Mối tương quan về sự hiện diện động mạch thận cực dưới ở người bình thường và người có bệnh lý hẹp khúc nối bể thận – niệu quản

Mục tiêu nghiên cứu: Ngoài việc cung cấp máu cho thận, sự hiện diện của động mạch thận cực dưới (ĐMCD) có thể vô tình trở thành nguyên nhân gây hẹp khúc nối bể thận – niệu quản (BT – NQ) đã được báo cáo trong nhiều y văn. Tuy nhiên, không phải lúc nào sự hiện diện của động mạch này cũng gây ra bệnh lý hẹp khúc nối. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm xác định mối tương quan về sự hiện diện ĐMCD này ở người bình thường và người có bệnh lý hẹp khúc nối có phẫu thuật. Phương pháp: Báo cáo hàng loạt ca với 224 quả thận bình thường (từ xác ướp formole người Việt Nam trưởng thành tại bộ môn Giải phẫu học trường ĐH Y Dược thành phố Hồ Chí Minh được phẫu tích từ năm 2003 đến năm 2011 và từ những người hiến thận tại bệnh viện Chợ Rẫy từ năm 2005 – 2009) và 399 quả thận được phẫu thuật do bệnh lý hẹp khúc nối tại 3 bệnh viện lớn (bệnh viện Nhi đồng I, Chợ Rẫy và Bình Dân) từ năm 2005 – 2010. Kết quả: Tỉ lệ hiện diện ĐMCD ở nhóm thận bình thường là 18/224 (8%), ở nhóm bệnh lý hẹp khúc nối có phẫu thuật là 63/339 (15,8%). Trong đó, tỉ lệ hiện diện ĐMCD trong nhóm bệnh lý hẹp khúc nối tại các bệnh viện Nhi Đồng I là 10/80 (12,5%), Chợ Rẫy là 16/203 (7,9%) và Bình Dân là 37/116 (32,8%). Trong tất cả các trường hợp này, ĐMCD đi phía trước khúc nối bể thận – niệu quản. Có sự giống nhau về tỉ lệ hiện diện ĐMCD ở nhóm bệnh viện Chợ Rẫy và Nhi Đồng I (mẫu hồi cứu) với nhóm thận bình thường. Trong khi đó có sự khác biệt về tỉ hiện diện ĐMCD giữa nhóm bệnh viện Bình Dân (tiền cứu) với nhóm bình thường (tiền cứu) và có tỉ số chênh OR = 8,27. Kết luận: Sự hiện diện của ĐMCD thường gặp nhiều hơn trong nhóm có bệnh lý hẹp khúc nối bể thận – niệu quản. Nguy cơ mắc bệnh hẹp khúc nối bể thận – niệu quản ở nhóm hiện diện ĐMCD cao gấp 8 lần so với nhóm không hiện diện động mạch này.

pdf6 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 262 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mối tương quan về sự hiện diện động mạch thận cực dưới ở người bình thường và người có bệnh lý hẹp khúc nối bể thận – niệu quản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 2 * 2012 92 MỐI TƯƠNG QUAN VỀ SỰ HIỆN DIỆN ĐỘNG MẠCH THẬN CỰC DƯỚI Ở NGƯỜI BÌNH THƯỜNG VÀ NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ HẸP KHÚC NỐI BỂ THẬN – NIỆU QUẢN Võ Văn Hải*; Ngô Đại Hải**, Thi Văn Gừng***, Huỳnh Đức Vĩnh Phúc****, Dương Văn Hải*; Lê Tấn Sơn*, Vũ Lê Chuyên** TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Ngoài việc cung cấp máu cho thận, sự hiện diện của động mạch thận cực dưới (ĐMCD) có thể vô tình trở thành nguyên nhân gây hẹp khúc nối bể thận – niệu quản (BT – NQ) đã được báo cáo trong nhiều y văn. Tuy nhiên, không phải lúc nào sự hiện diện của động mạch này cũng gây ra bệnh lý hẹp khúc nối. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm xác định mối tương quan về sự hiện diện ĐMCD này ở người bình thường và người có bệnh lý hẹp khúc nối có phẫu thuật. Phương pháp: Báo cáo hàng loạt ca với 224 quả thận bình thường (từ xác ướp formole người Việt Nam trưởng thành tại bộ môn Giải phẫu học trường ĐH Y Dược thành phố Hồ Chí Minh được phẫu tích từ năm 2003 đến năm 2011 và từ những người hiến thận tại bệnh viện Chợ Rẫy từ năm 2005 – 2009) và 399 quả thận được phẫu thuật do bệnh lý hẹp khúc nối tại 3 bệnh viện lớn (bệnh viện Nhi đồng I, Chợ Rẫy và Bình Dân) từ năm 2005 – 2010. Kết quả: Tỉ lệ hiện diện ĐMCD ở nhóm thận bình thường là 18/224 (8%), ở nhóm bệnh lý hẹp khúc nối có phẫu thuật là 63/339 (15,8%). Trong đó, tỉ lệ hiện diện ĐMCD trong nhóm bệnh lý hẹp khúc nối tại các bệnh viện Nhi Đồng I là 10/80 (12,5%), Chợ Rẫy là 16/203 (7,9%) và Bình Dân là 37/116 (32,8%). Trong tất cả các trường hợp này, ĐMCD đi phía trước khúc nối bể thận – niệu quản. Có sự giống nhau về tỉ lệ hiện diện ĐMCD ở nhóm bệnh viện Chợ Rẫy và Nhi Đồng I (mẫu hồi cứu) với nhóm thận bình thường. Trong khi đó có sự khác biệt về tỉ hiện diện ĐMCD giữa nhóm bệnh viện Bình Dân (tiền cứu) với nhóm bình thường (tiền cứu) và có tỉ số chênh OR = 8,27. Kết luận: Sự hiện diện của ĐMCD thường gặp nhiều hơn trong nhóm có bệnh lý hẹp khúc nối bể thận – niệu quản. Nguy cơ mắc bệnh hẹp khúc nối bể thận – niệu quản ở nhóm hiện diện ĐMCD cao gấp 8 lần so với nhóm không hiện diện động mạch này. Từ khóa: động mạch thận, động mạch rốn thận, động mạch thận cực dưới, hẹp khúc nối bể thận – niệu quản. ABSTRACT THE CORRELATION BETWEEN THE LOWER POLE RENAL ARTERY IN NORMAL PEOPLE AND THAT IN URETEROPELVIC JUNCTION OBSTRUCTION PATIENTS HAVING SURGERY Vo Van Hai; Ngo Dai Hai, Thi Van Gung, Huynh Duc Vinh Phuc, Duong Van Hai; Le Tan Son, Vu Le Chuyen * Y hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 – No.2 – 2012: 92 - 98 Objectives: In addition to supplying blood to the kidneys, the presence of lower pole renal artery can inadvertently become a cause of ureteropelvic junction obstruction (UPJO), which has often been reported in * ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh ** Bệnh viện Bình Dân TP. Hồ Chí Minh *** Khoa Chẩn đoán hình ảnh bệnh viện Chợ Rẫy **** Trung tâm giám định Y khoa TP.HCM Tác giả liên lạc: ThS.BS. Võ Văn Hải ĐT: 0903323420 Email: drvovanhai@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học 93 different medical research. However, the presence of the lower pole renal artery does not always cause UPJO. Therefore, we conducted this study to determine the correlation between the lower pole renal artery in normal people and that in UPJO patients having surgery. Method: Report a series of cases with 224 normal kidneys (from the Vietnamese cadaver adult in Anatomy Department Laboratory of the University of Medicine and Pharmacy of Ho Chi Minh City from 2003 to 2011 and from the donor cases in Cho Ray hospital from 2005 - 2009) and 399 kidneys of UPJO patients having surgery in three hospitals (Children Hospital N. 1, Cho Ray and Binh Dan hospitals) from 2005 to 2010. Results: The prevalence of lower pole renal arteries in the group with normal kidneys is 18/224 (8%), and in the group with UPJO is 63/339 (15.8%). In particular, the rate of lower pole renal arteries in patients with UPJO at the Children Hospital N. 1 is 10/80 (12.5%), Cho Ray 16/203 (7.9%) and Binh Dan 37/116 (32.8%). In all of these cases, the crossing lower pole renal arteries are anterior to UPJ. There was a similar rate of lower pole arteries in the group of Cho Ray Hospital and Children Hospital N. 1 (retrospective) with normal renal group. There is a difference between Binh Dan Hospital group (prospective) and the normal renal group (prospective), with odds ratio OR = 8.27. Conclusion: The presence of lower pole renal arteries is more common in UPJO patients having surgery. The risk of UPJO in the group which has lower pole renal arteries is 8 times as high as that in the group without such arteries. Keywords: renal artery, renal hilar artery, lower polar artery, ureteropelvic junction obstruction ĐẶT VẤN ĐỀ Cùng với động mạch thận chính thức (hay còn gọi là ĐM rốn thận), động mạch thận cực dưới (ĐMCD) cũng góp phần quan trọng trong việc cung cấp máu ở quả thận mà một khi động mạch này hiện diện(9,12). Tuy nhiên, sự hiện diện này đôi khi vô tình là nguyên nhân gây ra hẹp khúc nối bể thận – niệu quản mà nhiều y văn trong(8,17) và ngoài nước(1,3,4,10,11,13) đã từng báo cáo. Mặc dù vậy, không phải sự có mặt này là luôn gây ra tình trạng hẹp khúc nối(5). Vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu này để tìm hiểu mối tương quan về sự hiện diện ĐMCD này giữa nhóm bình thường (không mắc bệnh) và nhóm có bệnh lý hẹp khúc nối BT – NQ mà hiện nay ở người Việt Nam chưa có một y văn nào báo cáo(6,8,14,15,16,17). Mục tiêu nghiên cứu Mối tương quan về tỉ lệ giữa sự hiện động mạch thận cực dưới ở người bình thường và người có bệnh lý hẹp khúc nối bể thận – niệu quản có phẫu thuật. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Báo cáo hàng loạt ca. Mẫu khảo sát Nhóm I (Nhóm không mắc bệnh: Thi hài và Hiến thận) Lấy mẫu theo cách thuận tiện và ngẫu nhiên 81 thi hài (162 quả thận) của người Việt Nam trưởng thành đã được ướp formol tại bộ môn Giải Phẫu học - Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2003 đến năm 2011, và 62 quả thận bình thường được khảo sát bằng phương pháp chụp DSA của 26 người tham gia hiến thận tại bệnh viện Chợ Rẫy (Bv CR) từ năm 2005-2009. Tiêu chuẩn loại trừ Đối với mẫu Thi hài Những xác có sẹo mổ vùng bụng thắt lưng có can thiệp trực tiếp trên mạch máu thận làm thay đổi cấu trúc giải phẫu học ban đầu (điều này thường chỉ thấy được khi phẫu tích vào vùng bụng và hố thận). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 2 * 2012 94 Đối với người tham gia hiến thận Không có đầy đủ tiêu chuẩn hay không đủ hồ sơ lưu trữ của một người tham gia hiến thận theo tiêu chuẩn áp dụng cho người tham gia hiến thận tại BVCR (theo Qui trình chọn người cho Thận của bệnh viện Chợ Rẫy – Hội nghị Tổng Kết Chương Trình Ghép Thận – Kỷ Yếu Công Trình 1992 – 2000 tại bệnh viện Chợ Rẫy). Nhóm II (có bệnh lý hẹp khúc nối bể thận – niệu quản có phẫu thuật) Khảo sát hồi cứu các trường hợp phẫu thuật hẹp khúc nối tại BvCR và bệnh viện Nhi Đồng I (BvNĐI) trong 5 năm (từ năm 2005 – 2009), ghi nhận số trường hợp báo cáo trong tường trình phẫu thuật có sự hiện diện ĐMCD. Và khảo sát tiền cứu các trường hợp phẫu thuật có hẹp khúc nối BT – NQ từ năm 2006 – 2011 tại bệnh viện Bình Dân. Phẫu tích và ghi nhận kết quả nhóm Thi hài - Đường mổ: chọn đường trắng giữa trên và dưới rốn, bờ dưới cung sườn hai bên và đường ngang rốn hai bên đến đường nách giữa qua các lớp của thành bụng. - Cắt và bóc tách mạc nối lớn, bộc lộ dạ dày – ruột. Sau đó lật vùng dạ dày và khối tá tụy sang bên để bộc lộ vùng thận, rốn thận, niệu quản, ĐM thận và TM thận, đồng thời quan sát vị trí nguyên uỷ của ĐM thận xuất phát từ ĐM chủ bụng. - Bóc tách thận, cuống thận, TM chủ dưới, ĐM thận, niệu quản thành một khối, đem ra ngoài phẫu tích và làm bộc lộ rõ các mạch máu vùng rốn và cuống thận để quan sát. Khảo sát phim chụp DSA của người Hiến thận Tất cả các phim được lưu trữ đầy đủ và đạt tiêu chuẩn có trong hồ sơ của người tham gia hiến thận. Ghi nhận các kết quả vào phiếu quan sát. Nhập số liệu và xử lý thống kê trên phần mềm Stata 11. Nhóm hồi cứu tại bệnh viện Chợ Rẫy và bệnh viện Nhi Đồng I Khảo sát toàn bộ các trường hợp đã phẫu thuật một lần với chẩn đoán Hẹp khúc nối BT – NQ. Trong tất cả hồ sơ khảo sát, ngoài phần chẩn đoán trước và sau mổ, trong bản tường trình phẫu thuậtt có mô tả chi tiết và hình vẽ về sự hiện diện ĐMCD gây hẹp khúc nối. Nhóm tiền cứu Hẹp khú nối BT –NQ Chọn ngẫu nhiên thuận tiện các bệnh nhân nhập viện bệnh viện Bình Dân (BvBD) từ năm 2006-2010 có chẩn đoán trước và sau mổ là Hẹp khúc nối BT – NQ. Trong quá trình phẫu thuật, ghi nhận sự hiện diện của động mạch chèn ép tại vị trí khúc nối với bể thận dãn to. Khi có sự hiện diện này, phẫu thuật viên bóc tách tiếp tục hướng về cực dưới thận để xác định ĐM này cung cấp máu cho cực dưới của thận. Ghi nhận trường hợp này vào phiếu quan sát. KẾT QUẢ Nhóm I: Không mắc bệnh hẹp khúc nối BT – NQ (Thi hài – Hiến thận) Bảng 1. Tóm tắt tỉ lệ các dạng nguyên ủy của các động mạch thận cực dưới trong nhóm Thi hài và Hiến thận (DSA) ĐM cực dưới Nguyên ủy ĐM rốn thận ĐM chủ Thi hài (162 quả thận) 3 (1,9%) 6 (3,7%) Hiến thận (DSA) (62 quả thận) 5 (8,1%) 4 (6,5%) 8 (3,5%) 10 (4,5%) Thi hài – hiến thận (DSA) (224 quả thận) Tổng cộng 18 (8,0%) Qua khảo sát 162 quả thận tại bộ môn Giải Phẫu học - Đại học Y Dược Tp.HCM, chúng tôi nhận thấy có 9 quả thận có một ĐM cực dưới, chiếm tỉ lệ 5,6%. Tất cả các ĐMCD này đều đi trước bể thận hay BT – NQ. Và trong nhóm người tham gia hiến thận, chúng tôi khảo sát được 9 ĐMCD trong số 62 quả thận (14,6%). Các kết quả khảo sát nguyên ủy ĐMCD, chúng tôi tóm tắt trong bảng 1. Như vậy qua 224 quả thận của người bình thường (không mắc bệnh hẹp khúc nối BT – NQ), chúng tôi có tỉ lệ hiện diện Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học 95 ĐMCD là 18/224 (8,0%). Sự khác biệt về tỉ lệ hiện diện ĐMCD ở bên trái và bên phải, ở giới nam và nữ không có ý nghĩa thống kê. Nhóm II: nhóm hẹp khúc nối BT - NQ Qua khảo sát 399 bệnh nhân hẹp khúc nối BT – NQ có phẫu thuật tại ba bệnh viện lớn (bệnh viện Nhi Đồng I, bệnh viện Chợ Rẫy và bệnh viện Bình Dân) từ năm 2005 -2009 (hồi cứu) và 2006 -2010 (tiền cứu), chúng tôi có 63 quả thận bị hẹp khúc nối (tương ứng 63 bệnh nhân) với sự hiện diện của ĐMCD, chiếm tỉ lệ 15,8%. Tất cả các ĐMCD này đều đi trước BT – NQ giống như các đường đi của các ĐMCD được khảo sát trên thi hài. Và sự hiện diện ĐMCD trong nhóm bệnh lý hẹp khúc nối BT – NQ có phẫu thuật cao hơn nhóm không mắc bệnh. Kết quả khảo sát trên được tóm tắt trong bảng 2, 3, và 4 và minh họa bằng biểu đồ 1. Bảng 2. Tóm tắt tỉ lệ các bệnh nhân hẹp khúc nối BT- NQ có phẫu thuật Số bệnh nhân hẹp khúc nối BT–NQ Bệnh viện Phương pháp khảo sát Hiện diện ĐMCD Tổng số Nhi Đồng 1 Hồi cứu (2005 – 2009) 10/80 (12,5%) 80 Chợ Rẫy Hồi cứu (2005 – 2009) 16/203 (7,9%) 203 Bình Dân Tiền cứu (2006 – 2010) 37 /116 (32,8%) 116 Tổng 63/399 (15,8%) 399 Bảng 3. Số bệnh nhân hẹp khúc nối có phẫu thuật với sự hiện diện ĐMCD Bệnh nhân hẹp khúc nối có phẫu thuật Phải Trái Chung 2 bên Tỉ lệ Bệnh viện Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Phải Trái 6/12 7/25 10/47 14/3 2 16/59 21/5 7 13/3 7 24/37 BvBD 13/37 24/79 37/116 35,2% 64,8% 4/40 3/37 4/70 5/56 8/110 8/93 7/16 9/16 BvCR 7/77 9/126 16/203 43,8% 56,2% 2/17 0/5 5/49 3/9 7/66 3/14 2/10 8/10 BvNĐ 1 2/22 8/58 10/80 20% 80% Bệnh nhân hẹp khúc nối có phẫu thuật Phải Trái Chung 2 bên Tỉ lệ Bệnh viện Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Phải Trái 22/6 3 41/63 TỔN G 22/136 41/263 63/399 34,9 % 65,1% Bảng 4. Thống kê tỉ lệ sự hiện diện ĐMCD trong các nhóm khảo sát Tỷ lệ hiện diện ĐMCD Thi hài – Hiến thận (DSA) Các bệnh nhân hẹp khúc nối BT - NQ p Bv NĐ1: 10/80 (12,5%) 0,337 Bv CR: 16/203 (7,9%) 1,000 Bv BD: 37/116 (31,9%) 0,000 18/224(8,0%) Tổng: 63/399 (15,8%) 0,000 Sự khác biệt về sự hiện diện ĐMCD trong nhóm bệnh viện Nhi Đồng I, bệnh viện Chợ Rẫy so với nhóm trên thì hài và DSA không có ý nghĩa thống kê (p=0,337>0,05 và p=1>0,05). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê xảy ra giữa nhóm Thi hài–DSA và nhóm bệnh viện Bình Dân (p=0,00<0,05). Còn nếu xét trên tổng số 3 nhóm tại 3 bệnh viện với nhóm trên Thi hài–Hiến thận (DSA) thì sự khác biệt này vẫn có ý nghĩa thống kê (p=0,000<0,05). 65,1%34,9% B ên P hải B ên Tr á i Biểu đồ 1. Tỉ lệ sự hiện diện ĐMCD bên phải và trái ở bệnh nhân hẹp khúc nối có phẫu thuật Nếu chúng ta xem xét nhóm Thi hài - Hiến thận (DSA) là một nhóm chứng ngẫu nhiên so với nhóm Hẹp khúc nối BT – NQ có phẫu thuật tại bệnh viện Bình Dân (37/116 = 32,8%) thì kết quả về tỉ số chênh giữa 2 nhóm là OR = 8,27. BÀN LUẬN Sự tồn tại của ĐMCD (mà trước đây thường gọi là ĐM thận phụ hay ĐM cực dưới bất thường(2,6,7,8). Qua khảo sát hồi cứu và tiền cứu, chúng tôi có kết quả như sau: có 10/80 (12,5%) trường hợp hẹp khúc nối bể thận – niệu quản ở Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 2 * 2012 96 trẻ em có hiện diện ĐMCD tại Bv Nhi Đồng I, có 16/203 (7,9%) ở người lớn bị hẹp khúc nối BT – NQ có ĐMCD tại Bv Chợ Rẫy và có 37/116 (32,8%) ở người lớn bị hẹp khúc nối BT – NQ có ĐMCD tại Bv Bình Dân. Chiếm tỉ lệ chung là 63/399 (15,8%) các trường hợp hẹp khúc nối BT – NQ có phẫu thuật với sự hiện diện ĐMCD. Hình 1. Hình phẫu trường của bệnh lý hẹp khúc nối có hiện diện ĐMCD. Hình trên: Phẫu thuật hở ở trẻ nhi (bệnh viện Nhi Đồng 1). Mũi tên chỉ ĐMCD. Hình dưới: Phẫu thuật nội soi ở người lớn (bệnh viện Bình Dân). Mũi tên chỉ ĐMCD Tuy nhiên khi so sánh với sự hiện diện của ĐMCD trên nhóm khảo sát không có bệnh lý hẹp khúc nối này (Thi hài – Hiến thận), thì tỉ lệ hiện diện ĐMCD là 16/224 (8%). Theo bảng thống kê, chúng tôi nhận thấy không có sự khác biệt giữa nhóm của bệnh viện Nhi Đồng I, bệnh viện Chợ Rẫy so với nhóm trên Thi hài–Hiến thận về sự hiện diện ĐMCD. Tuy nhiên trên nhóm tiền cứu bệnh viện Bình Dân hay mẫu chung cả 3 bệnh viện thì vẫn có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với nhóm Thi hài – Hiến thận. 12.5 7.9 32.8 16 8 0 5 10 15 20 25 30 35 Bv NĐ I Bv CR Bv BD Mâu chung Bv Thi hài- Hiến thận Biểu đồ 2. Tỉ lệ hiện diện ĐMCD trong nhóm khảo sát Lý do sự khác biệt giữa các nhóm mẫu trong ba bệnh viện này có thể là: (1) Cách nhận định ghi lại chẩn đoán lúc ra viện các phẫu thuật viên có thể không quan tâm nhiều đến nguyên nhân gây ra hẹp khúc nối, mặc dù trong hồ sơ Bv Nhi Đồng I chúng tôi đã cố gắng xem hết tòan bộ hồ sơ có trong danh sách mà chúng tôi có được tại khoa Ngoại Tổng Hợp, (2) Theo một số các nhà phẫu thuật niệu khoa trong nước cũng như trên thế giới, có thể do phải đi từ vùng hông lưng phía sau tới để tiếp cận bể thận (bể thận lúc này đang dãn to và trướng nước) các phẫu thuật viên bỏ sót hoặc không thể tiếp tục khảo sát thêm về phía trước (tức sau lựng hay bên dưới bể thận lúc đang phẫu thuật) nên có thể không thấy được nguyên nhân này. Dù chúng tôi cũng đã cẩn thận khảo sát hồ sơ, đã loại trừ những trường hợp tái phát phải mổ lại tại Bv Nhi Đồng I (tức là chúng tôi tham khảo hồ sơ sớm nhất là 6 tháng sau mổ để tránh sự tái phát do bỏ sót ĐMCD tại trẻ em) với thời gian hồi cứu được chúng tôi chọn từ năm 2005 -2009. Mốc thời gian mà chúng tôi chọn này cũng là để lọai trừ các trường hợp tái phát ở người lớn sau phẫu thuật từ 6- 12 tháng. Vì mang tích chất đạo đức y trong y học, trong những ca tiền cứu có sự hiện diện ĐMCD lúc phẫu thuật, các phẫu thuật viên đã không thể phẫu tích sâu hơn nữa để xác định nguyên ủy và các dạng của ĐMCD này. Tuy vậy có một điểm chung rằng: tất cả các trường hợp hiện diện ĐMCD trên mẫu Thi hài và ở bệnh nhân Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học 97 hẹp khúc nối BT – NQ có phẫu thuật thì ĐMCD đều đi phía trước BT – NQ. Tỉ lệ sự xuất hiện các ĐMCD hiện diện trong bệnh lý thận ứ nước do hẹp khúc nối BT – NQ của mẫu chúng tôi so sánh với các tác giả được tóm tắt trong biểu đồ 3. 12.5 7.9 32.8 16 20.29 33 33.33 32 19.27 0 5 10 15 20 25 30 35 Bv NĐ I Bv CR Bv BD Mâu chung Vu Lê Chuyên Johnston Stephens Clark Rigas Biểu đồ 3. So sánh tỉ lệ hiện diện động mạch thận cực dưới trong các nghiên cứu Như vậy sự hiện diện của ĐMCD thường gặp nhiểu hơn trong nhóm bệnh lý hẹp khúc nối BT – NQ bẩm sinh có phẫu thuật so với nhóm bình thường cũng như nhiều y văn đã từng công bố(3,4,10,13,17). Trong khi đó, nếu xem xét nhóm Thi hài – Hiến thận (DSA) như một nhóm chứng thì so với nhóm Hẹp khúc nối BT – NQ (bệnh viện Bình Dân) thì chúng ta có tỉ số chênh OR = 8,27. Điều này có nghĩa rằng: nguy cơ mắc bệnh hẹp khúc nối BT – NQ ở nhóm hiện diện ĐMCD cao gấp 8 lần so với ở nhóm không hiện diện ĐMCD. Trong vấn đề so sánh này, chúng tôi chọn nhóm bệnh viện Bình Dân vì: (1) tính chất tiền cứu, (2) bệnh nhân là người trưởng thành giống như trong mẫu Thi hài – Hiến thận và (3) có sự khác biệt ý nghĩa thống kê về sự hiện diện ĐMCD so với nhóm Thi hài – Hiến thận (DSA), trong khi 2 nhóm bệnh viện khảo sát hồi cứu còn lại thì không có sự khác biệt này. Tuy nhiên, vì nhóm Thi hài – Hiến thận chưa phải hoàn toàn là một nhóm chứng thực sự trong quá trình lấy mẫu và so sánh cùng lúc với nhóm tại bệnh viện Bình Dân. Do đó kết quả trên cũng chỉ mang tính chất tham khảo tương đối. Vì vậy cần có một khảo sát sâu hơn, rộng hơn nữa để xác nhận lại con số trên. KẾT LUẬN Qua mẫu khảo sát từ 4 trung tâm, chúng tôi tạm kết luận là sự hiện diện động mạch thận cực dưới thường gặp nhiều hơn trong nhóm có bệnh lý hẹp khúc nối BT – NQ so với nhóm bình thường. Nguy cơ mắc bệnh hẹp khúc nối BT – NQ ở nhóm hiện diện động mạch thận cực dưới cao gấp 8 lần so với ở nhóm không hiện diện động mạch này. ĐỀ XUẤT Do nhóm Thi hài – Hiến thận (DSA) vẫn chưa thực sự được xem là nhóm chứng trong qua trình khảo sát cùng lúc với nhóm tiền cứu hẹp khúc nối BT – NQ có phẫu thuật tại bệnh viện Bình Dân, do đó tỉ số chênh OR chỉ mang tính chất tham khảo. Vì vậy, chúng ta cần có một nghiên cứu khác lớn hơn, rộng hơn để xác thực lại con số về tỉ lệ nguy cơ mắc bệnh trên. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Aaron G, Robbins M.A. (1984). Hydronephrosis due to aberrant vessels: remarkable familial incidence with report of cases. J. Urol 60: 702. 2. Allen T. (1970). Congenital ureteral stricture. J Urol, 104: 19 3. Clark W.R., Malek R.S. (1988). Ueteropelvic Junction Obstruction. Observation on the Classic Type in Adults, J Urol, 138: 276 – 279. 4. Johnston J.H. et al (1977). Pelvic hydronephrosis in children: A review of 219 personal cases. J Urol 117: 97. 5. Hanna M.K. (1978), “Some observations on congenital ureteropelvic junction obstruction”. Urology, Vol. XII, No. 2, pp. 152-159 6. Lê Văn Cường (1991). Các dạng và dị dạng của động mạch ở người Việt Nam. Luận án phó tiến sĩ y học, TP. Hồ Chí Minh: 123 – 127. 7. Merklin R.J., Michele N.A. (1958). The variant renal and suprarenal blood supply with data on the inferior phrenic, ureteral and gonadal arteries: A statistical analysis based on 185 dissections and review of the literature. J Int Coll Surg, 29: 40 – 75. 8. Nguyễn Thanh Liêm (2002). Thận ứ nước do tắc phần nối bể thận – niệu quản. Phẫu Thuật Tiết Niệu Trẻ Em, NXB Y học: 7 – 23. 9. Ravery V., Cussenot O., Desgrandchamps F., Teillac P., Martin- Bouyer Y., Lassau J. P., Le Duc A. (1993), “Variations in arterial blood supply and the risk of hemorrhage during percutaneous treatment of lesions of the pelviureteral junction obstruction: report of a case of
Tài liệu liên quan