Mô hình văn hóa tiêu biểu trong xây dựng nông thôn mới: Nhìn từ huyện cần đước, tỉnh Long An

Là huyện thuần nông, nhưng với sự năng động, sáng tạo trong công tác lãnh đạo và quản lý, huyện Cần Đước, tỉnh Long An đã có những bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ, tạo sự đột phá mới về kinh tế gắn với việc bảo đảm an sinh xã hội. Để có được diện mạo như hôm nay, địa phương này đã vận dụng linh hoạt kết hợp vừa xây dựng văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới và giờ đây đã, đang từng bước trở thành mô hình văn hoá tiêu biểu, có sức lan tỏa, tác động tích cực và sâu rộng trên phạm vi toàn tỉnh; ngày càng đáp ứng được ý chí, nguyện vọng của Đảng bộ và nhân dân toàn huyện. Với những thành tích nổi trội đạt được, nhiều năm liền dẫn đầu phong trào thi đua của tỉnh, được Đảng, Nhà nước ghi nhận đó là cơ sở để huyện Cần Đước, tỉnh Long An vinh dự đón nhận danh hiệu “Huyện Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới” vào 2016, trở thành mô hình có thể vận dụng đối với những địa phương có nét tương đồng.

pdf10 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 489 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mô hình văn hóa tiêu biểu trong xây dựng nông thôn mới: Nhìn từ huyện cần đước, tỉnh Long An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
349 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH MÔ HÌNH VĂN HÓA TIÊU BIỂU TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI: NHÌN TỪ HUYỆN CẦN ĐƯỚC, TỈNH LONG A N NCS. Trương Đức Thuận* à huyện thuần nông, nhưng với sự năng động, sáng tạo trong công tác lãnh đạo và quản lý, huyện Cần Đước, tỉnh Long An đã có những bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ, tạo sự đột phá mới về kinh tế gắn với việc bảo đảm an sinh xã hội. Để có được diện mạo như hôm nay, địa phương này đã vận dụng linh hoạt kết hợp vừa xây dựng văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới và giờ đây đã, đang từng bước trở thành mô hình văn hoá tiêu biểu, có sức lan tỏa, tác động tích cực và sâu rộng trên phạm vi toàn tỉnh; ngày càng đáp ứng được ý chí, nguyện vọng của Đảng bộ và nhân dân toàn huyện. Với những thành tích nổi trội đạt được, nhiều năm liền dẫn đầu phong trào thi đua của tỉnh, được Đảng, Nhà nước ghi nhận đó là cơ sở để huyện Cần Đước, tỉnh Long An vinh dự đón nhận danh hiệu “Huyện Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới” vào 2016, trở thành mô hình có thể vận dụng đối với những địa phương có nét tương đồng. 1. Chủ trương đúng đắn, sát hợp với thực tiễn Cần Đước là một huyện với đặc trưng văn hóa lúa nước, địa bàn có nhiều sông rạch; trong quá trình khai phá, chống giặc ngoại xâm, xây dựng quê hương đã để lại nhiều di sản, di tích lịch sử có giá trị văn hóa; nhiều nghề truyền thống nổi tiếng, đặc biệt nổi tiếng với địa danh đặc sản “Gạo Nàng thơm Chợ Đào”, đây còn là một trong những nơi khởi nguồn phong trào đờn ca tài tử cải lương Nam bộ. Là huyện có16 xã và 01 thị trấn, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của tỉnh Long An. Từ một huyện thuần nông đất hẹp, người đông, Cần Đước đã chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - nông nghiệp - thương mại dịch vụ, từ đó tạo bước đột phá mới, hiệu quả kinh tế - xã hội rất rõ nét, diện mạo nông thôn đổi mới, đảm bảo phát triển kinh tế gắn với giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân ngày được cải thiện, nâng cao. Trải qua 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Đảng bộ và nhân dân huyện Cần Đước đã góp phần làm nên những chiến tích lịch sử, L 350 được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. Bước vào thời kỳ đổi mới, với tinh thần tự lực, tự cường trong xây dựng, phát triển, nhân dân, cán bộ huyện Cần Đước được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng II giai đoạn 2001- 2005. Ngoài ra, Cần Đước còn được biết đến là địa phương có phong trào văn hoá văn nghệ và thể dục thể thao phát triển mạnh, nhiều năm liền dẫn đầu toàn tỉnh về thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; các thiết chế văn hóa như nhà truyền thống, thư viện, trung tâm văn hóa - thể thao huyện được xây dựng mới, đưa vào sử dụng từ nhiều năm qua; hầu hết các xã đều đã quy hoạch đất, cũng như xây dựng trung tâm văn hóa - thể thao xã và nghĩa trang nhân dân theo quy định. Tuy nhiên, nhiều năm trước đây, huyện vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế nhất định: đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân chỉ ở mức trung bình; tỷ lệ học sinh bỏ học ở vùng sâu còn diễn ra; một số tiêu chí về trường, trạm y tế đạt chuẩn quốc gia chưa cao; giao thông nông thôn còn khó khăn; danh hiệu các mô hình về văn hoá tuy đạt tỷ lệ cao nhưng thiếu bền vững, chưa toàn diện; hệ thống thiết chế văn hoá cơ sở nhiều nơi chưa được xây dựng, tệ nạn xã hội vẫn còn, cảnh quan môi trường chưa chuyển biến tốt, một số nơi công tác quản lý đối với hoạt động dịch vụ văn hoá có tính nhạy cảm thiếu chặt chẽ; một số xã vùng sâu (Phước Tuy, Long Hựu Đông, Long Hựu Tây) còn nhiều khó khăn, sự chênh lệch về đời sống văn hoá tinh thần giữa các xã này so với thị trấn và các xã còn lại ở mức cao; tỉ lệ sinh con thứ 3 giảm chưa đáng kể. Mặt trái của nền kinh tế thị trường, quá trình đô thị hoá đã xuất hiện diễn biến phức tạp trong đời sống văn hoá xã hội, phát sinh tiêu cực làm ảnh hưởng đến đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân. Xuất phát từ thực tiễn, vào đầu tháng 4-2010 Tỉnh ủy đã ra chủ trương cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành đề án quyết định xây dựng huyện Cần Đước trở thành huyện điểm, điển hình về văn hoá của tỉnh giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến năm 2020 (1) (Đề án) với mục tiêu: Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với thực hiện tốt Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, làm cho văn hóa thấm sâu (1) Quyết định số 13/2010/QĐ-UBND, ngày 07-4-2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Long An về việc Ban hành Đề án xây dựng huyện Cần Đước là huyện điểm, điển hình về văn hoá của tỉnh (giai đoạn 2010- 2015 và định hướng đến năm 2020) 351 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người; giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc và các giá trị văn hóa tiêu biểu của địa phương, tạo sự chuyển biến tích cực về đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, góp phần tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn; nâng cao dân trí, cải thiện đời sống người dân; đẩy lùi các tệ nạn xã hội, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội của huyện. 2. Nhiều kết quả đạt được đáng ghi nhận Nhìn vào thực tiễn cho thấy, để thực hiện đạt kế hoạch của cấp trên đề ra, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa X, nhiệm kỳ 2010-2015 xác định xây dựng huyện văn hóa là một trong 4 chương trình trọng điểm; đồng thời chú trọng thực hiện tốt các tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Vì thế, huyện đã xây dựng chương trình hành động, kế hoạch triển khai các nghị quyết, Đề án của tỉnh sâu rộng trong hệ thống chính trị và nhân dân trên địa bàn với nhiều hình thức, thông qua các cuộc hội họp của ban, ngành đoàn thể, các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, “Xây dựng mô hình gia đình văn hóa, ấp, khu phố, xã văn hóa”. Tuyên truyền trên hệ thống của đài truyền thanh huyện, trạm truyền thanh xã, thị trấn bằng việc mở chuyên mục hàng ngày có thời lượng 10 phút/ngày qua thể loại tin, bài viết, phỏng vấn với các chuyên đề “Câu chuyện xóm làng”, “Câu chuyện về trật tự xã hội”; truyền thanh trực tiếp “Diễn đàn của bạn”; tuyên truyền cổ động trực quan qua hình ảnh, băng rôn, panô, ápphích, phát thanh lưu động, triển lãm ảnh về xây dựng huyện văn hóa Qua đó, vận động, giáo dục người dân nâng cao ý thức đóng góp nguồn lực, vật lực và giữ gìn, bảo tồn, trùng tu, tôn tạo, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, thiết chế văn hóa. Bên cạnh đó, công tác đào tạo, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ được quan tâm, nhất là tập trung nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ chủ chốt từ huyện đến cơ sở, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng huyện văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới. Huyện đã tận dụng tốt sự hỗ trợ của Trung ương, tranh thủ ngoại lực và nguồn lực tại chỗ để đầu tư xây dựng các tiêu chí huyện văn hóa với tổng kinh 352 phí là 606,232 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương là 31,02 tỷ đồng, chiếm 5,1%; ngân sách tỉnh là 270,146 tỷ đồng, chiếm 44,3%; ngân sách huyện là 261,889 tỷ đồng, chiếm 43,2%; ngân sách xã là 13,565 tỷ đồng, chiếm 2,2%, nhân dân đóng góp tiền mặt là 13,329 tỷ đồng, chiếm 2,2%, đất là 250.508 m2 trị giá 16,283 tỷ đồng, chiếm 3%. Theo đó, nguồn vốn từ ngân sách nhà nước tập trung vào đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội (giao thông, trường học, y tế, các thiết chế văn hóa); nguồn vận động xã hội hóa sử dụng xây dựng giao thông nông thôn, xây dựng các công trình thủy lợi; xây dựng nhà văn hóa ấp, khu phố; tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; chăm sóc, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích; xây dựng nhà ở cho gia đình chính sách, hộ nghèo, chăm lo cho các đối tượng bảo trợ xã hội. Ngoài ra, Sở Kế hoạch và đầu tư phối hợp các sở, ngành của tỉnh và huyện kêu gọi đầu tư các dự án ngoài ngân sách phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Cần Đước. Điểm nổi bật nữa là, để trở thành mô hình văn hóa tiêu biểu của tỉnh, huyện Cần Đước đã chú trọng việc triển khai xây dựng, phát triển văn hóa phải gắn chặt với xây dựng nông thôn mới, nên mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, nhưng ngân sách vẫn tập trung đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn; ngoài ra, các địa phương đã chủ động làm tốt công tác vận động, huy động nguồn lực của nhân dân và xã hội tham gia xây dựng nông thôn mới. Đơn cử: là địa phương tiêu biểu của huyện, xã Tân Lân được công nhận là xã đạt chuẩn nông thôn mới (từ năm 2014), có được kết quả này là nhờ sự đầu tư vốn từ nhiều nguồn, sự quyết tâm thông qua chương trình hành động cụ thể, sự đồng tình hưởng ứng của nhân dân, với thành tích này xã đã vinh dự được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về thăm (ngày 6-12-2014), qua đó Chủ tịch nước đề nghị nhân rộng kinh nghiệm, cách làm ở xã Tân Lân trong xây dựng nông thôn mới. Cuối năm 2014, xã Mỹ Lệ cũng là địa phương về đích sớm để được công nhận là xã nông thôn mới, với kinh nghiệm phát huy nội lực để vận động cộng đồng góp sức, vì thế khi vận động người dân đóng góp cần làm cho họ thấy được lợi ích trong xây dựng nông thôn mới, vì thế hội nông dân xã luôn quan tâm chăm lo đời sống hội viên, hỗ trợ phát triển sản xuất, nhờ đó dù còn khó khăn, nhưng người dân vẫn nhiệt tình tham gia hiến trên 400m2 đất, đóng góp trên 700 triệu đồng để làm đường làng liên ấp, liên thôn. Tính đến hết năm 2017, huyện Cần Đước có 16 xã xây dựng nông thôn mới và hiện có 6 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới gồm: Mỹ Lệ, Tân Lân, Phước Vân, Long 353 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH Trạch, Tân Chánh và Phước Tuy, chiếm 37,5% tổng số xã trên địa bàn huyện. Thời gian qua, huyện Cần Đước đầu tư kinh phí trên 53 tỷ đồng thực hiện các công trình, dự án để củng cố và nâng chất các tiêu chí nông thôn mới ở các xã đã đạt chuẩn. Đến nay, các xã hầu hết đã đạt thêm bình quân từ 1 đến 2 tiêu chí so với năm 2015, trong đó có 9 xã đạt từ 15 -18 tiêu chí, 2 xã đạt 12-13 tiêu chí. Hiện nay, Cần Đước đang tập trung tái cơ cấu ngành nông nghiệp, hình thành 28 hợp tác xã và tổ hợp tác, 78 trang trại, ứng dụng sản xuất VietGap, qua đó phát triển kinh tế hộ gia đình đi đôi với xây dựng môi trường xanh sạch đẹp xây dựng nông thôn mới, phát triển bền vững. Để phát huy và giữ vững những thành tựu đạt được, năm 2017, địa phương này đã chủ động xây dựng và tập trung thực hiện 2 chương trình đột phá: Chương trình đầu tư khai thác nguồn nước phục vụ sinh hoạt; Chương trình nông nghiệp phát triển toàn diện, chất lượng cao và bền vững. Việc tập trung thực hiện 2 chương trình này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, bảo đảm sự phát triển bền vững của huyện nhà về lâu dài, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống người dân. Song song đó, các công trình trọng điểm trên địa bàn huyện cũng được đẩy mạnh về mặt tiến độ, trong đó dự án Công viên văn hóa huyện đã khởi công các hạng mục: san nền, quảng trường, đường nội bộ, hệ thống cấp điện, cấp nước; đang hoàn chỉnh công tác chuẩn bị đầu tư các hạng mục theo lộ trình năm 2018 như: thư viện, trung tâm hội nghị sinh hoạt. 3. Mô hình có thể vận dụng để nhân rộng Trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định văn hóa là “nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Do đó, việc phát triển văn hóa nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới đã, đang và sẽ vừa là mục tiêu, vừa là động lực và là yêu cầu của sự phát triển bền vững của huyện Cần Đước; nó là nhiệm vụ cấp bách, chủ trương có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp cách mạng mang tính nhân văn sâu sắc của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Nhận thức được điều đó, tỉnh Long An đã chủ động chọn Cần Đước làm huyện điểm về văn hóa bởi địa phương này có nhiều giá trị văn hóa lịch sử 354 truyền thống và cách mạng. Theo đó, để thực hiện hiệu quả Đề án, các cơ quan hữu quan của tỉnh và huyện đã xây dựng 31 chỉ tiêu để triển khai, nên quan điểm chỉ đạo của huyện Cần Đước thể hiện sự nhất quán và rõ ràng: Thứ nhất, xây dựng huyện văn hoá là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, phải coi trọng việc xây dựng văn hoá theo quan điểm của Đảng: “Xây dựng kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội”. Thứ hai, xây dựng huyện văn hoá phải huy động sức mạnh của toàn dân do Đảng lãnh đạo, đây là sự nghiệp lâu dài, cần phải có bước đi phù hợp, lộ trình cụ thể; phải có ý chí tiến công, sự kiên trì, luôn coi trọng công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Thứ ba, quá trình xây dựng huyện văn hoá phải gắn chặt với quá trình phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo quốc phòng an ninh, thực hiện cải cách hành cháíh, phát huy dân chủ cơ sở có hiệu quả. Thứ tư, xây dựng huyện văn hoá phải đồng thời với chăm lo xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh toàn diện, xây dựng con người mới gắn với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Thứ năm, với quyết tâm thực hiện có hiệu quả 31 chỉ tiêu của Đề án gắn chặt với 19 tiêu chí trong Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn, Cần Đước đặc biệt quan tâm và xem như chương trình đột phá trong phương châm chỉ đạo, lãnh đạo thực hiện, đó là luôn xem văn hóa vừa là động lực, vừa là mục tiêu cho sự phát triển. Đáng chú ý là, khi bắt tay thực hiện xây dựng huyện điểm điển hình về văn hóa từ năm 2010, huyện gặp rất nhiều khó khăn nhưng từ sự giúp sức của tỉnh và các nguồn lực từ nhân dân, doanh nghiệp và sự nỗ lực của các cấp chính quyền, nên dần dần những vướng mắc được tháo gỡ. Vì vậy, đến nay kết quả bước đầu đã đem lại nhiều thành quả đáng trân trọng, trong đó, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao, hạ tầng ngày càng phát triển, các tiềm năng và lợi thế được phát huy, tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ổn định, tình làng nghĩa xóm ngày thêm bền chặt. Nổi rõ là sự chuyển đổi trong nhận thức của người dân ngày càng sâu sắc, thể hiện qua sự tích cực chủ động hưởng ứng các chủ trương, chính sách đề ra, điều này chính là chiều sâu, là nhân tố quan trọng có tính quyết định sự 355 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH thành bại khi thực hiện bất cứ chủ trương, chính sách nào của Đảng và Nhà nước đề ra. Bởi vậy, huyện Cần Đước đã có một bước chuyển vượt bậc từ cơ sở hạ tầng đến văn hóa, tinh thần, đó là do ngay khi thực hiện Đề án xây dựng huyện điểm điển hình về văn hóa thì huyện đã quan tâm nâng chất cuộc sống người dân. Điều này được thể hiện rõ qua các số liệu đã thực hiện được như tỷ lệ hộ có nhà ở kiên cố và bán kiên cố hiện nay hơn 99%, tỷ lệ hộ nghèo giảm chỉ còn 2,3%, thu nhập bình quân đầu người của huyện đã đạt 46 triệu đồng; ngoài ra, tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 95%, hộ sử dụng điện là 99%. Tính đến hết năm 2017, huyện Cần Đước có có 118/118 ấp, khu phố văn hóa và 17/17 xã, thị trấn được công nhận xã, thị trấn văn hóa. Thứ sáu, với quan điểm hoàn thành các chỉ tiêu và đạt chuẩn nông thôn mới đã khó, giữ vững càng khó hơn, vì thế thường vào cuối năm Cần Đước tiến hành phúc tra công nhận các xã văn hóa. Theo đó, Ủy ban nhân dân huyện đã thành lập đoàn phúc tra và công nhận “xã đạt chuẩn văn hóa - nông thôn mới”. Điều cần nói thêm ở đây là, danh hiệu “xã đạt chuẩn văn hóa - nông thôn mới” là một sáng tạo của huyện Cần Đước, bởi địa phương này vừa tiến hành đồng thời xây dựng huyện điểm văn hóa, vừa xây dựng nông thôn mới, vì vậy khi xã nào đó vừa đạt xã văn hóa, vừa đạt chuẩn nông thôn mới thì sẽ vinh dự đạt được danh hiệu xã “đạt chuẩn văn hóa - nông thôn mới”. Qua nghiên cứu, có thể khẳng định rằng, việc xây dựng và phát triển văn hóa ở nông thôn ở Cần Đước được chú trọng xây dựng nền tảng phát triển văn hóa từ gốc rễ, đó là: đã chú trọng nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật và các quy định về văn hóa của người dân ở nông thôn; tạo ra những giá trị mới của nông thôn, làm cho tư tưởng và hạnh động trong người dân ngày càng thích nghi với môi trường mới, với một diện mạo nông thôn hiện đại thể hiện bằng các giá trị mới về kinh tế, xã hội và văn hóa. Đồng thời, từng bước hoàn chỉnh và tổ chức thực hiện các quy ước về nếp sống văn hóa, xây dựng quy ước thôn, ấp văn hóa phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; các quy ước xây dựng thôn văn hóa, con người văn hóa không ngoài việc tạo ra lối sống văn minh, lịch sự, đề cao tình làng nghĩa xóm, đùm bọc giúp đỡ nhau, chung tay xây dựng khu dân cư xanh - sạch - đẹp. Các thiết chế văn hóa truyền thống và hiện đại được tập trung đầu tư xây dựng, củng cố, tạo điều kiện để người dân ở nông thôn nâng cao mức hưởng thụ, tham gia hoạt động và sáng tạo văn hóa; nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hóa, ấp văn hóa, thực hiện các tiêu chí phát triển văn hóa nông thôn mới, tạo nền tảng vững chắc 356 để xây dựng nông thôn mới ở cơ sở, ngày càng đáp ứng nhu cầu cơ bản của người dân, giúp người dân ngày càng được sinh sống và hưởng thụ một môi trường mới, không gian mới tốt đẹp hơn. Thứ bảy, việc xây dựng nông thôn mới ở Cần Đước không có sự biểu hiện chạy theo thành tích, các địa phương cấp xã nơi đây triển khai, thực hiện xây dựng nông thôn mới theo lộ trình cụ thể, từng bước đi vững chắc, mà không giống như một số địa phương khác vay vốn triển khai các hạng mục (nhất là các thiết chế văn hóa), dẫn đến nông thôn mới thì về đích, nhưng lại đứng trên một đống nợ về ngân sách và chưa biết khi nào có thể trả được. Thứ tám, điểm mới, được xem là sự thích nghi, biến đổi, sáng tạo của Cần Đước trong quá trình xây dựng nông thôn mới là: có khoảng gần 70 ấp văn hóa không xây dựng nhà văn hóa ấp mà đã tận dụng cơ sở tín ngưỡng (10 cơ sở tín ngưỡng) và 60 điểm mẫu giáo để làm điểm sinh hoạt văn hóa. Việc làm này vừa tiết kiệm được nhiều kinh phí, vừa góp phần phát huy giá trị thiết chế văn hóa truyền thống trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Để xây dựng Cần Đước thành huyện điển hình về văn hóa theo đó, tại Quyết định số 13/2010/QĐ- UBND ngày 07-4-2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Long An về việc ban hành Đề án xây dựng huyện Cần Đước là huyện điểm điển hình về văn hóa của tỉnh giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến năm 2020 đã đề ra 31 chỉ tiêu (xem Phụ lục kèm theo), tiếp đó, khi Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới ra đời kèm theo 19 tiêu chí, đã được Cần Đước triển khai lồng ghép với nhau, nên có rất nhiều thuận lợi, bởi nó cùng bổ trợ cho nhau trong quá trình thực hiện. Và, vào ngày 30-8-2015, huyện Cần Đước, tỉnh Long An đã vinh dự đón nhận danh hiệu huyện điểm điển hình về văn hóa của tỉnh; đặc biệt vào tháng 4-2016 địa phương này vinh dự đón nhận danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới. Đó là những lý do vì sao, theo chúng tôi, Cần Đước có thể trở thành một mô hình điển hình về xây dựng môi trường văn hóa để các địa phương khác ở tỉnh Long An. Hay rộng hơn nữa là, các địa phương có những nét tương đồng như Cần Đước ở vùng đồng bằng sông Cửu Long vận dụng, sáng tạo vào thực tiễn trong quá trình triển kha