Mục tiêu: Xác định giá trị chẩn đoán loãng xương của máy siêu âm xương gót ở phụ nữ trên 60 tuổi có từ
một yếu tố nguy cơ loãng xương trở lên tại bệnh viện Chợ Rẫy.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả tương quan; các đối tượng được chọn
là phụ nữ trên 60 tuổi có từ một yếu tố nguy cơ loãng xương trở lên, được chỉ định đo mật độ xương bằng DXA
tại bệnh viện Chợ Rẫy. Trong khoảng thời gian từ 01/04/2010 đến hết 31/06/2010, có tất cả 150 đối tượng thỏa
các tiêu chí chọn mẫu.
Kết quả: 150 phụ nữ trên 60 tuổi có từ một yếu tố nguy cơ loãng xương trở lên bao gồm: tuổi trên 65 tuổi,
mãn kinh sớm trước 45 tuổi, nhẹ cân với BMI dưới 19kg/m2, tiền căn gãy xương ở tuổi trưởng thành trên 45
tuổi, tiền căn sử dụng glucocorticoid trên 3 tháng, có tỉ lệ loãng xương là 83,3%. Mối tương quan T-score của
QUS và T-score của DXA vùng cột sống thắt lưng là r = 0,692 (p = 0,0005); BUA QUS và BMD DXA cột
sống thắt lưng là r = 0,665 (p = 0,0005). Không có sự tương quan giữa SOS QUS và BMD DXA (r = 0,215; p =
0,08). Ở mức cắt T-socre QUS ≤ -2,5, giá trị chẩn đoán loãng xương của QUS theo độ nhạy, độ chuyên, giá trị
chẩn đoán dương lần lượt là: 85,6% - 92%- 98%. Mức cắt của QUS với T-score ≤ - 2,6 và mức cắt BUA QUS ≤
50,2db/MHz có độ nhay, độ chuyên lần lượt là 82,3% - 96% và 73,6% - 100%.
8 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 273 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mối tương quan giữa siêu âm định lượng và hấp thụ năng lượng tia X kép trong chẩn đoán bệnh loãng xương ở phụ nữ trên 60 tuổi có yếu tố nguy cơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 137
MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA SIÊU ÂM ĐỊNH LƯỢNG
VÀ HẤP THỤ NĂNG LƯỢNG TIA X KÉP TRONG CHẨN ĐOÁN BỆNH
LOÃNG XƯƠNG Ở PHỤ NỮ TRÊN 60 TUỔI CÓ YẾU TỐ NGUY CƠ
Lê Thị Tường Yên*, Cao Thanh Ngọc**, Nguyễn Trường Sơn***
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định giá trị chẩn đoán loãng xương của máy siêu âm xương gót ở phụ nữ trên 60 tuổi có từ
một yếu tố nguy cơ loãng xương trở lên tại bệnh viện Chợ Rẫy.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả tương quan; các đối tượng được chọn
là phụ nữ trên 60 tuổi có từ một yếu tố nguy cơ loãng xương trở lên, được chỉ định đo mật độ xương bằng DXA
tại bệnh viện Chợ Rẫy. Trong khoảng thời gian từ 01/04/2010 đến hết 31/06/2010, có tất cả 150 đối tượng thỏa
các tiêu chí chọn mẫu.
Kết quả: 150 phụ nữ trên 60 tuổi có từ một yếu tố nguy cơ loãng xương trở lên bao gồm: tuổi trên 65 tuổi,
mãn kinh sớm trước 45 tuổi, nhẹ cân với BMI dưới 19kg/m2, tiền căn gãy xương ở tuổi trưởng thành trên 45
tuổi, tiền căn sử dụng glucocorticoid trên 3 tháng, có tỉ lệ loãng xương là 83,3%. Mối tương quan T-score của
QUS và T-score của DXA vùng cột sống thắt lưng là r = 0,692 (p = 0,0005); BUA QUS và BMD DXA cột
sống thắt lưng là r = 0,665 (p = 0,0005). Không có sự tương quan giữa SOS QUS và BMD DXA (r = 0,215; p =
0,08). Ở mức cắt T-socre QUS ≤ -2,5, giá trị chẩn đoán loãng xương của QUS theo độ nhạy, độ chuyên, giá trị
chẩn đoán dương lần lượt là: 85,6% - 92%- 98%. Mức cắt của QUS với T-score ≤ - 2,6 và mức cắt BUA QUS ≤
50,2db/MHz có độ nhay, độ chuyên lần lượt là 82,3% - 96% và 73,6% - 100%.
Từ khóa: Loãng xương, mật độ xương, siêu âm xương gót (QUS), hấp thụ năng lượng tia X kép (DXA),
chỉ số T (T-score), giảm âm trên băng rộng (BUA), tốc độ âm thanh (SOS), mật độ chất khoáng trong xương
(BMD), chỉ số khối cơ thể (BMI).
ABSTRACT
THE CORRELATION BETWEEN QUANTITIVE ULTRASOUND AND DUAL X-RAY ABSORPTION
IN OSTEOPOROSIS DIAGNOSIS ON OVER 60 – YEAR – OLD WOMEN
WITH RISK FACTOR
Le Thi Tuong Yen, Cao Thanh Ngoc, Nguyen Truong Son
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 137 - 144
Object: To determine the osteoporosis diagnostic value of quantitative ultrasound on over 60-year-old
women with at least one risk factor.
Materials and methods: Description correlation study on 150 over-60-year-old women with risk factor at
Cho Ray hospital from 04/01/2010 to 06/31/2010.
Results: Osteoporosis prevalence: 83.3% by lumber spine BMD. Strong positive correlation was
demontrated between T-score QUS and T-score DXA (lumber spine) (r = 0.692, p = 0.0005); between BUA QUS
and BMD DXA (r = 0.665, p = 0.0005). There was no correlation between SOS QUS and BMD DXA (r =
* Trung tâm chăm sóc người cao tuổi TPHCM
** Bộ Môn Lão Khoa, ĐHYD TP. Hồ Chí Minh *** Bệnh viện Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: BS Lê Thị Tường Yên. ĐT: 0913914782 Email: tuongyen1973@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ - Trẻ Em 138
0.215, p = 0.08). At the cut-off ≤ -2,5, the sensitivity, specificity and prositive predictive value of QUS were
85.6% - 92%- 98%, respectively. At the cut-off of T-score QUS ≤ -2,6 and the cut-off of BUA QUS ≤
50.2db/MHz, the sensititvity and specificity were respectively 82.3% - 96% and 73.6% - 100%.
Conclusion: QUS can be used to diagnose osteoporosis on over 60 – year – old women with at least one risk
factor.
Key words: Osteoporosis, BMD – bone mineral density, QUS – quantitative ultrasound, DXA – dual-
energy X-ray absorbtionmetry, T-score, BUA – broadband ultrasound attennuation, SOS – speed of sound.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Loãng xương là một bệnh làm tăng nguy cơ
gãy xương. Loãng xương là nguyên nhân đứng
hàng thứ nhì gây nên bệnh tật chỉ sau bệnh tim
mạch, làm giảm chất lượng cuộc sống và gia
tăng tỉ lệ tử vong ở cả hai giới(11, 13). Tại Việt Nam
tỉ lệ loãng xương ở phụ nữ sau 60 tuổi là 20%(16).
Hiện nay, mật độ xương đo bằng phương
pháp hấp thụ năng lượng tia X kép (dual-energy
X-ray absorptionmetry hay DXA) được xem là
tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán loãng xương.
Nhưng thực tế tại Việt Nam, loại máy DXA chỉ
được trang bị tại một số bệnh viện lớn, chuyên
sâu như: Chợ Rẫy, Chấn Thương Chỉnh Hình,
Từ Dũ,... với giá thành khá cao nên việc chẩn
đoán loãng xương để điều trị tại các tuyến cơ sở
luôn gặp khó khăn. Siêu âm định lượng xương
gót là một phương pháp mới trong chẩn đoán
loãng xương với chi phí hợp lý và có mối tương
quan khá cao so với mật độ xương đo bằng
DXA. Vấn đề đặt ra là: nếu một bệnh nhân trên
60 tuổi có thể có triệu chứng đau xương ít hay
nhiều kéo dài(8) có từ một yếu tố nguy cơ của
loãng xương trở lên (tuổi cao trên 65 tuổi, mãn
kinh sớm trước 45 tuổi, có tiền căn gãy xương
sau 45 tuổi, trong gia đình có mẹ và anh chị em
ruột bị gãy xương, có BMI dưới 19 kg/m2, có tiền
căn sử dụng GC kéo dài trên 3 tháng) và kết quả
mật độ xương theo siêu âm xương gót là loãng
xương thì có thể chẩn đoán bệnh nhân bị loãng
xương và xem xét điều trị không? Mục đích
nghiên cứu của chúng tôi là tìm phương tiện
chẩn đoán loãng xương có giá trị thật sự với chị
phí chấp nhận được để hỗ trợ cho việc chẩn
đoán và điều trị loãng xương của các bác sĩ đa
khoa tuyến cơ sở.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Phụ nữ trên 60 tuổi có từ một yếu tố nguy cơ
loãng xương trở lên, được chỉ định đo mật độ
xương bằng DXA tại phòng khám nội khớp và
phòng khám điều trị theo yêu cầu của bệnh viện
Chợ Rẫy.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
(1) Phụ nữ trên 60 tuổi đến khám tại bệnh
viện Chợ Rẫy được chỉ định đo mật độ xương
bằng DXA, có thêm một trong những yếu tố
nguy cơ loãng xương theo IOF (BMI < 19kg/m2,
tiền căn gãy xương sau 45 tuổi, tiền căn sử dụng
GC hoặc hội chứng Cushing trên lâm sàng, tiền
căn gia đình có người bị gãy xương hoặc loãng
xương, mãn kinh sớm trước 45 tuổi).
(2) Phụ nữ trên 65 tuổi không cần có yếu tố
nguy cơ loãng xương
Tiêu chuẩn loại trừ
(1) Bệnh nhân đang sử dụng thuốc ảnh
hưởng đến chuyển hóa xương như Heparin,
Wafarine, Thyroxin, Estrogen, thuốc tăng mật
độ xương.
(2) Bệnh nhân bị các bệnh lý phải nằm bất
động hoặc hạn chế đi lại trong thời gian dài.
(3) Bệnh nhân bị đái tháo đường, bệnh lý
tuyến giáp.
(4) Bệnh nhân có kết quả chụp X-quang
trước đó bị gai xương cột sống thắt lưng, gãy lún
các đốt sống thắt lưng.
(5) Bệnh nhân được quét qua máy đo DXA
tại vùng cột sống thắt lưng có các hình ảnh gai
cột sống thắt lưng hoặc bị vẹo cột sống hoặc
không thể xác định rõ đường phân cắt giữa các
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 139
đốt sống thắt lưng (do bệnh lý viêm khớp cột
sống thắt lưng trước đó hoặc gãy lún các đốt
sống thắt lưng).
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện theo thiết kế mô
tả tương quan; sử dụng kĩ thuật chọn mẫu thuận
tiện với cỡ mẫu 150. Dữ liệu được thu thập bằng
bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp với các câu hỏi
liên quan đến các yếu tố nguy cơ loãng xương
và ghi nhận kết quả mật độ xương đo bằng siêu
âm xương gót (QUS) và hấp thu năng lượng tia
X kép (DXA) vùng cột sống thắt lưng.
Xử lí số liệu
Phần mềm SPSS 11.5 và Medcalc 11.3.3.
KẾT QUẢ
Đặc tính của mẫu khảo sát
Bảng 1. Đặc tính chung của mẫu sảo sát
Đặc tính Giá trị trung bình ±
SD
Thấp nhất Cao nhất
Tuổi 69,05± 6,51 61 89
BMI 23,06±3,21 13,8 30,7
Tuổi mất
kinh
48,01±4,97 35 59
Bảng 2. Đặc tính về các yếu tố nguy cơ loãng xương
của mẫu khảo sát
Đặc tính Tần số Tỉ lệ
Tuổi > 65 tuổi 99 66%
Độ tuổi mất kinh : < 45 tuổi 48 32,43%
Nhẹ cân với BMI <19 kg/m2 13 8,7%
Tiền căn bị gãy xương sau 45 tuổi 36 24%
Tiền căn dùng GC trên 3 tháng 6 4%
Đặc tính Tần số Tỉ lệ
Gia đình có mẹ, anh chị ruột bị
gãy xương
35 23,3%
Bảng 3. Mật độ xương của mẫu khảo sát
Đặc tính Giá trị trung bình
± SD
Thấp
nhất
Cao nhất
T-scoreDXA -3,352 ± 0,992 -5,9 -0,5
BMD DXA (g/cm2) 0,674 ± 0,115 0,152 0,991
T-scoreQUS -2,826 ± 0,753 -4,3 -0,4
BUA QUS
(db/MHz)
48,161 ± 16,2 14 106,5
SOS QUS (m/s) 1497,66 ± 30,52 1469,1 1842,1
Bảng 4. Loãng xương ở phụ nữ có yếu tố nguy cơ
Đặc tính Tần số Tỉ lệ
Loãng xương : T-score ≤ - 2.5 125 83,3%
Thiếu xương : - 2,5 < T-score ≤ -1 24 16%
Không loãng xương : T-score > -1 1 0,7%
Bảng 5. Tỉ lệ loãng xương trên từng nhóm yếu tố
nguy cơ
Đặc tính Tần số LX + Tỉ lệ
Tuổi > 65 99 89 89,9%
Mãn kinh sớm < 45 tuổi 48 44 91,66%
Nhẹ cân với BMI <19 kg/m2 13 13 100%
Tiền căn bị gãy xương sau
45 tuổi
37 34 91,89%
Tiền căn dùng GC trên 3 tháng 6 5 83,33%
Gia đình có mẹ và anh chị ruột
bị gãy xương.
35 24 68,57%
Bảng 6. Tỉ lệ loãng xương trên từng nhóm tuổi
Đặc tính Tần số LX + Tỉ lệ
61 tuổi – 65 tuổi 51 36 70,58%
66 tuổi – 70 tuổi 48 40 83,33%
71 tuổi – 75 tuổi 25 23 92%
Trên 75 tuổi 26 26 100%
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ - Trẻ Em 140
Mối tương quan giữa mật độ xương đo bằng DXA và QUS
Tương quan giữa T- score DXA và T-score QUS
DXA
0-1-2-3-4-5-6
SA
D
L
0
-1
-2
-3
-4
-5
Biểu đồ 1. Mức độ tương quan giữa T-score QUS và T-score DXA Tương quan giữa chỉ số T đo bằng DXA và
QUS là tương quan thuận, mức độ cao với hệ số tương quan r = 0,692 (p < 0,05) và phương trình hồi qui tuyến
tính dự tính là: T-score QUS = 0,522 T-score DXA – 1,085.
Tương quan giữa BMD DXA và BUA QUS
BUA/QUS
BMD/DXA
1.21.0.8.6.4.20.0
120
100
80
60
40
20
0
-20
Observed
Linear
Biểu đồ 2. Mức độ tương quan giữa BMD DXA và BUA QUS Tương quan giữa BMD DXA và BUA QUS là
tương quan thuận, mức độ cao với hệ số tương quan r = 0,665 (p < 0,05) và phương trình hồi qui tuyến tính dự
tính là: BUA QUS = 93,351 BMD DXA – 14,778
T-score DXA
T-score QUS
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 141
Tương quan giữa BMD DXA và SOS QUS
BMD/DXA
1.21.0.8.6.4.20.0
SO
S/
SA
D
L
1900
1800
1700
1600
1500
1400
Biểu đồ 3. Tương quan giữa BMD DXA và SOS QUS. Tương quan giữa BMD DXA và SOS QUS là tương
quan thuận, mức độ rất thấp với hệ số tương quan r = 0,215.
Giá trị chẩn đoán loãng xương của QUS,
OSTA, NOMOGRAM ở phụ nữ trên 60
tuổi có yếu tố nguy cơ loãng xương
Giá trị chẩn đoán loãng xương của T-score
QUS ở điểm cắt -2,5
Bảng 10. Giá trị chẩn đoán của mật độ xương bằng
phương pháp QUS
Phương pháp
chẩn đoán DXA
+ DXA- Kết quả
QUS (+) 107 2 PV+ = 98%
QUS (-) 18 23 PV- = 56%
Kết quả Ss = 85,6% Sp = 92%
Mức cắt T-scoreQUS trong chẩn đoán loãng
xương
Giá trị chẩn đoán của QUS tốt nhất ở mức T-
score là -2,6 với độ nhậy 83,2% và độ chuyên
96%. Diện tích dưới đường cong (AUC±SE) là
(0.923 ± 0,024) với p < 0,0001.
Mức cắt BUA QUS trong chẩn đoán loãng
xương
Giá trị chuẩn đoán của BUA QUS tốt nhất ở
mức cắt BUA ≤ 50,2db/MHz với độ nhạy 73,6%
và độ chuyên là 100%. Diện tích dưới đường
cong (AUC±SE) là (0,905 ± 0,024) với p < 0,001.
BÀN LUẬN
Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Chúng tôi chọn đối tượng nghiên cứu là phụ
nữ sau 60 tuổi có từ một yếu tố nguy cơ loãng
xương trở lên và được chỉ định đo mật độ xương
bằng máy DXA tại bệnh viện Chợ Rẫy. Các bệnh
nhân được chọn vào nghiên cứu có tất cả 150
người đều thỏa các tiêu chí chọn mẫu. Do đa số
các trường hợp chỉ định đo mật độ xương tại
bệnh viện Chợ Rẫy là đo tại cột sống thắt lưng,
chi phí đo tại mỗi vị trí đều bằng nhau và khá
cao; đặc biệt sự giảm mật độ xương xảy ra sớm
hơn tại vùng cột sống thắt lưng, nên chúng tôi
quyết định lấy kết quả đo mật độ xương tại
vùng cột sống thắt lưng để so sánh với mật độ
xương tại xương gót đo bằng QUS. Kết quả mật
độ xương tại vùng cột sống thắt lưng đo bằng
DXA phải đảm bảo đúng tiêu chí chọn mẫu để
loại trừ các trường hợp cho kết quả sai lệch do
gai xương, xẹp lún đốt sống hoặc viêm cột sống
trước đó khiến không xác định được đường
ranh giới giữa các đốt sống.
Các bệnh nhân tham gia nghiên cứu của
chúng tôi tuổi trung bình là 69, có một trong các
yếu tố nguy cơ sau theo tỉ lệ giảm dần: tuổi cao
trên 65 tuổi; mãn kinh sớm trước 45 tuổi; tiền
căn gãy xương sau 45 tuổi; gia đình có mẹ và
anh chị em ruột bị gãy xương; nhẹ cân với BMI
dưới 19kg/m2, tiền căn sử dụng GC liên tục trên
SOS QUS
BMD DXA
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ - Trẻ Em 142
3 tháng hoặc có hội chứng Cushing trên lâm
sàng. Tỉ lệ loãng xương ghi nhận ở các đối tượng
này khá cao chiếm đến 83%.
Khi xem xét theo từng yếu tố nguy cơ, chúng
tôi nhận thấy:
Tuổi cao
Nguy cơ loãng xương tăng theo tuổi và tần
suất loãng xương cũng gia tăng đáng kể vào mỗi
5 đến 10 năm sau tuổi 60(7). United States
National Health and Nutrition Survey
(NHANES) III nghiên cứu trên phụ nữ sau mãn
kinh cho kết quả tỉ lệ loãng xương ở phụ nữ tuổi
từ 60 đến 69 và trên 70 tuổi lần lượt là 32% và
41%(13). Trong nghiên cứu của chúng tôi, ngoài
yếu tố tuổi các phụ nữ tham gia nghiên cứu còn
có thêm các yếu tố nguy cơ loãng xương khác
nên tỉ lệ loãng xương đều cao hơn rõ rệt theo
từng nhóm tuổi so với các nghiên cứu của nước
ngoài, đặc biệt là trên 75 tuổi, tỉ lệ loãng xương
là 100%. Một lý do khác khiến tỉ lệ loãng xương
của mẫu khảo sát cao có thể do người Việt Nam
có vóc người thấp bé, thói quen ít uống sữa khi
đã trưởng thành, ít tập luyện thể lực, ít tiếp xúc
với ánh nắng mặt trời khiến mật độ xương đỉnh
không cao bằng người nước ngoài, trong khi
thông số mật độ xương đỉnh được sử dụng để
cài đặt trong máy DXA tại Việt Nam lại không
dựa trên mật độ xương đỉnh của người Việt
Nam. Điều này cũng được đề cập đến trong
nghiên cứu của các tác giả Hồ Phạm Thục Lan
và cộng sự(1).
Mãn kinh sớm
Tuổi mãn kinh sớm trước 45 cũng là một yếu
tố nguy cơ quan trọng của loãng xương, đó là do
sự thiếu hụt estrogen đưa đến sự mất cân bằng
giữa quá trình tạo xương và mất xương(3). Với
nghiên cứu đã thực hiện, chúng tôi nhận thấy có
đến 91% phụ nữ trên 60 tuổi mãn kinh sớm
trước 45 tuổi bị loãng xương.
Nhẹ cân và chỉ số khối thấp (BMI)
Đây cũng là một chỉ điểm của mật độ xương
thấp, ở phụ nữ mãn kinh có BMI thấp dưới mức
trung bình nên được xem xét cẩn thận về nguy
cơ loãng xương gia tăng. Trong nghiên cứu của
chúng tôi, 100% phụ nữ trên 60 tuổi nhẹ cân với
BMI dưới 19kg/m2 đều bị loãng xương.
Tiền căn gãy xương
Sau 45 tuổi gãy xương do ngã nhẹ là yếu tố
nguy cơ của cả loãng xương lẫn gãy xương. Kết
quả chúng tôi phân tích được có đến 92% phụ
nữ sau 60 tuổi có tiền căn gãy xương trước đó
được chẩn đoán loãng xương.
Yếu tố nguy cơ loãng xương khác là GC
GC là thuốc kháng viêm rất hiệu quả, tuy
nhiên nếu sử dụng lâu dài sẽ gây ra loãng
xương. Cơ chế loãng xương do GC gây ra chưa
được biết rõ ràng, có thể là do GC ức chế trục hạ
đồi – tuyến yên làm chậm sự tăng trưởng xương
ở người trẻ; GC cũng làm ảnh hưởng đến chức
năng của tạo cốt bào, tăng sự tiêu hủy xương,
ngăn chặn sự hấp thu calci ở ruột, tăng thải calci
qua đường niệu(11), tuy nhiên chỉ có 50% bệnh
nhân dùng GC kéo dài bị các biến chứng liên
quan đến xương(5). Nghiên cứu của chúng tôi chỉ
có 6 bệnh nhân sử dụng GC thỏa tiêu chí chọn
mẫu, trong đó có 5 bệnh nhân bị loãng xương,
chiếm tỉ lệ 83%, vì số lượng bệnh nhân sử dụng
GC trong mẫu khảo sát quá thấp nên tỉ lệ này
chỉ có tính chất ghi nhận.
Mật độ xương thấp
Cũng được tìm thấy ở phụ nữ có tiền căn gia
đình bị gãy xương, đặc biệt là mẹ và anh chị em
ruột(14). Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có
68% phụ nữ sau 60 tuổi có tiền căn gia đình bị
gãy xương được chẩn đoán là loãng xương.
Mối tương quan giữa QUS và DXA trong
chẩn đoán loãng xương
Về mối tương quan giữa các thông số trên
QUS và mật độ xương đo bằng DXA, nghiên
cứu của Johansen A và cs thực hiện trên 73 phụ
nữ có độ tuổi trung bình là 63, kết quả cho thấy
có sự tương quan giữa BUA QUS và mật độ
xương tại cổ xương đùi, mật độ xương tại cột
sống thắt lưng đo bằng DXA với hệ số tương
quan lần lượt là r = 0,64 và r = 0,55 (p < 0,001),
trong khi đó SOS QUS lại không tương quan với
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 143
mật độ xương đo bằng DXA(4). Các tác giả khác
như Kaufman JJ và Luo GM, Meszaros S và cs,
cũng có các kết quả nghiên cứu tương tự.
Kaufman JJ và cs cho thấy mức độ tương quan
giữa mật độ xương đo bằng DXA tại cổ xương
đùi và cột sống thắt lưng với BUA QUS khá cao
lần lượt là r = 0,58 và r = 0,54 (p < 0,05)(5).
Meszaros S và cs cũng cho kết quả mối tương
quan giữa BUA QUS với mật độ xương tại cổ
xương đùi và cột sống thắt lưng đo bằng DXA là
r = 0,56 và r = 0,44 (p < 0,001)(9).
Tại Việt Nam, tác giả Phạm Duy Thanh cũng
thực hiện nghiên cứu tìm hiểu mối tương quan
giữa 2 phương pháp đo mật độ xương nói trên,
kết quả tương quan ở mức độ trung bình giữa T-
score QUS và T-score DXA là r = 0,5 (p <
0,001)(12).
Trong nghiên cứu đã thực hiện, chúng tôi sử
dụng phân tích thống kê để tính mối tương
quan ở nhiều thông số của cả hai phương pháp
QUS và DXA trên các đối tượng nghiên cứu là
phụ nữ trên 60 tuổi có yếu tố nguy cơ loãng
xương, kết quả cho thấy:
- Tương quan giữa T-score QUS và T-score
DXA là tương quan thuận, mức độ cao với r =
0,692 (p < 0,05)
- Tương quan giữa BUA QUS VÀ BMD DXA
là tương quan thuận, mức độ cao với r = 0,665 (p
< 0,05)
- Không có sự tương quan giữa SOS QUS và
BMD DXA.
Giá trị tiên đoán loãng xương của QUS ở
phụ nữ trên 60 tuổi có yếu tố nguy cơ loãng
xương
Nghiên cứu của Kaufman JJ và cs cho thấy
90% phụ nữ sau mãn kinh có T-score QUS < -1
cũng cho kết quả loãng xương và thiếu xương
theo T-score DXA(5).
Theo Jean Hodson và cs, giá trị chẩn đoán
của QUS trên 190 phụ nữ từ 60 – 69 tuổi được
kết luận theo độ nhạy và độ chuyên lần lượt là
71% và 83%. Kết quả này có vẻ không phù hợp
với một xét nghiệm có tính chất sàng lọc bệnh
như QUS(2).
Trong nghiên cứu của Johansen A về giá trị
chẩn đoán loãng xương của QUS, khi phân
tích nhóm nhỏ là phụ nữ trên 65 tuổi (đây là
đối tượng có chỉ định đo mật độ xương mà
không cần phải có yếu tố nguy cơ loãng
xương), kết quả cho thấy QUS có độ nhậy 61%
trong khi độ chuyên biệt đạt được là 100%(4).
Kết quả nghiên cứu mà chúng tôi thu được là:
Giá trị tiên đoán của T-score QUS ở điểm cắt
T-score là -2,5 có độ nhạy 85,6%; độ chuyên
biệt 92%, giá trị tiên đoán dương là 98% và giá
trị tiên đoán âm là 56%.
Vì chỉ số T sử dụng trong bảng tiêu chuẩn
chẩn đoán loãng xương của WHO là dựa trên
kết quả mật độ xương của máy DXA chứ
không phải T-score QUS nên chúng tôi cũng
đã thực hiện phân tích thêm xem liệu có thể
xác định được điểm cắt nào khác của T-score
QUS giúp chẩn đoán tốt hơn hay không? Phân
tích cho kết quả là ở điểm cắt T-score QUS ≤ -
2,6 có độ chuyên biệt cao hơn (96%) với diện
tích dưới đường cong là (AUC ± SE) là (0,923 ±
0,024) (p < 0,0001). Điều này chứng tỏ nếu lấy
điểm cắt ở mức T-score QUS nhỏ hơn hay
bằng -2,6 là loãng xương sẽ giúp chẩn đoán
loãng xương tốt hơn.
BUA QUS cũng có mối tương quan thuận
mức độ cao so với BMD DXA, nên chúng tôi
cũng đã tiến hành phân tích thêm về mức cắt
của thông số này: kết quả cho thấy ở mức cắt
BUA QUS là ≤ 50,2 db/MHz là tốt nhất, với độ
chuyên là 100% và diện tích dưới đường cong
cũng cho thấy hiệu quả tốt của thông số này với
(AUC ± SE) là (0,905 ± 0,024) (p < 0,0001). Như
vậy, nếu dựa vào BUA QUS ≤ 50,2 db/MHz,
chúng ta vẫn có thể chẩn đoán chính xác loãng
xương với độ chuyên biệt lên đến 100%. Mức cắt
của BUA QUS cũng được tác giả Johanse