Mối liên quan giữa bệnh vẩy nến và hội chứng chuyển hóa

Đặt vấn đề: Vẩy nến (VN) là bệnh da thường gặp. Bệnh thường kèm theo các rối loạn kết hợp như hội chứng chuyển hóa (HCCH) (theo Love T.J. tỷ lệ này là 40%(7)) hay các yếu tố của hội chứng này và đây cũng chính là các yếu tố nguy cơ tim mạch và đột quỵ. Bệnh VN góp phần làm tăng gánh nặng cho gia đình và xã hội cũng như tăng nguy cơ tử vong chung. Mục tiêu: Xác định mối liên quan giữa bệnh VN với HCCH. Phương pháp: Nghiên cứu bệnh - chứng, trên 100 bệnh nhân (BN) VN và 100 người khỏe mạnh không mắc bệnh VN. Kết quả: BN VN có HCCH chiếm 38%. Trong đó, nam chiếm 65,8% và nữ chiếm 34,2%. BN VN có HCCH: tuổi > 40 là 81,6% và tuổi  40 là 18,4%. Tỷ lệ tái khởi phát bệnh VN tăng theo số yếu tố của HCCH. Tăng huyết áp, béo phì bụng, tăng triglyceride có liên quan độc lập với bệnh VN. BN VN có nguy cơ mắc HCCH gấp 3 lần so với người bình thường. Kết luận: 38% BN VN có kèm HCCH. BN VN có nguy cơ mắc HCCH gấp 3 lần người bình thường.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 293 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mối liên quan giữa bệnh vẩy nến và hội chứng chuyển hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Nội Khoa II 268 MỐI LIÊN QUAN GIỮA BỆNH VẨY NẾN VÀ HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA Trương Lê Anh Tuấn*, Lê Ngọc Diệp** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Vẩy nến (VN) là bệnh da thường gặp. Bệnh thường kèm theo các rối loạn kết hợp như hội chứng chuyển hóa (HCCH) (theo Love T.J. tỷ lệ này là 40%(7)) hay các yếu tố của hội chứng này và đây cũng chính là các yếu tố nguy cơ tim mạch và đột quỵ. Bệnh VN góp phần làm tăng gánh nặng cho gia đình và xã hội cũng như tăng nguy cơ tử vong chung. Mục tiêu: Xác định mối liên quan giữa bệnh VN với HCCH. Phương pháp: Nghiên cứu bệnh - chứng, trên 100 bệnh nhân (BN) VN và 100 người khỏe mạnh không mắc bệnh VN. Kết quả: BN VN có HCCH chiếm 38%. Trong đó, nam chiếm 65,8% và nữ chiếm 34,2%. BN VN có HCCH: tuổi > 40 là 81,6% và tuổi  40 là 18,4%. Tỷ lệ tái khởi phát bệnh VN tăng theo số yếu tố của HCCH. Tăng huyết áp, béo phì bụng, tăng triglyceride có liên quan độc lập với bệnh VN. BN VN có nguy cơ mắc HCCH gấp 3 lần so với người bình thường. Kết luận: 38% BN VN có kèm HCCH. BN VN có nguy cơ mắc HCCH gấp 3 lần người bình thường. Từ khóa: Vẩy nến, Hội chứng chuyển hóa ABSTRACT RELATIONSHIP BETWEEN PSORIASIS AND METABOLIC SYNDROME Truong Le Anh Tuan, Le Ngoc Diep * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 268 - 274 Background: Psoriasis is a common skin disease. Psoriasis is often accompanied by combination of disorders such as metabolic syndrome (according to Love TJ., this ratio is 40%) or by the elements of this syndrome which are also the main risk factors for cardiovascular disease and stroke. Psoriasis contributes to increasing a burden on families and society, and a risk of overall mortality as well. Objective: To determine the relationship between psoriasis and metabolic syndrome. Method: Case-control study on 100 patients with psoriasis and on 100 healthy people. Results: Psoriasis patients who have metabolic syndrome accounted for 38%. In particular, men accounted for 65.8% and women accounted for 34.2%. Psoriasis patients with metabolic syndrome: age >40 was 81.6% and age ≤40 was 18.4%. The rate of recurrent psoriasis is increased by factors of metabolic syndrome. Hypertension, obesity, or hypertriglyceridemia independently related with psoriasis. Psoriasis patients are at 3 times higher risk for metabolic syndrome than healthy people. Conclusions: 38% of psoriasis patients are related with metabolic syndrome. Psoriasis patients are at 3 times higher risk for metabolic syndrome than healthy people. Key words: Psoriasis, Metabolic syndrome * Bệnh viện Da Liễu TP.HCM ** Bộ môn Da Liễu-ĐHYD TP.HCM Tác giả liên lạc: TS. Lê Ngọc Diệp ĐT: 0938106969 Email: drngocdiep@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa II 269 ĐẶT VẤN ĐỀ VN là bệnh da thường gặp(3,10). Về mặt hình thái học bệnh biểu hiện với dạng mảng, giọt, đỏ da toàn thân, mụn mủ hoặc tổn thương móng. Bệnh nhẹ cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Dù điều trị thích hợp cũng chỉ giúp giảm tình trạng bệnh(6). Bệnh VN nặng làm tăng nguy cơ tử vong(4). BN VN thường kèm theo các rối loạn kết hợp như HCCH (theo Love T.J. tỷ lệ này là 40%(7)) hay các yếu tố của hội chứng này và đây cũng chính là các yếu tố nguy cơ tim mạch và đột quỵ có thể điều chỉnh được bằng lối sống giảm cân và vận động thể lực. Đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về HCCH trong nội khoa chung và trong bệnh lý tim mạch, đái tháo đường nói riêng(9). Cho tới nay, HCCH trong bệnh lý da liễu đặc biệt là bệnh VN đã có nhiều nghiên cứu ở ngoài nước trong khi đó ở trong nước chúng tôi chưa tìm thấy nghiên cứu nào tìm hiểu về vấn đề này. Mục tiêu nghiên cứu Xác định tỷ lệ BN VN có HCCH. Xác định mối liên quan giữa các yếu tố của HCCH và bệnh VN. ĐỐI TƯỢNG -PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu bệnh - chứng. Đối tượng nghiên cứu Chọn nhóm bệnh: BN VN điều trị ngoại trú tại BVDL Tp. HCM từ 07/2010 đến 05/2011. Chọn nhóm chứng: Những người bình thường, không bị bệnh VN. Cỡ mẫu Áp dụng công thức của trường hợp nghiên cứu có 2 nhóm đối tượng, và mục tiêu nghiên cứu là kiểm định tỷ số số chênh với yếu tố nguy cơ chính là HCCH  n= 98,7; do đó mẫu nghiên cứu chúng tôi là 99 đối tượng cho mỗi nhóm bệnh và nhóm chứng. Tỷ số bệnh chứng là 1:1. Kỹ thuật chọn mẫu Không xác suất. Tiêu chuẩn chọn bệnh Nhóm bệnh: từ 18 tuổi trở lên, không có thai. Được chẩn đoán lâm sàng là bệnh VN và bị bệnh ít nhất 6 tháng. Đồng ý tham gia nghiên cứu. Nhóm chứng: từ 18 tuổi trở lên, không có thai. Không mắc bệnh VN và các bệnh da mạn tính (chàm, lupus ban đỏ, pemphigus, bọng nước dạng pemphigus). Thu thập số liệu Làm bệnh án theo mẫu, đáp ứng tiêu chuẩn chọn mẫu. Chỉ định các xét nghiệm. Khám lần 2: Sau khi có kết quả xét nghiệm. HCCH: khi có ít nhất 3 trong 5 thành tố của NCEP ATP III 2004 điều chỉnh cho người Châu Á - Thái Bình Dương. Xử lý dữ liệu Phần mềm SPSS 18.0. Các giá trị phân tích ở mức ý nghĩa p <0,05. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng Tiền sử bệnh da khác ở nhóm bệnh VN Chỉ có 1% đối tượng có tiền sử bản thân mắc bệnh da mạn tính và 10% đối tượng có tiền sử gia đình mắc bệnh VN, tương tự kết quả của Al- Mutari N (12,9%)(1). Tiền sử bệnh VN Khởi phát bệnh VN nhỏ nhất là 7 tuổi, lớn nhất là 63 tuổi, trung bình là 35,8 tuổi. Tương tự kết quả của Augustin M(2).Thời gian mắc bệnh ngắn nhất là 0,5 năm, dài nhất là 30 năm, trung bình là 8,3 năm. Tiền sử tập thể dục Nhóm VN có tập thể dục chiếm 25%, thấp hơn so với nhóm chứng (chiếm 30%), sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (YNTK). Tiền sử hút thuốc lá Tỷ lệ người hút thuốc lá ở nhóm VN chiếm 21% lớn hơn nhóm chứng (chiếm 11%), sự khác biệt này có ý YNTK. Tiền sử uống rượu Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Nội Khoa II 270 Nhóm chứng có 9% đối tượng uống rượu, cao hơn nhóm VN (chiếm 7%), sự khác biệt này không có YNTK. Phân bố bệnh VN theo mức độ nặng PHAÂN BOÁ BEÄNH VAÅY NEÁN THEO MÖÙC ÑOÄ NAËNG 65 26 9 0 20 40 60 80 nheï trung bình naëng T y û l e ä(% ) Biểu đồ 1: Phân nhóm bệnh VN theo mức độ nặng Nhận xét: Trong nhóm bệnh VN, có 65% mức độ nhẹ (PASI <10), 26% mức độ trung bình (TB) (PASI 10-20) và 9% mức độ nặng (PASI >20). Trong khi đó, theo tác giả Lê Minh Phúc(8) nhóm bệnh VN mức độ TB chiếm tỷ lệ nhiều nhất (70%), cao hơn nghiên cứu này (26%) rất nhiều, tiếp đến là nhóm bệnh nhẹ chỉ chiếm 30% và không có trường hợp VN nặng nào. Điều này có thể lý giải do hai đề tài được tiến hành ở hai thời điểm khác nhau, cỡ mẫu khác nhau và phải chăng có thể còn có yếu tố khác (chẳng hạn như theo mùa) tác động đến kết quả. Đặc điểm của hcch ở nhóm vn Tỷ lệ HCCH ở nhóm VN TYÛ LEÄ BEÄNH NHAÂN VAÅY NEÁN COÙ HCCH 38,00% 62,00% Coù Khoâng Biểu đồ 2: Tỷ lệ BN VN có HCCH Nhận xét: Nhóm BN VN, có 38 trường hợp có HCCH (chiếm 38%), và 62% trường hợp không có HCCH. Theo y văn, HCCH và các yếu tố trong HCCH có liên hệ rõ ràng với bệnh VN. Thậm chí có tác giả đề nghị đưa VN vào như là một thành phần của HCCH. Nghiên cứu của tác giả Love T.J. cho thấy tỷ lệ lưu hành của HCCH ở BN VN là 40%(7), trong khi đó theo tác giả Gisondi P. tỷ lệ này là 30,6%(5). Tuổi khởi phát và thời gian mắc bệnh VN theo HCCH Tuổi khởi phát bệnh VN TB ở nhóm có HCCH là 44,32 tuổi, cao hơn nhóm không có HCCH (30,65 tuổi) và sự khác nhau này có YNTK. Không có khác nhau có YNTK về thời gian mắc bệnh VN TB giữa 2 nhóm có và không có HCCH (lần lượt là 7,9 so với 8,5 năm). Tỷ lệ HCCH theo nhóm tuổi ở nhóm VN Nhóm tuổi >40 có HCCH chiếm 81,6% cao hơn nhóm tuổi ≤40 có HCCH (18,4%), sự khác nhau này có YNTK. Tỷ lệ HCCH theo giới tính ở nhóm VN 25 trường hợp nam có HCCH (chiếm 65,8%) cao hơn nữ (13 trường hợp, chiếm 34,2%), sự khác nhau này không có YNTK. Tỷ lệ HCCH theo thể lâm sàng ở nhóm VN Bảng 1: Tỷ lệ HCCH theo thể lâm sàng VN Thể lâm sàng HCCH Tổng cộng Có, n (%) Không, n (%) Mảng 29 (36,3) 51 (63,7) 80 (80) Khớp 9 (47,4) 10 (52,6) 19 (19) Mủ 0 (0,0) 1 (100) 1 (1) Tổng cộng 38 (38,0) 62 (62,0) 100(100) Nhận xét: VN mảng chiếm tỷ lệ cao nhất 80% (36,3% có HCCH và 63,7% không có HCCH). Tiếp đến là VN khớp chiếm 19% (47,4% có HCCH và 52,6% không có HCCH). Chỉ có 1 đối tượng là VN mủ và không có HCCH. Không có sự khác biệt có YNTK về tần suất mắc HCCH ở các thể lâm sàng của bệnh VN. Tại Nhật, kết quả nghiên cứu của Takahashi H. có kết quả VN mảng chiếm tỷ lệ 83,6%(12), tương tự như nghiên cứu chúng tôi. Tuy nhiên thấp hơn trong nghiên cứu của Gisondi P. (96,3%)(5). Điều này có thể do khác nhau trong cách phân loại bệnh. Trong khi đó, tỷ lệ VN khớp trong nghiên cứu của Takahashi H. là 6,6% thấp hơn nghiên cứu này (VN khớp là 19%). Trong đó, 47,4% có HCCH và 52,6% không có HCCH. Ngược lại, Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa II 271 theo Raychaudhuri S.K. BN VN khớp có HCCH chiếm 58,1% cao hơn kết quả nghiên cứu này(11). Tỷ lệ HCCH theo mức độ nặng của bệnh ở nhóm bệnh VN Bảng 2: Phân bố HCCH theo mức độ nặng bệnh VN Mức độ nặng HCCH Tổng cộng n (%) Có, n (%) Không, n (%) Nhẹ 19 (29,2) 46 (70,8) 65 (65) Trung bình 13 (50) 13 (50) 26 (26) Nặng 6 (66,7) 3 (33,3) 9 (9) Tổng cộng 38 (38,0) 62 (62,0) 100 (100) Nhận xét: Nhóm VN nhẹ, 29,2% có HCCH và 70,8% không có HCCH. Nhóm VN trung bình, 50% có HCCH và 50% không có HCCH. Nhóm VN nặng, 66,7% có HCCH và 33,3% không có HCCH. Sự khác biệt này có YNTK. Như vậy, nhóm BN VN mức độ nặng và TB có HCCH với tỷ lệ (lần lượt là 66,7% và 50%) cao hơn so với BN VN mức độ nhẹ (29,2%). Trị số TB của một số yếu tố lâm sàng ở nhóm VN và nhóm chứng Bảng 3: Trị số TB của một số yếu tố lâm sàng Các yếu tố Nhóm X ± SD p BMI (kg/m 2 ) Chứng 21 ± 2,57 <0,05 VN 23,4 ± 3,73 Vòng bụng (cm) Nam Chứng 82,3 ± 7,63 <0,05 VN 90,2 ± 9,54 Nữ Chứng 76,18 ± 7,03 <0,05 VN 86,5 ± 9,46 HATT (mmHg) Chứng 115,8 ± 7,06 <0,05 VN 128,6 ± 16,43 HATTr (mmHg) Chứng 72,6 ± 6,49 <0,05 VN 78,5 ± 11,01 Nhận xét: BMI TB của nhóm VN là 23,4 ± 3,73 (kg/m2) cao hơn nhóm chứng (21 ± 2,57 kg/m2) và sự khác biệt này có YNTK. Chỉ số vòng bụng TB ở nam, nhóm VN là 90,2 ± 9,54 (cm), cao hơn nhóm chứng (82,3 ± 7,63 cm); ở nữ, nhóm VN là 86,5 ± 9,46 (cm), cao hơn so với nhóm chứng (76,18 ± 7,03 cm) và ở cả hai giới đều có sự khác biệt có YNTK. Chỉ số HATT TB ở nhóm VN là 128,6 ± 16,43 (mmHg), cao hơn so với nhóm chứng (115,8 ± 7,06 mmHg) và khác biệt này có YNTK. Chỉ số HATTr. TB ở nhóm VN là 78,5 ± 11,01 (mmHg) cao hơn so với nhóm chứng (72,6 ± 6,49 mmHg), sự khác biệt này có YNTK. Trị số PASI TB ở BN VN theo HCCH Nhận xét: Ở nhóm VN mắc HCCH có PASI TB là 11,9 ± 6,62 cao hơn nhóm không mắc HCCH (8,7 ± 4,50) và sự khác nhau này có YNTK. Trị số TB của một số yếu tố cận lâm sàng ở nhóm VN và nhóm chứng Bảng 4: Trị số TB của các yếu tố của HCCH Các yếu tố Nhóm X ± SD p Cholesterol (mg/dL) Chứng 204,4 ± 146,80 0,446 VN 221,7 ± 172,81 HDL-C (mg/dL) Chứng 59,8 ± 45,24 0,401 VN 55,7 ± 18,27 LDL-C (mg/dL) Chứng 137,9 ± 46,50 0,627 VN 128,6 ± 39,36 Triglyceride (mg/dL) Chứng 153,2 ± 136,66 0,098 VN 190,7 ± 179,45 Đường máu lúc đói (mg/dL) Chứng 98,5 ± 14,80 0,069 VN 103,7 ± 24,59 Nhận xét: Không có sự khác biệt có YNTK về các yếu tố Cholesterol, HDL-C, LDL-C, triglyceride, đường máu lúc đói giữa nhóm VN và nhóm chứng. Liên quan giữa hcch và bệnh VN Ảnh hưởng của giới tính lên liên quan giữa HCCH và bệnh VN Nữ giới, nhóm VN có HCCH chiếm 27,7% cao hơn nhóm chứng (chiếm 18,4%), sự khác biệt này không có YNTK. Nam giới, nhóm VN có HCCH chiếm 47,2% cao hơn nhóm chứng (23,5%), sự khác biệt này có YNTK. Ảnh hưởng của tuổi lên liên quan giữa HCCH và bệnh VN Nhóm tuổi ≤40, nhóm VN có HCCH chiếm 16,7% cao hơn nhóm chứng (chiếm 13,2%), sự khác biệt này không có YNTK. Nhóm tuổi >40, nhóm VN có HCCH chiếm 53,4% cao hơn nhóm chứng (chiếm 25,8%) và sự khác biệt này có YNTK. Ảnh hưởng của nơi cư trú lên liên quan giữa HCCH và bệnh VN Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Nội Khoa II 272 Đối tượng sống ở nông thôn, nhóm bệnh VN có HCCH chiếm 42,9% cao hơn nhóm chứng (23,5%), sự khác biệt này không có YNTK. Ở các đối tượng sống ở thành thị, nhóm bệnh VN có HCCH chiếm tỷ lệ 36,1% cao hơn nhóm chứng (19,7%), sự khác biệt này có YNTK. Ảnh hưởng của học vấn lên liên quan giữa HCCH và bệnh VN Đối tượng học vấn <12/12, nhóm VN có HCCH chiếm 43,3% cao hơn nhóm chứng (27,3%). Còn đối tượng có học vấn ≥12/12, nhóm VN có HCCH chiếm 30% cao hơn nhóm chứng (13,3%). Sự khác biệt này không có YNTK. Ảnh hưởng của dân tộc lên liên quan giữa HCCH và bệnh VN Nhóm dân tộc thiểu số, nhóm VN có HCCH chiếm 75% cao hơn nhóm chứng (60%), sự khác biệt này không có YNTK. Nhóm dân tộc kinh, nhóm VN có HCCH chiếm 36,5% cao hơn nhóm chứng (chiếm 18,9%) và sự khác biệt này có YNTK. Ảnh hưởng của nghề nghiệp lên liên quan giữa HCCH và bệnh VN Nhóm mất sức lao động, nhóm VN có HCCH chiếm 75% cao hơn nhóm chứng (26,3%), sự khác nhau này có YNTK. Nhóm lao động chân tay và trí óc, nhóm VN có HCCH lần lượt là 31,9% và 9,1% cao hơn nhóm chứng (lần lượt là 20,3% và 16,7%), sự khác biệt này không có YNTK. Liên quan giữa từng yếu tố của hcch với bệnh VN Tỷ lệ các yếu tố của HCCH ở hai nhóm VN và chứng Bảng 5: Tỷ lệ các yếu tố của HCCH Các yếu tố của HCCH Nhóm bệnh n, (%) Nhóm chứng n, (%) p Tăng huyết áp 43 (43) 8 (8) <0,05 Tăng vòng bụng 72 (72) 22 (22) <0,05 Giảm HDL-C 24 (24) 31 (31) 0,342 Tăng triglyceride 54 (54) 32 (32) <0,05 Tăng đường máu lúc đói 23 (23) 16 (16) 0,284 Nhận xét: Tỷ lệ yếu tố THA ở nhóm VN (chiếm 43%) cao hơn hẳn nhóm chứng (chiếm 8%). Tỷ lệ yếu tố béo phì bụng và tăng triglyceride ở nhóm VN đều cao hơn so với nhóm chứng (lần lượt là 72% so với 22% và 54% so với 32%), sự khác biệt của ba yếu tố này giữa nhóm VN và nhóm chứng đều có YNTK. Kết quả này tương tự kết quả của Gisondi P(5). Trong khi đó, yếu tố giảm HDL-C ở nhóm VN chiếm 24% thấp hơn nhóm chứng (chiếm 31%) và đường máu lúc đói có tỷ lệ cao ở nhóm VN (chiếm 23%) hơn nhóm chứng (chiếm 16%), sự khác biệt này không có YNTK. Liên quan giữa từng yếu tố của HCCH và bệnh VN Bảng 6: Tỷ số số chênh của từng yếu tố của HCCH ở bệnh VN Các yếu tố của HCCH Chưa hiệu chỉnh Sau hiệu chỉnh OR (KTC 95%) p OR (KTC 95%) p Huyết áp ≥ 130/85mmHg 8,675 (3,806 - 19,773) <0,00 1 16,874 (5,017 - 56,755) <0,001 Vòng bụng ≥ 90cm (nam) hoặc ≥ 80cm (nữ) 9,117 (4,789 - 17,355) <0,00 1 13,339 (5,912 - 30,097) <0,001 Triglyceride ≥ 150mg/dL 2,495 (1,403 - 4,435) <0,01 2,877 (1,441 - 5,742) <0,001 Nhận xét: Chúng tôi không tính OR đối với yếu tố HDL-C và đường máu lúc đói vì chúng không có YNTK khi phân tích đơn biến. Khảo sát từng yếu tố riêng lẻ của HCCH ta thấy các yếu tố như THA, vòng bụng và triglyceride có mối liên quan với bệnh VN. Sau khi hiệu chỉnh các yếu tố giới, tuổi, dân tộc, học vấn, nơi cư trú, hút thuốc lá, uống rượu và tập thể dục thì mối liên quan này vẫn còn tồn tại có YNTK đối với 3 yếu tố trên.Trong khi đó theo Love T.J. chỉ có béo phì bụng và THA là có liên quan với bệnh vảy nến(7). Liên quan giữa BMI và mức độ nặng của bệnh VN Bảng 7: Liên quan giữa BMI và mức độ nặng bệnh VN Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa II 273 BMI (kg/m2) Mức độ nặng, n (%) Tổng cộng Nhẹ TB - nặng <23 34 (52,3) 10 (28,6) 44 (44) ≥23 31 (47,7) 25 (71,4) 56 (56) Tổng cộng 65 (100) 35 (100) 100 (100) Nhận xét: BMI ≥ 23, nhóm VN TB-nặng chiếm 71,4% cao hơn nhóm VN mức độ nhẹ (chiếm 47,7%), sự khác biệt này có YNTK với OR của BMI ≥ 23 là 2,742 (KTC 95% là 1,137 ± 6,612). Sau khi hiệu chỉnh với yếu tố tuổi và giới, chúng tôi có kết quả OR của BMI ≥23 là 2,646 (KTC 95% là 1,106 ± 6,333). Điều này có nghĩa là BN VN mức độ TB và nặng có nguy cơ bị BMI ≥ 23 kg/m2 gấp 2,6 lần so với BN VN mức độ nhẹ. Liên quan giữa số các yếu tố của HCCH và bệnh VN Bảng 8: Liên quan giữa số các yếu tố của HCCH và bệnh VN Số yếu tố của HCCH Nhóm bệnh n, (%) Nhóm chứng n, (%) Số chênh (Odds) p khuynh hướng 0 14 (14,0) 38 (38,0) <0,001 1 16 (16,0) 37 (37,0) 2,012 2 27 (27,0) 8 (8,0) 2,012 2 3 27 (27,0) 14 (14,0) 2,012 3 4 15 (15,0) 1 (1,0) 2,0124 5 1 (1,0) 2 (2,0) 2,0125 Nhận xét: Kết quả phân tích chỉ ra rằng có sự khác biệt có YNTK về số yếu tố của HCCH giữa 2 nhóm bệnh và chứng (p < 0,001). Đặc biệt, tỷ lệ bệnh tăng theo số yếu tố HCCH (từ 0 đến 3), kiểm định tính khuynh hướng cũng có kết quả p<0,001. Ở những đối tượng mắc HCCH thì nhóm có 3 yếu tố chiếm tỷ lệ cao nhất và ở những đối tượng không mắc HCCH thì nhóm có 1 hoặc 2 yếu tố chiếm tỷ lệ nhiều nhất (lần lượt là 38% và 37%). Kết quả này tương tự với Love TJ(7). Liên quan giữa HCCH và bệnh VN 38 62 21 79 0 25 50 75 100 T y û leä (% ) Vaûy neán Chöùng TYÛ LEÄ HCCH ÔÛ NHOÙM BEÄNH VAÛY NEÁN VAØ NHOÙM CHÖÙNG HCCH K. coù HCCH Biểu đồ 3: Liên quan giữa HCCH và bệnh VN Nhận xét: Nhóm VN có 38% trường hợp có HCCH, trong khi đó nhóm chứng chỉ có 21% trường hợp có HCCH, sự khác biệt này có YNTK. Tỷ số số chênh của bệnh VN trên nguy cơ mắc HCCH là 2,306 (KTC 95% là 1,230- 4,321) với mức ý nghĩa p<0,05. Sau khi hiệu chỉnh với các yếu tố như: tuổi, giới, dân tộc, nơi cư trú, nghề nghiệp và trình độ học vấn ta có tỷ số số chênh hiệu chỉnh của bệnh VN trên nguy cơ mắc HCCH là 3,012 (KTC 95% là 1,395-6,507) với mức ý nghĩa p<0,05. Điều này có nghĩa là BN VN có nguy cơ mắc HCCH gấp 3 lần so với người không có bệnh VN (trong nghiên cứu của Gisondi P. BN VN có nguy cơ mắc HCCH gấp 1,65 lần so với người không mắc VN)(5). KẾT LUẬN Tỷ lệ BN VN mức độ nhẹ, TB và nặng có HCCH lần lượt là 29,2%, 50% và 66,7%. Tỷ lệ BN VN có HCCH là 38%, trong đó nam 65,8% và nữ 34,2%. BN VN có HCCH: tuổi >40 là 81,6% và tuổi 40 là 18,4%. BN VN mức độ TB và nặng kèm thừa cân chiếm 44,6%. BN VN mức độ TB và nặng nguy cơ thừa cân gấp 2,6 lần so với BN VN mức độ nhẹ. Tỷ lệ tái khởi phát bệnh VN tăng theo số yếu tố của HCCH (từ 0 đến 3). THA, béo phì bụng, tăng triglyceride có liên quan độc lập với bệnh VN. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Nội Khoa II 274 BN VN có nguy cơ mắc HCCH gấp 3 lần so với người bình thường. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Al-Mutairi N., et al. (2010), “Comorbidities associated with psoriasis: an experience from the Middle East”, J Dermatol, 37 (2), pp. 146-55. 2. Augustin M., et al. (2008), “Disease severity, quality of life and health care in plaque-type psoriasis: a multicenter cross-sectional study in Germany”, Dermatology, 216 (4), pp. 366-72. 3. Azfar R.S. and J.M. Gelfand (2008), “Psoriasis and metabolic disease: epidemiology and pathophysiology”, Curr Opin Rheumatol, 20 (4), pp. 416-22. 4. Gelfand J.M., et al. (2007), “The risk of mortality in patients with psoriasis: results from a population-based study”, Arch Dermatol, 143 (12), pp. 1493-9. 5. Gisondi P., et al. (2007), “Prevalence of metabolic syndrome in patients with psoriasis: a hospital-based case-control study”, Br J Dermatol, 157 (1), pp. 68-73. 6. Gottlieb
Tài liệu liên quan