Mối liên quan giữa tiền căn nạo phá thai và tiền căn sẩy thai với sinh non

Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát mối liên quan giữa tiền căn phá thai và tiền căn sẩy thai tam cá nguyệt thứ hai với sinh non. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu bệnh chứng không bắt cặp tỉ lệ 1:2 được tiến hành tại bệnh viện phụ sản Hùng Vương –Thành phố Hồ Chí Minh từ 2/2009 – 9/2009. Mẫu nghiên cứu gồm 198 trường hợp sinh non tự nhiên và 386 trường hợp sinh đủ tháng có chuyển dạ tự nhiên được chọn lựa một cách ngẫu nhiên. Kết quả: Những thai phụ có tiền căn phá thai có nguy cơ sinh non cao hơn những phụ nữ không có tiền căn phá thai (OR = 2,7, 95% CI (1,05-6,85)).Những thai phụ có tiền căn phá thai tại phòng mạch làm gia tăng nguy cơ sinh non hơn là phá thai tại bệnh viện (OR=3,78, 95% CI (1,07-13,3)).Tuổi thai lúc phá thai và biến chứng gần sau phá thai không làm gia tăng nguy cơ sinh non tự nhiên (OR= 1,4, 95%CI (0,41- 4,77) và OR=1,79,95% CI (0,49-6,59)). Những thai phụ có tiền căn sẩy thai tam cá nguyệt thứ hai có mối liên quan với sinh non tự nhiên (OR= 2,81, 95%CI (1,07-11,79)). Kết luận: Có mối liên quan giữa tiền căn phá thai và sẩy thai tam cá nguyệt thứ hai với sinh non.

pdf5 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 343 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mối liên quan giữa tiền căn nạo phá thai và tiền căn sẩy thai với sinh non, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 55 MỐI LIÊN QUAN GIỮA TIỀN CĂN NẠO PHÁ THAI VÀ TIỀN CĂN SẨY THAI VỚI SINH NON Phan Nguyễn Hoàng Vân*, Nguyễn Duy Tài** TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát mối liên quan giữa tiền căn phá thai và tiền căn sẩy thai tam cá nguyệt thứ hai với sinh non. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu bệnh chứng không bắt cặp tỉ lệ 1:2 được tiến hành tại bệnh viện phụ sản Hùng Vương –Thành phố Hồ Chí Minh từ 2/2009 – 9/2009. Mẫu nghiên cứu gồm 198 trường hợp sinh non tự nhiên và 386 trường hợp sinh đủ tháng có chuyển dạ tự nhiên được chọn lựa một cách ngẫu nhiên. Kết quả: Những thai phụ có tiền căn phá thai có nguy cơ sinh non cao hơn những phụ nữ không có tiền căn phá thai (OR = 2,7, 95% CI (1,05-6,85)).Những thai phụ có tiền căn phá thai tại phòng mạch làm gia tăng nguy cơ sinh non hơn là phá thai tại bệnh viện (OR=3,78, 95% CI (1,07-13,3)).Tuổi thai lúc phá thai và biến chứng gần sau phá thai không làm gia tăng nguy cơ sinh non tự nhiên (OR= 1,4, 95%CI (0,41- 4,77) và OR=1,79,95% CI (0,49-6,59)). Những thai phụ có tiền căn sẩy thai tam cá nguyệt thứ hai có mối liên quan với sinh non tự nhiên (OR= 2,81, 95%CI (1,07-11,79)). Kết luận: Có mối liên quan giữa tiền căn phá thai và sẩy thai tam cá nguyệt thứ hai với sinh non. Từ khóa: phá thai,sẩy thai tam cá nguyệt thứ hai,sinh non,nghiên cứu bệnh chứng,hồi quy đa biến. ABSTRACT HISTORY OF INDUCED ABORTION AND SPONTANEOUS ABORTION IN RELATION TO SUBSEQUENT RISK OF PRETERM DELIVERY Phan Nguyen Hoang Van, Nguyen Duy Tai * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 55 - 59 Objectives: The objects of this study is to evaluate the relationship between history of induced abortion and second - trimester sponstaneous abortion with preterm delivery. Methods: The unmatched case - control study took place at the Hung Vuong Hospital in Ho Chi Minh city from February 2009 to September 2009.The 198 sponstaneous preterm delivery case were compared with 396 randomly selected woman who deliveried spontaneously at term. Results: Woman with a history of induced abortion were at higher risk of spontaneous preterm delivery than those with no such history (OR=2.7, 95%CI(1.05-6.85)). Induced abortion performed at doctor’office increased the risk of spontaneous preterm delivery compared to induced abortion undertaken in hospitals (OR=3.78, 95%CI (1.07-13.3)). Gestation age at abortion wasn’t associated with an increased risk of the spontaneous preterm delivery (OR= 1.4; 95%CI (0.41-4.77)). The history of second –trimester spontaneous was associated with an increased risk of the spontaneous preterm delivery (OR= 2.81, 95%CI (1.07-11.79)). Conclusions: Previous induced abortion and second –trimester spontaneous abortion were associated with an increased risk of spontaneous preterm delivery. * Bộ môn Sản - Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc : BS Phan Nguyễn Hoàng Vân ĐT: 0918621983 Email: dr.hoangvan@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ Trẻ Em 56 Key words: Induced abortion, spontaneous abortion, spontaneous preterm delivery, case – control study, multivariate logistic regression. ĐẶT VẤN ĐỀ Sinh non là một trong những vấn đề sức khỏe quan trọng trong lĩnh vực sản khoa hiện nay. Tại Việt Nam, tỉ lệ sinh non ở miền Bắc năm 2004 là 8,6 %(9), tuy có giảm so với năm 2001 là 11,14%(13) nhưng tử vong do sinh non vẫn còn cao do phương tiện y tế thiếu thốn(12). Các nghiên cứu trên thế giới đã tìm ra những yếu tố thuận lợi gây sinh non như tuổi mẹ, tình trạng kinh tế – xã hội thấp, lao động nặng, hút thuốc lá, tiền căn sinh non, Tiền sử phá thai và tiền sử sẩy thai cũng được đề cập tới trong thời gian gần đây (2,3,5). Tại Việt Nam, hiện nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu về mối liên quan giữa tiền căn phá thai và tiền căn sẩy thai với sinh non. Vì thế chúng tôi thực hiện nghiên cứu nhằm tìm hiểu “Mối liên quan giữa tiền căn phá thai và tiền căn sẩy thai với sinh non’’. Mục tiêu nghiên cứu Xác định mối liên quan giữa số lần phá thai và sinh non. Xác định mối liên quan giữa tuổi thai lúc phá thai,biến chứng sau phá thai,nơi thực hiện thủ thuật phá thai, tiền căn sẩy thai ba tháng giữa thai kì và sinh non. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Những sản phụ sinh đơn thai sống do chuyển dạ tự nhiên tại bệnh viện phụ sản Hùng Vương từ tháng 2 /2009 đến tháng 9/2009. Tuổi thai tính theo kinh chót và siêu âm 3 tháng đầu. Tiêu chuẩn loại trừ Các sản phụ có trẻ sinh ra không xác định chính xác tuổi thai. Các sản phụ quên các thông tin về tiền căn phá thai, sẩy thai, sinh non ở những lần mang thai trước. Các sản phụ chuyển dạ sinh do chỉ định y khoa, do bệnh lí nội khoa của mẹ, đa ối, mổ lấy thai chủ động (nhau tiền đạo, nhau bong non, tiền sản giật). Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu bệnh chứng không bắt cặp tỉ lệ 1: 2. Cách thu thập số liệu Hai nữ hộ sinh thu thập những trường hợp sinh non và đủ tháng do chuyển dạ tự nhiên từ hồ sơ bệnh án theo phương pháp ngẫu nhiên liên tiếp,cứ một trường hợp sinh non sẽ chọn hai trường hợp sinh đủ tháng từ hai số nhập viện kế tiếp. Sử dụng phần mềm Epidata để nhập số liệu và phần mềm thống kê Stata 8.0 để xử lý kết quả và phân tích số liệu. KẾT QUẢ Trong thời gian tiến hành nghiên cứu tại bệnh viện Hùng Vương từ tháng 2/2009 đến tháng 9/2009, thu nhận được 594 thai phụ bao gồm 198 thai phụ sinh non và 396 thai phụ sinh đủ tháng vào mẫu nghiên cứu. Đặc điểm của dân số nghiên cứu Thai phụ có độ tuổi từ 20-34 chiếm đa số trong cả nhóm sinh non (82,3%) và nhóm sinh đủ tháng (90,7%). Cả hai nhóm đều cư ngụ ở thành thị nhiều hơn nông thôn. Thai phụ cả hai nhóm đa số là dân tộc Kinh. Nhóm sanh đủ tháng có trình độ cấp 3 (22,2 %) gấp đôi nhóm sinh non (11,1 %). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 57 Bảng 1. Phân tích đơn biến. Nhóm sinh non n=198 (100) Nhóm sinh đủ tháng n=386 (100) OR 95%KTC P 0 150 (75,8) 350 (88,4) 1 1 30 (15,2) 37 (9,3) 1,89 (1,13-3,18) 0,016 Số lần phá thai ≥ 2 18 (9) 9 (2,3) 4,67 (2,05-0,62) <0,001 Không 189 (95,5) 380 (98,5) Sẩy thai tam cá nguyệt thứ hai Có 4,5 (9) 6 (1,5) 3,1 (1,09-8,82) 0,035 Có mối liên quan giữa tiền căn phá thai và sinh non. Nguy cơ gia tăng theo số lần phá thai (phá thai 1 lần:OR= 1,89 ; phá thai >2 lần: OR = 4,67). Có mối quan giữa tiền căn sẩy thai tam cá nguyệt thứ hai và sinh non (OR =3,1, 95% KTC =1,09-8,82). Phân tích đa biến Bảng 2. Kết quả phân tích đa biến. Yếu tố aOR 95% KTC P Phá thai Có 2,89 1,17 – 7,12 0,022 1 lần 1,77 0,61 – 5,1 0,395 ≥ 2 lần 10,99 1,8-66,1 0,009 Tiền căn sẩy thai tam cá nguyệt thứ 2 1,5 1.02 – 11,54 0,096 Tuổi mẹ 20-34 0,28 0,11 – 0,74 0,01 Nghề nghiệp Công nhân viên 1 Buôn bán 0,63 0,17 – 2,37 0,49 Công nhân 0,74 0,19 – 2,91 0,66 Nội trợ 0,19 0,05 – 0,86 0,03 Nghề khác 0,56 0,16 – 4,66 0,86 Trình độ văn hóa Mù chữ và cấp 1 1 Cấp 2 0,65 0,07 – 5,99 0,7 Cấp 3 2,01 0,24 – 18,24 0,30 Trên cấp 3 0,43 0,03 – 5,08 0,812 Trình trạng hôn nhân Có kết hôn 0,27 0,05 – 1,46 0,13 Tiền thai Con so 1 Con rạ 0,44 0,03 – 6,09 0,54 Tiền căn sinh non 4,41 1,27 – 15,3 0,019 Sau khi hiệu chỉnh với 8 yếu tố gây nhiễu vẫn cho thấy mối liên quan giữa phá thai và sinh non với OR=2,89, 95% KTC (1,17 – 7,12). Nguy cơ sinh non gia tăng theo số lần phá thai với OR = 1,77 (phá thai 1 lần), OR = 10,99 (phá thai 2 lần). Có mối liên quan giữa tiền căn sẩy thai tam cá nguyệt thứ 2 và sinh non với OR=1,5, 95% KTC (1,02-11,54). Bảng 3. Đặc điểm chi tiết của phá thai Yếu tố OR 95 % KTC P Tuổi thai lớn nhất trong các lần phá thai ≤ 8 tuần 1 9 – 12 tuần 1,4 0,41- 4,77 0,519 Biến chứng gần sau phá thai 1,79 0,49 – 6,59 0,379 Nơi thực hiện phá thai lần cuối Bệnh viện 1 Phòng khám 1,99 0,73 - 5,39 0,178 Phòng mạch 3,78 1,07 – 13,3 0,038 Phá thai tại phòng mạch làm gia tăng nguy cơ sinh non so với phá thai tại bệnh viện với OR =3,78, 95% KTC = 1,07-13,3, p = 0,038. Không có mối liên quan giữa tuổi thai đã phá và biến chứng gần sau phá thai và sinh non. BÀN LUẬN Tiền căn phá thai và sinh non Trong nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận cho thấy mối liên quan giữa phá thai và sinh non với OR=2,89, 95%KTC (1,17 – 7,12). Nguy cơ sinh non gia tăng theo số lần phá thai với OR=1,77 (phá thai 1 lần), OR = 10,99 (phá thai 2 lần). Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu bệnh chứng của Pierre –Yves – Ancel và cộng sự (1) cho thấy những thai phụ có tiền căn phá thai có nguy cơ cao sinh non hơn những thai phụ không có tiền căn phá thai với OR=1,27, 95% KTC (1,11-1,45). Nguy cơ này gia tăng theo số lần phá thai với OR cho một lần phá thai là 1,15 và >2 lần phá thai là 1,63.Trong nghiên cứu của tác giả Shah PS, Swingle, Zhou, Henriet(6,10,11,14) cũng cho thấy mối liên quan giữa phá thai và sinh non. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ Trẻ Em 58 Một trong những lí do để giải thích mối liên quan giữa tiền căn phá thai và sinh non là tình trạng nhiễm trùng theo sau phá thai làm gia tăng nhiễm trùng ối gấp 4 lần so với những sản phụ không phá thai(8). Mặc khác nhiễm trùng ối có thể gây vỡ các màng ối,sinh non hoặc cả hai(5). Ngoài ra tổn thương cơ vòng cổ tử cung (do nong và nạo) làm gia tăng nguy cơ hở eo cổ tử cung và tạo điều kiện thuận lợi cho nhiễm trùng đường sinh dục có thể gây sinh non(15). Tiền căn sẩy thai tam cá nguyệt thứ 2 Khi chúng tôi đưa vào phương trình đa biến thì cho thấy mối liên quan giữa tiền căn sẩy thai tam cá nguyệt thứ 2 và sinh non với OR=1,5, 95% KTC (1.02-11.54). Tác giả Ezochi O.C trong một nghiên cứu bệnh chứng cũng cho thấy mối liên quan giữa sẩy thai tam cá nguyệt thứ 2 và sinh non với OR = 4,48, 95% KTC (2,32 – 8,54)(4). Những tổn thương cổ tử cung trước đó do nong và nạo, khoét chóp cổ tử cung, đốt cổ tử cung có thể gây hở eo cổ tử cung. Hở eo cổ tử cung có thể là nguyên nhân gây sẩy thai tam cá nguyệt thứ 2(7). Tuổi thai lớn nhất trong các lần phá thai Nghiên cứu của chúng tôi không tìm thấy mối liên quan giữa tuổi thai đã phá và sinh non với OR=1,4, 95%KTC (0,41-4,77). Điều này không tương đồng với giả thiết tình trạng nong cổ tử cung trước khi phá thai sẽ làm gia tăng nguy cơ hở eo cổ tử cung có thể dẫn tới sinh non. Có lẽ tình trạng nhiễm trùng sau phá thai làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng ối có thể gây sinh non. Biến chứng gần sau phá thai Từ kết quả nghiên cứu cho thấy không có mối liên quan giữa biến chứng gần sau phá thai và sinh non với OR=1,79, 95%KTC (0,49-6,59). Trong một nghiên cứu đoàn hệ năm 1995, Zhou và cộng sự tìm hiểu mối liên quan giữa những biến chứng gần sau phá thai (thủng tử cung, chảy máu, nạo thai lại do chảy máu) cũng cho thấy không có mối liên quan giữa những thai phụ có biến chứng sau phá thai và sinh non(15). Nơi thực hiện thủ thuật phá thai lần cuối Những thai phụ phá thai ở các phòng mạch thì nguy cơ sinh non cao hơn so với những thai phụ phá thai ở bệnh viện với OR=3,78, 95%CI (1,07 - 13,3). Điều này cho thấy cho thấy sự không đều về kĩ thuật cũng như điều kiện vô trùng ở các cơ sở tư nhân. Vì thế cần phải giáo dục giới tính và tuyên truyền về sức khỏe kế hoạch hoá gia đình đến các đối tượng này để giảm thiểu tình trạng phá thai, đặc biệt là phá thai không an toàn. KẾT LUẬN Có mối liên quan giữa số lần phá thai và sẩy thai tam cá nguyệt thứ hai với sinh non. - Phá thai: OR=2,89, 95% KTC (1,17 – 7,12). - Tiền căn sẩy thai tam cá nguyệt thứ 2: aOR=1,5, 95% KTC (1,02 – 11,54). Phá thai tại phòng mạch làm gia tăng nguy cơ sinh non: OR=3,78, 95% KTC(1,07-13,3). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Ancel, P.Y, et al. (2004), “ History of induced abortion as a risk factor for preterm birth in European countries: results of the EUROPOP survey ”. Hum Reprod, 19 (3): p. 734-40. 2 Bộ môn Phụ sản (2006), “ Sinh non ”, Sản phụ khoa, Nhà xuất bản Y học, chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, tập 1: p. 379 - 392. 3 El-Bastawissi A Y, (2003), “ History of fetal loss and other adverse pregnancy outcomes in relation to subsequent risk of preterm delivery ”, Maternal Child Health,7 (1),pp.53-58. 4 Ezechi O.C, et al. (2003), “ Risk factors for preterm delivery in south western Nigeria ”. Journal of Obstet Gynaecol, 23 (4): p. 387-91. 5 F Gary Cunningham, et al (2005), “ Preterm birth ”. Williams Obstetrics 22nd editon, p. 855 - 880. 6 Henriet L,et al (2001), “ Impact of induced abortions on subsequent pregnancy outcome: the 1995 French national perinatal survey ”. Bjog, 108 (10): p. 1036-42. 7 Hobel C.J, (1998), “ Preterm Labor and Premature Rupture of Membranes ”, Essential of Obstetrics and Gynecology. 3rd Edition, p. 312-323. 8 Krohn MA,et al, (1998), “ Prior pregnancy outcome and the risk of intra-amniotic infection in the following pregnancy ”,Am J Obstet Gynecol,178 (2).pp:381 – 38 9 Mai Trọng Dũng (2004), “ Nghiên cứu tình hình sinh non tại bệnh viện phụ sản Trung ương từ tháng 1 năm 2003 đến tháng 8 năm 2004”, Luận văn tốt nghiệp nội trú khóa XXV, Trường Đại học Y Hà Nội. 10 Shah P S,et al (2009), “ Induced termination of pregnancy and low birthweight and preterm birth: a systematic review and meta-analysis ”,BJOG,116 (11),pp:1425 – 42. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 59 11 Swingle H M, “ Abotion and the risk of subsequent risk of preterm delivery ”, Maternal Child Health J,7 (1),pp.53-58. 12 Trần Quang Hiệp (2001), “ Nhận xét tình hình sinh non tại Viện Bảo Vệ Bà Mẹ và Trẻ sơ sinh trong 3 năm 1998 – 2000 ”, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại Học Y Hà Nội. 13 Trần Thị Tuất (1994), “ Bước đầu nhận xét qua 282 trường hợp sinh non tại Bệnh Viện Đa Khoa Thái Bình ”,Luận văn tốt nghiệp chuyên khoa cấp II, Trường Đại Học Y Hà Noäi. 14 Zhou W, Sorensen H T, and Olsen J (1999), “ Induced abortion and subsequent pregnancy duration ”, Obstet Gynecol, 94 (6), p: 948 – 953. 15 Zhou W, et al (2003), “Are complications after an induced abortion associated with reproductive failures in a subsequent pregnancy?”, Act Obstet Scand,82, p.177-81.
Tài liệu liên quan