“Bài học kinh nghiệm từ nhật bản” định hướng cơ bản tái thiết đô thị nhằm sử dụng hiệu quả dòng sông

Tóm tắt: Nội dung trình bày tóm tắt định hướng quy hoạch nhằm khai thác sử dụng hiệu quả dòng sông phục vụ cho phát triển đô thị. Nội dung chủ yếu các biện pháp định hướng tái thiết đô thị nhấn mạnh yếu tố tận dụng triệt để sử dụng hợp lý đặc tính của dòng sông, lập quy hoạch tổng thể với phương châm - bảo tồn - phát triển - chỉnh trang cho các dòng sông, thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng. Từ khóa: định hướng quy hoạch, đặc tính dòng sông, tái thiết đô thị

pdf8 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 341 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu “Bài học kinh nghiệm từ nhật bản” định hướng cơ bản tái thiết đô thị nhằm sử dụng hiệu quả dòng sông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025 “BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ NHẬT BẢN” ĐỊNH HƯỚNG CƠ BẢN TÁI THIẾT ĐÔ THỊ NHẰM SỬ DỤNG HIỆU QUẢ DÒNG SÔNG TS.KTS.Nguyễn Lâm Trung tâm Nghiên cứu Kiến trúc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Tóm tắt: Nội dung trình bày tóm tắt định hướng quy hoạch nhằm khai thác sử dụng hiệu quả dòng sông phục vụ cho phát triển đô thị. Nội dung chủ yếu các biện pháp định hướng tái thiết đô thị nhấn mạnh yếu tố tận dụng triệt để sử dụng hợp lý đặc tính của dòng sông, lập quy hoạch tổng thể với phương châm - bảo tồn - phát triển - chỉnh trang cho các dòng sông, thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng. Từ khóa: định hướng quy hoạch, đặc tính dòng sông, tái thiết đô thị 1. Lời nói đầu Trong xã hội hiện đại, thành phố là nơi dân cư tập trung phát triển đông đúc và dòng sông là một trong số ít không gian mở tự nhiên còn lại. Dòng sông trong thành phố có không gian môi trường thân thuộc gần gũi với con người là nơi có thể chơi thể thao và giải trí nhưng không gian cũng bị hạn chế để động vật và thực vật có thể sinh sống và phát triển. Tuy nhiên, nơi đây là không gian rất có giá trị cho cư dân sống trong thành phố có cơ hội tiếp xúc với thiên nhiên. Ngoài ra, những dòng sông còn phát huy vai trò sông nước gắn với yếu tố văn hóa, lịch sử địa phương. Đối với dòng sông người dân địa phương mong muốn tìm kiếm cảnh quan vẻ đẹp bình an, điều này góp phần tạo cho dòng sông có ý nghĩa hơn trong cuộc sống. Hiện tại các dòng sông ở các thành phố phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn khác nhau như hệ thống thoát nước không thể theo kịp tốc độ đô thị hóa, nước thải từ các hộ gia đình nhà máy chảy trực tiếp vào sông, chất lượng nước của dòng sông trong thành phố xuống cấp nhanh chóng. Sự phát triển sử dụng rộng rãi các con đường trải nhựa trong khu vực đô thị hóa, chức năng giữ nước của lưu vực đã giảm, cùng với mưa lớn, bão trong mùa mưa và đã có những đợt ngập lụt thường xuyên ở các thành phố trên cả nước. Nhiều con sông vừa và nhỏ trong thành phố vẫn tập trung vào chức năng thoát nước và có nhiều con sông xây dựng bằng bê tông làm cho môi trường sinh vật khó phát triển tốt. Để giải quyết những vấn đề trên, Chính phủ Nhật Bản, đặc biệt là Bộ du lịch giao thông hạ tầng đất đai Nhật Bản (MLIT) đề xuất về “Định hướng cơ bản tái thiết đô thị sử dụng hiệu quả dòng sông”, nhằm hướng dẫn, định hướng quy hoạch, cải tạo, chỉnh trang, phát triển các dòng sông trên các địa phương Nhật Bản. 54 Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025 2. Quan điểm tiếp cận Dòng sông ban đầu được hình thành bởi tự nhiên, còn đô thị được cấu thành tổng thể bởi các vật thể hữu hình do con người xây dựng nên như cơ sở hạ tầng đô thị, cống rãnh, đường xá, tòa nhàvà các vật thể tự nhiên như sông, núi...vv. Do đó, quan điểm tiếp cận về quy hoạch đô thị không nên coi việc tạo ra các dòng sông mà làm thế nào đó để có thể chấp nhận các dòng sông như là các vật thể tự nhiên vốn có trong đô thị và sử dụng dòng sông có hiệu quả mới là điều quan trọng. Trên thế giới, dòng sông còn được coi như biểu tượng bộ mặt của đô thị, tượng trưng cho văn hóa, thổ nhưỡng của khu vực đó. Do đó, cần phải nhận thức rằng việc cải tạo dòng sông liên quan đến sự phát triển thịnh vượng, bền vững của thành phố. 3. Định hướng chung (a) Sử dụng hiệu quả đặc tính của dòng sông Các dòng sông được hình thành kéo dài từ khu vực miền núi thượng nguồn đến các cửa sông hạ lưu tạo thành không gian sông liên tục. Tại khu vực đô thị dòng sông được định hình nên bộ khung của đô thị với vai trò không gian công cộng rộng lớn trong thành phố. Ngoài ra, các dòng sông trở thành điểm nhấn cho mỗi thành phố, với sự thay đổi cảnh quan trong 4 mùa giúp mang đến môi trường trong lành hơn. Đây cũng là nơi cần thiết để hình thành môi trường sống và môi trường sinh trưởng cho các loài động vật và thực vật khác nhau và đa dạng. Hơn nữa, sự hình thành các dòng sông có mối quan hệ liên quan với con người rất đa dạng và đây là một yếu tố tạo thành nét văn hóa độc đáo. Dòng sông hình thành tự nhiên, mỗi dòng sông có hình dạng (chiều rộng, độ sâu, độ dốc, v.v.) và dòng chảy (lượng nước, tốc độ dòng chảy, chất lượng nước, v.v.) khác nhau và do đó gắn với mỗi dòng sông có hệ sinh thái luôn khác nhau và đa dạng, phong phú. Từ quan điểm quản lý môi trường đô thị việc cải tạo chỉnh trang các dòng sông cần phải được xem xét đầy đủ các đặc tính các dòng sông trong thành phố. (b) Quan điểm tuần hoàn nước ở lưu vực dòng sông Ở các khu vực đô thị tồn tại các vấn đề như thay đổi hệ tuần hoàn nước, thiệt hại do lũ lụt và suy giảm chất lượng nước thường xuyên xảy ra, nên cần có quan điểm nhìn rộng ra chất lượng nước cho cả khu vực đô thị chứ không chỉ dòng sông. Đặc biệt, để thúc đẩy các biện pháp kiểm soát lũ lụt tại các thành phố, không chỉ suy nghĩ về tính nhất quán của hệ thống nước mà cần suy nghĩ đến chức năng giữ nước và giải trí của lưu vực, quy hoạch phát triển và quy hoạch sử dụng đất trong tương lai. Đồng thời, chia sẻ vai trò phù hợp trong lưu vực và tích cực thúc đẩy các biện pháp kiểm soát lũ toàn diện trên toàn lưu vực, đảm bảo các chức năng thẩm thấu, dự trữ tích hợp với sự phát triển của cộng đồng. (c) Hợp tác quy hoạch phát triển Dòng sông là yếu tố quan trọng cấu thành nên đô thị, nên quy hoạch phát triển cần đảm bảo chức năng đa dạng của dòng sông. Trong tương lai, cơ quan chính quyền địa phương và các nhà quản lý dòng sông sẽ làm việc cùng nhau để suy nghĩ xem xét quy hoạch phát triển dọc theo bờ sông và dòng sông. Sử dụng hiệu quả địa hình tự nhiên, đảm bảo tính liên tục không gian khu vực ven sông và dòng sông (địa hình, cấu trúc, chức năng, cảnh quan, v.v.). Mặt khác, chỉnh trang cải tạo dòng sông, ngoài việc đảm bảo các chức năng kiểm soát lũ, việc cải thiện các chức năng môi trường, sử dụng thích hợp các dòng sông là mục tiêu quang trọng. Trong thành phố, có nhiều cơ sở hạ tầng khác nhau như công viên, không gian xanh và giao thông đường phố. Đối với các dòng sông cũng vậy với vai trò là cơ sở hạ tầng đô thị nên việc lập quy hoạch cần tích hợp, thống nhất với các cơ sở hạ tầng đô thị khác lại với nhau. Hơn nữa, trong khu vực ven sông khi thiết kế dòng sông và các cơ sở hạ tầng kỹ thuật cần thống nhất đảm bảo tính liên tục không gian đô thị. Điều quan trọng là phải thúc đẩy sự tham gia của người dân địa phương ngay từ giai đoạn lập quy hoạch cho các dòng sông và ý tưởng phát triển thành phố. 55 Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025 (d) Không gian hỗ trợ các hoạt động đô thị Trong các khu vực ven sông và dòng sông, thúc đẩy việc sử dụng không gian sông thích hợp cho phép các hoạt động đô thị đa dạng cùng với việc cân bằng việc bảo tồn môi trường tự nhiên. Để giảm tác động môi trường của CO2 trong các thành phố cần sử dụng hiệu quả việc làm mát bằng hơi nước của các dòng sông hiện nay không được sử dụng. Ngoài việc sử dụng hiệu quả giao thông vận tải đường sông, cần xem xét việc xây dựng bến tàu như một cơ sở trung chuyển kết nối với giao thông đường bộ, đường sắt. Sử dụng hiệu quả không gian ngầm của các không gian dòng sông liên tục có khả năng thu nạp cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị như nước thải, điện... Để tăng cường sức hấp dẫn của thành phố và tái sinh khu vực, cần đánh giá giải pháp sử dụng chỉnh trang cải tạo các dòng sông dựa trên các đặc trưng không gian dòng sông. Sông Sumida- Tokyo 4. Phương châm cơ bản chỉnh trang các dòng sông đô thị (a) Đảm bảo không gian công cộng Cùng với việc chỉnh trang xây dựng các không gian công cộng như không gian giao thông và không gian xanh dọc theo các con sông nhằm cải thiện chức năng phòng chống thiên tai của thành phố và bảo tồn không gian sông nước tự nhiên trong thành phố. (b) Thúc đẩy cải thiện chức năng phòng chống thiên tai Chức năng phòng chống thiên tai vốn có của dòng sông cần thúc đẩy sử dụng hiệu quả hơn nữa bằng cách quy hoạch dọc các dòng sông xây dựng các tòa nhà bằng vật liệu chống cháy, cải thiện chức năng lan truyền lửa trong trường hợp hỏa hoạn. Đảm bảo giao thông đủ rộng an toàn cho xe cứu hỏa khẩn cấp, cho người dân thoát hiểm và bố trí không gian xanh dọc theo sông. Khi gặp trường hợp khẩn cấp, mạng lưới với các tuyến đường sông có thể sử dụng chữa cháy, sử dụng nước dùng cho sinh hoạt của người dân. Ngoài ra, có thể sử dụng thuyền để vận chuyển hàng hóa trong trường hợp khẩn cấp. 56 Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025 (c) Hình thành mạng lưới sông nước và cây xanh Hình thành mạng lưới sông nước và cây xanh trong khu vực nội đô, bố trí cây xanh trên hành lang quản lý dòng sông. Bố trí quy hoạch khu vực dọc sông cơ bản phải đảm bảo tạo ra lối di chuyển và có thể vận chuyển khi xảy ra trường hợp khẩn cấp. (d) Sáng tạo và bảo tồn không gian môi trường thân thuộc gần gũi Bảo tồn thiên nhiên gần gũi còn lại trong những khu vực ven sông. Để hồi phục tự nhiên gần gũi thân thuộc trong đô thị cần thúc đẩy hình thái dòng sông đô thị với tính đa cấp tự nhiên xem xét tính liên tục với môi trường của khu vực ven sông. Ngoài ra, cần nỗ lực để bảo tồn các khu vực ven sông và cải tạo vành đai ven sông. (e) Sự hồi sinh của không gian bờ sông trong đô thị Để hình thành các không gian các dòng sông trở nên quyến rũv.v đã bị chôn vùi trong quá trình đô thị hóa hoặc những khu vực tối tăm được hồi sinh cùng lúc với quy hoạch phát triển của thành phố. Thời điểm đó, cần tích cực thúc đẩy việc tái sử dụng nước thải đã qua xử lý. 5. Cải tạo dựa trên việc sử dụng hiệu quả đặc tính của không gian dòng sông Cải tạo không gian ven sông để tạo ra một thành phố nhộn nhịp, nhiều điểm hấp dẫn mới, cần phát triển hài hòa giữa ven sông với dòng sông dựa trên văn hóa, lịch sử, khí hậu, địa phương. Cần thiết phải xem xét tính pháp lý về quy định cho phép chiếm dụng và cấu trúc của dòng sông. (a) Hình thành tính thẩm mỹ cảnh quan ven sông Từ quan điểm phát triển đô thị, khu vực dọc theo dòng sông có tiềm năng hình thành cảnh quan quyến rũ, nên cần xem xét cảnh quan hệ thống cơ sở quản lý sông như bờ kè... Quy chế kiểm soát và hướng dẫn chiều cao, màu sắc, thiết kế...v.v, các tòa nhà trong khu vực ven dòng sông. Hơn nữa, hướng đến tạo lập một bộ mặt sông nước với cảnh quan, bố trí chiều rộng đường giao thông phải rộng hơn trước lúc chỉnh trang để tạo lối đi ven dòng sông trong thành phố. Vì lý do này, khi chỉnh trang cải tạo dòng sông được tích hợp với phát triển quy hoạch đô thị như điều chỉnh đất, điều chỉnh được thực hiện sao cho các không gian như đường phố và không gian xanh được duy trì càng nhiều càng tốt. Mặt nước trong vắt là một trong những yếu tố quan trọng khi đánh giá cảnh quan dòng sông. Vì vậy khuyến khích sự tham gia của người dân ở khu vực ven sông mỗi hộ gia đình sẽ giảm xả nước rác thải và thúc đẩy tổ chức làm sạch các dòng sông. (b) Thúc đẩy cải tạo dòng sông sử dụng hiệu quả văn hóa, thổ nhưỡng, lịch sử, địa phương Cần nỗ lực giới thiệu và bảo tồn những dòng sông có khả năng truyền tải được văn hóa, thổ nhưỡng, lịch sử, địa phương. Và khi tiến hành chỉnh trang cải tạo cần chú ý phải phù hợp với cảnh quan khu vực dọc sông. Thông qua những sự kiện giao lưu truyền thống địa phương, tổ chức sự kiện giao lưu truyền thống được thực hiện thông qua các dòng sông, việc chỉnh trang phát triển dòng sông được thực hiện để hỗ trợ các hoạt động này. Như vậy, điều quan trọng là phải xem xét không chỉ là môi trường tự nhiên mà còn những nội dung đa dạng, có chiều sâu về văn hóa của địa phương, nắm bắt những đặc trưng phản ánh văn hóa - xã hội, nghệ thuật. (c) Tạo sự sống động, hấp dẫn Thúc đẩy việc tổ chức các sự kiện, lễ hội sử dụng các không gian ven sông, xem xét việc thiết kế xây dựng đường đi dạo và không gian nghỉ ngơi vui chơi ven dòng sông để tăng sức hấp dẫn của thành phố, thu hút người dân và giúp hồi sinh khu vực tạo sức sống động. (d) Cải tạo dòng sông mới hài hòa với khu vực ven sông Sau khi kiểm tra cẩn thận tác động của việc kiểm soát lũ lụt, xây dựng tích hợp tòa nhà và bờ kè, dẫn nước vào khu vực dân cư, xây dựng tích hợp dòng sông với khu vực ven sông. Nhằm hình thành một không gian bờ sông hấp dẫn sử dụng hiệu quả không gian mặt nước. Ngoài ra, tại những khu vực mật độ cao, để sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai cải tạo tích hợp hồ điều tiết với dòng sông và công trình kiến trúc. 57 Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025 Mặt khác, không gian công cộng dọc theo sông là không gian rất có giá trị để cải thiện môi trường sông và tái thiết thành phố. Để giữ cho không gian công cộng ở khu vực ven sông vĩnh viễn tồn tại mặc dù bị hạn chế về mặt tài chính, nếu có thể nỗ lực đảm bảo đất công cộng càng nhiều càng tốt. (e) Sử dụng phương tiện giao thông thủy Thúc đẩy việc sử dụng vận tải đường sông để giảm giảm các tác động môi trường, diều tiết tắc nghẽn giao thông đường bộ trong thành phố. Vì lý do này, cần xem xét các biện pháp cải tạo, chỉnh trang cải thiện bến tàu như một nút với giao thông đường bộ. Ngoài ra, khi khẩn cấp cần có biện pháp sử dụng như lúc bình thường. Hơn nữa, để sử dụng mặt nước một cách thích hợp, thúc đẩy các biện pháp cấm tàu neo đậu bất hợp pháp. (f) Sử dụng cho hoạt động vui chơi, giải trí Tối ưu hóa việc sử dụng hiệu quả các đặc tính vốn có của dòng sông như một không gian tự nhiên quý giá còn sót lại trong thành phố, thúc đẩy việc chỉnh trang cải tạo không gian đi bộ và không gian mặt nước thân thiện, nhằm tăng cơ hội tương tác với nước. Ngoài ra, không gian mặt nước thân thiện, đẩy mạnh sử dụng hoạt động không gian giải trí dựa trên các đặc tính của dòng sông. (g) Cải tạo tích hợp với hệ thống hạ tầng đô thị Để thúc đẩy cải tạo phát triển hệ thống hạ tầng đô thị trong thành phố, sử dụng hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin, nước thải ngầm, không gian ngầm của các con sông được tạo ra liên tục bởi các kênh sông ngầm và đường hầm quản lý các dòng sông. Kênh Sibuya Tokyo 58 Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025 6. Giải pháp cải tạo toàn diện cho việc lập quy hoạch sử dụng hiệu quả các dòng sông Việc lập quy hoạch sử dụng hiệu quả các dòng sông sẽ ngày càng trở nên quan trọng hơn trong tương lai. Vì vậy, cần xem xét nhiều quan điểm khác nhau của dòng sông trong đô thị và phân chia thành các khu vực như lưu vực sông, ven sông và khu vực sông. Ngoài ra, từ quan điểm nâng cao tính hiệu quả trong việc thực thi quy hoạch, cần làm rõ quy hoạch cho các dòng sông trong thành phố. Về nguyên tắc, thiết kế cải tạo các dòng sông trong thành phố thì quyết định thuộc đồ án quy hoạch đô thị. Đặc biệt, tại các khu vực nội đô hiện tại bao gồm (khu vực tập trung dân số: DID), điều quan trọng là phải phối hợp các kế hoạch và dự án phát triển dòng sông đồng thời thực hiện với việc cải tạo phát triển các dự án đô thị. (a) Lập quy hoạch sử dụng hiệu quả các dòng sông Dòng sông là một cấu thành quan trọng của các thành phố và trong đồ án quy hoạch tổng thế dòng sông cũng phải được đóng vai trò tích cực trong nội dung đồ án. Quy hoạch dòng sông nhìn từ góc độ diện rộng, phương châm cải tạo chỉnh trang cơ bản dòng sông trên phạm vi cấp tỉnh được lập trên nền tảng của quy hoạch chung vùng đô thị với phương châm bảo tồn phái triển chỉnh trang. Ngoài ra, để sử dụng hiệu quả chức năng phòng chống thiên tai và chức năng môi trường là đặc tính của các dòng sông, liên kết với các cơ quan liên quan, cơ sở khác và dưới vai trò được phân chia thích hợp, vai trò của dòng sông được xác định trong các đồ án như quy hoạch phòng chống thiên tai địa phương và quy hoạch cơ bản mảng xanh. (b) Lập quy hoạch bờ sông Để chỉnh trang cải tạo và sử dụng các khu vực ven sông và dòng sông một cách tích hợp, điều quan trọng là phải phối hợp phương pháp sử dụng, phương pháp chỉnh trang điều chỉnh phù hợp thiết kế, cấu trúc hỗ trợ lẫn nhau để phát huy được đặc tính dòng sông. Vì lý do này, dựa trên Đồ án quy hoạch chung bao gồm phương châm bảo tồn phát triển cải tạo lập và điều chỉnh quy hoạch cải tạo dòng sông và đồng thời, địa phương cần lập quy hoạch dòng sông đảm bảo hiệu quả đặc tính dòng sông về môi trường, chức năng phòng chống thiên tai của dòng sông. Ý tưởng quy hoạch thiết kế ven sông đường cao tốc Hanshin - Osaka 59 Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025 7. Chia sẻ vai trò - Hợp tác công tư PPP Để thúc đẩy việc lập quy hoạch đô thị tích hợp dòng sông và khu vực ven sông, trước tiên nhà quản lý dòng sông, dân cư địa phương, chính quyền địa phương, dựa trên sự gắn kết mật thiết giữa các cơ quan hữu quan cần có phân chia chi phí cho phù hợp với mỗi vai trò đó được phát huy. Hơn nữa, khi tiến hành chỉnh trang cải tạo cấp địa phương không lập sổ tay mang tính thống nhất, mà căn cứ vào hiện trạng khu vực, tiến hành chỉnh trang dựa trên điều kiện có sẵn mà không bị gò bó, hạn chế bởi các sổ tay hướng dẫn. (a)Vai trò của địa phương Chính quyền địa phương là chủ thể lập quy hoạch nên việc nắm được nguyện vọng ý chí của dân cư địa phương là dễ nhất, và với vai trò là đơn vị chính lập quy hoạch để đề xuất ý tưởng quy hoạch sử dụng hiệu quả dòng sông cần sự hỗ trợ của nhà quản lý dòng sông. Ngoài ra, từ góc độ phát triển cộng đồng về mặt quản lý cải tạo dòng sông đô thị cần xem xét một hệ thống các chủ thể tham gia có thể chủ động đáp ứng vấn đề khi xảy ra tại địa phương. (b) Thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng Cần coi các con sông trong thành phố là không gian môi trường quen thuộc và cần tích hợp vào đồ án, cư dân địa phương không chỉ đơn thuần tham gia vào quy hoạch và đề xuất ý tưởng mà còn có quyền tự chủ và tham gia lập quy hoạch chung. Để đạt được điều đó, cần phải sự tương tác giữa người dân địa phương và dòng sông như sử dụng các dòng sông vào việc thiết lập một nơi giáo dục môi trường, cung cấp thông tin về các dòng sông như mức độ an toàn kiểm soát lũ hiện tại. Ngoài ra, cần có thế chể chính sách để cho người dân, cộng đồng có thể tham gia tích cực không chỉ ở giai đoạn lên ý tưởng và lập quy hoạch, mà cả ở giai đoạn duy trì quản lý cải tạo dòng sông. Ví dụ, đầu tiên xem xét việc cải tạo môi trường sinh học, bảo vệ chất lượng nước, sử dụng hiệu quả tham quan cho lĩnh vực giáo dục, quan hệ đối tác với người dân địa phương và tổ chức NPO và quản lý thông qua quan hệ đối tác bao gồm quan điểm học hỏi từ dòng sông. Hơn nữa, xem xét hỗ trợ giải pháp cho hoạt động giáo dục đào tạo nguồn nhân lực cần thiết cho việc lập quy hoạch tích hợp giữ dòng sông và quy hoạch chung và nội dung này thể hiện ý kiến của người dân địa phương được phản ánh trong đồ án quy hoạch. (c) Vai trò của người quản lý sông Để thúc đẩy lập quy hoạch đề xuất ý tưởng cho quy hoạch sử dụng hiệu quả dòng sông, các nhà quản lý sông cần tích cực cung cấp thông tin liên quan đến điều kiện sử dụng, lịch trình cải tạo, nội dung quy hoạch ý tưởng chỉnh trang dòng sông. Ngoài ra, tích cực hỗ trợ cư dân địa phương và các hoạt động của tổ chức NPO liên quan đến dòng sông và cung cấp thông tin có hệ thống bằng Internet (liên kết đến trang web, v.v.) và xuất bản trên các tạp chí, các phương tiện khác nhau. (d) Sự tham gia của các
Tài liệu liên quan