Một số đặc điểm suy tim mạn tính tại khoa Nội tim mạch Bệnh viện Thống Nhất từ tháng 1/2010 – 9/2011

Đặt vấn đề: Suy tim là giai đoạn cuối của hầu hết các bệnh lý tim mạch. Khoa tim mạch đã điều trị một số lượng lớn bệnh nhân suy tim. Do đó chúng tôi nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, các nguyên nhân của suy tim mạn tính. Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, các giai đoạn suy tim, các nguyên nhân gây suy tim mạn tính. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu, cắt ngang, mô tả. Đối tượng: Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán là suy tim mạn tính đang điều trị tại khoa nội tim mạch bệnh viện Thống nhất TP HCM từ tháng 1/2010- 9/2011. Kết quả: Tỷ lệ suy tim mạn tính tăng cao ở người lớn tuổi. Các triệu chứng lâm sàng thường gặp của suy tim mạn tính đều nổi trội, trong đó 98,4% mệt mỏi, khó thở 96,7% các trường hợp. Đa số bệnh nhân suy tim độ III, theo NYHA chiếm tỷ lệ cao nhất 60,2%. 77,2% bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu có hình ảnh bóng tim to trên film X quang, 43,9% bệnh nhân có hình ảnh đáy phổi mờ của tình trạng quá tải tuần hoàn. Trên siêu âm tim, đa số bệnh nhân có dãn buồng tim chiếm 81,3%, phân suất tống máu giảm chiếm 69,9%, tỷ lệ tăng áp lực động mạch phổi cũng khá cao 75,6%. Nguyên nhân suy tim đứng đầu là tăng huyết áp và bệnh mạch vành chiếm tỷ lệ 82,9%, bệnh van tim chiếm tỷ lệ 11,4%, bệnh cơ tim và rối loạn nhịp chiếm tỷ lệ rất thấp. Cho dù nguyên nhân gây ra suy tim mạn tính tuy có khác nhau, song khi đã bị suy tim mạn tính, các triệu chứng lâm sàng đểu biểu hiện nổi trội như nhau. Kết luận: Tỷ lệ suy tim tăng cao ở bệnh nhân lớn tuổi. Các triệu chứng lâm sàng thường gặp của suy tim mạn tính đều nổi trội, trong đó khó thở và mệt mỏi găp trong hầu hết các trường hợp. Đa số bệnh nhân nhập viện suy tim độ III theo NYHA. Phần lớn bệnh nhân có hình ảnh bóng tim to trên xquang, siêu âm tim cho thấy dãn buồng tim, phân suất tống máu giảm, áp lực động mạch phổi tăng. Đứng đầu nguyên nhân suy tim mạn tính là tăng huyết áp và bệnh mạch vành.

pdf6 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 473 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số đặc điểm suy tim mạn tính tại khoa Nội tim mạch Bệnh viện Thống Nhất từ tháng 1/2010 – 9/2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 70 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SUY TIM MẠN TÍNH TẠI KHOA NỘI TIM MẠCH BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT TỪ THÁNG 1/2010 – 9/2011 Trần Thị Mỹ Liên*, Văn Thị Ngọc Uyên*, Ngô Đình Dũng, Hoàng Thị Tuyết* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Suy tim là giai đoạn cuối của hầu hết các bệnh lý tim mạch. Khoa tim mạch đã điều trị một số lượng lớn bệnh nhân suy tim. Do đó chúng tôi nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, các nguyên nhân của suy tim mạn tính. Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, các giai đoạn suy tim, các nguyên nhân gây suy tim mạn tính. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu, cắt ngang, mô tả. Đối tượng: Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán là suy tim mạn tính đang điều trị tại khoa nội tim mạch bệnh viện Thống nhất TP HCM từ tháng 1/2010- 9/2011. Kết quả: Tỷ lệ suy tim mạn tính tăng cao ở người lớn tuổi. Các triệu chứng lâm sàng thường gặp của suy tim mạn tính đều nổi trội, trong đó 98,4% mệt mỏi, khó thở 96,7% các trường hợp. Đa số bệnh nhân suy tim độ III, theo NYHA chiếm tỷ lệ cao nhất 60,2%. 77,2% bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu có hình ảnh bóng tim to trên film X quang, 43,9% bệnh nhân có hình ảnh đáy phổi mờ của tình trạng quá tải tuần hoàn. Trên siêu âm tim, đa số bệnh nhân có dãn buồng tim chiếm 81,3%, phân suất tống máu giảm chiếm 69,9%, tỷ lệ tăng áp lực động mạch phổi cũng khá cao 75,6%. Nguyên nhân suy tim đứng đầu là tăng huyết áp và bệnh mạch vành chiếm tỷ lệ 82,9%, bệnh van tim chiếm tỷ lệ 11,4%, bệnh cơ tim và rối loạn nhịp chiếm tỷ lệ rất thấp. Cho dù nguyên nhân gây ra suy tim mạn tính tuy có khác nhau, song khi đã bị suy tim mạn tính, các triệu chứng lâm sàng đểu biểu hiện nổi trội như nhau. Kết luận: Tỷ lệ suy tim tăng cao ở bệnh nhân lớn tuổi. Các triệu chứng lâm sàng thường gặp của suy tim mạn tính đều nổi trội, trong đó khó thở và mệt mỏi găp trong hầu hết các trường hợp. Đa số bệnh nhân nhập viện suy tim độ III theo NYHA. Phần lớn bệnh nhân có hình ảnh bóng tim to trên xquang, siêu âm tim cho thấy dãn buồng tim, phân suất tống máu giảm, áp lực động mạch phổi tăng. Đứng đầu nguyên nhân suy tim mạn tính là tăng huyết áp và bệnh mạch vành. Từ khóa: suy tim mạn tính ABSTRACT SOME FEATURE CHRONIC HEART FAILURE AT CARDIOVASCULAR DEPARTMENT- THONG NHAT HOSPITAL FROM 1/2010 TO 9/2011 Tran Thi My Lien, Van Thi Ngoc Uyen, Ngo Dinh Dung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 70 - 75 Background: Heart failure is the end stage most of heart diseases. There are a variety of heart failure patients treated at cardiovascular department. There for, we research about clinical feature, clinical stages and cause of chronic heart failure. Objective: Clinical features, and clinical stage of heart failure in patients with chronic heart fealure. Identify * Bệnh viện Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: ThS. BS. Trần Thị Mỹ Liên ĐT: 0913762788 Email: drmylien@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 71 some characteristics of the causes of chronic heart failure are common. Methods: cross- sectional anp descriptive study on all patients who were treated at cardiovascular department, Thong nhat hospital from 1/2010 to 9/2011. Result: The incidence of chronic heart failure increase with age. The common clinical symptoms of chronic heart failure are prominent, breathing difficulties which occur in 96.7% of cases, fatigue is 98.4%. Most patients had grade III according to NYHA percentage of 60.2%. 77.2% of patients is looking to shadow images large heart. 81.3% of patients is expansion chambers of the heart. EF falls below 40% share of 69.9%. 75.6% of patients have increased pulmonary artery pressure. Top cause of chronic heart failure is hypertension and coronary heart desease accounted for 82.9%. Conclusions: The incidence of chronic heart failure increase with age.. The common clinical symptoms of chronic heart failure are prominent, breathing difficulties and fatigue. Most patients had grade III according to NYHA. This patients is looking to shadow images large heart, expansion chambers of the heart. These have increased pulmonary artery pressure and decreased ejection fraction. Top cause of chronic heart failure is hypertension and coronary heart desease. Keywords: chronic heart failure ĐẶT VẤN ĐỀ Suy tim là vấn đề lớn của nhân loại vì số người suy tim ngày càng tăng. Tại Mỹ khoảng 5 triệu bệnh nhân đang điều trị suy tim, mỗi năm trên 500.000 người được chẩn đoán suy tim. Tại châu Âu, tần suất suy tim 0,4-2%,do đó có từ 2 đến 10 triệu người suy tim(1,2). Tại Việt Nam, chưa có thống kê chính xác, tuy nhiên dựa trên tần suất của châu Âu, ước tính có 320.000 đến 1,6 triệu người bị suy tim. Suy tim mạn tính đe dọa nhiều lên sức khỏe cộng đồng, ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống cũng như chi phí xã hội(4). Suy tim là một hội chứng phức tạp, là hậu quả của nhiều bệnh lý khác nhau như bệnh van tim, bệnh cơ tim, tăng huyết áp, bệnh động mạch vành, loạn nhịp timnhưng đây là những bệnh lý có thể phòng ngừa được, và nếu chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời sẽ tăng thêm cơ hội sống, nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm chi phí điều trị. Chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của các bệnh nhân suy tim mạn tính tại khoa nội tim mạch bệnh viên Thống Nhất. Đặc điểm của các nguyên nhân gây suy tim mạn tính thường gặp. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP Đối tượng nghiên cứu Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán là suy tim mạn tính đang điều trị tại khoa nội tim mạch bệnh viện Thống Nhất TP HCM từ tháng 1/2010- 9/2011. Tiêu chuẩn chọn bệnh Sử dụng tiêu chuẩn Framingham(10) Tiêu chuẩn chính Khó thở kịch phát về đêm Tĩnh mạch cổ phồng Ran phổi Tim to Phù phổi cấp T3, ngựa phi Tăng áp lực tĩnh mạch (> 18cmHg) Phản hồi gan TM cổ(+) Tiêu chuẩn phụ Phủ chi Ho về đêm Khó thở gắng sức Gan to Tràn dịch màng phổi Dung tích sống giảm 1/3 bình thường Tim nhanh >120 lần/ phút Tiêu chuẩn chính hoặc phụ Giảm ≥ 4,5 kg trong 5 ngày điều trị suy tim Chẩn đoán xác định 2 tiêu chuẩn chính hoặc 1 tiêu chuẩn chính kèm 2 tiêu chuẩn phụ Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 72 Phân độ suy tim theo NYHA(10): Độ I: Không hạn chế - Vận động thể lực thông thường không gây mệt, khó thở hoặc hồi hộp. Độ II: Hạn chế nhẹ vận động thể lực. bệnh nhân khỏe khi nghỉ ngơi.Vận động thể lực thông thường dẫn đến mệt, hồi hộp, khó thở hoặc đau ngực. Độ III: Hạn chế nhiều vận động thể lực. Mặc dù bệnh nhân khỏe khi nghỉ ngơi, nhưng sự vận động nhẹ đã có triệu chứng cơ năng. Độ IV: Không vận động thể lực nào mà không gây khó chịu. Triệu chứng cơ năng xảy ra khi nghỉ ngơi. Chỉ một vận động thể lực, triệu chứng cơ năng gia tăng. Tiêu chuẩn loại trừ Các bệnh nhân đã được chẩn đoán suy tim mạn tính nhưng nhập viên vì nguyên nhân khác như hen phế quản, bệnh lý khác Các bệnh nhân không hợp tác. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang mô tả Phương pháp chọn mẫu Chọn mẫu không xác xuất: mẫu thuận tiện Phương pháp xử lý số liệu Theo chương trình SPSS 17.0 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng Bảng 1: Đặc điểm về tuổi và giới Nam Nử Tuổi (Năm) n % n % < 60 4 3,2 5 4,1 ≥ 60 98 79,7 16 13 TỔNG 102 82,9 21 17,1 Nhận xét: Tuổi trung bình 75,08 ± 10,51, Tỷ lệ bệnh nhân ≥ 60 tuổi chiếm 92,7%. Tỷ lệ nam chiếm 82,9% cao hơn nữ 17,1%. Bảng 2: Triệu chứng lâm sàng của suy tim Triệu chứng n % Khó thở 119 96,7 Ho về đêm 80 65 Mệt 121 98,4 Nhịp tim nhanh 94 76,4 Phù 64 55,2 Gan to 48 39 Tĩnh mạch cổ nổi 45 36,6 Tiểu ít 52 42,3 Ran phổi 54 43,9 Nhận xét: đa số bệnh nhân nhập viện đều mệt và khó thở, trong đó 98,4% mệt và 96,7% khó thở. Bảng 3: Phân độ suy tim theo NYHA I II III IV Phân độ n % N % n % n % NYHA 46 37,4 74 60,2 3 2,4 Nhận xét: Theo NYHA, tỷ lệ bệnh nhân nhập viện độ III chiếm tỷ lệ cao nhất 60,2%, 98,4%, khó thở 96,7%, 37,4% suy tim độ II, 2,4% suy tim độ IV. Bảng 4: Đặc điểm chung của suy tim trên cận lâm sàng Triệu chứng n % Bóng tim to 95 77,2 X quang ngực thẳng Phổi mờ 54 43,9 Dãn buồng tim 100 81,3 Phân suất tống máu giảm 96 69,9 Siêu âm tim Áp lực ĐM phổi tăng 93 75,6 Nhận xét: 77,2% bệnh nhân có hình ảnh bóng tim to trên film X quang, 43,9% có hình ảnh đáy phổi mờ của tình trạng quá tải tuần hoàn. Trên siêu âm tim, đa số có dãn buồng tim chiếm 81,3%, phân suất tống máu giảm chiếm 69,9%. Tỷ lệ tăng áp lực động mạch phổi cũng khá cao 75,6%. Bảng 5: Đặc điểm điện tâm đồ Đặc điểm n % Bình thường 2 1,6 TMCT cục bộ 50 40,7 NMCT 23 18,7 Rung nhĩ 34 27,6 Ngoại tâm thu 14 11,4 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 73 Nhận xét: Đa số bệnh nhân suy tim đều có biểu hiện bất thường về điện tâm đồ. Trong đó 40,7% có thiếu máu cơ tim cục bộ. 27,6% bị rung nhĩ. 18,7% bị nhồi máu cơ tim nhưng phần lớn là nhồi máu cơ tim củ. Bảng 6: Tỷ lệ một số thông số siêu âm doppler Thông số Giá trị Mức độ n % >55 Bình thường 37 30,1 50 – 55 Giảm nhẹ 21 6,9 40 – 50 Giảm vừa 65 52,9 EF (%} < 40 Giảm nhiều 10 8,1 < 30 Bình thường 30 24,4 30 – 60 Tăng vừa 67 54,5 Áp lực ĐM phổi 60 Tăng nhiều 26 21,1 Nhận xét: Phân suất tống máu giảm vừa (40- 50%) chiếm tỷ lệ cao nhất 52,9%, giảm nặng < 40% chiếm 8,1%. Áp lực động mạch phổi tăng vừa (30- 60%) chiếm tỷ lệ cao nhất 54,5%, tăng nhiều chiếm 21,1% Nguyên nhân suy tim mạn tính Bảng 7: Nguyên nhân suy tim mạn tính Nguyên nhân n % Tăng HA và Bệnh mạch vành 102 82,9 Bệnh van tim 14 11,4 Rối loạn nhịp 3 2,4 Bệnh cơ tim 4 3,3 TỔNG 123 100 Nhận xét: Nguyên nhân suy tim đứng đầu là tăng huyết áp và bệnh mạch vành chiếm tỷ lệ 82,9%, bệnh van tim chiếm tỷ lệ 11,4%, bệnh cơ tim và rối loạn nhịp chiếm tỷ lệ rất thấp. BÀN LUẬN Từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 9 năm 2011 chúng tôi đã nghiên cứu 123 bệnh nhân điều trị nội trú tại khoa tim mạch bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi đã thu được kết quả như trên và có một số ý kiến bàn luận sau Đặc điểm về lâm sàng và cận lâm sàng Đặc điểm về tuổi và giới Do đối tượng nghiên cứu của bệnh nhân tại bệnh viện Thống nhất là cán bộ trung cao, lớn tuổi nên tuổi trung bình cao hơn 75,08 ± 10,51, tỷ lệ bệnh nhân lớn tuổi (> 60 tuổi) cũng cao hơn chiếm 92,7%. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thùy Liên tại bệnh viện đa khoa Đắc lắc nghiên cứu 116 bệnh nhân suy tim mạn tính từ tháng 10/ 2010- 4/2011, tuổi trung bình 61,56± 14,48, tỷ lệ bệnh nhân > 60 tuổi là 66,03%(9). Nghiên cứu 296 bệnh nhân suy tim mạn tính tại viện tim mạch Việt nam từ năm 2002 – 2007 của Nguyễn Thị Mai Loan cho thấy; tỷ lệ suy tim mạn tính cao nhất là nhóm bệnh 40- 50 tuổi chiếm 31,4%(8). Nghiên cứu Framingham trong cộng đồng cho kết quả tỷ lệ suy tim mạn tính tăng theo tuổi, tỷ lệ mắc suy tim là 8‰, 23‰, 49,91‰, tương ứng với các nhóm tuổi 50- 59, 60- 69, 70- 79 và > 80 là 13‰(6). Tỷ lệ nữ/ nam là 0,206, Nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ bệnh nhân nữ thấp hơn so với tác giả Nguyễn Thị Thùy Liên tỷ lệ nữ/ nam là 0,68(9), nghiên cứu Nguyễn Thị Mai Loan là 0,8(8), Nghiên cứu Framingham là 0,613(6). Triệu chứng lâm sàng của suy tim Trong nghiên cứu của chúng tôi, các triệu chứng lâm sàng của suy tim mạn tính thường gặp bao gồm mệt mỏi 98,4%, khó thở 96,7%, nhịp tim nhanh 76,4%, ho về đêm 65%, phù 55,2%, ran phổi 43,9%, tiểu ít 42,3%, gan to 39%, tĩnh mạch cổ nổi 36,6%. Nghiên cứu 296 bệnh nhân suy tim mạn tính tại viện tim mạch Việt nam từ năm 2002 – 2007 của Nguyễn Thị Mai Loan cho thấy các triệu chứng lâm sàng của suy tim mạn tính thường gặp: khó thở 100%, phù 43,92%, ran phổi 48,65%, tiểu ít 54,39%, gan to 93,24%(8). Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thùy Liên tại bệnh viện đa khoa Đắc lắc trên 116 bệnh nhân suy tim mạn tính từ tháng 10/ 2010- 4/2011, các triệu chứng lâm sàng của suy tim mạn tính thường gặp bao gồm mệt mỏi 93,1%, khó thở 100%, nhịp tim nhanh 44,83%, ho về đêm 49,14%, phù 62,09%, ran phổi 52,59%, tiểu ít 45,69%, gan to 80,17%, tĩnh mạch cổ nổi Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 74 78,45%(9). Các nghiên cứu đều cho thấy khó thở và mêt mỏi là triệu chứng điển hình của suy tim mạn tính, các triệu chứng nhịp tim nhanh, ho về đêm, phù chân, tiểu ít, gan tocũng chiếm tỷ lệ khá cao. Phân độ suy tim Theo NYHA, tỷ lệ bệnh nhân nhập viện độ III chiếm tỷ lệ cao nhất 60,2%, 37,4% bệnh nhân suy tim độ II, 2,4% bệnh nhân suy tim độ IV, không có bệnh nhân độ I Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thùy Liên, tỷ lệ bệnh nhân nhập viện độ III chiếm tỷ lệ cao nhất 59,48%, 15,52% bệnh nhân suy tim độ II, 29% bệnh nhân suy tim độ IV, không có bệnh nhân suy tim độ I(9) Nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai Loan cho thấy suy tim độ III là 51,45, độ IV là 48,65(8). Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ bệnh nhân suy tim độ IV thấp hơn, tỷ lệ bệnh nhân suy tim độ II cao hơn có thể là do đối tượng bệnh nhân của chúng tôi là cán bộ trung cao nên quản lý bệnh nhân chặt chẽ hơn, sự tuân thủ điều trị và theo dõi tốt hơn. Đặc điểm suy tim mạn tính trên cận lâm sàng Chúng tôi chỉ nghiên cứu trên các cận lâm sàng thường quy bao gồm X quang ngực thẳng, điện tâm đồ và siêu âm Doppler tim. Trên film x quang 77,2% bệnh nhân có bóng tim to và 43,9% bệnh nhân có hình ảnh mờ đáy phổi. Kết quả này cũng phù hợp với tác giả Nguyễn Thị Thùy Liên là 69,97% và 54,31%(9). Theo Harlan, độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán của X quang đối với suy tim mạn tính là 62%, 67%, 32%(7). Trên ECG tỷ lệ bệnh nhân biểu hiện thiếu máu cơ tim cục bộ chiếm cao nhất 40,7%, nhồi máu cơ tim 18,75 trong đó đa số là nhồi máu cơ tim củ, 27,6% bệnh nhân có ECG rung nhĩ trong đó chỉ có 11,4% là do bệnh lý van tim, 1,6% bệnh nhân suy tim có ECG bình thường Siêu âm doppler tim 81,3% bệnh nhân có dãn buồng tim, 69,9% bệnh nhân có EF < 55%. Nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với tác giả Nguyễn thị Thùy Liên là 59,05%(9) và của Nguyễn Thị Mai Loan là 60,35%(8). Nghiên cứu AHA có khoảng 55% bệnh nhân suy tim mạn tính có EF giảm(7). Kết quả của chúng tôi EF giảm nặng < 40% là 8,1% thấp hơn so với tác giả Nguyễn Thị Mai Loan là 34,7%(8), tương tự của tác giả Nguyễn Thị Thùy Liên là 10,04%(9). Phân suất tống máu là một tiêu chuẩn quan trọng trong việc phân loại suy tim tâm thu hay tâm trương, điều này rất quan trọng vì nó góp phần vào việc lựa chọn thuốc trong điều trị suy tim góp phần vào việc cải thiện triệu chứng cho bệnh nhân(7). 75,6% bệnh nhân có tăng áp lực động mạch phổi, trong đó 21,1 % bệnh nhân có tăng áp lực động mạch phổi nặng. Tỷ lệ này tương đương với kết quả của Nguyễn Thị Thùy Liên là 76,72% và 21,55%(9), thấp hơn so với tác giả Nguyễn Thị Mai Loan là 99,15%. Tăng áp động mạch phổi nặng là 56%(8). Nguyên nhân suy tim mạn tính Nghiên cứu 123 bệnh nhân suy tim mạn tính, nguyên nhân đứng đầu là tăng huyết áp và bệnh mạch vành chiếm 82,9%, bệnh van tim 11,4%, rối loạn nhịp và bệnh cơ tim chiêm tỷ lệ thấp. Nghiên cứu của chúng tôi khác biệt so với tác giả Nguyễn Thị Mai Loan là 78,3% do van tim(8). Tác giả Nguyễn Thị Thùy Liên cho thấy bệnh lý van tim chiếm 37,37%, tăng huyết áp 22,42%, bệnh mạch vành 17,24%(9). Trong nghiên cứu Framingham thì 70% nguyên nhân suy tim là tăng huyết áp(6), nghiên cứu CONSENSUS thì 72% nguyên nhân suy tim do thiếu máu cơ tim, 19% do tăng huyết áp, 2,2 % do bệnh van tim(4). Một nghiên cứu tại Ý trên 6200 bệnh nhân suy tim cho thấy: bệnh mạch vành chiếm 40%, bệnh lý cơ tim chiếm 32%, bệnh lý van tim 12%, tăng huyết áp là 11%, các nguyên nhân khác chiếm 5%(4). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 75 Theo Sutton và cộng sự, trên 140 bệnh nhân điều trị suy tim mạn có 41% do thiếu máu cơ tim cục bộ, 6% do tăng huyết áp và 36% do kết hợp cả 2 bệnh(11). Các bệnh van tim hậu thấp, tim bẩm sinh giảm đáng kể nhờ chương trình phòng chống thấp hiệu quả, trình độ dân trí tăng cao. Bên cạnh đó sự ảnh hưởng nếp sống phương tây, những thói quen ăn uống, sinh hoạt làm tăng tỷ lệ bệnh mạch vành và tăng huyết áp làm tăng tỷ lệ suy tim(3,12). Như vậy, trong nghiên cứu chúng tôi nguyên nhân suy tim mạn tính chủ yếu là do tăng huyết áp và bệnh mạch vành. Do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi phần lớn là người lớn tuổi nên tỷ lệ tăng huyết áp và bệnh mạch vành cũng cao hơn. Bệnh lý van tim thường gặp ở lứa tuổi trẻ hơn. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu 123 bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị tại khoa tim mạch bệnh viện Thống Nhất từ tháng 1/ 2010 - 9/2011, chúng tôi rút ra một số kết quả sau: Tỷ lệ suy tim tăng cao ở bệnh nhân lớn tuổi. Lâm sàng: Các triệu chứng lâm sàng thường gặp của suy tim mạn tính đều nổi trội, trong đó khó thở và mệt mỏi găp trong hầu hết các trường hợp. Phân độ suy tim: Đa số bệnh nhân suy tim độ III theo NYHA Cận lâm sàng: Phần lớn bệnh nhân có hình ảnh bóng tim to trên xquang, siêu âm tim cho thấy dãn buồng tim, phân suất tống máu giảm, áp lực động mạch phổi tăng. Đứng đầu nguyên nhân suy tim mạn tính là tăng huyết áp và bệnh mạch vành. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. American Heart Association (2009), “Heart disease and stroke statistics”, Journal of the American Heart Association, pp. 81-82. 2. American Heart Association (2005), “Heart disease and stroke statistics”, update Dallas, Texas AHA. 3. Azman A (1997),” Hospitalization with heart failure in the university hospital Kuala Lumpur”, The 11th Asian congress of cardiology. 4. Châu Ngọc Hoa (1999), “ Dịch tễ học suy tim “, Nhà xuất bản y học thành phố Hồ Chí Minh, tr 6-11. 5. Brauwald E (2005),” Heart failure and cor pulmonale”, Harrison’s principles of internal medicine, The McGraw-Hill companies, Inc, USA, pp 1367-1378. 6. Kalon K, Ho L, Pinsky JL (1993), “ The Epidemiology of heart failure, the Framingham study”, J Am Coll Cardiol, pp 6A-13A. 7. Cowie MR, Mosterdft A, Wood DA, Decker JW (1997),” The epidemiolory of heart failure”, European Heart Journal, pp 208- 225. 8. Nguyễn Thị Mai Loan (2010), “Nghiên cứu điều trị suy tim mạn tính tại viện tim mạch Việt Nam “, Luận văn thạc sĩ dược học – Đại học y Hải Phòng. 9. Nguyễn Thị Thùy Liên (2011), “Nghiên cứu một số đặc điểm của suy tim mạn tính tại khoa nội tim mạch bệnh viện đa khoa tỉnh Đak Lak từ tháng10/2010 – 04/2011 “, Tạp chí tim mạch học Việt Nam, tr479-486. 10. Phạm Nguyễn Vinh (2008), “Khuyến cáo của hội tim mạch quốc gia Việt American Nam về chẩn đoán và điều trị suy tim”, tr 439-471. 11. Sutton GC (1997), “ Epidemiology of heart failure in Europe”, Heart failure scientic principle and clinical practice, pp 289-293. 12. Taffet GE (1999), “Survival of the erderly men with congestive heart failure”, Age Aging, pp 49-57.
Tài liệu liên quan