Mối liên quan giữa HbA1C và một số biến chứng mạch máu nhỏ trên bệnh nhân đái tháo đường

Mục tiêu: Khảo sát mối liên quan giữa chỉ số HbA1c với vận tốc dẫn truyền thần kinh ngoại biên, mức độ đạm niệu, độ lọc cầu thận trên bệnh nhân đái tháo đường tại Phòng khám Thận và Nội tiết – Bệnh viện Đại học Y Dược Tp.Hồ Chí Minh. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang phân tích. Kết quả: Qua khảo sát trên nhóm bệnh nhân đái tháo đường điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đại học Y Dược Tp.HCM, chúng tôi nhận thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa chỉ số HbA1c với sự gia tăng mức đạm niệu và suy giảm độ lọc cầu thận (P < 0,05). Trong khi đó, chúng tôi lại ghi nhận không có sự tương quan có ý nghia giữa HbA1c và các chỉ số dẫn truyền thần kinh ngoại biên. Kết luận: HbA1c là một chỉ số có giá trị trong việc theo dõi biến chứng thận do ĐTĐ, nhưng lại không có nhiều ý nghĩa trong đánh giá bệnh lý thần kinh ngoại biên ĐTĐ.

pdf7 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 288 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mối liên quan giữa HbA1C và một số biến chứng mạch máu nhỏ trên bệnh nhân đái tháo đường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Chuyên Đề Nội Khoa 134 MỐI LIÊN QUAN GIỮA HbA1C VÀ MỘT SỐ BIẾN CHỨNG MẠCH MÁU NHỎ TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Lê Quốc Tuấn*, Võ Thị Thiên Hương*, Nguyễn Thị Lệ* TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát mối liên quan giữa chỉ số HbA1c với vận tốc dẫn truyền thần kinh ngoại biên, mức độ đạm niệu, độ lọc cầu thận trên bệnh nhân đái tháo đường tại Phòng khám Thận và Nội tiết – Bệnh viện Đại học Y Dược Tp.Hồ Chí Minh. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang phân tích. Kết quả: Qua khảo sát trên nhóm bệnh nhân đái tháo đường điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đại học Y Dược Tp.HCM, chúng tôi nhận thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa chỉ số HbA1c với sự gia tăng mức đạm niệu và suy giảm độ lọc cầu thận (P < 0,05). Trong khi đó, chúng tôi lại ghi nhận không có sự tương quan có ý nghia giữa HbA1c và các chỉ số dẫn truyền thần kinh ngoại biên. Kết luận: HbA1c là một chỉ số có giá trị trong việc theo dõi biến chứng thận do ĐTĐ, nhưng lại không có nhiều ý nghĩa trong đánh giá bệnh lý thần kinh ngoại biên ĐTĐ. Từ khóa: HbA1c, đái tháo đường (ĐTĐ), vi đạm niệu. ABSTRACT THE CORRELATION BETWEEN HbA1C AND THE MICROVASCULAR COMPLICATIONS IN DIABETIC PATIENTS Le Quoc Tuan, Vo Thi Thien Huong, Nguyen Thi Le * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 134 - 140 Objective: To investigate of the correlation between HbA1c and peripheral nerve conduction velocity, level of proteinuria, glomerular filtration rate (GFR) in diabetic outpatients at the Nephrology and Endocrinology department of HCMC University Medical Center. Method: analysis cross-sectional study Results: The study found the significant strong correlation between HbA1c and level of proteinuria, glomerular filtration rate (P <0.05). Meanwhile, we found no correlation between HbA1c and peripheral nerve conduction indices. Conclusion: The HbA1c is a valuable indicator to monitor diabetic nephropathy, but it has not the important role in the evaluation of peripheral neuropathy. Key words: HbA1c, diabetes mellitus, microalbuminuria. ĐẶT VẤN ĐỀ Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh lý mạn tính, đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết do thiếu insulin tuyệt đối hoặc tương đối kèm theo các rối loạn về chuyển hóa glucid, lipid, protid(18). Theo Liên đoàn ĐTĐ Thế Giới (IDF), số người mắc ĐTĐ đang tăng nhanh ở nhiều nước trên toàn cầu, ước tính lên đến 552 triệu người vào năm 2030, và một nửa trong số đó chưa được phát hiện chẩn đoán. Riêng trong năm 2012 đã có 4,8 triệu người tử vong liên quan đến bệnh lý ĐTĐ(1). Tại Việt Nam, theo điều tra quốc  Bộ môn Sinh lý ĐHYD TPHCM Tác giả liên lạc: BS. Lê Quốc Tuấn ĐT: 01696929792 Email: tuan_lqc@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 135 gia của Tạ Văn Bình thực hiện vào năm 2008 thì ĐTĐ chiếm khoảng 5.7% dân số(4), được xếp vào nhóm quốc gia có tốc độ phát triển bệnh nhanh trong khu vực. Theo đó, tỷ lệ các biến chứng mạn tính gây nên bởi ĐTĐ cũng tăng đáng kể, trong đó hai biến chứng thường gặp nhất là biến chứng thận và biến chứng thần kinh ngoại biên. Tỷ lệ mới mắc của suy thận mạn giai đoạn cuối do ĐTĐ đã tăng gấp đôi trong vòng một thập kỷ qua, chiếm 45% các trường hợp cần phải điều trị thay thế thận tại Hoa Kỳ(5). Đây là một trong những biến chứng nghiêm trọng, làm tăng nguy cơ tử vong trên các bệnh nhân ĐTĐ. Chính vì vậy, ĐTĐ đã trở thành một gánh nặng cả về kinh tế lẫn tinh thần rất lớn cho toàn xã hội. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hữu Lành cho thấy tổng chi phí điều trị cho một đợt nhập viện nội trú trung bình là 5.271.201 VNĐ, trong đó chi phí y tế là 2.390.246 VNĐ(6). Chính những điều này đã đặt ra vấn đề cần thiết phải theo dõi chặt chẽ các biến chứng mạn tính ĐTĐ, đưa ra quyết định điều trị kịp thời, hiệu quả nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống, kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã cho thấy HbA1c có sự tương quan chặt chẽ với sự xuất hiện của các biến chứng mạch máu nhỏ trên bệnh nhân ĐTĐ(16,7,8). Tuy nhiên, tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào làm rõ vấn đề này một cách sâu sắc, vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm khảo sát mối liên quan giữa chỉ số HbA1c với vận tốc dẫn truyền thần kinh ngoại biên, mức độ đạm niệu, và độ lọc cầu thận trên bệnh nhân ĐTĐ. Bình thường, hemoglobin trong hồng cầu có vai trò vận chuyển khí oxy từ phổi đi khắp cơ thể, và khí carbonic từ các mô về lại phổi để thải ra ngoài. Hemoglobin có thể kết hợp một cách bền vững với glucose tạo thành glycohemoglobin (hay còn gọi là HbA1c) thông qua phản ứng Amadori (phản ứng ketoamin) giữa glucose và nhóm amin trên cả 2 chuỗi beta(9,10). HbA1c được tính bằng cách lấy phần trăm lượng glycohemoglobin A1c trên toàn thể lượng hemoglobin trong cơ thể. HbA1c phụ thuộc vào mức đường huyết, khi nồng độ glucoe trong máu càng cao thì sự tiếp xúc giữa glucose và hemoglobin càng lâu, phản ứng glycat hóa phân tử hemoglobin càng lan rộng. Phản ứng này xảy ra không thuận nghịch, không chịu sự xúc tác của enzym. Giá trị HbA1c nằm trong khoảng dưới 6,5% cho biết bệnh nhân có nồng độ đường huyết ổn định tốt trong 2-3 tháng trước. Ngược lại, nếu giá trị HbA1C cao hơn 7,5% thì phản ánh nồng độ đường huyết đã không được kiểm soát tốt trong 2-3 tháng qua(11). Như vậy, HbA1c là một công cụ rất hữu ích để đánh giá sự kiểm soát đường huyết trên bệnh nhân ĐTĐ. Bên cạnh đó, các nghiên cứu trên thế giới trong thời gian gần đây còn cho thấy HbA1C có thể giúp chẩn đoán bệnh ĐTĐ, cũng như xác định bệnh suất và tử suất của các biến chứng tim mạch trên các bệnh nhân đã được chẩn đoán(12). Chính vì thế, từ năm 2010, Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ (ADA) đã chấp nhận sử dụng chỉ số HbA1c trong chẩn đoán và sàng lọc bệnh ĐTĐ với sự đồng thuận của Uỷ ban các chuyên gia Quốc tế và Hiệp hội nghiên cứu ĐTĐ Châu Âu (EASD)(16). Ngoài hemoglobin, phản ứng Amadori cũng xảy ra với nhiều loại protein khác trong cơ thể, tạo thành các sản phẩm glycat hóa cuối cùng AGEs (advanced end glycation products)(8,9,3). Các phân tử AGEs là tác nhân rất quan trọng trong việc gây ra các biến chứng mạn tính của ĐTĐ. Phản ứng glycat hóa làm thay đổi cấu trúc của phân tử albumin, khiến nó không được thu nhận tại gan mà được đưa vào thành các mạch máu nhỏ nhanh hơn, gây xơ hoá cầu thận ở người bị ĐTĐ(8,9). Phân tử fibrin bị glycat hóa sẽ không được tiêu hủy bởi plasmin, do đó tích tụ tại các mô, làm ảnh hưởng đến quá trình đông máu(8). Phản ứng glycat hóa phân tử myelin đưa đến giảm vận tốc dẫn truyền thần kinh trong bệnh lý thần kinh ngoại biên ĐTĐ(8,3). Phản ứng glycat hóa màng tế bào bạch cầu làm giảm hoạt động của quá trình thực bào và các đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào đưa đến tình trạng dễ nhiễm trùng trên bệnh nhân ĐTĐ(8,9) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Chuyên Đề Nội Khoa 136 Như vậy, AGEs là một nhóm gồm nhiều hợp chất phức tạp khác nhau, nhưng hiện nay chỉ có thể đo lường được nồng độ huyết thanh của một số chất nhất định, điển hình là hemoglobin A1c. Điều này có nghĩa rằng khi HbA1C tăng cao trong máu thì đã có rất nhiều hợp chất độc hại khác được tạo ra trong cơ thể, có thể gây tổn thương nghiêm trọng lên các tế bào. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán đái tháo đường tại phòng khám Thận và Nội tiết – Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM từ tháng 05/2014 đến 09/2014. Tiêu chuẩn chọn vào Bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ theo tiêu chí của Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ (ADA) 2013: 1. HbA1C ≥ 6,5 % 2. Đường huyết đói ≥ 126 mg/dL (7,8mmol/L). 3. Đường huyết 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp glucose ≥ 200 mg/dL (11,1mmol/L). 4. Đường huyết bất kỳ ≥ 200 mg/dL (11,1mmol/L) kết hợp với triệu chứng điển hình của tăng đường huyết (tiểu nhiều, khát nhiều, gầy nhiều). Trong trường hợp bệnh cảnh không cấp tính hoặc không có mất bù chuyển hóa, cần lặp lại các tiêu chí (1), (2), (3) vào một ngày khác để xác định chẩn đoán. Tiêu chuẩn loại trừ Đang có bệnh hemoglobin đã được chẩn đoán, thiếu máu (Hb < 11,8 g/dL). BN không đồng ý tham gia nghiên cứu. Thiết kế nghiên cứu Cắt ngang phân tích Kỹ thuật chọn mẫu Liên tục không xác suất. Phương pháp thu thập số liệu Định lượng HbA1c theo phương pháp sắc ký lỏng cao áp HPLC bằng máy D10 của hãng BioRad; đo dẫn truyền thần kinh ngoại biên (gồm thời gian tiềm, biên độ điện thế, vận tốc dẫn truyền) ở các dây quay, giữa, trụ, chày, mác bằng máy đo điện cơ Neuro-MEP-Micro; đánh giá vi đạm niệu qua tỉ số ACR (albumin / creatinine) bằng máy Acon Mission U500; đánh giá độ lọc cầu thận dựa trên nồng độ creatinine huyết thanh theo 2 công thức MDRD (Modification of Diet in Renal Disease Study) và CKD-EPI (Chronic Kidney Disease Epidemiology Collaboration Study). - Công thức MDRD: eGFR (mL/ph/1,73m2 da) = 186 × (creatinine huyết thanh)-1.154 × (tuổi)-0.203 (Nhân với 0,742 nếu là nữ, nhân với 1,21 nếu là người da đen.) - Công thức CKD-EPI: eGFR = 141 x min(Cr/κ, 1)α x max (Cr/κ, 1)- 1.209 x 0,993Tuổi (Trong đó, κ là 0,7 cho nữ và 0,9 cho nam, α là -0,329 cho nữ và -0,411cho nam, min là giá trị nhỏ hơn giữa Cr/κ và 1, and max là giá trị lớn hơn giữa Cr/κ or 1. Nhân với 0,018 nếu là nữ, nhân với 1,59 nếu là người da đen) Xử lý số liệu Phần mềm STATA 10.0 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện tại phòng khám Thận – BV Đại học Y Dược TP.HCM từ tháng 05/2014 đến tháng 09/2014, số liệu ghi nhận trên 50 bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị ĐTĐ. Về phân bố giới tính của nhóm nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy tỉ lệ nam/nữ là 1:1. Thực hiện phép kiểm so sánh, chúng tôi không ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ mắc ĐTĐ ở 2 giới (P > 0,05). Kết quả của chúng tôi tương tự với nghiên cứu của tác giả Lê Quang Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 137 Cường(14); trong nghiên cứu này giới nam chiếm tỉ lệ 51%. Tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi là 60,2 ± 11,1 tuổi, đa số bệnh nhân trong độ tuổi > 40 (98,0%). Điều này đồng nghĩa với tần suất mắc ĐTĐ có xu hướng cao ở những bệnh nhân lớn tuổi, phù hợp với nhận định của nhiều tác giả trong và ngoài nước(18,7,13). BMI trung bình của nhóm nghiên cứu là 23,3 ± 2,3 kg/m2; phù hợp với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thy Khuê ở nhóm BN ĐTĐ tại phòng khám (23,70 ± 2,90)(16). Kết quả này có sự khác biệt với tác giả Dyck (30,7 ± 5,7)(15), điều này có thể là do sự khác biệt về thể trạng và chế độ dinh dưỡng ở các chủng tộc, quốc gia khác nhau. Đa số bệnh nhân ĐTĐ thuộc nhóm thừa cân-béo phì (66,0%). Điều này phù hợp với nhận định BMI tăng cao là một yếu tố nguy cơ của ĐTĐ típ 2, cho thấy vai trò của lối sống ít vận động và béo phì trong bệnh sinh ĐTĐ(7). Bảng 1: Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu Tổng cộng n = 50 Nam n=25 Nữ n=25 P Tuổi (năm) 60,2 ± 11,1 58,0 ± 10,0 62,3 ± 11,1 > 0,05 BMI (kg/m 2 ) 23,3 ± 2,3 23,1 ± 2,0 23,5 ± 2,6 > 0,05 Huyết áp tâm thu (mmHg) 133,0 ± 10,1 134,3 ± 8,7 131,6 ± 11,4 > 0,05 Huyết áp tâm trương (mmHg) 77,2 ± 6,4 78,0 ± 4,8 76,5 ± 7,6 > 0,05 Hemoglobin (g/dL) 12,4 ± 1,5 12,8 ± 1,8 12,0 ± 1,0 > 0,05 Đường huyết đói (mg/dL) 145,9 ± 56,8 136,2 ± 50,8 155,6 ± 61,7 > 0,05 HbA1c (%) 7,5 ± 0,9 7,4 ± 0,7 7,5 ± 1,1 > 0,05 Đường huyết tĩnh mạch lúc đói (8 giờ sau ăn) trung bình của nhóm nghiên cứu là 145,9 ± 56,8 mg/dL, thấp nhất là 60 mg/dL và cao nhất là 379 mg/dL. Có 38,0% BN có đường huyết ở mức kiểm soát tốt (dưới 120 mg/dL), 20% BN ở mức chấp nhận được (120-140 mg/dL), 42% BN có đường huyết ở mức kiểm soát kém (trên 140 mg/dL). Trong khi đó, tác giả Mai Thế Trạch ghi nhận mức đường huyết trung bình của bệnh nhân ĐTĐ ở nội thành TPHCM là 198 ± 15,0 mg/dL(2) cao hơn nghiên cứu của chúng tôi. Sự khác biệt này có thể do tỷ lệ các BN tuân thủ điều trị trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn. Bảng 2: So sánh giá trị trung bình của HbA1c qua các nghiên cứu Tác giả Cỡ mẫu (n) HbA1c trung bình (%) Dyck (16) 238 7,90 ± 1,6 C.Huang (17) 57 7,84 ± 1,21 J.Davies (18) 42 11,40 ± 2,10 Chúng tôi 50 7,5 ± 0,9 Mức HbA1c trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi là 7,5 ± 0,9 %, thấp nhất là 5,6%, cao nhất là đến 9,7%. Đa số BN có mức HbA1c trên 7,5% (52,0%). Kết quả này khá phù hợp với nghiên cứu của tác giả Dyck (7,90 ± 1,6)(15) và C.Huang (7,84 ± 1,21)(2). Mức HbA1c này thấp hơn nghiên cứu của tác giả J. Davies (11,40 ± 2,10) ghi nhận trên những bệnh nhân ĐTĐ đã có biến chứng thần kinh(17). Điều này là do những bệnh nhân tại phòng khám tuân thủ việc điều trị kiểm soát đường huyết tốt hơn và không phải tất cả bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi đều đã có biến chứng mạch máu nhỏ như trong nghiên cứu của tác giả J. Davies. Chúng tôi chia bệnh nhân thành 3 nhóm lần lượt có HbA1c < 6,5%; 6,5 – 7,4%; và ≥ 7,5% theo khuyến cáo điều trị của Hội Nội tiết Hoa Kỳ (ADA) 2013 và Hội Nội tiết Việt Nam 2009(16,11). Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm bệnh nhân kiểm soát đường huyết tốt (HbA1c < 6,5%) có mức đạm niệu tính từ tỷ số albumin/creatinine nước tiểu (ACR) là 138,9 ± 129,3 mg/g, nhóm bệnh nhân kiểm soát đường huyết trung bình (6,5% ≤ HbA1c < 7,5%) có tỷ số ACR là 498,7 ± 796,8 mg/g, còn nhóm bệnh nhân kiểm soát đường huyết kém (HbA1c≥ 7,5%) có tỷ số ACR lên đến 1019,5 ± 1549,4 mg/g. Sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê (P < 0,001). Như vậy, giá trị HbA1c có mối liên quan chặt chẽ với mức độ tiểu đạm trên bệnh nhân ĐTĐ. Chúng tôi ghi nhận nồng độ creatinine huyết thanh khác biệt có ý nghĩa giữa 3 nhóm bệnh nhân (P < 0,001). Dựa trên chỉ số creatinine huyết thanh, chúng tôi tính được hệ số thanh lọc creatinine theo công thức Cockcroft Gault, ước đoán độ lọc cầu thận theo 2 công thức MDRD và CKD-EPI. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Chuyên Đề Nội Khoa 138 Bảng 3: Liên quan giữa HbA1c và các đặc điểm về biến chứng thận ĐTĐ ở nhóm nghiên cứu Đặc điểm Giá trị HbA1c P < 6,5% 6,5 – 7,4% ≥ 7,5% Số ca 8 16 26 Creatinine huyết thanh (mg/dl) 0,9 ± 0,3 1,6 ± 1,2 2,1 ± 2,5 < 0,001 Hệ số Cockcroft Gault (mL/phút) 71,4 ± 17,8 59,8 ± 35,3 43,8 ± 25,2 > 0,05 GFR MDRD (mL/phút/1,73m 2 da) 78,3 ± 23,4 65,6 ± 42,5 50,1 ± 26,3 0,06 GFR CKD-EPI (mL/phút/1,73m 2 da) 76,9 ± 20,0 60,8 ± 31,8 49,8 ± 27,8 > 0,05 Tỷ số ACR albumin/creatinine (mg/g) 138,9 ± 129,3 498,7 ± 796,8 1019,5 ± 1549,4 < 0,001 Tiểu đạm đại thể (ACR ≥ 300 mg/g) 12,5% 31,3% 34,6% > 0,05 Suy thận mạn (GFR < 60 mL/phút) 12,5% 56,3% 61,5% < 0,05 Tuy nhiên, kết quả chúng tôi không ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa giữa 3 nhóm bệnh nhân trên. Điều này có thể là do cỡ mẫu trong nghiên cứu của chúng tôi chưa đủ lớn và chưa thực hiện đa trung tâm nên không thấy được mối liên quan giữa giá trị trung bình của HbA1c và độ lọc cầu thận (eGFR). Đa số bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi đều có mức eGFR cao, vì vậy chúng tôi quyết định chọn công thức CKD-EPI để tính độ lọc cầu thận ước đoán theo khuyến nghị của tác giả Jorien Willems và phân loại giai đoạn bệnh thận mạn theo KDOQI 2002, bệnh nhân được gọi là suy thận mạn khi có eGFR < 60/mL/phút/1,73m2 da(4). Chúng tôi nhận thấy nhóm bệnh nhân có mức HbA1c ≥ 7,5% có tỷ lệ suy thận mạn cao nhất (chiếm 61,5%, P < 0,05). Như vậy, bệnh thận mạn do ĐTĐ tiến triển đến giai đoạn càng muộn khi khả năng kiểm soát mức HbA1c của bệnh nhân càng kém. Do độ lọc cầu thận (tính theo công thức CKD-EPI) có phân phối bình thường nên chúng tôi tính hệ số Pearson (r) để so sánh sự tương quan giữa giá trị HbA1c với mức giảm eGFR. Kết quả cho thấy có sự tương quan nghịch có ý nghĩa ở mức trung bình giữa HbA1c với độ lọc cầu thận (r = -0,371; P < 0,01), trong khi không ghi nhận được sự tương quan này ở giá trị đường huyết đói trung bình (r = - 0,223; P > 0,05). Như vậy, rõ ràng chỉ số glycat hóa nội bào như HbA1c có ưu thế hơn trong việc đánh giá tốc độ suy giảm chức năng thận mạn tính ở các bệnh nhân ĐTĐ. Điều này chứng tỏ các protein nội bào bị glycat hóa rất rõ trên các bệnh nhân ĐTĐ có suy giảm chức năng thận, ủng hộ cho lý thuyết màng lọc cầu thận bị phá hủy bởi các sản phẩm glycat hóa cuối cùng (AGEs)(8,9). Do các biến số thời gian tiềm, biên độ, và vận tốc dẫn truyền của các dây thần kinh ngoại biên đều có phân phối bình thường nên chúng tôi tính hệ số Pearson (r) để thể hiện mối tương quan giữa HbA1c với các chỉ số dẫn truyền thần kinh ngoại biên. Bảng 4: Sự tương quan giữa HbA1c và các chỉ số dẫn truyền thần kinh vận động ngoại biên Dây thần kinh Chỉ số Bên R P TK giữa-vận động Thời gian tiềm T 0,113 > 0,05 P -0,062 > 0,05 Biên độ T -0,002 > 0,05 P 0,016 > 0,05 Vận tốc T -0,294 < 0,05 P -0,186 > 0,05 TK trụ-vận động Thời gian tiềm T 0,224 > 0,05 P 0,147 > 0,05 Biên độ T 0,104 > 0,05 P 0,246 0,08 Vận tốc T -0,172 > 0,05 P -0,189 > 0,05 TK chày Thời gian tiềm T -0,012 > 0,05 P 0,120 > 0,05 Biên độ T -0,077 > 0,05 P -0,224 > 0,05 Vận tốc T -0,088 > 0,05 P -0,017 > 0,05 TK mác sâu Thời gian tiềm T 0,169 > 0,05 P 0,344 < 0,05 Biên độ T -0,021 > 0,05 P -0,253 0,07 Vận tốc T -0,196 > 0,05 P -0,151 > 0,05 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 139 Chúng tôi không ghi nhận được sự tương quan có ý nghĩa thống kê giữa chỉ số HbA1c với thời gian tiềm, biên độ điện thế, và vận tốc dẫn truyền ở đa số các dây thần kinh vận động. Bảng 5: Sự tương quan giữa HbA1c và các chỉ số dẫn truyền thần kinh cảm giác ngoại biên Dây thần kinh Chỉ số Bên r P TK giữa-cảm giác Thời gian tiềm T 0,037 > 0,05 P -0,107 > 0,05 Biên độ T -0,149 > 0,05 P -0,079 > 0,05 Vận tốc T -0,155 > 0,05 P -0,038 > 0,05 TK trụ-cảm giác Thời gian tiềm T 0,218 > 0,05 P 0,097 > 0,05 Biên độ T -0,041 > 0,05 P -0,260 0,06 Vận tốc T -0,296 < 0,05 P -0,202 > 0,05 TK quay-cảm giác Thời gian tiềm T 0,039 > 0,05 P 0,026 > 0,05 Biên độ T 0,109 > 0,05 P 0,047 > 0,05 Vận tốc T 0,109 > 0,05 P -0,300 < 0,05 TK mác nông Thời gian tiềm T 0,134 > 0,05 P 0,179 > 0,05 Biên độ T 0,130 > 0,05 P -0,176 > 0,05 Vận tốc T -0,052 > 0,05 P -0,147 > 0,05 Chúng tôi không ghi nhận được sự tương quan có ý nghĩa thống kê giữa chỉ số HbA1c với thời gian tiềm, biên độ điện thế, và vận tốc dẫn truyền ở đa số các dây thần kinh cảm giác. Như vậy, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có mối liên hệ chặt chẽ giữa chỉ số HbA1c và biến chứng thận ĐTĐ thể hiện qua tình trạng tăng mức độ đạm niệu và suy giảm độ lọc cầu thận, nhưng lại chưa thấy có sự tương quan với biến chứng thần kinh ngoại biên qua đo dẫn truyền ở các dây giữa, trụ, quay, chày, mác nông, mác sâu. Điều này có thể là do tiến trình bệnh lý của các dây thần kinh ngoại biên còn chịu ảnh hưởng từ quá trình glycat hóa các protein ngoại bào, sự tạo thành các sản phẩm có tính thẩm thấu cao trong bao myelin như sorbitol, kích hoạt enzyme protein kinase C, chứ không chỉ phụ thuộc vào lượng protein bội bào bị glycat hóa(8,9). Vấn đề này đòi hỏi cần có những nghiên cứu với quy mô lớn hơn, và mở rộng so sánh HbA1c với các chỉ số đánh giá tình trạng glycat hóa khác như fructosamine, khoảng trống glycat hóa nhằm
Tài liệu liên quan