Tiểu ban soạn thảo văn kiện Đại hội Đảng XI vẫn dùng luận điểm” Giai
cấp công nhân là lực lượng lãnh đạo cách mạng” và vẫn dựa trên
Cương lĩnh năm 91, tức là vẫn coi đấu tranh giai cấp là động lực của
phát triển và quốc doanh nắm vai trò chủ đạo nền kinh tế. Hoá ra, Tiểu
ban soạn thảo hoặc vi hiến, hoặc phản lại tưtưởng HồChí Minh được
thểhiện rất rõ ràng bằng Hiến pháp 1946? Ai cũng hiểu Hiến pháp là
một đạo luật gốc, cao nhất, chi phối các đạo luật khác. Hiến pháp khác các
đạo luật khác ởchỗ:- Vềhình thức pháp lý: Hiến pháp do toàn thểdân
tộc, “không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôn giáo” (trích lời nói đầu
của Hiến pháp 1946) quyết định bằng một cuộc trưng cầu ý dân vềbản dự
thảo Hiến pháp đã được Quốc hội chuẩn bịvà thông qua, mà người ta gọi
là “quyền phúc quyết” của người dân. Hiến pháp chỉcó giá trịkhi đã được
toàn dân phúc quyết. Quyền phúc quyết Hiến pháp của người dân là thể
hiện quyền làm chủcao nhất và trực tiếp, được gọi là “quyền lập hiến” của
người dân, trong đó, không một giai cấp, tầng lớp nào của dân tộc lại
được coi là nền tảng của thểchếchính trịViệt Nam dân chủcộng hòa.
Nói cách khác, quyền phê duyệt Hiến pháp là quyền của người dân, không
phải của Quốc hội, nhưquy định trong các Hiến pháp 1959, 1980 và 1992
của nước ta. Còn các đạo luật khác thuộc thẩm quyền phê chuẩn của
Quốc hội, với mục đích duy nhất là đểthực thi có hiệu quảnội dung của
bản Hiến pháp. Do vậy, các đạo luật do Quốc hội phê duyệt phải căn cứ
vào Hiến pháp và tuyệt nhiên không được trái với các nội dung của Hiến
pháp. Các đạo luật được ban hành bởi Quốc hội là thểhiện quyền làm chủ
gián tiếp của người dân, thông qua người đại diện của mình là các nghịsĩ
Quốc hội. Làm ngược lại có nghĩa là Quốc hội và đại biểu Quốc hội không
làm tròn nhiệm vụmà toàn dân đã giao phó cho họ.- Vềnội dung: bản
Hiến pháp quy định: (1) nghĩa vụvà quyền hạn, quyền lợi của người dân
nói chung và của công dân nói riêng, tức con người nói chung và con
người công dân nói riêng, trong thểchếchính trịdân chủcông hòa. Những
quy định này phải bảo đảm rằng “mọi người dân được làm bất cứviệc gì
đểmưu cầu hạnh phúc cho mình, mà pháp luật không cấm”. (2) Quyền
hạn, trách nhiệm, quyền lợi của bộmáy nhà nước và các công chức làm
việc trong bộmáy nhà nước đó chỉ đểbảo đảm “đại đoàn kết toàn dân,
không biệt nòi giống, gái trai, giai cấp, tôn giáo và các quyền tựdo dân
chủ” của người dân, “thực hiện chính quyền mạnh mẽvà sáng suốt của
nhân dân”, để“nước Việt Nam độc lập và thống nhất tiến bước trên đường
vinh quang, hạnh phúc, cùng nhịp với trào lưu tiến bộcủa thếgiới và ý
nguyện hòa bình của nhân loại” (trích lời mở đầu Hiến pháp 1946). Lời mở
đầu của bản Hiến pháp 1946 chẳng những chứng tỏViệt Nam không chỉ
muốn phát triển trong độc lập, thống nhất của đất nước mình trên nền tảng
đại đoàn kết toàn dân tộc mà còn muốn hội nhập với trào lưu tiến bộ, văn
minh của nhân loại
10 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1441 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mọi người dân được làm bất cứv iệc gì đểm ưu cầu hạnh phúc cho mình, mà pháp luật không cấm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu ban soạn thảo văn kiện Đại hội Đảng XI vẫn dùng luận điểm” Giai
cấp công nhân là lực lượng lãnh đạo cách mạng” và vẫn dựa trên
Cương lĩnh năm 91, tức là vẫn coi đấu tranh giai cấp là động lực của
phát triển và quốc doanh nắm vai trò chủ đạo nền kinh tế. Hoá ra, Tiểu
ban soạn thảo hoặc vi hiến, hoặc phản lại tư tưởng Hồ Chí Minh được
thể hiện rất rõ ràng bằng Hiến pháp 1946? Ai cũng hiểu Hiến pháp là
một đạo luật gốc, cao nhất, chi phối các đạo luật khác. Hiến pháp khác các
đạo luật khác ở chỗ:- Về hình thức pháp lý: Hiến pháp do toàn thể dân
tộc, “không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôn giáo” (trích lời nói đầu
của Hiến pháp 1946) quyết định bằng một cuộc trưng cầu ý dân về bản dự
thảo Hiến pháp đã được Quốc hội chuẩn bị và thông qua, mà người ta gọi
là “quyền phúc quyết” của người dân. Hiến pháp chỉ có giá trị khi đã được
toàn dân phúc quyết. Quyền phúc quyết Hiến pháp của người dân là thể
hiện quyền làm chủ cao nhất và trực tiếp, được gọi là “quyền lập hiến” của
người dân, trong đó, không một giai cấp, tầng lớp nào của dân tộc lại
được coi là nền tảng của thể chế chính trị Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Nói cách khác, quyền phê duyệt Hiến pháp là quyền của người dân, không
phải của Quốc hội, như quy định trong các Hiến pháp 1959, 1980 và 1992
của nước ta. Còn các đạo luật khác thuộc thẩm quyền phê chuẩn của
Quốc hội, với mục đích duy nhất là để thực thi có hiệu quả nội dung của
bản Hiến pháp. Do vậy, các đạo luật do Quốc hội phê duyệt phải căn cứ
vào Hiến pháp và tuyệt nhiên không được trái với các nội dung của Hiến
pháp. Các đạo luật được ban hành bởi Quốc hội là thể hiện quyền làm chủ
gián tiếp của người dân, thông qua người đại diện của mình là các nghị sĩ
Quốc hội. Làm ngược lại có nghĩa là Quốc hội và đại biểu Quốc hội không
làm tròn nhiệm vụ mà toàn dân đã giao phó cho họ.- Về nội dung: bản
Hiến pháp quy định: (1) nghĩa vụ và quyền hạn, quyền lợi của người dân
nói chung và của công dân nói riêng, tức con người nói chung và con
người công dân nói riêng, trong thể chế chính trị dân chủ công hòa. Những
quy định này phải bảo đảm rằng “mọi người dân được làm bất cứ việc gì
để mưu cầu hạnh phúc cho mình, mà pháp luật không cấm”. (2) Quyền
hạn, trách nhiệm, quyền lợi của bộ máy nhà nước và các công chức làm
việc trong bộ máy nhà nước đó chỉ để bảo đảm “đại đoàn kết toàn dân,
không biệt nòi giống, gái trai, giai cấp, tôn giáo và các quyền tự do dân
chủ” của người dân, “thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của
nhân dân”, để “nước Việt Nam độc lập và thống nhất tiến bước trên đường
vinh quang, hạnh phúc, cùng nhịp với trào lưu tiến bộ của thế giới và ý
nguyện hòa bình của nhân loại” (trích lời mở đầu Hiến pháp 1946). Lời mở
đầu của bản Hiến pháp 1946 chẳng những chứng tỏ Việt Nam không chỉ
muốn phát triển trong độc lập, thống nhất của đất nước mình trên nền tảng
đại đoàn kết toàn dân tộc mà còn muốn hội nhập với trào lưu tiến bộ, văn
minh của nhân loại.Những quy định về trách nhiệm, quyền hạn, quyền lợi
của bộ máy nhà nước cùng các công chức làm việc trong bộ máy đó, từ
thấp đến cao, được xây dựng theo nguyên tắc: “các cơ quan nhà nước
và công chức chỉ được làm những gì mà luật pháp cho phép” để
khống chế xu hướng lạm quyền của chúng.Cơ cấu bộ máy nhà nước cộng
hòa dân chủ do Hiến pháp quy định bao giờ cũng bao gồm 3 bộ phận, 3
nhánh quyền lực: Quyền lập pháp (Quốc hội), Quyền hành pháp (Chính
phủ) và Quyền tư pháp (Tòa án). Chỉ có toàn dân, thông qua quyền lập
hiến của mình, mới có quyền phân chia quyền lực cho 3 nhánh đó sao cho
hạn chế đến mức cao nhất sự lạm quyền của mỗi nhánh quyền
lực. Không ai có quyền thay thế toàn dân đứng ra để phân chia hay
phân công quyền lực cho 3 nhánh đó của cơ cấu bộ máy nhà nước. Hoạt
động của cả 3 nhánh quyền lực chỉ duy nhất vì mục đích thực thi hiến pháp,
do toàn dân phúc quyết, một cách có hiệu quả mà thôi. Đó chính là tính
thống nhất của bộ máy nhà nước do Hiến pháp quy định. Chính nhờ vậy,
quyền lợi hợp pháp của người dân mới được bảo vệ, sức mạnh đại đoàn
kết toàn dân mới được phát huy đến mức cao nhất, trong sự nghiệp xây
dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam độc lập, thống nhất, toàn vẹn
lãnh thổ, cùng hội nhập với thế giới văn minh.Xét về tổng thể, Hiến pháp
1946, cả về nội dung, cơ cấu bố cục, văn phong, phù hợp với trào lưu phát
triển nói chung và sự phát triển về pháp luật nói riêng của thế giới. Vì thế,
tôi cho rằng, việc sửa Hiến pháp 1992 phải dựa trên những nền tảng
nguyên tắc thiết kế của Hiến pháp 1946. Suy rộng ra, đó chính là nguyên
tắc xây dựng và phát triển của thể chế kinh tế thị trường, nhà nước pháp
quyền và xã hội dân sự, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ,
công bằng, văn minh, hội nhập với sự tiến bộ của thế giới. Phải chăng mục
tiêu đó chính là “định hướng XHCN”? Nhưng kinh tế thị trường, nhà nước
pháp quyền và xã hội dân sự trên thế giới trong 64 năm qua kể từ khi bản
Hiến pháp 1946 ra đời, đã có những thay đổi và tiến bộ hết sức to lớn. Vì
vậy, sửa đổi Hiến pháp 1992 không chỉ kế thừa Hiến pháp 1946 mà còn
phải sử dụng những thành tựu mới nhất của nhân loại, của Việt Nam trong
kinh nghiệm và lý thuyết phát triển.1. Quyền và nghĩa vụ công
dân:1.1 Điều 10 của Hiến pháp 1946 cần được bổ sung bằng điều 56
của Hiến pháp 1992: “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định
của pháp luật”. Tất nhiên “ quy định của pháp luật” phải bảo đảm phát huy
cao nhất quyền tự do kinh doanh của người dân, của doanh nghiệp, trong
những lĩnh vực có lợi cho quốc kế dân sinh mà pháp luật không cấm,
không được vì lợi ích của mình mà gây phương hại đến lợi ích của người
khác, của xã hội. (Ví dụ như: làm hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất
lượng, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác…). Chỉ có làm được
điều đó mới chấn hưng được nền kinh tế nước nhà, hội nhập với thế giới
đang ngày càng trở nên “phẳng” hơn. Cụ Vũ Trọng Khánh, vị luật sư duy
nhất trong 7 thành viên của ban soạn thảo Hiến pháp (theo sắc lệnh số 34
ngày 20/09/1945), đồng thời cũng là người tiếp ký sau Chủ tịch Hồ Chí
Minh vào bản dự thảo Hiến pháp đệ trình Quốc hội năm 1946, trên cương
vị Bộ trưởng Bộ Tư pháp của Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng
hòa, có kể lại rằng, cụ Nguyễn Sơn Hà, một nhà tư sản tiêu biểu, đại biểu
Quốc hội của Thành phố cảng Hải Phòng, đã đề nghị ghi quyền tự do kinh
doanh vào Hiến pháp 1946, nhưng không được chấp nhận, nên đã trở
thành 1 trong 2 đại biểu Quốc hội khóa 1 bỏ phiếu không tán thành Hiến
pháp 1946 (sau đó cụ Nguyễn Sơn Hà tham gia kháng chiến chống Pháp
với tư cách 1 công dân, 1 nhà tư sản kinh doanh làm lợi cho quốc kế dân
sinh, góp phần chấn hưng kinh tế ở vùng tự do của Chính phủ Việt Nam
dân chủ cộng hòa, không trở thành công chức; con cả của cụ là ông
Nguyễn Sơn Lâm, một chiến sĩ vệ quốc đoàn đã hy sinh ngay trong những
ngày đầu gây hấn của thực dân Pháp ở Hải Phòng trong năm 1946, nay có
đường mang tên “Sơn Lâm”, còn ở quận 3, TP.HCM có một con đường
mang tên “Nguyễn Sơn Hà”). Quyền tự do kinh doanh của người dân và
doanh nghiệp chỉ được tôn trọng nếu Hiến pháp không xác lập bất cứ
thành phần kinh tế nào là chủ đạo, là nền tảng của nền kinh tế thị
trường dưới chính thể dân chủ cộng hòa.1.2 Điều 15 của Hiến pháp
1946 có ghi “Nền sơ học cưỡng bách và không học phí … Học trò nghèo
được Chính phủ giúp đỡ”; Điều 59 Hiến pháp 1992 có ghi “Bậc tiểu học là
bắt buộc, không phải trả học phí”. Như vậy, luật giáo dục và các văn bản
dưới luật về giáo dục hiện hành không những vi hiến cả đối với Hiến pháp
1946 và Hiến pháp 1992. Phải nói, ngay năm 1946 khi chính quyền cách
mạng còn non trẻ trong tình trạng “ngàn cân treo sợi tóc” trước giặc ngoại
xâm, giặt đói, giặt dốt, mà Hiến pháp năm 1946 đã ghi như vậy là vô cùng
sáng suốt, đạt tầm nhìn của thời đại. Sáu mươi bốn năm đã trôi qua, kể từ
năm 1946, trong đó có 35 năm hòa bình, nhưng Việt Nam vẫn chưa thực
hiện được điều này (!?)1.3 Hiến pháp 1992, điều 69 có ghi “công dân có
quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin, có quyền
hội họp, lập hội và biểu tình theo pháp luật”. Quy định này của Hiến pháp
1992 là tiến bộ, rõ ràng và cụ thể hơn về quyền công dân so với Hiến pháp
1946. Mặt khác, điều 10 của Hiến pháp 1946 lại quy định công dân Việt
Nam có quyền xuất bản. Phải chăng các văn bản lập pháp và lập qui hiện
hành đều vi hiến đối với cả Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1992? (Đến nay,
Việt Nam vẫn chưa có luật biểu tình và luật về tổ chức các hội xã hội -
nghề nghiệp của người dân).2. Xã hội công dân2.1 Biểu tìnhBiểu
tình theo quy định của pháp luật phải được xem là một nét văn hóa ứng xử
của người dân trong xã hội văn minh để phản đối, đòi hỏi sửa đổi những
luật pháp, chính sách, cách ứng xử của nhà nước, hay phản đối những
hành vi vi phạm pháp luật và giá trị văn hóa đạo đức theo truyền thống dân
tộc của các tổ chức và người dân khác. Nhờ đó, cả nhà nước, xã hội và
người dân đều tiến bộ, hội nhập vào trào lưu phát triển văn minh nhân
loại.2.2 Quyền lực thứ 4Công luận thông qua các phương tiện truyền
thông đại chúng, như báo in, báo nói, báo hình, báo mạng internet, xuất
bản ấn phẩm… trong xã hội hiện đại phải được hiến pháp thừa nhận là
nhánh quyền lực thứ 4 của nhân dân, có tác dụng hạn chế sự lạm quyền
của cả 3 nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp của bộ máy nhà
nước. Hiến pháp 1946 và 1992 đã thừa nhận quyền của người dân về tự
do ngôn luận, xuất bản, biểu tình,…, nhưng do hạn chế của lịch sử, các
bản hiến pháp này chưa thấy hết vai trò của công luận và sự phản ứng
theo pháp luật của người dân trong thể chế chính trị dân chủ cộng hòa.
Người ta vẫn coi báo chí, các tổ chức hội chỉ là công cụ, là cánh tay nối dài
của nhà nước để cai trị dân. Trong xã hội dân sự, báo chí phản ánh công
luận, sự biểu tình của người dân, sự phản biện của các tổ chức xã hội đều
là công cụ của nhân dân giáo dục Chính phủ và toàn bộ bộ máy nhà nước
cũng như các công chức của nó. Vì lẽ đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay từ
năm 1946 đã chỉ ra rằng “Dân là chủ thì Chính phủ phải là đầy tớ … Nếu
Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ (HCM toàn tập,
NXB Sự thật, T4 trang 283). Muốn thực hiện ý tưởng đó của Chủ tịch Hồ
Chí Minh thì hiến pháp phải xác lập quyền lực thứ 4 của báo chí và công
luận thông qua việc xác lập quyền tự do ra báo và xuất bản của người dân
và các tổ chức xã hội theo luật định.2.3 Vai trò của các tổ chức xã hội
dân sựCác tổ chức hội do người dân tự nguyện thành lập và quản lý hoạt
động theo pháp luật, không sử dụng ngân sách nhà nước, để bảo vệ
quyền lợi chính đáng của mình, kẻ cả việc đề xuất dự thảo luật pháp, chính
sách, vận động hành lang trong việc ban hành và thực thi luật pháp, chính
sách của nhà nước.Hiện nay, các hội đều do nhà nước thành lập và hoạt
động bằng ngân sách nhà nước - tức là bằng tiền thuê của dân, thì nó chỉ
có thể là cánh tay nối dài của nhà nước, không thể phản biện được các
chính sách, hành vi ứng xử của nhà nước nói chung và của Chính phủ nói
riêng. Như vậy, nhà nước và xã hội không thể tiến bộ được. Nếu các tổ
chức xã hội - nghề nghiệp của người dân phát triển thì sẽ giảm bớt gánh
nặng trách nhiệm của bộ máy nhà nước, do đó mới có thể giảm biên chế
công chức, tăng lương cho công chức để họ có thể sống bằng lương, chứ
không phải bằng “phong bì” như hiện nay.Ví dụ: Hàng năm, các đơn vị có
sử dụng ngân sách nhà nước để thực hiện các hoạt động theo chức năng
của mình, như các trường học, viện nghiên cứu khoa học, bệnh viện, các
đoàn thể quần chúng…, đều phải làm báo cáo quyết toán tài chính lên cơ
quan chủ quản (Bộ, UBND tỉnh, thành phố…). Bộ phận chức năng, như vụ
hay sở tài chính của các cơ quan chủ quản phải thẩm tra phê duyệt thanh
quyết toán của các đơn vị trực thuộc. Nhưng do số đơn vị và khối lượng
công việc quá nhiều, bộ phận chức năng không thể thẩm tra phê duyệt
chính xác, đầy đủ các báo cáo quyết toán tài chính do các đơn vị cấp dưới
gửi lên. Do đó, việc phê duyệt này chỉ là hình thức và vô hình chung đã
hợp pháp hóa những sai sót trong chỉ tiêu của các đơn vị này. Vì thế, để
tránh trách nhiệm, người đi phê duyệt, như con đà điểu chui đầu vào cát,
thường ghi vào bản quyết toán câu “sau này nếu phát hiện có sai sót, đơn
vị vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”. Một bộ máy hành chính nhà
nước cồng kềnh, quan liêu, kém hiệu quả được tổ chức ra để đi phê duyệt
quyết toán theo kiểu “đười ươi nắm ống” lại là mảnh đất tốt cho “văn minh
phong bì” phát triển.Một ví dụ khác tương tự: các dự án đầu tư và thiết kế -
dự toán các công trình xây dựng bằng ngân sách nhà nước do một cơ
quan nhà nước chủ quản phê duyệt hàng năm lên tới hàng trăm, ngàn. Một
cơ quan nhà nước chủ quản với một số chuyên viên xa rời thực tế, làm
sao có thể phê duyệt đúng đắn và kịp thời? Nhưng thực tế, tất cả đều
được thông qua để kịp giải ngân…Trong xã hội dân sự, Chính phủ không
cần tổ chức ra bộ máy để phê duyệt quyết toán hay dự án mà thuê các tổ
chức chuyên môn do người dân thành lập, như công ty kiểm toán, công ty
tư vấn đầu tư và thiết kế xây dựng, hay các hội nghề nghiệp như hội kế
toán - kiểm toán, hội xây dựng… Họ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật
về các báo cáo kết luận của mình. Bộ máy hành pháp của nhà nước căn
cứ vào báo cáo kết luận của các tổ chức dân sự này để ra các quyết định
phê duyệt và chỉ trực tiếp thẩm tra theo xác suất hay khi nhận thấy có dấu
hiệu nghi ngờ tính chính xác của các kết luận do các tổ chức dân sự này
đệ trình mà thôi.Trường hợp vụ Vedan vừa qua, tuy mới manh nha nhưng
đã chứng minh được sức mạnh của tổ chức xã hội dân sự. Suốt 2 năm
sau khi phát hiện vụ việc, lãnh đạo Vedan cứ lần khân, mặc cả mức “trợ
giúp” (chứ không chịu “bồi thường”) cho nông dân bị thiết hại chỉ bằng 1/3
con số của Viện tài nguyên - môi trường thuộc Đại học quốc gia TP.HCM
đưa ra. Mà con số này lại thấp xa so với doanh số 3.000 tỷ VND/năm của
Vedan ở Việt Nam và chắc là con số thiệt hại được công bố cũng lại thấp
xa so với thực tế. Những khi các siêu thị và người dân phẫn nộ tuyên bố
không mua - bán sản phẩm Vedan, thì chỉ trong chưa đầy 1 tuần lễ, quay
ngoắt 180 độ, lãnh đạo Vedan đồng ý bồi thường cho người dân 100% số
thiệt hại theo con số do Viện Tài nguyên - môi trường công bố! Vedan sợ
sức mạnh của xã hội dân sự chứ không sơ tòa án của Việt Nam. Nếu ngay
từ đầu, hội những người tiêu dùng, hay hội bảo vệ môi trường, kiểu như tổ
chức hòa bình xanh, lên tiếng kêu gọi người dân “tẩy chay” sản phẩm
Vedan cho đến khi Vedan không những chịu bồi thường thỏa đáng cho
người dân bị hại mà còn phải khắc phục xong hậu quả, khôi phục lại môi
trường tự nhiên như trước, thì chắc sự việc không kéo dài như vậy. (Nghe
đâu “Hội nông dân tỉnh Đồng Nai” ăn lương nhà nước, lại khuyến cáo nông
dân không nên khởi kiện Vedan vì thiếu chứng cứ!) Các đoàn luật sư - một
tổ chức dân sự, lại đã giúp nông dân miễn phí lập hồ sơ khởi kiện Vedan
ra tòa. Đó chính là sự biểu hiện sức mạnh của xã hội dân sự, của công
luận, sức mạnh của người dân biết đoàn kết, chưa cần nhà nước phải ra
tay thực thi công lý.Hiện nay, cơ quan nhà nước đã làm quá nhiều việc lẽ
ra thuộc các tổ chức xã hội dân sự, nên bộ máy cồng kềnh, công chức
nhiều, hưởng lương thấp, nên hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước thấp.
Nếu phát triển các tổ chức xã hội dân sự, số biên chế công chức có thể
giảm đến 2/3, nên có thể thi, tuyển chọn những người thực tài, công tâm
và được trả lương cao để họ chuyên tâm thực thi công vụ, không phải
“nhận phong bì” để sống.2.4 Quyền lực thứ 5:Tổ chức kiểm toán độc lập
của nhà nước và tư nhân phải được Hiến pháp thừa nhận là nhánh quyền
lực thứ 5 của nhân dân dưới chính thể dân chủ cộng hòa trong việc hạn
chế sự lạm quyền của các cơ quan nhà nước. Vụ Vinashin là một minh
chứng rõ ràng. Nếu kiểm toán nhà nước hàng năm thực thi công vụ ở
Vinashin thì sẽ phát hiện sớm những sai sót khi còn nhỏ, dễ khắc phục. Tổ
chức kiểm toán nhà nước phải được hiến định quyền kiểm toán bất kỳ tổ
chức nào có sử dụng ngân sách nhà nước. Nếu không đủ sức, cơ quan
kiểm toán nhà nước có thể thuê các tổ chức kiểm toán tư nhân thực thi
nghiệp vụ kiểm toán ở những tổ chức không có những hoạt động thuộc bí
mật quốc gia.Mặt khác, luật pháp cũng phải quy định rằng, tất cả các tổ
chức có sử dụng ngân sách nhà nước - tiền thuế thu của người dân, đều
phải được kiểm toán hàng năm. Khoản nợ 86 ngàn tỷ đồng của
Vinashin được công bố trên báo chí là quá lớn so với 86 triệu dân VN và
so với GDP của Việt Nam (khoảng 5%GDP). Nếu kiểm toán tất cả các tập
đoàn kinh tế nhà nước và các tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước khác,
hơn nữa, kiểm toán tất cả các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước,
con số thất thoát tiền thuế của dân còn có thể lớn đến chừng
nào? Hiến pháp ngày nay không phải như năm 1946 chỉ hiến định
quyền lực của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án mà còn phải hiến định quyền
lực của báo chí - công luận và quyền lực của kiểm toán độc lập. Đó chính
là thực thi điều 1 của Hiến pháp 1946: “Tất cả quyền bính trong nước là
của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu
nghèo, giai cấp, tôn giáo”. (Không được phép phân biệt giai cấp, tầng lớp
là nền tảng và không phải là nền tảng của thể chế Việt Nam dân chủ cộng
hòa).3. Nguyên tắc quản trị học và tổ chức bộ máy quản lý nhà
nước. Các nguyên tắc quản trị học được áp dụng để thiết lập và vận hành
bất kỳ tổ chức nào, nếu muốn hoạt động của chúng đạt hiệu qủa cao. Tổ
chức bộ máy nhà nước cũng vậy.3.1 Đầu tiên phải kể đến nguyên tắc:
“không được song trùng vai trò quản lý và bị quản lý (chủ thể quản lý và
khách thể quản lý) trên một người, một pháp nhân có quan hệ phụ thuộc
trực tiếp”, hay nói theo kiểu dân gian là “không được vừa đá bóng vừa thổi
còi”. Người ra quyết định lại là người phải thực thi quyết định đó hay là đối
tượng bị điều chỉnh bởi quyền lực đó thì chắc chắn sai lầm và thất bại sẽ
xảy ra nhiều hơn so với sự đúng đắn và thành công trong công
việc.a. Lẫn lộn lập pháp và hành pháp:Điều 47, Hiến pháp 1946 ghi: “…
Thủ tướng chọn các Bộ trưởng trong nghị viện và đưa ra nghị viện biểu
quyết toàn thể danh sách…”. Tức là Bộ trưởng nhất thiết phải là đại biểu
quốc hội (chính vì hiến pháp 1946 qui định Bộ trưởng phải là nghị viên (Đại
biểu quốc hội) nên luật sư Vũ Trọng Khánh, do không đắc cử đại biểu quốc
hội ở Hải Phòng, không được giữ chức Bộ trưởng tư pháp trong chính phủ
chính thức và chuyển sang giữ chức vụ (chưởng lý tòa thượng thẩm, tức
viện trưởng viện công tố tại tòa án tối cao, và cụ Vũ Đình Hòe rời chức Bộ
trưởng bộ quốc gia giáo dục trong chính phủ lâm thời để nhận chức Bộ
trưởng Bộ tư pháp trong chính phủ chính thức. Về lý do luật sư Vũ Trọng
Khánh thất cử đại biểu Quốc hội ở Hải Phòng năm 1946, cụ Vũ Đình Hòe
đã kể với tôi là do bọn Việt quốc, Việt cách phá hoại, muốn loại cụ Vũ
Trọng Khánh, bằng cách bôi trên các tờ áp phích để biến tên “Vũ Trọng
Khánh” thành tên “Vũ Hồng Khanh”, một lãnh tụ Việt quốc; còn chính luật
sư Vũ Trọng Khánh đã kể với tôi rằng, do cụ đã không nhận lời giới thiệu là
ứng viên của mặt trận Việt minh, cụ rất tự tin ra ứng cử với tư cách ứng
viên tự do không thuộc đảng phái nào. Sau khi thất cử đại biểu Quốc hội ở
Hải Phòng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị luật sư Vũ Trọng Khánh về ứng
cử ở Hà Đông, quê nhà, theo sự giới thiệu của mặt trận Việt Minh, trong
đợt bầu cử bổ sung, nhưng luật sư Vũ Trọng Khánh tự ái không ra ứng cử
nữa. Thật là một sự ngây thơ chính trị trong sáng của một trí thức yêu
nước trong những ngày đầu Cách mạng. Sự kiện này khiến tôi nghĩ đến
Thương Ưởng, tể tướng nước Tần thời chiến quốc bên Tàu: kẻ làm ra luật
lại bị trừng phạt bởi chính cái luật ấy).Chính phủ và Bộ trưởng có quyền và
phải thực thi pháp luật do quốc hội ban hành. Đại biểu qu