Mối liên quan giữa nhu cầu và yêu cầu điều trị răng miệng của học sinh 12 và 15 tuổi tại Thành phố Long Xuyên - Tỉnh An Giang

Mục tiêu: Xác định yêu cầu điều trị bệnh sâu răng và bệnh nha chu của phụ huynh và học sinh 12, 15 tuổi tại thành phố Long Xuyên - tỉnh An Giang, so sánh nhu cầu và yêu cầu điều trị; xác định mức độ thống nhất giữa nhu cầu và yêu cầu điều trị. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu cắt ngang mô tả gồm 1400 học sinh và 1400 phụ huynh (727 học sinh 12 tuổi và 673 học sinh 15 tuổi), với phương pháp chọn mẫu cụm phân tầng ngẫu nhiên nhiều bậc ở các trường trung học cơ sở TP Long Xuyên - An Giang. Từ kết quả của nghiên cứu “Tình hình sức khỏe răng miệng của học sinh 12, 15 tuổi tại thành phố Long Xuyên - tỉnh An Giang” đã ghi nhận nhu cầu điều trị (NCĐT ) bệnh sâu răng và bệnh nha chu (theo tiêu chí của WHO 1997), chúng tôi khảo sát yêu cầu điều trị (YCĐT) bệnh sâu răng và nha chu qua bảng câu hỏi tự điền dành cho phụ huynh và phỏng vấn trực tiếp dành cho học sinh. Kết quả: YCĐT bệnh sâu răng của học sinh 12 tuổi 33% và 15 tuổi 32,8%; YCĐT bệnh sâu răng cho con của phụ huynh học sinh 12 tuổi là 33,7% và phụ huynh học sinh 15 tuổi 35,5%. YCĐT nha chu ở học sinh 12 và 15 tuổi lần lượt là 46,5%; 55,6% và phụ huynh học sinh 12 tuổi là: 55,7% và 15 tuổi là 56,6%; YCĐT của học sinh lẫn phụ huynh đều thấp hơn NCĐT. Kết luận: Sự thống nhất giữa nhu cầu và yêu cầu điều trị của phụ huynh lẫn học sinh 12 & 15 tuổi tại TP Long Xuyên ở mức thấp. Nhìn chung, cả phụ huynh và học sinh chưa quan tâm chăm sóc răng miệng đúng mức, kiến thức về các bệnh răng miệng còn thấp.

pdf6 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 248 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mối liên quan giữa nhu cầu và yêu cầu điều trị răng miệng của học sinh 12 và 15 tuổi tại Thành phố Long Xuyên - Tỉnh An Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 79 MỐI LIÊN QUAN GIỮA NHU CẦU VÀ YÊU CẦU ĐIỀU TRỊ RĂNG MIỆNG CỦA HỌC SINH 12 VÀ 15 TUỔI TẠI TP LONG XUYÊN- TỈNH AN GIANG Phan Thị Trường Xuân*, Nguyễn Thị Kim Anh** TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định yêu cầu điều trị bệnh sâu răng và bệnh nha chu của phụ huynh và học sinh 12, 15 tuổi tại thành phố Long Xuyên - tỉnh An Giang, so sánh nhu cầu và yêu cầu điều trị; xác định mức độ thống nhất giữa nhu cầu và yêu cầu điều trị. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu cắt ngang mô tả gồm 1400 học sinh và 1400 phụ huynh (727 học sinh 12 tuổi và 673 học sinh 15 tuổi), với phương pháp chọn mẫu cụm phân tầng ngẫu nhiên nhiều bậc ở các trường trung học cơ sở TP Long Xuyên - An Giang. Từ kết quả của nghiên cứu “Tình hình sức khỏe răng miệng của học sinh 12, 15 tuổi tại thành phố Long Xuyên - tỉnh An Giang” đã ghi nhận nhu cầu điều trị (NCĐT ) bệnh sâu răng và bệnh nha chu (theo tiêu chí của WHO 1997), chúng tôi khảo sát yêu cầu điều trị (YCĐT) bệnh sâu răng và nha chu qua bảng câu hỏi tự điền dành cho phụ huynh và phỏng vấn trực tiếp dành cho học sinh. Kết quả: YCĐT bệnh sâu răng của học sinh 12 tuổi 33% và 15 tuổi 32,8%; YCĐT bệnh sâu răng cho con của phụ huynh học sinh 12 tuổi là 33,7% và phụ huynh học sinh 15 tuổi 35,5%. YCĐT nha chu ở học sinh 12 và 15 tuổi lần lượt là 46,5%; 55,6% và phụ huynh học sinh 12 tuổi là: 55,7% và 15 tuổi là 56,6%; YCĐT của học sinh lẫn phụ huynh đều thấp hơn NCĐT. Kết luận: Sự thống nhất giữa nhu cầu và yêu cầu điều trị của phụ huynh lẫn học sinh 12 & 15 tuổi tại TP Long Xuyên ở mức thấp. Nhìn chung, cả phụ huynh và học sinh chưa quan tâm chăm sóc răng miệng đúng mức, kiến thức về các bệnh răng miệng còn thấp. Từ khóa: nhu cầu điều trị (NCĐT), yêu cầu điều trị(YCĐT). ABSTRACT THE ASSOCIATION BETWEEN TREATMENT NEEDS AND DEMANDS IN ORAL HEALTH OF 12 AND 15 YEAR-OLD STUDENTS IN LONGXUYEN CITY, AN GIANG PROVINCE Phan Thi Truong Xuan, Nguyen Thi Kim Anh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 2 - 2013: 79 - 84 Objectives: To evaluate treatment demands of dental caries and periodontal disease demands among 12 and 15 year-old students and their parents in Long Xuyen city, An Giang province; to compare treatment needs and demands; to determine the agreement between treatment needs and demands. Subjects and method: Study design was cross-sectional 1400 students and 1400 parents (727 12 year-old students and 673 15 year-old students) were enrolled by randomized multi-stage stratified cluster sampling of Long xuyen city secondary schools. Treatment needs of dental caries and periodontal disease according to 1997 WHO criteria were collected from data of our previous study (Oral health of 12 year-old students and 15 year-old students in Longxuyen city). Treatment demands of dental caries and periodontal disease were recorded by prespecified questionnaire for parents and direct interview for students. *: Bệnh viện Mắt-TMH-RHM An Giang ** Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược TP.HCM Tác giả liên lạc: TS. Nguyễn Thị Kim Anh ĐT: 0902206163 Email:drkimanh@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 80 Results: Treatment demands of dental caries were 33% and 32.8% among 12 year-old and 15 year-old students respectively. Treatment demands of dental caries were 33.7% and 35.5% among parents of 12 year-old and 15 year-old students respectively. Treatment demands of periodontal disease were 46.5% and 55.6%; among 12 year-old and 15 year-old students respectively. Treatment demands of periodontal disease were 55.7% and 56.6% among parents of 12 year-old and 15 year-old students respectively. Conclusions: The agreement between treatment needs and demands was low. The knowledge and awareness of oral health of 12 and 15 year-old students and their parents in Long Xuyen city were low. Key words: Treatment need, treatment demand. MỞ ĐẦU Giáo dục nha khoa là một trong những nội dung của chương trình nha học đường mà TP Long Xuyên đã thực hiện và duy trì từ năm 1984 cho đến nay; giáo dục nha khoa cộng đồng cũng được thực hiện bằng nhiều hình thức như sinh hoạt chuyên đề trên truyền thanh, truyền hình, các buổi tọa đàm, các buổi sinh hoạt phụ huynh học sinh Với mong muốn xác định mức độ kiến thức cũng như sự quan tâm của người dân TP Long Xuyên đối với việc chăm sóc sức khỏe răng miệng để có thể thực hiện tốt các chương trình giáo dục Nha khoa, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Mối liên quan giữa nhu cầu và yêu cầu điều trị răng miệng của học sinh 12 và 15 tuổi tại TP Long Xuyên - Tỉnh An Giang” với các mục tiêu cụ thể như sau: 1. Xác định yêu cầu điều trị bệnh sâu răng và bệnh nha chu của phụ huynh và học sinh 12, 15 tuổi tại TP Long Xuyên - An Giang, so sánh nhu cầu và yêu cầu điều trị. 2. Xác định mức độ thống nhất giữa nhu cầu và yêu cầu điều trị. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Cắt ngang mô tả. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Tháng 2-4/ 2012, tại TP Long Xuyên. Đối tượng nghiên cứu Dân số mục tiêu Trẻ em 12-15 tuổi tại TP Long Xuyên. Dân số chọn mẫu Phụ huynh và học sinh 12 và 15 tuổi học tại các trường trung học cơ sở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang trong học kỳ II, năm học 2011-2012. Các học sinh được chọn là những học sinh tham gia nghiên cứu “Tình hình sức khỏe răng miệng của học sinh 12 & 15 tuổi tại Tp Long Xuyên - An Giang”, với sự tham gia của 1400 phụ huynh. Phương pháp chọn mẫu Cụm phân tầng ngẫu nhiên nhiều bậc . Số điểm (trường THCS) được chọn là 10, số phụ huynh & học sinh đạt tiêu chuẩn chọn mẫu ở tuổi 12 là 727 và 15 là 673. Tổng số mẫu được chọn là 1400 học sinh và 1400 phụ huynh. Phương tiện nghiên cứu - Kết quả về nhu cầu điều trị bệnh sâu răng và bệnh nha chu từ nghiên cứu “Tình hình sức khỏe răng miệng của học sinh 12, 15 tuổi tại thành phố Long Xuyên - tỉnh An Giang” . - Bộ câu hỏi dành cho học sinh gồm 15 câu, 3 phần: thông tin cá nhân, tự đánh giá về tình trạng răng miệng và YCĐT bệnh sâu răng & nha chu của cá nhân. - Bộ câu hỏi dành cho phụ huynh gồm 17 câu, 3 phần: thông tin cá nhân, tự đánh giá về tình trạng răng miệng của con và YCĐT bệnh sâu răng & nha chu cho con. Phương pháp nghiên cứu Phỏng vấn Để xác định yêu cầu điều trị bằng bộ câu hỏi. Bộ câu hỏi được soạn thảo dựa trên bộ câu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 81 hỏi dành cho các nghiên cứu về sức khỏe răng miệng của WHO (1997) (22), được thử nghiệm, sửa chữa và điều chỉnh trước khi đưa vào sử dụng trong nghiên cứu chính thức. Yêu cầu điều trị bao gồm: - YCĐT bệnh sâu răng: trám răng, điều trị tủy răng, nhổ răng, và có ≥ 2 yêu cầu. - YCĐT bệnh nha chu bao gồm: hướng dẫn VSRM và cạo vôi răng. So sánh nhu cầu và yêu cầu điều trị Theo tỉ lệ %. Xác định mức độ thống nhất giữa nhu cầu và yêu cầu điều trị Chúng tôi xác định mức độ thống nhất giữa nhu cầu và yêu cầu điều trị bằng chỉ số Kappa. Theo WHO 1997, các mức độ thống nhất (dựa theo chuẩn Kappa) (21) bao gồm: < 0,0001: Sự thống nhất quá thấp 0,0001 –0,20: Sự thống nhất thấp 0,2 - 0,40: Sự thống nhất tương đối thấp 0,41 – 0,60: Sự thống nhất trung bình 0,61 – 0,80: Sự thống nhất khá cao 0,81 – 0,100: Sự thống nhất cao Phương pháp xử lý số liệu Số liệu được mã hóa và được phân tích thống kê với phần mềm SPSS 16.0. Thống kê mô tả: tỉ lệ %, số trung bình ± độ lệch chuẩn. Thống kê suy lý: kiểm định χ2, t-test, phép kiểm Kappa. Các số liệu được chuẩn hóa về phân phối chuẩn bằng phương pháp logarit trước khi áp dụng các kiểm định t cho hai mẫu độc lập. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Đặc điểm mẫu nghiên cứu Mẫu nghiên cứu gồm: 727 học sinh 12 tuổi (355 nam, 372 nữ) và 673 học sinh 15 tuổi ( 320 nam, 353 nữ), tổng cộng là 1.400 học sinh tham gia nghiên cứu cùng 1400 phụ huynh Bảng 1. Phân bố tỉ lệ % học sinh theo trình độ học vấn của phụ huynh Phụ huynh Tuổi HS < Cấp II n ( %) Cấp II n ( %) ≥ Cấp III n ( %) Tổng n ( %) Bố 12 169(23,2) 242(33,3) 316(43,5) 727(100) 15 122(18,2) 238(35,4) 313(46,4) 673(100) Tổng 291(20,9) 480(34,3) 629(44,9) 1400(100) Mẹ 12 222(30,5) 261(35,9) 244(33,6) 727(100) 15 185(27,5) 264(39,2) 224(33,3) 673(100) Tổng 407(29,1) 525(37,5) 468(33,4) 1400(100) Đa số phụ huynh có trình độ học vấn từ cấp II trở lên (trình độ cấp II trở lên của bố chiếm > 79% và của mẹ là > 70% ). Đối với học sinh, tại TP Long Xuyên nhờ có chương trình nha học đường cho học sinh mẫu giáo và suốt 5 năm ở cấp tiểu học, hàng năm đều có những hội thi chăm sóc răng miệng ở cấp trường, cấp huyện/thị và cấp tỉnh được thực hiện như là một biện pháp tuyên truyền giáo dục nha khoa nên các em có kiến thức cơ bản về sức khỏe răng miệng. Vì vậy, việc trả lời bảng câu hỏi với đối tượng là học sinh cấp II và phụ huynh của các em là có thể tin cậy. Yêu cầu điều trị bệnh sâu răng Bảng 2. Phân bố tỉ lệ % học sinh 12 và 15 tuổi theo yêu cầu điều trị sâu răng Trám R n(%) ðT tủy n(%) Nhổ n(%) ≥ 2 NCðT n(%) Tổng n(%) p* χ2 12 tuổi T/thị(n=647) 117(18,2) 8(1,2) 55(8,5) 33(5,0) 213(32,9) p=0.035 N/thôn(n=80) 13(16,2) 3(3,8) 8(10,0) 3(3,8) 27(33,8) Tổng(n=727) 130(17,9) 11(1,5) 63(8,7) 36(4,9) 240(33,0) 15 tuổi T/thị (n=593) 115(19,4) 10(1,7) 35(5,7) 35(5,7) 195(33,9) p=0,021 N/thôn(n=80) 17(21,2) 0 5(6,2) 4(5,0) 26(32,5) Tổng(n=673) 132(19,6) 10(1,5) 40(5,9) 39(5,7) 221(32,8) Bảng 3. Phân bố tỉ lệ % học sinh 12 và 15 tuổi theo yêu cầu điều trị bệnh sâu răng của phụ huynh dành cho con em Trám R n(%) ðT tủy n(%) Nhổ n(%) ≥ 2 NCðT n(%) Tổng n(%) p* χ2 12 tuổi T/thị(n=647) 110(17,0) 20(3,1) 61(9,4) 34(5,3) 225(34,8) p=0,42 N/thôn(n=80) 11(13,8) 0 9(11,2) 0 20(25,0) Tổng(n=727) 121(16,6) 20(2,8) 70(9,6) 34(4,7) 245(33,7) 15 tuổi T/thị(n=593) 112(18,9) 9(1,5) 27(4,6) 57(9,6) 205(34,6) p=0,42 N/thôn(80) 22(27,5) 1(1,3) 4(5,0) 7(8,8) 33(41,3) Tổng(n=673) 134(19,9) 10(1,5) 31(4,6) 64(9,5) 239(35,5) Tỉ lệ YCĐT bệnh sâu răng của học sinh 12 tuổi là 33,0%; sự khác biệt giữa thành thị và nông Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 82 thôn có ý nghiã thống kê (p< 0,05). Tỉ lệ này ở học sinh 15 tuổi là 32,8%; khác biệt giữa thành thị và nông thôn không có ý nghĩa thống kê. Trong khi tỉ lệ YCĐT bệnh sâu răng của phụ huynh học sinh 12 tuổi cao hơn so với yêu cầu của con họ (33,7%) thì tỉ lệ YCĐT bệnh sâu răng của phụ huynh học sinh 15 tuổi khác biệt không có ý nghĩa so với YCĐT sâu răng của con em họ (35,5%). Tỉ lệ YCĐT tủy rất thấp ở cả học sinh lẫn phụ huynh, thậm chí là 0% ở học sinh 15 tuổi và phụ huynh học sinh 12 tuổi nông thôn. Tỉ lệ YCĐT sâu răng của học sinh và của phụ huynh 15 tuổi dành cho con em họ còn thấp hơn cả nhu cầu điều trị khẩn, điều này cho thấy sự thiếu quan tâm về sức khỏe răng miệng của cả hai đối tượng phụ huynh lẫn học sinh. Học sinh 15 tuổi là học sinh cuối cấp II, có lẽ vấn đề quan tâm hàng đầu là việc học hành nên sức khỏe răng miệng bị các em lẫn phụ huynh không chú trọng. Trong quá trình phỏng vấn chúng tôi cũng nhận thấy tâm lý sợ đau và ngại đi khám răng làm cho các em không có YCĐT bệnh sâu răng. Yêu cầu điều trị bệnh nha chu Bảng 4. Phân bố tỉ lệ % học sinh 12 và 15 tuổi theo yêu cầu điều trị nha chu HDVSRM n(%) Cạo vôi R, HDVSRM n(%) Tổng n(%) p* χ2 12 tuổi T/thị (n=647) 184(28,4) 103(15,9) 187(28,9) P=0,1 44 N/thôn(n=80) 34(42,5) 17(21,3) 51(63,8) Tổng (n=727) 218(30,0) 120(16,5) 338(46,5) 15 tuổi T/thị (n=593) 202(34,1) 110(18,5) 312(52,6) P<0,0 1 N/thôn(n=80) 58(72,5) 4(5,0) 62(77,5) Tổng(n=673) 260(38,7) 114(16,9) 374(55,6) Bảng 5. Phân bố tỉ lệ % HS 12&15 tuổi theo YCĐT bệnh nha chu của PHHS HDVSRM n(%) Cạo vôi R, HDVSRM n(%) Tổng n(%) p* χ2 12 tuổi T/thị(n=647) 256(39,6) 97(15,0) 353(54,6) p=0,008 N/thôn(n=80) 39(48,8) 12(15,0) 51(63,8) Tổng(n=727) 295(40,7) 109(15,0) 404(55,7) 15 tuổi T/thị(n=593) 210(35,4) 107(18,0) 317(53,5) p<0,01 N/thôn(n=80) 49(61,3) 15(18,7) 64(80,0) Tổng(n=673) 259(38,5) 122(18,1) 381(56,6) Tỉ lệ YCĐT bệnh nha chu của học sinh 12 tuổi là 46,5% và 15 tuổi là 55,6%; học sinh nông thôn có YCĐT (77,5%) cao hơn thành thị (52,6%) có ý nghĩa thống kê (p < 0,01) nhưng YCĐT của học sinh nông thôn đa số là HDVSRM (72,5%). Tương tự, YCĐT bệnh nha chu của phụ huynh học sinh 12 tuổi là 55,7% và 15 tuổi là 56,6%; yêu cầu được hướng dẫn vệ sinh răng miệng của phụ huynh nông thôn cao hơn thành thị. Nhà cách xa các cơ sở nha khoa cùng tâm lý ngại mất thời gian chờ đợi, ngại các khoản chi phí điều trị làm giảm yêu cầu lấy vôi răng của học sinh lẫn phụ huynh dành cho con em họ. So sánh NCĐT và YCĐT bệnh sâu răng và bệnh nha chu của học sinh 12 và 15 tuổi tại TP Long Xuyên và của bố mẹ học sinh dành cho con em họ Bảng 6. So sánh nhu cầu và YCĐT bệnh sâu răng Học sinh 12 tuổi Học sinh 15 tuổi ðiều trị Nhu cầu (%) YC của HS (%) YC của PH (%) Nhu cầu (%) YC của HS (%) YC của PH (%) Trám R 33,3 17,9 16,6 32,8 19,6 19,9 Chữa tủy 1,4 1,5 2,8 1,2 1,5 1,5 Nhổ R 4,7 8,7 9,6 6,2 5,9 4,6 ≥ 2NC (YC) 16,2 4,9 4,7 26,9 5,7 9,5 Đa số tỉ lệ NCĐT bệnh sâu răng cao hơn YCĐT, chỉ có tỉ lệ nhu cầu nhổ răng ở học sinh 12 tuổi là thấp hơn yêu cầu. Bảng 7. So sánh nhu cầu và YCĐT bệnh nha chu ở học sinh 12 và 15 tuổi ðiều trị HS 12 tuổi HS 15 tuổi Nhu cầu (%) YC của HS (%) YC của PH (%) Nhu cầu (%) YC của HS (%) YC của PH (%) HDVSRM 21,0 30,0 40,7 17,2 38,7 38,5 HDVSRM & cạo vôi răng 45,9 16,5 15,0 62,0 16,9 18,1 Tỉ lệ yêu cầu cạo vôi răng ở học sinh lẫn phụ huynh đều thấp hơn rất nhiều so với nhu cầu điều trị. Trong khi tỉ lệ yêu cầu chỉ HDVSRM ở học sinh lẫn phụ huynh thì đều thấp hơn so với nhu cầu. Rất nhiều học sinh không biết mình có vôi răng cần phải lấy đi. Một số học sinh thì biết mình có vôi trong miệng nhưng không biết là nó không tốt cho sức khỏe răng miệng. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 83 Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với quan điểm của một số tác giả cho rằng: cả NC và YCĐT đều thay đổi tùy theo tình trạng kinh tế, văn hóa- xã hội(10,18). NCĐT cho những trẻ em ở thành phố thì cao hơn cho những trẻ ở nông thôn. Sự thống nhất giữa nhu cầu và yêu cầu điều trị Xác định sự thống nhất giữa NC & YCĐT sẽ cho chúng ta biết kiến thức cũng như ý thức của các đối tượng nghiên cứu đang ở mức độ nào. Từ đó, có thể lên kế hoạch một cách hiệu quả cho các chương trình, đây chính là cơ sở cần thiết để xem xét giáo trình tuyên truyền giáo dục nha khoa cần biên soạn như thế nào và phương pháp thực hiện sao cho phù hợp với cộng đồng. Chúng tôi xác định mức độ thống nhất giữa NC & YCĐT bằng chỉ số Kappa theo WHO 1997, các mức độ thống nhất (dựa theo chuẩn Kappa) như đã nêu ở phương pháp nghiên cứu. Sự thống nhất giữa nhu cầu và yêu cầu điều trị bệnh sâu răng Bảng 8: Sự thống nhất giữa nhu cầu và yêu cầu điều trị bệnh sâu răng của HS 12 tuổi YCðT sâu R của học sinh 12 tuổi Không n(%) Trám R n(%) ðT tủy n(%) Nhổ R n(%) ≥ 2 YC n(%) Tổng n(100%) NCðT sâu R Không 259(80,4) 37(11,5) 3(0,9) 17(5,3) 6(1,9) 322 Trám R 154(63,6) 51(21,2) 4(1,7) 20(8,3) 13(5,5) 242 ðT tủy 6(60,0) 3(30,0) 0 1(10,0) 0 10 Nhổ R 12(35,3) 8 (23,5) 1(2,9) 9 (26,5) 4(11,7) 34 ≥ 2 NC 56(47,5) 31(26,3) 3(2,5) 16(13,6) 12(10,1) 118 Tổng 487(67,0) 130(17,9) 11(1,5) 63(8,7) 36(4,9) 727 Kappa = 0,14 Ở bảng 8, chỉ số Kappa = 0,14, nghĩa là sự thống nhất ở mức độ thấp. Điều này có thể được giải thích như sau: trong 405 học sinh có NCĐT bệnh sâu răng thì chỉ có 72 em có YCĐT tương tự, thậm chí trong 10 học sinh cần chữa tủy thì không em nào có YCĐT tủy. Giản đồ sau đây mô tả sự thống nhất giữa NC & YCĐT sâu răng của học sinh 12 tuổi. 44 Sự thống nhất giữa NCðT & YCðT bệnh SR HS 12 tuổi Trám răng ðiều trị tủy Nhổ R Tổng NC - YC 242 130 51 10 11 34 63 9 355 24072- Vòng ñỏ : NCðT - Vòng Xanh : YCðT - Màu vàng : thống nhất giữa NC & YC Tương tự ở NCĐT học sinh & YCĐT của phụ huynh học sinh 12 tuổi, chỉ số Kapp = 0,17 (trong 405 học sinh có NCĐT bệnh sâu răng thì chỉ có 77 phụ huynh có YCĐT tương tự). Ở học sinh 15 tuổi, chỉ số Kappa giữa NCĐT & YCĐT của học sinh là 0,14 (trong 452 học sinh có NCĐT bệnh sâu răng thì chỉ có 82 em có YCĐT tương tự). Chỉ số Kappa giữa NCĐT học sinh & YCĐT của phụ huynh học sinh 15 tuổi là 0,23 (mức độ tương đối thấp) (trong 452 học sinh có NCĐT bệnh sâu răng thì chỉ có 113 phụ huynh có YCĐT tương tự). Sự thống nhất giữa NCĐT & YCĐT bệnh nha chu Bảng 9: Sự thống nhất giữa NC & YCĐT bệnh nha chu Tuổi Kappa NCðT&YCðT của học sinh NCðT của HS&YCðT của Phụ huynh 12 0,03 0,10 15 0,03 0,07 Sự thống nhất giữa nhu cầu và yêu cầu điều trị ở mức thấp, nguyên nhân: người dân chưa quan tâm; học sinh, phụ huynh tự đánh giá chưa đúng tình trạng răng miệng; người dân thiếu thông tin; giá dịch vụ nha khoa còn cao so với thu nhập của người dân; sự quá tải ở bệnh viện nhà nước cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm YCĐT. KẾT LUẬN Qua điều tra sức khỏe răng miệng 1400 học sinh lứa tuổi 12 và 15 tại thành phố Long Xuyên – An Giang, chúng tôi xin đưa ra một số kết luận Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 84 như sau: Yêu cầu điều trị - Có 33% học sinh 12 tuổi và 32,8% học sinh 15 tuổi có YCĐT bệnh sâu răng. - Có 33,7% PHHS 12 tuổi và 35,5% PHHS 15 tuổi có YCĐT bệnh sâu răng cho con. - Có 46,5% học sinh 12 tuổi và 55,6% học sinh 15 tuổi có YCĐT bệnh nha chu. - Có 55,7% PHHS 12 tuổi và 56,6% PHHS 15 tuổi có YCĐT bệnh nha chu cho con. Đa số YCĐT là thấp hơn so với NCĐT Sự thống nhất giữa NCĐT &YCĐT bệnh sâu răng và bệnh nha chu của học sinh 12 và 15 tuổi cũng như giữa NCĐT của học sinh và YCĐT của phụ huynh là ở mức thấp (Kappa < 0,2). Điều này cho thấy mặc dù chương trình Nha học đường đã được triển khai tại Tp Long Xuyên, song học sinh 12 & 15 tuổi cũng như phụ huynh của các em vẫn còn chưa có sự quan tâm đúng mực cho sức khỏe răng miệng, kiến thức về các bệnh răng miệng còn thấp. Đây là một vấn đề rất cần được sự quan tâm, giúp đỡ của ngành Y tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Beltrán ED (2012): Examination procedures and coding for visual-tactile intraoral assessements (2009-2012). Modified version of WHO Oral Health Surveys Basic Methods. 2. Dương Sĩ Lân (2010): Nhu cầu, yêu cầu điều trị và sự lựa chọn dịch vụ nha khoa của bệnh nhân đến khám tại BV RHM TW TP HCM năm 2009. Luận văn thạc sĩ y học năm 2010, Đại học Y Dược TP HCM. 3. Filiz P et al (2010): Evaluation of Demands and Needs For Dental Care in a Sample of the Turkish Population. European Journal of Dentistry, 4, 143-149. 4. Hồ Văn Dzi (2010): Tình hình sức khỏe răng miệng của học sinh 12 và 15 tuổi tại thị xã Thủ Dầu Một - Bình Dương. Luận văn thạc sĩ Y học, Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh năm 2010. 5. Hoàng Trọng Hùng (2010): Đo lường bệnh răng miệng. Giáo trình sau đại học 2010, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. 6. Hoàng Trọng Hùng (2010): Tiêu chí chẩn đoán sâu răng: Khía cạnh dịch tể học. Giáo trình sau đại học 2010, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh . 7. Hobdell M., Petersen PE, et al. (2003): Global goals for oral health 2020. International Dental Journal, 53, 285-288. 8. Jürgensen N, Petersen PE (2009): Oral h
Tài liệu liên quan