Mở đầu: Khó thở do suy tim cấp (STC) là tình trạng nặng rất thường gặp tại các đơn vị cấp cứu với tỷ lệ tử
vong khá cao. Chẩn đoán STC thường không dễ dàng, vì các triệu chứng lâm sàng của STC thường không đặc
hiệu. N-terminal-pro-brain natriuretic peptide (NT-proBNP) đã được khuyến cáo sử dụng trong thực hành lâm
sàng như một công cụ hỗ trợ chẩn đoán suy tim, đánh giá mức độ trầm trọng của bệnh và phát hiện các dạng rối
loạn chức năng tim. Tại Việt Nam, nghiên cứu tìm hiểu về giá trị của xét nghiệm (XN) NT-proBNP trong chẩn
đoán STC ở bệnh nhân khó thở còn ít. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm đóng góp thêm những bằng chứng
khoa học có giá trị về hiệu quả của xét nghiệm NT-proBNP trong chẩn đoán STC ở bệnh nhân khó thở tại Việt
Nam, giúp các bác sĩ lâm sàng có sự chọn lựa phù hợp hơn.
Mục tiêu: (1) Xác định độ nhạy và độ đặc hiệu của xét nghiệm NT-proBNP trong chẩn đoán STC ở các
bệnh nhân khó thở. (2) Các yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ NT-proBNP trong chẩn đoán STC ở bệnh nhân
khó thở.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu theo phương pháp mô tả, cắt ngang trên 196
bệnh nhân thỏa mãn tiêu chuẩn chọn bệnh nhân và không có tiêu chuẩn loại trừ, được chẩn đoán suy tim cấp
theo tiêu chuẩn của Hiệp hội Tim Mạch châu Âu trong khoảng thời gian từ tháng 7/2013 đến tháng 2/2014tại
khoa cấp cứu bệnh viện Đa Khoa Tỉnh Bình Định.
Kết quả: Ở nồng độ NT-proBNP 914 pg/ml, diện tích dưới đường cong (ROC) là 0,94; XN NT-proBNP
giúp chẩn đoán STC ở các BN khó thở với độ nhạy là 96,3%; độ đặc hiệu là 92,0%; giá trị tiên đoán dương là
93,7% và giá trị tiên đoán âm là 95,2%. Nồng độ NT-proBNP trung vị ở nhóm BN khó thở do STC (12107
pg/ml) cao hơn so với nhóm không STC (546 pg/ml), có ý nghĩa thống kê (p < 0,001) Nồng độ NT-proBNP máu
tương quan thuận khá chặt với phân độ suy tim theo NYHA với r = 0,68 < 0,7 và tuổi có ảnh hưởng rõ rệt đến
nồng độ NT-proBNP, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).
Kết luận: Qua nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy xét nghiệm NT-proBNP nên được áp dụng một cách
rộng rãi để sàng lọc các trường hợp khó thở do hay không do STC tại các đơn vị cấp cứu.
7 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 312 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu giá trị của xét nghiệm NT-proBNP trong chẩn đoán suy tim cấp ở các bệnh nhân khó thở nhập khoa Cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Bình Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Nội Khoa 550
NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỦA XÉT NGHIỆM NT-proBNP TRONG CHẨN ĐOÁN
SUY TIM CẤP Ở CÁC BỆNH NHÂN KHÓ THỞ NHẬP KHOA CẤP CỨU
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA BÌNH ĐỊNH
Lê Xuân Trường*, Nguyễn Thị Băng Sương*, Nguyễn Thanh Trầm*, Tăng Thị Bút Trà**
TÓM TẮT
Mở đầu: Khó thở do suy tim cấp (STC) là tình trạng nặng rất thường gặp tại các đơn vị cấp cứu với tỷ lệ tử
vong khá cao. Chẩn đoán STC thường không dễ dàng, vì các triệu chứng lâm sàng của STC thường không đặc
hiệu. N-terminal-pro-brain natriuretic peptide (NT-proBNP) đã được khuyến cáo sử dụng trong thực hành lâm
sàng như một công cụ hỗ trợ chẩn đoán suy tim, đánh giá mức độ trầm trọng của bệnh và phát hiện các dạng rối
loạn chức năng tim. Tại Việt Nam, nghiên cứu tìm hiểu về giá trị của xét nghiệm (XN) NT-proBNP trong chẩn
đoán STC ở bệnh nhân khó thở còn ít. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm đóng góp thêm những bằng chứng
khoa học có giá trị về hiệu quả của xét nghiệm NT-proBNP trong chẩn đoán STC ở bệnh nhân khó thở tại Việt
Nam, giúp các bác sĩ lâm sàng có sự chọn lựa phù hợp hơn.
Mục tiêu: (1) Xác định độ nhạy và độ đặc hiệu của xét nghiệm NT-proBNP trong chẩn đoán STC ở các
bệnh nhân khó thở. (2) Các yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ NT-proBNP trong chẩn đoán STC ở bệnh nhân
khó thở.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu theo phương pháp mô tả, cắt ngang trên 196
bệnh nhân thỏa mãn tiêu chuẩn chọn bệnh nhân và không có tiêu chuẩn loại trừ, được chẩn đoán suy tim cấp
theo tiêu chuẩn của Hiệp hội Tim Mạch châu Âu trong khoảng thời gian từ tháng 7/2013 đến tháng 2/2014tại
khoa cấp cứu bệnh viện Đa Khoa Tỉnh Bình Định.
Kết quả: Ở nồng độ NT-proBNP 914 pg/ml, diện tích dưới đường cong (ROC) là 0,94; XN NT-proBNP
giúp chẩn đoán STC ở các BN khó thở với độ nhạy là 96,3%; độ đặc hiệu là 92,0%; giá trị tiên đoán dương là
93,7% và giá trị tiên đoán âm là 95,2%. Nồng độ NT-proBNP trung vị ở nhóm BN khó thở do STC (12107
pg/ml) cao hơn so với nhóm không STC (546 pg/ml), có ý nghĩa thống kê (p < 0,001) Nồng độ NT-proBNP máu
tương quan thuận khá chặt với phân độ suy tim theo NYHA với r = 0,68 < 0,7 và tuổi có ảnh hưởng rõ rệt đến
nồng độ NT-proBNP, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).
Kết luận: Qua nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy xét nghiệm NT-proBNP nên được áp dụng một cách
rộng rãi để sàng lọc các trường hợp khó thở do hay không do STC tại các đơn vị cấp cứu.
Từ khóa: khó thở, NT-proBNP, suy tim cấp,
ABSTRACT
VALUE OF NT-proBNP IN DIAGNOSIS OF ACUTE HEART FAILURE IN THE PATIENTS WITH
DYSPNEA IN THE EMERGENCY DEPARTMENT IN BINH DINH GENERAL HOSPITAL
Le Xuan Truong, Nguyen Thi Bang Suong, Nguyen Thanh Tram, Tang Thi But Tra
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 549 - 555
Background: Dyspnea caused by acute heart failure (AHF) is frequently a severity symptom seen inthe
nonspecific symtoms. In recent years, N-terminal-pro-brain natriuretic peptide (NT-proBNP) has been
recommended for clinical practice as a key role in the diagnosis of heart failure, severity staging and for
classification of cardiac dysfunction. In Vietnam, because of lack of research on value of NT-proBNP in diagnosis
* Đại học Y Dược TP. HCM, ** Bệnh viện đa khoa Bình Dịnh
Tác giả liên lạc: TS.BS.Lê Xuân Trường ĐT: 01269872057 Email: lxtruong57@yahoo..com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Hô Hấp 551
of AHF in the patients with dyspnea; therefore, we conducted this research to provide more scientific evidence for
the role of NT-proBNP value in the diagnosis of AHF in the Vietnamese patients and support a reasonable
decision for practioners.
Objectives: The purpose of this study is to: (1) determine the sensitivity and specificity of NT-proBNP test
in the diagnosis of AHF in the patients with dyspnea. (2) factors affecting to the value of NT-proBNP test for
diagnosis of dyspnea due to AHF.
Method: A cross-sectional study in 196 patients with dyspnea in emergency department, Binh Dinh
hospital from July 2013 to February 2014, who were diagnosed acute heart failure with Criteria of European
Society of Cadiology.
Result: At the cut-off of 914 pg/ml, the area under the ROC curve of NT-proBNP is 0.94. It was useful in
diagnosis of acute heart failure with sensivity of 96.3%; specificity of 92%; positive predictive value of 93.7% and
negative predictive value of 95.2%. The median NT-proBNP level in patients with AHF were higher than those
without AHF (12107 pg/ml and 546 pg/ml; p < 0.001). NT-proBNP level represented positive correlation with
The NewYork Heart Association (NYHA) class (r=0,68< 0.7) and was changed with elavated age (p < 0.0001).
Conclusion: We stated the NT-proBNP test should be widely used for screening dyspnea due to acute heart
failure or not in ICU.
Key words: acute heart failure, dyspnea, NT-proBNP.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Khó thở là một trong những tình trạng cấp
cứu nội khoa thường gặp nhất tại các đơn vị cấp
cứu. Nguyên nhân chủ yếu là do các bệnh lý tim
mạch. Trong các bệnh lý tim mạch, suy tim cấp
là tình trạng nặng rất thường gặp, với tỷ lệ tử
vong khá cao. Theo thống kê của Mỹ năm 2005,
tỷ lệ tử vong của suy tim cấp chiếm khoảng 4,1%
những trường hợp tử vong tại bệnh viện(5). Vì
thế việc tìm một xét nghiệm đơn giản nhưng
giúp chẩn đoán sớm, nhanh chóng, chính xác với
độ tin cậy cao sẽ có một ý nghĩa rất quan trọng
trong việc điều trị và theo dõi tình trạng suy tim
cấp ở bệnh nhân.
Chẩn đoán suy tim cấp thường không dễ
dàng, vì các triệu chứng lâm sàng của suy tim
cấp thường không đặc hiệu. Hơn nữa, đa số
bệnh nhân suy tim cấp đều lớn tuổi và nhiều
người trong số đó có nhiều bệnh lý khác đi kèm
(bệnh phổi mạn tính) nên việc chẩn đoán trở
nên khó khăn hơn. Bên cạnh việc khai thác kỹ
các triệu chứng lâm sàng còn phải kết hợp nhiều
phương tiện cận lâm sàng khác như điện tâm đồ,
X-quang tim phổi, siêu âm tim Tuy nhiên kết
quả của các xét nghiệm cận lâm sàng này thường
phụ thuộc vào trình độ người đọc kết quả. Ngoài
ra, điều kiện làm các kỹ thuật cận lâm sàng tại
khoa cấp cứu và trong tình trạng bệnh nhân
nặng không phải lúc nào cũng thực hiện được,
không phải bệnh viện nào cũng đều có sẵn lực
lượng chuyên môn về siêu âm cũng như trang
thiết bị máy móc tại khoa cấp cứu.
Năm 2002, N-terminal-pro-brain natriuretic
peptide (NT-proBNP)đã được Cơ Quan Quản lý
Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) công
nhận và Hội Tim Mạch châu Âu (ESC) khuyến
cáo sử dụng trong thực hành lâm sàng như một
công cụ hỗ trợ chẩn đoán suy tim, đánh giá mức
độ trầm trọng của bệnh và phát hiện các dạng
rối loạn chức năng tim.
Tại Việt Nam nghiên cứu tìm hiểu về giá
trị của xét nghiệm NT-proBNP trong chẩn
đoán suy tim cấp ở bệnh nhân khó thở còn ít
như Đặng Vạn Phước: giá trị của NT-proBNP
trong chẩn đoán suy tim(3) và Hoàng Anh Tiến:
sự biến đổi của NT-proBNP trong đợt cấp của
suy tim mạn(6).
Vì thế, với mong muốn đóng góp thêm
những bằng chứng khoa học có giá trị về hiệu
quả của xét nghiệm NT-proBNP trong chẩn
đoán suy tim cấp ở bệnh nhân khó thở tại Việt
Nam, giúp các bác sĩ lâm sàng có sự chọn lựa
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Nội Khoa 552
phù hợp hơn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
”Nghiên cứu giá trị của xét nghiệm NT-
proBNP trong chẩn đoán suy tim cấp ở các
bệnh nhân khó thở nhập khoa cấp cứu tại Bệnh
viện đa khoa Bình Định” với hai mục tiêu cụ
thể (1) Xác định độ nhạy và độ đặc hiệu của xét
nghiệm NT-proBNP trong chẩn đoán suy tim
cấp ở các bệnh nhân khó thở. (2) Các yếu tố ảnh
hưởng đến nồng độ NT-proBNP trong chẩn
đoán suy tim cấp ở bệnh nhân khó thở.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân khó thở nhập vào khoa cấp cứu
bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định từ tháng
7/2013 đến tháng 2/2014, thỏa các tiêu chuẩn
chọn bệnh nhân và không có tiêu chuẩn loại trừ
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
Các bệnh nhân trên 15 tuổi có khó thở và
kèm theo các tiêu chuẩn sau:
Có tiền sử bệnh tim mạch mạn tính.
Tĩnh mạch cảnh nổi.
Phù chi.
Phổi có ran ẩm.
Ran rít, ran ngáy.
Gan lớn.
Khám tim: tiếng tim bất thường (âm thổi tâm
thu và/hoặc tâm trương, có gallop T3 hay T4).
X-Quang tim phổi thẳng: Bóng tim to, phù
mô kẽ hay xung huyết phổi.
Điện tâm đồ: Nhồi máu cơ tim, dày nhĩ hay
dày thất, rối loạn nhịp tim.
Siêu âm tim: Rối loạn chức năng tâm thu thất
trái, rối loạn chức năng tâm trương thất trái.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân có khó thở nhưng kèm theo ít
nhất một trong các tiêu chuẩn sau, đều bị loại ra
khỏi nghiên cứu: suy thận; suy tim mạn; xơ gan;
hội chứng Cushing; bệnh nhân và/hoặc gia đình
không đồng ý tham gia nghiên cứu sau khi đã
được giải thích.
Tiêu chuẩn chẩn đoán suy tim cấp
Dựa theo hướng dẫn chẩn đoán suy tim
cấp của Hiệp hội Tim Mạch châu Âu (ESC)
năm 2007(4).
Cỡ mẫu
Theo công thức:
2
2
2/1
)1(
d
pp
Zn
Trong đó: n: cỡ mẫu; α: xác suất sai lầm loại I, chọn α =
0,05; Z: trị số từ phân phối chuẩn, Z= 1,96. p: tỷ lệ chẩn
đoán đúng của xét nghiệm NT-proBNP trong chẩn đoán
nguyên nhân khó thở, p = 0,85 (11);d: sai số cho phép, d =
0,05;
Suy ra: n = 196
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang, tiền cứu.
Phương pháp nghiên cứu
Sau khi chọn bệnh nhân vào nghiên cứu theo
phương pháp chọn mẫu thuận tiện, tiến hành
thu thập tiền sử, triệu chứng cơ năng và dấu
hiệu thực thể theo bệnh án mẫu. Tiếp theo, các
dữ liệu cận lâm sàng cũng được thu thập. Cuối
cùng, xác định bệnh nhân có hay không có tình
trạng suy tim cấp lúc nhập viện.
Dữ liệu định lượng NT-proBNP được thực
hiện trên máy Cobas e 411 và thuốc thử của công
ty Roche Diagnostics (Thụy Sĩ) theo phương
pháp miễn dịch điện hóa phát quang.
Các dữ liệu đi kèm với các dữ liệu nội kiểm
chuẩn PreciControl Cardiac II nằm trong giới
hạn ±2SD.
Số liệu được nhập và phân tích theo chương
trình thống kê y học SPSS 16.0.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Tuổi
Tuổi trung bình của các bệnh nhân trong
nghiên cứu của chúng tôi là 67 ± 13,5, trong đó
tuổi cao nhất là 93 và tuổi thấp nhất là 38.
Bảng 1. Phân bố dân số nghiên cứu theo tuổi.
Tuổi lớn nhất Tuổi nhỏ nhất Tuổi trung bình
(Trb ± SD)
93 38 67 ± 13,5
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Hô Hấp 553
Như chúng ta đã biết các bệnh lý về tim phổi
là nguyên nhân chính gây khó thở, tỷ lệ mắc các
bệnh lý này tăng lên đáng kể theo tuổi.
Tuổi trung bình của các bệnh nhân trong
nghiên cứu của chúng tôi tương đương với kết
quả nghiên cứu của ICON(7) và Maisel(9) nhưng
nhỏ hơn nghiên cứu của Chung T (79 ± 10)(2).
Sự khác biệt về tuổi ở các bệnh nhân khó thở
trong các nghiên cứu có thể là do những khác
biệt về đặc điểm dân cư, về điều kiện chăm sóc y
tế, ý thức chăm sóc sức khỏe và chất lượng cuộc
sống của người dân ở từng quốc gia.
Giới
Trong nghiên cứu theo giới tính của chúng
tôi, nhận thấy rằng không có sự khác biệt về
phân bố dân số nghiên cứu giữa nam và nữ
(nam: 51,5% vànữ: 48,5%).
Bảng 2.Phân bố dân số nghiên cứu theo giới tính
Giới tính Tần số Tỷ lệ (%)
Nam 101 51,5
Nữ 95 48,5
Tổng 196 100
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự
như các nghiên cứu lớn trên thế giới như nghiên
cứu của PRIDE(8), nghiên cứu của ICON(7)cũng
nhận thấy tỷ lệ giữa nam và nữ gần như tương
đương nhau.
Tuy nhiên, có sự chênh lệch tỷ lệ giữa nam
và nữ (1,3/1) theo nghiên cứu của Maisel(9). Mặc
dù chưa có một lời giải thích thỏa đáng nào cho
vấn đề này. Chúng tôi nghĩ có lẽ là do cách lấy
mẫu liên tục chứ không phản ánh tỉ số nam nữ
thực sự trong quần thể dân số được nghiên cứu.
Các nguyên nhân gây khó thở
Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi,
nguyên nhân gây khó thở thường gặp nhất là
suy tim cấp chiếm tỷ lệ là 55,6%, tiếp theo là
COPD/Hen phế quản chiếm 26,1%.
Theo nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận,
nguyên nhân gây khó thở nhập vào khoa cấp
cứu chiếm tỷ lệ cao nhất là do suy tim cấp
(55,6%).
Biểu đồ 1.Phân bố của các nguyên nhân khó thở
Theo bảng trên, kết quả của chúng tôi tương
tự như kết quả nghiên cứu củaChung T (2) và
Trần Ngọc Thái Hòa(11). Do đó việc chẩn đoán và
xử lý sớm tình trạng khó thở do suy tim cấp
đóng vai trò quan trọng trong điều trị.
Đặc điểm về mức độ nặng của suy tim theo
phân độ NYHA
Trong nghiên cứu của chúng tôi nhóm bệnh
nhân suy tim NYHA IV chiếm tỷ lệ cao nhất
(53%), nhóm bệnh nhân suy tim NYHA II chiếm
tỷ lệ thấp nhất (11%) và không có bệnh nhân suy
tim NYHA I.
Vậy kết quả nghiên cứu chúng tôi tương tự
nghiên cứu của Trần Ngọc Thái Hòa với nhóm
bệnh nhân suy tim NYHA IV cũng chiếm tỷ lệ
cao nhất (56,6%), nhóm bệnh nhân suy tim
NYHA II chiếm tỷ lệ thấp nhất (13,2%) và cũng
không có bệnh nhân suy tim NYHA I(11).
So với một số nghiên cứu khác ở phương
Tây, như nghiên cứu đa trung tâm tại Mỹ thực
hiện vào năm 2002, thì bệnh nhân suy tim
NYHA III chiếm tỷ lệ cao nhất (34,5%), suy tim
NYHA IV chiếm tỷ lệ thấp nhất (14,7%). Phải
chăng bệnh nhân suy tim ở nước ta nhận thức về
vấn đề y tế chưa được tốt, hoặc do hạn chế về
điều kiện tài chính, giao thôngnên thường
nhập viện với tình trạng bệnh đã nặng.
Bảng 3. Phân bố mức độ suy tim theo NYHA
NYHA Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)
II 12 11
III 39 36
IV 58 53
Tổng cộng 109 100
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Nội Khoa 554
Xác định độ nhạy và độ đặc hiệu của xét
nghiệm NT-proBNP trong chẩn đoán suy tim
cấp ở bệnh nhân khó thở
Nồng độ NT-proBNP trong dân số nghiên cứu
Trong dân số nghiên cứu của chúng tôi,
nồng độ NT-proBNP trung vị là 1821pg/ml.
Bảng 4. Nồng độ NT-proBNP trung vị trong nghiên
cứu
NT-proBNP (pg/ml)
(n = 196)
Trung vị Tứ phân vị thứ 25 -75
(pg/ml)
1821 596 - 13049
So sánh nồng độ NT-proBNP giữa hai nhóm
khó thở có hay không có STC
Nồng độ NT-proBNP trung vị trong nghiên
cứu chúng tôi tăng cao ở nhóm bệnh nhân khó
thở do suy tim cấp (12107 pg/ml, tứ phân vị:
5806 - 19577) so với nhóm khó thở không do suy
tim cấp (546 pg/ml, tứ phân vị: 388,5 - 718,5). Sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).
Bảng 5.Nồng độ của NT-proBNP trong nhóm có hay
không có STC
Chẩn đoán
Nồng độ NT-
proBNPtrung vị
(pg/ml)
Tứ phân vị
thứ 25 -75 (pg/ml)
STC 12107 5806 - 19577
Không STC 546 388,5 - 718,5
Dựa vào bảng trên, nghiên cứu chúng tôi
cùng các nghiên cứu khác như ICON(7), PRIDE
(8) và Trần Ngọc Thái Hòa(11) đều nhận thấy nồng
độ NT-proBNP trung vị ở nhóm khó thở do suy
tim cấp cao hơn nhiều so với nhóm không do
suy tim cấp.
Xét nghiệm định lượng NT-proBNP trong
máu được thực hiện ở bệnh nhân suy tim cấp sẽ
góp phần làm tăng độ chính xác trong chẩn đoán
suy tim cho bác sĩ lâm sàng, đặc biệt là những
người không phải chuyên khoa tim mạch. Bởi vì,
chỉ cần một mẫu máu thu được ở bệnh nhân và
kết quả có thể đánh giá được bằng số. Vì vậy,
việc định lượng nồng độ NT-proBNP trong chẩn
đoán suy tim cấp có vai trò thiết thực trong thực
hành lâm sàng.
Để đánh giá hiệu quả xét nghiệm ứng dụng
trên lâm sàng, chúng tôi tiến hành phân tích
đường cong ROC. Đường cong ROC là biểu đồ
mô tả độ nhạy, độ đặc hiệu cho tất cả điểm cắt.
Với diện tích dưới đường cong ROC từ 75 - 85%
có đặc tính phân biệt mức trung bình - tốt đối
với một xét nghiệm, cho phép nhà lâm sàng sử
dụng test đó.
Với kết quả nghiên cứu chúng tôi diện tích
dưới đường cong ROC là 0,94, tương tự với kết
quả nghiên cứu của Trần Ngọc Thái Hòa là
0,94(11); của Bayes - Genis A là 0,96(1); của
PRIDE là 0,94 (8).
Biểu đồ 2. Đường cong ROC biểu diễn giá trị của
NT-proBNP trong chẩn đoán STC
Với đặc điểm đó, kết quả nghiên cứu chúng
tôi và các nghiên cứu khác trong vùng dưới
đường cong ROC lớn hơn 90%, cho thấy NT-
proBNP là xét nghiệm tốt có giá trị giúp phân
biệt khó thở cấp do hay không do suy tim cấp.
Độ nhạy và độ đặc hiệu của xét nghiệm NT-
proBNP trong chẩn đoán suy tim cấp
Dựa vào đường cong ROC, chúng tôi chọn
tại điểm cắt 914 pg/ml có độ đặc hiệu 92,1%, giá
trị chẩn đoán dương tính 93,7%, độ chính xác
94,4% nhưng vẫn đảm bảo được độ nhạy rất cao
là 96,3%.
Ở điểm cắt 946 pg/ml có độ đặc hiệu là 92,1%
bằng độ đặc hiệu ở điểm cắt 914 pg/ml, nhưng
độ nhạy trong trường hợp này là 95,4% bị giảm
đi và đồng thời sẽ làm giảm độ chính xác của
chẩn đoán (93,9%).
Còn ở điểm cắt 892 pg/ml, có độ nhạy 96,3%
bằng độ nhạy ở điểm cắt 914 pg/ml, nhưng độ
đặc hiệu giảm đi (90,9%) và độ chính xác cũng bị
giảm (93,9%).
0.
00
0.
25
0.
50
0.
75
1.
00
D
o
nh
ay
0.00 0.25 0.50 0.75 1.00
1 - Do dac hieu
Area under ROC curve = 0.9933
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Hô Hấp 555
Vì vậy, chúng tôi chọn điểm cắt để chẩn
đoán suy tim cấp là 914 pg/ml, nơi có độ nhạy
(96,3%) và độ đặc hiệu (92,1%) gần nhau nhất.
Dựa vào bảng so sánh trên, chúng tôi nhận
thấy rằng giá trị điểm cắt NT-proBNP để chẩn
đoán suy tim cấp ở bệnh nhân khó thở của
chúng tôi tương đương với các nghiên cứu của
Trần Ngọc Thái Hòa(11) và PRIDE(8).
Các yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ NT-
proBNP trong chẩn đoán STC ở bệnh nhân khó
thở
Nồng độ NT-proBNP theo phân độ suy tim
NYHA
Ở các bệnh nhân suy tim trong nghiên cứu
của chúng tôi ghi nhận nồng độ NT-proBNP
trong máu và phân độ suy tim theo NYHA có
mối tương quan thuận khá chặt chẽ với nhau (r =
0,68 < 0,7; p < 0,0001). Điều này có nghĩa là mức
độ suy tim càng nặng thì nồng độ NT-proBNP
trong máu càng cao.
Bảng 6. Nồng độ NT-proBNP theo phân độ suy tim
NYHA
Nồng độ NT-proBNP
trung vị (pg/ml)
Tứ phân vị thứ 25
-75 (pg/ml)
Độ II (n= 12) 981,5 872 - 1342
Độ III (n= 39) 6679 4472 - 8355
Độ IV (n= 58) 19232 14909 – 23402
Ở các bệnh nhân suy tim trong nghiên cứu
của chúng tôi ghi nhận nồng độ NT-proBNP
trong máu và phân độ suy tim theo NYHA có
mối tương quan thuận khá chặt chẽ với nhau (r =
0,68< 0,7; p < 0,0001). Điều này có nghĩa là mức
độ suy tim càng nặng thì nồng độ NT-proBNP
trong máu càng cao.
Độ II: 981,5 pg/ml, tứ phân vị: 872 - 1342
Độ III: 6679 pg/ml, tứ phân vị: 4472 - 8355
Độ IV: 19232 pg/ml, tứ phân vị: 14909 - 23402
Các nghiên cứu trước như: Trần Ngọc Thái
Hòa(11) và PRIDE (8) cũng nhận thấy rằng nồng
độ NT-proBNP gia tăng theo phân độ suy tim
theo NYHA.
Dựa vào mối liên hệ mật thiết giữa nồng độ
NT-proBNP trong máu và mức độ suy tim theo
NYHA, xét nghiệm định lượng dấu ấn này cho
chúng ta một phương tiện khách quan góp phần
vào việc đánh giá tình trạng suy tim. Như vậy,
việc sử dụng thêm xét nghiệm NT-proBNP sẽ
làm tăng độ chính xác trong việc đánh giá tình
trạng suy tim.
Ảnh hưởng của tuổi đến nồng độ NT-proBNP
Đa phần các nghiên cứu như PRIDE(8) và
ICON(7) đều cho rằng nồng độ NT-proBNP sẽ
tăng đáng kể ở các bệnh nhân lớn tuổi, vì thế
cần hiệu chỉnh ngưỡng chẩn đoán suy tim cấp
theo tuổi.
Việc phân loại điểm cắt NT-proBNP theo lứa
tuổi ở mức 450, 900 và 1800 pg/ml có tác dụng
làm giảm kết quả âm tính giả ở những bệnh
nhân trẻ tuổi, làm giảm kết quả dương tính giả ở
những bệnh nhân cao tuổi, và tăng giá trị dự
đoán dương trong khi không thay đổi độ nhạy
và độ đặc hiệu.
Ở nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001) về nồng
độ NT-proBNP giữa các nhóm tuổi (< 50 tuổi:
538 pg/ml; từ 50-75 tuổi: 3750 pg/ml; > 75 tuổi:
14862 pg/ml).
Bảng 7.Nồng độ NT-proBNP trung vị theo nhóm
tuổi
Nhóm tuổi Nồng độ NT-proBNP
trung vị (pg/ml)
Tứ phân vị
thứ 25 – 75 (pg/ml)
< 50 538 148 – 11784
Từ 50 – 75 3750 550 – 14909
> 75 14862 772 – 23901
Nhiều tác giả t