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN, KCX) nhất cả nước và có quy mô sản xuất lớn, hiệu quả kinh tế cao. TP. HCM hiện có 16 KCN, KCX và hàng chục cụm công nghiệp tập trung với khoảng 1.000 doanh nghiệp sản xuất lớn, gần 12.000 cơ sở sản xuất nhỏ và vừa. - Công nghiệp TP. HCM là đầu tàu trong nền công nghiệp cả nước. TP. HCM tập trung nhiều ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, có nhiều KCN, KCX hoạt động có hiệu quả cao. - TP. HCM thu hút vốn đầu tư, công nghệ nước ngoài nhiều nhất và có xu hướng ngày càng tăng. 3.2.2. Tác động tiêu cực của công nghiệp hoá Vấn đề ô nhiễm môi trường, ô nhiễm 144 từ sản xuất công nghiệp rất nặng, các KCN, cụm công nghiệp mỗi ngày thải ra từ 1.200 - 1.500 tấn chất thải rắn, trong đó 2% là chất thải độc hại và chỉ có 8% chất thải loại này được thu gom, xử lí ở các KCN, KCX. Ở xung quanh các KCN Lê Minh Xuân, Tân Tạo, Tân Phú Trung, Củ Chi,... tình trạng ô nhiễm rất nặng và chậm khắc phục. Hầu hết các mẫu nước kiểm tra lấy từ các KCN, KCX không đạt chuẩn. Các mẫu nước thải tại KCN Vĩnh Lộc, Tân Phú Trung, Bình Chiểu chứa nhiều chất gây ô nhiễm, vượt chuẩn từ 80-100 lần, có chất gây ô nhiễm vượt hàng nghìn lần. Phần lớn các KCN, KCX chưa có hệ thống xử lí nước thải tập trung. Một số ít doanh nghiệp đã xây dựng bộ phận xử lí nước thải, chỉ để đối phó khi có kiểm tra nhắc nhở. Vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội, sức khỏe người dân thành phố, gây bệnh về mắt, phổi và da. 4. CÁC GIẢI PHÁP CÔNG NGHIỆP HOÁ, ĐÔ THỊ HOÁ TP. HỒ CHÍ MINH 4.1. Các giải pháp phát triển và phân bố công nghiệp Thành phố cần có sự phân bố công nghiệp hợp lí đảm bảo cho phát triển sản xuất đạt hiệu quả cao cả về kinh tế xã hội và môi trường, tiếp tục di dời, giải tỏa những cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm ra khỏi khu vực đông dân cư. Tăng cường nghiên cứu, áp dụng công nghệ mới để tiết kiệm nguyên nhiên liệu, năng lượng, giảm tác hại đến môi trường. Tăng cường phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, sử dụng ít nguyên liệu tạo sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp, nâng cao chất lượng phát triển công nghiệp, phấn đấu phục hồi tốc độ tăng trưởng kinh tế hơn 10% và giảm tác hại đến môi trường, giữ vững vai trò của thành phố đầu tàu trong CNH cả nước. 4.2. Các giải pháp phát triển đô thị Nghiên cứu phát triển đô thị bền vững trên quan điểm kết hợp hài hoà giữa lợi ích kinh tế, xã hội và ổn định môi trường sinh thái, đồng thời đảm bảo cho tổ chức liên kết không gian chặt chẽ giữa đô thị - nông thôn. Bảo vệ, cải tạo môi trường đô thị ở TP. HCM: nạo vét kênh rạch, xây hồ ngầm chứa nước mưa dự trữ nước sạch cho Thành phố, đảm bảo độ cao công trình hợp lí tránh ngập úng. Chú trọng quy hoạch, chỉnh trang đô thị để định hướng phát triển không gian và bảo đảm tính đồng bộ trong quá trình xây dựng phát triển đô thị. Đổi mới cơ chế, chính sách phát triển đô thị trong quản lí quy hoạch, quản lí nhà, đất; quản lí đầu tư xây dựng, quản lí khai thác sử dụng công trình đô thị. Xây dựng các chính sách phù hợp để huy động sự tham gia của các thành phần kinh tế trong xã hội, thực hiện chủ trương xã hội hoá đầu tư cho phát triển đô thị, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư. Phát triển nội lực của đô thị đẩy nhanh tiến trình nâng cấp chất lượng đô thị hoá. 5. KẾT LUẬN TP. HCM đang trong quá trình CNH, ĐTH nhanh chóng, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân. Tuy nhiên, những tác động tiêu cực của quá trình này 145 còn hiển hiện trong nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội và môi trường. Điều đó đòi hỏi cần có sự nghiên cứu phối hợp giải quyết của các cấp, các ngành để TP. HCM phát triển bền vững, thực sự là đầu tàu của cả nước và mau chóng trở thành đô thị lớn của khu vực và thế giới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chương trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước KX 02, (2003), báo cáo khoa học tại hội thảo “Chuyển dịch cơ cấu ngành và cơ cấu vùng kinh tế, thực trạng và vấn đề phương hướng”, Hà Nội, ngày 8/6/2003. 2. Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh, Niên giám thống kê Thành phố Hồ Chí Minh năm 2002, 2004, 2009. Nxb Thống kê, TP. Hồ Chí Minh. 3. PGS.TS. Lê Cao Đoàn (chủ biên), (2008), Công nghiệp hoá, hiện đại hoá, rút ngắn - những vấn đề lí luận và kinh nghiệm thế giới, Nxb Khoa học Xã hội Hà Nội. 4. PGS.TS. Phạm Xuân Hậu, (9/2006), Tạp chí khoa học – Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, Hiện trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả các khu công nghiệp Việt Nam thời kì công nghiệp hoá và hiện đại hoá. 5. TS.Trần Du Lịch, PGS.TS. Đặng Văn Phan (chủ nhiệm đề tài), (2004), Định hướng chuyển dịch cơ cấu nội bộ các ngành kinh tế Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, UBND TP. Hồ Chí Minh, Viện Kinh tế. 6. GS.TS. Đỗ Hoài Nam (chủ biên), (2004), Một số vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 7. TS. Phạm Thị Xuân Thọ (2008), Địa lí đô thị. Nxb Giáo dục, Hà Nội. 8. PGS.TS. Ngô Doãn Vịnh, (2006), Tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội – một số vấn đề lí thuyết và ứng dụng, Viện Chiến lược Phát triển.
Tài liệu liên quan