Mục tiêu: Khảo sát mối liên quan giữa nhóm máu ABO với các bệnh cảnh của bệnh nhiễm Dengue cấp ở trẻ
em.
Phương pháp: Mô tả cắt ngang.
Kết quả: Từ tháng 5/2009-5/2010 tại BV Bệnh Nhiệt Đới, chúng tôi tiến hành khảo sát nhóm máu ABO
trên 418 trường hợp được chẩn đoán nhiễm Dengue cấp (MAC-ELISA hoặc NS1 dương tính), trong đó có
51,4% có biểu hiện sốc. Trong nhóm sốc, nhóm máu B chiếm tỷ lệ cao nhất (41,4%) còn trong nhóm không sốc,
nhóm máu O chiếm tỷ lệ cao nhất (44,3%), p=0,01. Nhóm máu B có biểu hiện sốc nhiều hơn các nhóm khác B
(p=0,03), cũng như nhóm máu O biểu hiện ít sốc hơn nhóm khác O (P=0,00). Trong 65 trường hợp tái sốc, nhóm
máu B chiếm tỷ lệ cao nhất: 52,3%, và cũng khác biệt thống kê với các nhóm khác (p=0,03). Số bệnh nhân có tiểu
cầu < 50 000/ mm3ở nhóm máu A và B cao hơn ở nhóm O (p=0,00). Qua phân tích đa biến, nhóm máu A và B bị
sốc nhiều hơn nhóm máu O gấp 1,8 lần (p= 0,02 và p=0,00), cũng như 2 nhóm này có số bệnh nhân giảm tiểu
cầu nhiều hơn nhóm máu O.
Kết luận: Trong bệnh lý nhiễm Dengue, nhóm máu B có thể được xem là yếu tố liên quan bệnh nặng, còn
nhóm máu O lại là một yếu tố liên quan bệnh nhẹ.
6 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 258 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mối liên quan giữa nhóm máu ABO và bệnh nhiễm Dengue ở trẻ em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Nội Khoa II 120
MỐI LIÊN QUAN GIỮA NHÓM MÁU ABO VÀ BỆNH NHIỄM DENGUE
Ở TRẺ EM
Cao Thị Tâm*, Đông Thị Hoài Tâm**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát mối liên quan giữa nhóm máu ABO với các bệnh cảnh của bệnh nhiễm Dengue cấp ở trẻ
em.
Phương pháp: Mô tả cắt ngang.
Kết quả: Từ tháng 5/2009-5/2010 tại BV Bệnh Nhiệt Đới, chúng tôi tiến hành khảo sát nhóm máu ABO
trên 418 trường hợp được chẩn đoán nhiễm Dengue cấp (MAC-ELISA hoặc NS1 dương tính), trong đó có
51,4% có biểu hiện sốc. Trong nhóm sốc, nhóm máu B chiếm tỷ lệ cao nhất (41,4%) còn trong nhóm không sốc,
nhóm máu O chiếm tỷ lệ cao nhất (44,3%), p=0,01. Nhóm máu B có biểu hiện sốc nhiều hơn các nhóm khác B
(p=0,03), cũng như nhóm máu O biểu hiện ít sốc hơn nhóm khác O (P=0,00). Trong 65 trường hợp tái sốc, nhóm
máu B chiếm tỷ lệ cao nhất: 52,3%, và cũng khác biệt thống kê với các nhóm khác (p=0,03). Số bệnh nhân có tiểu
cầu < 50 000/ mm3 ở nhóm máu A và B cao hơn ở nhóm O (p=0,00). Qua phân tích đa biến, nhóm máu A và B bị
sốc nhiều hơn nhóm máu O gấp 1,8 lần (p= 0,02 và p=0,00), cũng như 2 nhóm này có số bệnh nhân giảm tiểu
cầu nhiều hơn nhóm máu O.
Kết luận: Trong bệnh lý nhiễm Dengue, nhóm máu B có thể được xem là yếu tố liên quan bệnh nặng, còn
nhóm máu O lại là một yếu tố liên quan bệnh nhẹ.
Từ khoá: Nhiễm Dengue, nhóm máu hệ ABO.
ABSTRACT
RELATION BETWEEN ABO BLOOD GROUPS AND DENGUE INFECTION IN CHILDREN
Cao Thi Tam, Dong Thi Hoai Tam
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 120 - 125
Objective: To investigate the relationship between ABO blood groups to the different clinical features of
Dengue infection in children.
Method: Cross sectional descriptive study.
Results: From May/2009 to May/2010, at the Hospital For Tropical Diseases, we have investigated ABO
blood group in 418 Dengue infected children confirmed by MAC ELISA or NS1 positivity, in which 51.4% had
shock syndrome. In the shock group, group B had the highest rate (41.4%), while blood group O was associated
with the non-shock group (44.3%), p=0.01. In the 65 cases having reshock episodes, the incidence of blood group B
was also highest (52.3%) statistically different from the other groups (p=0.03). Patients having platelets < 50 000/
mm3 was related with blood group B and A, more than group O (p=0.00). With multivariate analysis, blood group
A and B patients were likely to develop shock more than group O (odds ratio 1.8, p = 0.02 and 0.00), as well as
these 2 groups had more thrombocytopenic patients than group O.
Conclusion: In Dengue infection, blood group B was related to severe clinical features, while group O was
likely associated with mild disease.
* Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới. ** Đại học Y Dược TP HCM
Tác giả liên lạc: BS-CK2 Cao Thị Tâm ĐT: 0903992374
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa II 121
Key words: Dengue infection, ABO blood groups.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sốt xuất huyết Dengue (SXH-D) là bệnh
nhiễm trùng cấp tính, gặp với số lượng ngày
càng tăng ở nhiều quốc gia vùng nhiệt đới.
Những yếu tố dẫn đến bệnh cảnh nặng trong
SXH-D còn là những điểm chưa được biết rõ.
Phải chăng do type virus mắc phải, do tải lượng
virus, do tuổi của bệnh nhân, do yếu tố di
truyền của bệnh nhân? Yếu tố di truyền của ký
chủ đóng vai trò quan trọng trong việc xác định
tính dễ mắc bệnh nhiễm trùng ở người đã từng
được biết đến, trong đó nhóm máu ABO, hệ
thống HLA là một phần của hệ miễn dịch bẩm
sinh(7). Từ lâu, đã có khá nhiều tác giả khảo sát
về HLA ở nhiều nhóm dân tộc khác nhau
(Việtnam, Mã lai, Ấn độ, Trung hoa) để thấy ảnh
hưởng đa dạng và phức tạp của các typ HLA
lớp I hoặc HLA lớp II trong bệnh này(1,2,4,5,8). Tuy
nhiên, những công trình nào khảo sát về mối
liên quan giữa nhóm máu ABO với độ nặng nhẹ
của bệnh SXH-D vẫn còn ít. Và ở Việt Nam,
bệnh nhiễm Dengue nặng liên quan đến nhóm
máu nào? Nhóm máu nào dễ rơi vào sốc hơn,
nhóm máu nào dễ tái sốc hơn, nhóm máu nào
dễ bị xuất huyết hơn? Do vậy, mục tiêu nghiên
cứu được đưa ra như sau: Khảo sát mối liên
quan giữa nhóm máu ABO với các bệnh cảnh
của bệnh nhiễm Dengue cấp ở trẻ em.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Với thiết kế mô tả cắt ngang, chúng tôi chọn
các trẻ dưới 15 tuổi, được chẩn đoán lâm sàng
nhiễm Dengue có huyết thanh chẩn đoán MAC-
ELISA Dengue dương tính hoặc NS1 dương
tính, thử nhóm máu ABO trong thời gian nhập
viện và phân loại theo độ nặng lâm sàng theo
phân độ của BYT 1997 vào ngày xuất viện.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
Trong 418 trường hợp đưa vo nghiên cứu,
Bệnh nhân nam chiếm tỉ lệ cao hơn bệnh nhân
nữ (60,5%), với tỉ lệ nam/nữ = 1,53. Tuổi trung
bình là 9,8 tuổi 3,1. Có 23% trẻ suy dinh
dưỡng. Trong các trẻ không suy dinh dưỡng có
20,8% trẻ dư cân. Phân chia các thể bệnh theo
phân loại của Bộ Y Tế 1997, chúng tôi thấy rằng
có 73 ca là Sốt Dengue, 120 ca là SXH độ I và II,
và 215 ca có sốc (51,4%), trong đó độ III cao hơn
độ IV (bảng 1).
Bảng 1: Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu.
Phân phối nhóm máu trong toàn mẫu
Sự phân bố của nhóm máu ABO trong toàn
mẫu như sau: máu AB hiện diện với tỷ lệ thấp
nhất: 20 ca (4,8%), kế đến là nhóm A (90 ca,
21%). Còn nhóm B (153 ca) và nhóm O (155 ca)
có tỷ lệ gần bằng nhau (36,6% và 37,1%) (bảng
2). Sự phân phối này có phải chăng là sự phân
phối tự nhiên trong cộng đồng? Theo số liệu của
tác giả Trần Văn Bé (1998), hoặc khảo sát trên
5543 người cho máu từ 1975 đến 1994 của cùng
tác giả, cũng như khảo sát trên người hiến máu
tình nguyện của tác giả Nguyễn Anh Trí (2010),
nhóm máu AB vẫn là nhóm máu ít gặp nhất ở
Việt Nam (thay đổi từ 4,4 đến 6%) trong khi
nhóm máu O là nhóm thường gặp nhiều hơn
(thay đổi từ 43 đến 44%). Nhóm máu A (21,4
đến 22%) gặp ở tỷ lệ hơi thấp hơn máu B (29-
29,5%). Còn nếu so sánh với các bệnh nhân có
biểu hiện lâm sàng giống Dengue, nhưng không
chẩn đoán xác định là Dengue trong đợt khảo
sát này, thì nhóm máu O lại cao hơn hẳn (53,8%)
Đặc điểm mẫu Tần số Tỉ lệ %
Giới tính Nam
Nữ
253
165
60,5
39,5
Nhóm tuổi:< 6
6-9
≥ 10
38
144
236
9,1
34,5
56,4
Tình trạng dinhdưỡng
Suy dinh dưỡng
DD bình thường
Dư cân
96
235
87
23,0
56,2
20,8
Bệnh cảnh
Sốt Dengue
SXH độ I
SXH độ II
SXH độ III
SXH độ IV
73
13
117
200
15
17,5
3,1
28
47.8
3,6
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Nội Khoa II 122
trong nhóm này, còn nhóm máu B thì lại thấp
hơn so với nhóm Dengue. (Bảng 2)
Bảng 2: Phân phối nhóm máu trong nhóm Dengue
và không Dengue.
Nhóm máu
Nhiễm Dengue
(N=418) n (%)
Không Dengue
(N=52) n (%)
AB 20 (4,8) 2 (3,8)
A 90 (21,5) 13 (25)
B 153 (36,6) 9 (17,3)
O 155 (37,1) 28 (53,8)
Phân phối nhóm máu theo bệnh cảnh SXH
Nếu so sánh giữa nhóm Sốt Dengue và SXH
D, máu O chiếm tỷ lệ cao nhất 41,1% trong
nhóm Sốt Dengue, và ngược lại, trong SXHD
nhóm máu B chiếm tỷ lệ cao nhất 38%. Tuy
nhiên không có khác biệt giữa các nhóm máu
trong SD và SXHD (bảng 3).
Bảng 3: Phân bố nhóm máu ABO theo bệnh cảnh SD
và SXHD.
Nhóm
máu
Tần số
N=418
n (%)
Độ nặng
P SD
N=73 n (%)
SXHD
N=345 n (%)
AB 20 (4,8) 6 (8,2) 14 (4,1)
0,30
A 90 (21,5) 15 (20,5) 75 (21,7)
B 153 (36,6) 22 (30,1) 131 (38)
O 155 (37,1) 30 (41,1) 125 (36,2)
Mối liên quan giữa nhóm máu và tình
trạng sốc
Trong nhóm không sốc tỷ lệ của nhóm máu
O cao nhất (44.3%), trong nhóm sốc nhóm máu
B chiếm tỷ lệ cao nhất (41.4%), và tỷ lệ nhóm A
trong nhóm sốc cũng cao hơn (24,2%) trong
nhóm không sốc (18,7%). Với sự khác biệt thống
kê p=0,01, chúng tôi xem xét mối liên quan giữa
từng cặp nhóm máu với tình trạng sốc và nhận
thấy rằng tỷ lệ vào sốc của nhóm O chỉ có 41,9%,
thấp hơn tỷ lệ của nhóm khác O (57%), với
p=0,00. Bên cạnh đó, tỷ lệ vào sốc của nhóm B là
58,2% cao hơn tỷ lệ của nhóm khác B (47,5%) với
p=0.03 (bảng 4). Sự khác biệt thống kê này nhấn
mạnh nguy cơ vào sốc cao của nhóm máu B so
với nhóm máu khác B và nhóm máu O ít nguy
cơ vào sốc so với nhóm khác O.
Bảng 4: Mối liên quan của từng cặp nhóm máu với
tình trạng sốc.
Nhóm máu Tần số N
(%)
Sốc
p
Có (n,%) Không
(n,%)
B 153 (36,6) 89 (58,2) 64 (41,8)
0,036
Khác B 265 (63,4) 126 (47,5) 139 (52,5)
A 90 (21,5) 52 (57,8) 38 (42,2)
0,17
Khác A 328 (78,5) 163 (49,7) 165 (50,3)
O 155(37,1) 65 (41,9) 90 (58,1)
0,003
Khác O 263 (62,9) 150 (57,0) 113 (43)
AB 20 (4,8) 9 (45,0) 11 (55,0)
0,55
KhácAB 398 (95,2) 206 (51,8) 192 (48,2)
Với nghiên cứu tại Sri Lanka năm 2006(3) thì
tác giả Malavige lại cho rằng nhóm máu O
(chiếm 55,8% trong các trường hợp nhiễm
Dengue nặng) là một yếu tố nguy cơ nặng với
p=0,029; ở đây cách phân lọai độ nặng của
SXHD lại không đúng như phân lọai của
TCYTTG 1997 là SXHD nặng (có sốc) chỉ bao
gồm độ III và IV: Tác giả này lại xếp trẻ SXHD
độ II vào nhóm nặng, do đó kết quả nhận định
đã có thể bị sai lạc. Tác giả Malavige cũng chưa
đưa ra lý do giải thích tại sao nhóm máu O là
yếu tố nguy cơ nặng. So sánh với kết quả của tác
giả Kalayanarooj(6) nhóm máu O hiện diện nhiều
ở bệnh cảnh SD, hoặc SXHD độ I, độ II, tức là
bệnh cảnh nhẹ. Trong khi đó nhóm máu AB lại
hiện diện nhiều hơn ở SXHD độ III có ý nghĩa
thống kê nên tác giả này cho rằng nhóm máu
AB có thể là một yêu tố tiên lượng bệnh nặng.
Trong nghiên cứu của chúng tôi số trường hợp
nhóm máu AB không đủ nhiều để tìm thấy sự
khác biệt với nhóm O. Ngựơc lại nhóm B và
nhóm A là nhóm nguy cơ vào sốc nhiều hơn.
Phải chăng virus Dengue mang một kháng
nguyên có cấu trúc giống kháng nguyên A và
kháng nguyên B của nhóm máu A và B, nên khó
gây bệnh cho người mang máu O, do trong
huyết thanh người này đã có sẳn anti A và anti
B(7). Còn ở người máu AB lại không có anti A và
anti B, nên không có khả năng đề kháng với
bệnh nhiễm Dengue nặng, như gợi ý của tác giả
Kalayanarooj ? Để trả lời câu hỏi này, có lẽ cần
phải có những khảo sát sinh học phân tử về gen
của virus Dengue mới nắm được cấu trúc kháng
nguyên của tác nhân virus.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa II 123
Mối liên quan giữa nhóm máu và tình
trạng tái sốc
Trong 65 trường hợp tái sốc, nhóm B chiếm
tỷ lệ 52,3%, nhóm A và nhóm O ở mức thấp hơn
(23 và 21,5%). Những khác biệt này không có ý
nghĩa thống kê (p=0,14). Tuy nhiên, nếu so sánh
từng cặp các nhóm máu như nhóm O và khác O,
nhóm B và khác B, nhóm A và khác A, thống kê
cho thấy rằng nhóm B có tỷ lệ là 38,2%, khác biệt
có ý nghĩa với các nhóm khác B (p=0,03) (bảng 5)
Chúng tôi chưa có thể giải thích cơ chế của hiện
tượng này, tuy nhiên đây là một điều đáng lưu
ý trong quá trình điều trị trẻ SXH vào sốc.
Bảng 5: Mối liên quan giữa từng cặp nhóm máu với
tình trạng tái sốc.
Nhóm
máu
Tần số
N (%)
Tái sốc
p Có N=65
(n,%)
Không N=150
(n,%)
B 89 (41,4) 34 (38,2) 55(61,8)
0,03
Khác B 126(58,6) 31 (24,6) 95(75,4)
A 52 (24,2) 15 (28,8) 37(71,2)
0,80
Khác A 163(75,8) 50 (30,7) 113(69,3)
O 65 (30,2) 14 (21,5) 51(78,5)
0,06
Khác O 150(69,8) 51 (34,0) 99(66,0)
AB 9 (4,2) 2 (22,2) 7(77,8)
0,59
KhácAB 206(95,8) 63 (30,6) 143(69,4)
Mối liên quan giữa nhóm máu và tình
trạng xuất huyết
Tương tự với mức độ có xuất huyết hoặc
không xuất huyết hoặc mức độ xuất huyết ít
hoặc nhiều chúng tôi không thấy sự khác biệt
giữa các nhóm máu. Do đặc tính xuất huyết ở
trẻ em nhiễm Dengue không nhiều so với gười
lớn, hoặc mức độ xuất huyết chỉ biểu hiện bằng
tử ban ngoài da là chủ yếu (344 trường hợp,
được xếp là nhóm xuất huyết ít) nên chúng tôi
không ghi nhận được mối liên hệ với nhóm máu
ABO (bảng 6). Điều này có nên chăng cần thực
hiện ở người lớn bị SXHD để có thể có câu trả
lời.
Bảng 6: Mối liên quan giữa nhóm máu với tình
trạng xuất huyết.
Nhóm
máu
Xuất huyết
P Nhiều (N=5)
n (%)
Ít (N=344) n
(%)
Không
(N=69) n (%)
AB 0 15 (4,4) 5 (7,2)
0,31
A 1 (20) 71(20,6) 18(26,1)
B 4 (80) 126(36,6) 23(33,3)
O 0 132(38,4) 23(40,6)
Mối liên quan giữa nhóm máu và số lượng
tiểu cầu trong sốt xuất huyết
Để so sánh mức độ giảm tiểu cầu, chúng tôi
so sánh 2 nhóm: tiểu cầu < 50000/mm3 và nhóm
> 50000/mm3. Trong nhóm O, tỷ lệ bệnh nhân có
tiểu cầu ≥ 50000/mm3 đạt đến 47,9%, cao hơn tỷ
lệ bệnh nhân có tiểu cầu < 50000/mm3, chỉ có
31.4%. Nhóm A và nhóm B thì ngược lại: tỷ lệ có
tiểu cầu < 50.000/mm3 lại cao hơn (24,5% và
39,8%) so với tiểu cầu ≥ 50000/mm3 (16% và
30,6%), với sự khác biệt thống kê p=0,00. Có thể
nói rằng nhóm máu O đi đôi với các trường hợp
có tiểu cầu cao (bảng 7).
Bảng 7: Mối liên quan giữa nhóm máu và mức độ
giảm tiểu cầu.
Nhóm
máu
Nhóm tiểu cầu
p TC<50.000
(N=274) n (%)
TC≥50.000 (N=144) n
(%)
AB 12 (4,4) 8 (5,6)
0,00
A 67 (24,5) 23 (16)
B 109 (39,8) 44 (30,6)
O 86 (31,4) 69 (47,9)
Nhóm máu ABO và các yếu tố ảnh hưởng
đến độ nặng của bệnh
Các yếu tố ảnh hưởng lên tình trạng sốc
Nếu tìm hiểu xem có mối liên quan giữa các
yếu tố giới, tuổi, dinh dưỡng, nhóm máu với
tình trạng sốc (phân tích đa biến). Nhóm tuổi
thật sự có ảnh hưởng với việc vào sốc của trẻ:
Nếu chọn nhóm ≥10 làm tham chiếu (là nhóm
tuổi mà khuynh hướng vào sốc thấp hơn 2
nhóm kia), thì nhóm 6-9 tuổi vào sốc gấp 2,09
lần hơn (với p=0,00), và nhóm < 6 tuổi vào sốc
gấp 2,04 lần hớn (với p=0,05). Còn đối với các
nhóm máu: Nếu lấy nhóm máu O làm tham
chiếu vì nhóm máu O có biểu hiện vào sốc ít
hơn nhóm không O, thì nhóm B có nguy cơ vào
sốc cao hơn gấp 1,87 lần hơn (p=0,00) và nhóm
A cũng có nguy cơ gấp 1,82 lần hơn (p=0,02).
Vậy nhóm máu là một yếu tố có ảnh hưởng lên
tình trạng vào sốc của trẻ (bảng 8).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Nội Khoa II 124
Bảng 8: Các yếu tố liên quan đến tình trạng sốc
(phân tích đa biến).
Các yếu tố liên quan đến sốc OR KTC (95%) p
Tuổi <6 2,04 1,01-4,19 0,05
6-9 2,09 1,36-3,21 0,00
≥ 10 1
SDD Có 0,68 0,42-1,10 0,12
Không 1
Nhóm máu A 1,82 1,06-3,12 0,02
B 1,87 1,18-2,98 0,00
O 1
Các yếu tố ảnh hưởng lên tình trạng tái sốc
Phân tích đa biến cho thấy rằng nhóm máu,
tình trạng dinh dưỡng, sốt khi sốc không liên
quan đến tái sốc. Chỉ có yếu tố tuổi: nhóm tuổi <
6 tuổi có nguy cơ tái sốc đến 4,8 lần hơn so với
trẻ ≥ 10 tuổi (p=0,00) và nhóm từ 6-9 tuổi có
nguy cơ tái sốc 1,97 lần hơn so với trẻ ≥ 10t
(p=0,05) và ngày vào sốc: vào sốc sớm ngày 3-
ngày 4 có nguy cơ tái sốc đến 3,7 lần hơn so với
những ngày khác (p= 0,02) (Bảng 9).
Bảng 9: Các yếu tố liên quan đến tình trạng tái sốc
(phân tích đa biến).
Các yếu tố liên quan đến tái
sốc
OR KTC (95%) p
Tuổi <6 4,84 1,79-13,06 0,00
6-9 1,97 1,0 - 3,93 0,05
≥ 10 1
Nhóm máu A 1,46 0,59- 3,58 0,49
B 2,06 0,94- 4,51 0,07
O 1
Ngày vào sốc N3-4 3,73 1,62-8,61 0,02
N5 1,42 0,66-3,03 0,41
N6-7 1
Sốt khi vo sốc Có 1,93 0,84-4,43 0,12
Không 1
Các yếu tố ảnh hưởng lên mức độ giảm
tiểu cầu
Với phân tích đa biến, chỉ có một yếu tố
ảnh hưởng lên mức độ giảm tiểu cầu: đó là
nhóm máu A,B,O. Nếu lấy nhóm máu O làm
tham chiếu, thì nhóm máu B có nguy cơ có
giảm tiểu cầu gấp 1,92 lần (p=0,00), còn nhóm
A lại có nguy cơ giảm tiểu cầu gấp 2,24 lần
(p=0,00). Chúng tôi cho rằng điều này cũng
phù hợp với khuynh hướng vào sốc của các
nhóm máu (bảng 10).
Bảng 10: Các yếu tố liên quan đến mức độ giảm tiểu
cầu (đa biến).
Các yếu tố liên quan đến
giảm tiểu cầu
OR KTC (95%) P
Giới Nam 1,00 0,65-1,54 0,99
Nữ 1
Tuổi <6 1,81 0,80- 4,07 0,14
6-9 1,37 0,87- 2,15 0,17
≥ 10 1
Suy dinh dưỡng Có 0,64 0,39- 1,03 0,07
Không 1
Nhóm máu AB 1,14 0,43- 2,98 0,78
A 2,24 1,25- 3,99 0,006
B 1,92 1,19- 3,09 0,007
O 1
Qua phân tích đa biến, tìm hiểu mối liên
quan của nhóm máu ABO với ba biểu hiện nặng
của nhiễm Dengue là sốc, tái sốc và giảm tiểu
cầu, hiệu chỉnh với các yếu tố giới, tuổi, tình
trạng dinh dưỡng, chúng tôi nhận định được vai
trò của nhóm máu ở các bệnh cảnh này: Nhóm
máu A và B có nguy cơ vào sốc cao hơn nhóm
máu O. Nhóm máu A và B có mức độ giảm tiểu
cầu nhiều hơn nhóm máu O.
KẾT LUẬN
Sự phân bố của nhóm máu ABO trong
bệnh lý nhiễm Dengue ở trẻ em không khác
biệt nhiều với sự phân bố các nhóm máu
trong cộng đồng, Tuy nhiên, trong bệnh cảnh
SXHD: Nhóm B và nhóm A chiếm tỷ lệ cao
trong các trường hợp có sốc, khác biệt có ý
nghĩa thống kê với nhóm O (p= 0,03). Tính
riêng trong sốc, nhóm máu B chiếm tỷ lệ cao
hơn (52,3%) các nhóm máu khác (p=0,03).
Trong các trường hợp có giảm tiểu cầu: nhóm
máu O hiện diện cao ở các trường hợp tiểu
cầu ≥ 50 000/mm3 p= 0,004. Nhìn chung trong
bệnh lý nhiễm Dengue, nhóm máu B có thể
được xem là yếu tố liên quan đến bệnh nặng,
còn nhóm máu O lại là một yếu tố liên quan
bệnh nhẹ.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa II 125
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lafleur C, Granados.j, Vargas-Alacron.G, Ruiz-Morales.J,
Villarreal- Garza.C, Higuera.L, Hemandez-Pacheco.G, Ramos.C,
(2005)“ HLA-DR antigen frequencies in Mexican patients with
Dengue virus infection: HLA-DR4 as a possible genetic
resistance factor for Dengue hemorrhagic fever” Hum.Immunol;
63:1039-1044.
2. Loke H, Bethell.D.B, Phuong.C.X, Dung.M (2001) “Strong HLA
class I- restricted T cell responses in Dengue hemorrhagic fever: a
double-edged sword?”, J. Infect.Dis. 184:1369-1373.
3. Malavige GN, Ranatunga.P.K, Velathanthiri.V.G.N.S,
Fernando.S, Karunatilaka.D.H, Aaskov.J, Seneviratne.S.L (2006)
“Patterns of disease in Sri Lanka dengue patients” Arch Dis
Child; 91:396-400.
4. Nguyen Thi Phuong Lan, Mihoko Kikuchi, Vu Thi Que Huong,
Do Quang Ha (2008) “Protective and Enhancing HLA Alleles,
HLA-DRB1*0901 and HLA-A*24, for Severe Forms of Dengue
Virus Infection, Dengue Hemorrhagic Fever and Dengue” PLoS
Negl Trop Dis 2(10): e304.
5. Perez Paradoa, Y. Trujillo, Basanta (1987) “ Association of
Dengue hemorrhagic fever with the HLA system”, Haematologia
(Budap); 20: 83-87
6. Kalayanarooj SiripenGibbona, Robert V (2007) “Blood group AB
is associated with increased risk for severe Dengue disease in
secondary infections” The Journal of Infectious Disease ; 195: 1014-
7
7. Skripal' IG. (1996) “ABO system of blood groups in people and
their resistance to certain infectious diseases (prognosis)”
Mikrobiol Z ;58(2):102-8
8. Stephens.H.A, R. Klaythong, M. Sirikong, D.W.Vaughn, (2002)
“HLA-A and -B allele associations with secondary Dengue virus
infections correlate with disease severity and the infecting viral
serotype in ethnic Thais”, Tissue Antigens; 60:309-318