Một số đặc điểm về dịch tể học của nhiễm virus viêm gan siêu vi B, C ở bệnh nhân lọc máu định kỳ

Mục tiêu: Điều tra tỷ lệ bệnh nhân lọc máu định kỳ có nhiễm virus viêm gan siêu vi B, C. Tìm hiểu tỷ lệ mới mắc và các đặc điểm lâm sàng của các bệnh nhân mắc phải virus viêm gan siêu vi B, C trong quá trình lọc máu. Đánh giá tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân lọc máu định kỳ có nhiễm virus viêm gan siêu vi B, C tại khoa ThậnLọc máu bệnh viện Thống Nhất, Tp HCM. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng: 161 bệnh nhân (BN) lọc máu định kỳ tại khoa ThậnLọc máu Bệnh Viện Thống Nhất trong khoảng thời gian 06 năm (2006-2011). Tiêu chuẩn chọn bệnh: tất cả các BN suy thận mạn (STM) giai đoạn cuối được điều trị dài ngày tại khoa Thận-Lọc máu với thời gian lọc máu ≥ 6 tháng. Tiêu chuẩn loại trừ: BN lọc máu cấp cứu, lọc máu ngắn ngày < 6 tháng. Phương pháp nghiên cứu: tiến cứu, mô tả, cắt ngang và theo dõi dọc. Xử lý số liệu thống kê: phần mềm SPSS. 13.0 với các thuật toán thông thường. Kết quả: Tỷ lệ BN lọc máu định kỳ có nhiễm virus VGSV B thay đổi trong khoảng 2,17-7,21%, tính chung trong 6 năm là 4,89%. Nhiễm virus VGSV C là 12,37-15,22%, tính chung trong 6 năm là 19,58%. Nhiễm virus VGSV B và C là 1,03-3,08%, tính chung trong 6 năm là 2,09%. Không ghi nhận trường hợp nào mắc mới VGSV B trong quá trình lọc máu. Tỷ lệ mắc mới VGSV C: 0-4,23%. Trong số này, có 3/7 (42,86%) BN có biểu hiện vàng da, tăng men gan, tăng bilirubin máu. Tỷ lệ tử vong ở BN lọc máu định kỳ có nhiễm virus VGSV B và hoặc C là 60,53% cao hơn so với nhóm không nhiễm virus VGSV 34,26% (p<0,05). Kết luận: Qua nghiên cứu dịch tễ học về nhiễm virus viêm gan siêu vi B, C tại khoa Thận-Lọc máu bệnh viện Thống Nhất, Tp HCM trong thời gian 06 năm (2006-2011), chúng tôi rút ra một số kết luận sau: Bệnh nhân lọc máu định kỳ nhiễm virus VGSV C chiếm tỷ lệ cao (19,58%). Đứng hàng thứ 2 là nhiễm virus VGSV B (4,89%) và 2,09% đồng nhiễm virus VGSV B và C. Lây nhiễm trong quá trình lọc máu chỉ gặp virus VGSV C với tỷ lệ mắc phải hằng năm là 0-4,23%. Ở các bệnh nhân này, chỉ có 42,86% có biểu hiện vàng da hoặc tăng men gan, tăng bilirubin máu. Tỷ lệ tử vong do tất cả các nguyên nhân sau 06 năm ở các bệnh nhân lọc máu định kỳ có nhiễm virus VGSV B và hoặc C cao hơn so với bệnh nhân không nhiễm virus VGSV.

pdf7 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Lượt xem: 389 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số đặc điểm về dịch tể học của nhiễm virus viêm gan siêu vi B, C ở bệnh nhân lọc máu định kỳ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Thận Niệu 77 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ DỊCH TỂ HỌC CỦA NHIỄM VIRUS VIÊM GAN SIÊU VI B, C Ở BỆNH NHÂN LỌC MÁU ĐỊNH KỲ Nguyễn Bách*, Nguyễn Văn Tỉnh*, Bùi Văn Thuỷ*, Lê Ngọc Trân*, Bùi Trọng Hưng*, Trần Huỳnh Ngọc Diễm* TÓM TẮT Mục tiêu: Điều tra tỷ lệ bệnh nhân lọc máu định kỳ có nhiễm virus viêm gan siêu vi B, C. Tìm hiểu tỷ lệ mới mắc và các đặc điểm lâm sàng của các bệnh nhân mắc phải virus viêm gan siêu vi B, C trong quá trình lọc máu. Đánh giá tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân lọc máu định kỳ có nhiễm virus viêm gan siêu vi B, C tại khoa Thận- Lọc máu bệnh viện Thống Nhất, Tp HCM. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng: 161 bệnh nhân (BN) lọc máu định kỳ tại khoa Thận- Lọc máu Bệnh Viện Thống Nhất trong khoảng thời gian 06 năm (2006-2011). Tiêu chuẩn chọn bệnh: tất cả các BN suy thận mạn (STM) giai đoạn cuối được điều trị dài ngày tại khoa Thận-Lọc máu với thời gian lọc máu ≥ 6 tháng. Tiêu chuẩn loại trừ: BN lọc máu cấp cứu, lọc máu ngắn ngày < 6 tháng. Phương pháp nghiên cứu: tiến cứu, mô tả, cắt ngang và theo dõi dọc. Xử lý số liệu thống kê: phần mềm SPSS. 13.0 với các thuật toán thông thường. Kết quả: Tỷ lệ BN lọc máu định kỳ có nhiễm virus VGSV B thay đổi trong khoảng 2,17-7,21%, tính chung trong 6 năm là 4,89%. Nhiễm virus VGSV C là 12,37-15,22%, tính chung trong 6 năm là 19,58%. Nhiễm virus VGSV B và C là 1,03-3,08%, tính chung trong 6 năm là 2,09%. Không ghi nhận trường hợp nào mắc mới VGSV B trong quá trình lọc máu. Tỷ lệ mắc mới VGSV C: 0-4,23%. Trong số này, có 3/7 (42,86%) BN có biểu hiện vàng da, tăng men gan, tăng bilirubin máu. Tỷ lệ tử vong ở BN lọc máu định kỳ có nhiễm virus VGSV B và hoặc C là 60,53% cao hơn so với nhóm không nhiễm virus VGSV 34,26% (p<0,05). Kết luận: Qua nghiên cứu dịch tễ học về nhiễm virus viêm gan siêu vi B, C tại khoa Thận-Lọc máu bệnh viện Thống Nhất, Tp HCM trong thời gian 06 năm (2006-2011), chúng tôi rút ra một số kết luận sau: Bệnh nhân lọc máu định kỳ nhiễm virus VGSV C chiếm tỷ lệ cao (19,58%). Đứng hàng thứ 2 là nhiễm virus VGSV B (4,89%) và 2,09% đồng nhiễm virus VGSV B và C. Lây nhiễm trong quá trình lọc máu chỉ gặp virus VGSV C với tỷ lệ mắc phải hằng năm là 0-4,23%. Ở các bệnh nhân này, chỉ có 42,86% có biểu hiện vàng da hoặc tăng men gan, tăng bilirubin máu. Tỷ lệ tử vong do tất cả các nguyên nhân sau 06 năm ở các bệnh nhân lọc máu định kỳ có nhiễm virus VGSV B và hoặc C cao hơn so với bệnh nhân không nhiễm virus VGSV. Từ khoá: Suy thận mạn, lọc máu định kỳ, viêm gan siêu vi B, C ABSTRACT EPIDEMIOLOGY OF HEPATITIS B AND C VIRUS INFECTION IN CHRONIC HEMODIALYSIS: A STUDY DURING 6 YEARS Nguyen Bach, Nguyen Van Tinh, Bui Van Thuy, Le Ngoc Tran, Bui Trong Hung, Tran Huynh Ngoc Diem* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 3 - 2012: 77 - 83 Objective: Discribing the prevalence of HBV and HCV infection in chronic hemodialysis (HD) patients, investigating the incidence of seroconversion for HBV and HCV yearly and evaluating the mortality rate of * Khoa Thận- Lọc máu. BV Thống Nhất Tp HCM Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Bách. ĐT: 838640339 ext 409,203. Email: bachnguyen32@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Chuyên Đề Thận Niệu 78 chronic HD patients with HBV and/ or HCV infection in a HD unit in Ho Chi Minh City, Vietnam. Patients and method: Patients 161 chronic HD patients in Nephrology and Dialysis Department, Thong Nhat Hospital, during 6 years (2006-2011). Inclusion criteria: all chronic HD patients followed up long-term in the HD unit. Exclusion criteria: acute HD patients and the patients dialyzed less than 6 months. Method: prospective and observational. The presence of HBV antigens was determined with an ECLIA kit (Roche) and HCV antibodies with the Elecsys assay, third generation test (Roche). All chronic HD patients were tested at start of HD and every 6 months for anti-HCV and HbsAg, anti-HBsAg, anti-HBeAg. The following individual data were collected: gender, age, duration of dialysis, dialyzers reused, blood transfution and serum ALT, AST, bilirubin (every 2 months). Stastictical analysis: using SPSS version 13.0 with standard analysis. Results: HBV prevalence in HD patients yearly was 2.17-7.21% and 4.89% in average for 6 years. HCV prevalence yearly was 12.37-15.22% and 19.58% in average for 6 years. Co-infection was seen yearly in 1.01- 3.26% of subjects and 2.09% in average for 6 years. Hepatitis B infection acquired in HD patients was not recorded during 6 years. HCV incidence of HD patients yearly 0-4.23%. In those patients; jaundice, increasing of serum ALT, AST and bilirubin had been observed in 42.86%. Mortality rate of HD patients with hepatitis B and/or C infection during 6 years was 60.53% higher than non-hepatitis B and/ or C infection (p<0.05). Conclusions: In department of Nephrology and Dialysis, Thong Nhat Hospital, Vietnam. High prevalence of anti-HCV (+) and lower prevalence HBsAg in chronic hemodialysis patients. The incidence of seroconversion for HCV yearly was 0-4.23%. In those, only 42.86% patients had jaundice, increasing of serum AST, ALT and bilirubin. Mortality rate of hemodialysis patients with hepatitis B and/or C infection during 6 years was higher significantly than non-hepatitis B and/ or C infection. Key words: Chronic renal failure, chronic hemodialysis, hepatitis B, C. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiễm virus viêm gan siêu vi (VGSV) ở bệnh nhân (BN) chạy thận nhân tạo (CTNT) là vấn đề rất thường được quan tâm trong thực hành tại các khoa thận nhân tạo (TNT). Theo dõi tình hình nhiễm virus VGSV ở BN lọc máu chu kỳ là rất cần thiết, có ý nghĩa trong việc tìm ra các biện pháp để kiểm soát, phòng chống lây lan virus và phân bố phòng lọc máu, máy TNT hợp lý tại khoa thận nhân tạo. Tỷ lệ nhiễm virus VGSV B, C ở BN lọc máu định kỳ rất khác nhau theo từng quốc gia, từng địa phương, khoảng 2-40%(1,3). Các con đường lây truyền virus VGSV ở BN lọc máu gồm lây qua chế phẩm máu bị nhiễm virus VGSV. Tuy nhiên, ngày nay do sử dụng EPO thay cho truyền máu nên đã hạn chế được tối đa nguy cơ lây lan qua cách này. Lây lan do môi trường bị nhiễm virus VGSV (enviromental contamination) hiện nay là con đường lây nhiễm chính. Virus VGSV tồn tại rất lâu trong môi trường, ở các nút ở máy thận nên dễ lây lan trong khoa TNT. Lây lan virus còn do kim chọc nhầm tay, lây chéo qua các lưới lọc theo dõi áp lực. Virus VGSV khó lây qua con đường dịch lọc thận do đường kính của lỗ màng lọc 7nm nhỏ hơn đường kính của virus(4,2). Biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng của VGSV B ở BN lọc máu không có gì khác biệt so với ở BN thông thường. BN suy thận mạn khi nhiễm virus VGSV B thường không có biểu hiện lâm sàng hoặc chỉ có biểu hiện nhẹ, 60% chuyển thành mạn tính. Biểu hiện lâm sàng của VGSV C có thời kỳ ủ bệnh 1-6 tháng(1). Kết quả một số nghiên cứu ghi nhận tỷ lệ tử vong ở BN lọc máu định kỳ có nhiễm virus VGSV B, C cao hơn so với các BN không nhiễm virus VGSV(7,6,5). Trên thế giới, đã có rất nhiều nghiên cứu về tình hình nhiễm VGSV B, C ở BN CTNT định kỳ về mặt dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng và các biện pháp phòng lây chéo. Tại Việt Nam, tỷ lệ nhiễm virus VGSV B, C trong dân số ở mức cao. Theo hội gan mật Việt Nam, tỷ lệ VGSV B chiếm 15-20% dân số và VGSV C thấp hơn khoảng 1,8-4% dân số. Nhiều Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Thận Niệu 79 BN đã bị nhiễm sẵn virus VGSV B, C trước khi bắt đầu vào chương trình lọc máu định kỳ và đây chính là “nguồn lây” cho những BN khác trong khoa lọc máu và lây cho cả nhân viên y tế. Quá trình lọc máu định kỳ trong thời gian dài có thể BN CTNT bị lây nhiễm virus VGSV từ BN khác (mắc mới). Do vậy, vấn đề cần đặt ra cho khoa TNT là kiểm soát và khống chế sự lây nhiễm virus VGSV ở các BN lọc máu định kỳ. Mục tiêu nghiên cứu: - Điều tra tỷ lệ bệnh nhân lọc máu định kỳ có nhiễm virus viêm gan siêu vi B, C. - Tìm hiểu tỷ lệ mới mắc và các đặc điểm lâm sàng của các bệnh nhân mắc phải virus viêm gan siêu vi B, C trong quá trình lọc máu. - Đánh giá tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân lọc máu định kỳ có nhiễm virus viêm gan siêu vi B và hoặc C. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bệnh nhân Tổng số có 161 BN lọc máu chu kỳ trong 06 năm (1/2006-1/2011). Trong đó có 18 BN không có điều kiện theo dõi dọc trong suốt 06 năm do BN chuyển sang lọc màng bụng, ghép thận. Tiêu chuẩn chọn bệnh: tất cả các BN STM giai đoạn cuối được điều trị dài ngày tại Khoa Thận-Lọc máu, bệnh viện Thống Nhất Tp HCM với thời gian lọc máu định kỳ ≥ 6 tháng. Tiêu chuẩn loại trừ: BN lọc máu cấp cứu, lọc máu ngắn ngày tại khoa (< 6 tháng). Phương pháp nghiên cứu Tiến cứu, mô tả, cắt ngang và theo dõi dọc. Tất cả các BN STM giai đoạn cuối khi bắt đầu vào chương trình lọc máu định kỳ đều được xét nghiệm HbsAg, HbeAg, ani-HbsAg và anti- HCV, men gan và chức năng đông chảy máu toàn bộ. Xác định kháng nguyên virus VGSV B bằng test ECLIA kit (Roche) và kháng thể virus VGSV C với Elecsys assay, thế hệ thứ 3 (Roche). Các xét nghiệm sàng lọc VGSV B, C được thực hiện định kỳ và đồng loạt cho tất cả các BN lọc máu định kỳ mỗi 06 tháng. Trường hợp trong quá trình lọc máu phát hiện BN có biểu hiện viêm gan cấp: xét nghiệm lại lần 2 HbsAg, HbeAg, anti- HbsAg và anti- HCV. Bệnh nhân có HbsAg, HbeAg và anti-HCV dương tính được cách ly riêng: lọc máu bằng máy riêng, rửa màng bằng máy riêng, màng lọc sau tái sử dụng được bảo quản riêng biệt. Những BN có biến đổi anti- HCV hoặc HbsAg từ âm tính sang dương tính xảy ra trong quá trình lọc máu đều được kiểm tra 2 lần để xác định chắc chắn không có nhầm lẫn từ phòng xét nghiệm. Thử nghiệm miễn dịch phát hiện anti-HCV tại Bệnh viện Thống nhất với độ nhạy 100%, độ đặc hiệu 99,71%. Xử lý thống kê Phần mềm SPSS. 13.0 với các thuật toán thông thường. KẾT QUẢ Bảng1: Đặc điểm của bệnh nhân trong nghiên cứu (n=161) Đặc điểm Số BN (%)/ Trung bình±SD Tuổi 65,33±12,98 Giới - Nam - Nữ 95(59,01) 66 (40,99) Thời gian lọc máu (tháng) 36,53±29 Nguyên nhân suy thận mạn, n (%) - ĐTĐ - THA - Bệnh gout - Viêm cầu thận mạn - Khác 20(26,67) 25(33,33) 5(6,67) 7(9,33) 18(24) Tái sử dụng màng lọc, n (%) 154 (95,65) Bảng 2: Tỷ lệ bệnh nhân lọc máu định kỳ có nhiễm virus viêm gan siêu vi hằng năm Năm Số BN nghiên cứu BN nhiễm VGSV B, n (%) BN nhiễm VGSV C, n (%) BN nhiễm VGSV B và C, n (%) 2006 65 3 (4,62) 9 (13,85) 2 (3,08) 2007 92 2 (2,17) 14 (15,22) 3 (3,26) 2008 92 4 (4,35) 13 (14,13) 2 (2,17) 2009 99 6 (6,06) 15 (15,15) 1 (1,01) 2010 97 7 (7,21) 12 (12,37) 1 (1,03) 2011 83 2 (2,41) 11 (13,25) 1 (1,20) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Chuyên Đề Thận Niệu 80 Năm Số BN nghiên cứu BN nhiễm VGSV B, n (%) BN nhiễm VGSV C, n (%) BN nhiễm VGSV B và C, n (%) Chung 143 7 (4,89) 28 (19,58) 3 (2,09) Bảng 3: Tỷ lệ mắc mới (incidence) virus VGSV B, C trong quá trình lọc máu Năm Tổng số BN khảo sát Số BN lọc máu không mắc VGSV B BN mắc mới VGSV B, n (%) Số BN lọc máu không mắc VGSV C BN mắc mới VGSV C, n (%) 2006 65 60 0 (0) 54 0 (0) 2007 92 90 0 (0) 76 1 (1,32) 2008 92 86 0 (0) 79 2 (2,53) 2009 99 77 0 (0) 71 3 (4,23) 2010 97 89 0 (0) 85 1 (1,18) 2011 83 80 0 (0) 71 0 (0) Bảng 4: Một số đặc điểm của bệnh nhân bị mắc mới VGSV C xảy ra trong qúa trình lọc máu. Đặc điểm Số BN (n=7) Tỷ lệ (%), Trung bình ± SD Tuổi 69,13±11,92 Giới: Nam Nữ 6 1 85,71 14,29 Thời gian lọc máu (tháng) 36,53±29 Tái sử dụng màng lọc 6 85,71 Vàng da, tăng men gan, tăng bilirubin máu 3 42,86 Tiền sử truyền máu 0 0 Thời gian từ lúc lọc máu đến lúc phát hiệm mắc phải virus (tháng) 6-24 Bảng 5: Tỷ lệ tử vong do tất cả các nguyên nhân ở bệnh nhân lọc máu định kỳ có nhiễm virus viêm gan siêu vi B và hoặc C Có nhiễm virus VGSV B và hoặc C (n=38) Không nhiễm virus VGSV B và hoặc C (n=105) p Sống, n (%) 15(39,47) 69 (65,71) <0,05 Tử vong, n (%) 23 (60,53) 36 (34,29) <0,05 BÀN LUẬN Tỷ lệ BN lọc máu có nhiễm virus VGSV C qua các năm trong nghiên cứu này là ở mức cao (12,37-15,22%) và theo dõi qua 06 năm chúng tôi nhận thấy tỷ lệ này chưa có biểu hiện giảm (bảng 2). Tính chung trong 6 năm, sau khi đã loại bớt 18 BN chuyển sang ghép thận, thẩm phân phúc mạc còn lại 143 BN được theo dõi xuyên suốt từ lúc bắt đầu lọc máu đến thời điểm kết thúc nghiên cứu hoặc đến lúc tử vong, bảng 2 cho thấy tỷ lệ BN lọc máu có nhiễm virus VGSV C là 19,58%. Tỷ lệ BN lọc máu có VGSV C ở mức cao trong nghiên cứu này chủ yếu là do hằng năm luôn có các BN STM mới (5-6 BN/năm) vào chương trình lọc máu định kỳ bị nhiễm virus VGSV C từ trước và do có một số ít BN (1-3 BN/năm) bị lây nhiễm virus VGSV C trong quá trình lọc máu (bảng 3). Điểm đáng lưu ý là trong cộng đồng dân số Việt Nam, tỷ lệ nhiễm virus VGSV C chỉ chiếm 1,8-4%. Như vậy, tỷ lệ nhiễm virus VGSV ở BN STM cao hơn so với cộng đồng? Chúng tôi giả định rằng có thể do có mối liên quan giữa nhiễm virus VGSV C và bệnh lý cầu thận gây STM của BN trong mẫu nghiên cứu? Hoặc do các BN STM có tiền sử tiêm chích thuốc, truyền máu trước đây? Hoặc do có sự khác biệt về xét nghiệm sử dụng trong điều tra cộng đồng (thường dùng test nhanh) và xét nghiệm sử dụng ở các BN lọc máu trong nghiên cứu (dùng test Elecsys assay, thế hệ thứ 3 của hãng Roche với độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn). Để giải thích các vấn đề này cần có những nghiên cứu sâu hơn. So sánh với số liệu của các tác giả ở các nước khác (bảng 6) chúng tôi nhận thấy tỷ lệ BN STM có nhiễm virus VGSV C của chúng tôi tương đương với các tác giả ở Brazil, thấp hơn so với Đài Loan, Trung Quốc và cao hơn nhiều so với Mỹ, Đức(1,3). Tỷ lệ cao nhiễm virus VGSV C cho thấy tầm quan trọng của vấn đề theo dõi, tầm soát, giám sát lây lan virus VGSV C ở BN lọc máu định kỳ nhằm gỉảm thiểu sự lây lan virus VGSV C tại các khoa thận nhân tạo. Trong nghiên cứu này, hằng năm cũng có giảm bớt 1 số BN STM có nhiễm virus VGSV B, C (1-4 BN/năm). Nguyên nhân giảm số BN nhiễm virus VGSV không phải do virus biến mất mà là do các BN này bị tử vong vì các bệnh lý nội- ngoại khoa khác do vậy hằng năm luôn có một số BN nhiễm virus VGSV mới vào và BN tử vong gần tương đương nên số lượng BN nhiễm virus Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Thận Niệu 81 VGSV thường ở mức cao và ổn định 19-26% (bảng 2). Về nhiễm virus VGSV B ở BN lọc máu định kỳ: tỷ lệ BN có nhiễm virus VGSV B hằng năm khoảng 2,17-7,21% và theo dõi qua 06 năm chúng tôi cũng nhận thấy tỷ lệ này chưa có biểu hiện giảm (bảng 2). Tính chung trong 6 năm, sau khi đã loại bớt 18 BN chuyển sang ghép thận, thẩm phân phúc mạc và chuyển sang trung tâm lọc máu khác, còn lại 123 BN được theo dõi xuyên suốt từ lúc bắt đầu lọc máu đến thời điểm kết thúc nghiên cứu hoặc đến lúc tử vong, bảng 2 cho thấy tỷ lệ BN lọc máu có nhiễm virus VGSV B là 4,89%. So sánh với các tác giả ở các nước khác (bảng 6), nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ BN STM có nhiễm virus VGSV B tại bệnh viện chúng tôi ở mức thấp, tương đương với số liệu tại Mỹ, Đài loan, Đức và thấp hơn nhiều so với Trung Quốc(1,3). Bảng 6: Tỷ lệ bệnh nhân lọc máu định kỳ có mắc VGSV B, C ở một số nước Nước Tỉ lệ (%) nhiễm virus VGSV B Tỉ lệ (%) nhiễm virus VGSV C Trung Quốc 22 34 Đài Loan 2,1 27 Mỹ 2,4 8,4 Đức 4,6 7 Brazil 12-45 11-26 Chúng tôi 2,17-7,21 12,37-15,22 Kết quả ở bảng 2 còn ghi nhận có 2,09% BN đồng nhiễm cả 2 loại virus trên, chủ yếu do BN có nhiễm sẵn virus VGSV B sau đó trong quá trình lọc máu mắc thêm virus VGSV C. Một nguyên nhân khác cũng có thể giải thích sự khác biệt nhau một cách rõ rệt về tỷ lệ nhiễm virus VGSV B, C ở các nghiên cứu là do các nghiên cứu sử dụng các test khác nhau với độ nhạy và độ đặc hiệu thay đổi. Ở BN lọc máu, các test gián tiếp định tính huyết thanh (anti- HCV, HBsAg) sử dụng trong nghiên cứu thường không chính xác để đánh giá tình hình nhiễm virus VGSV B, C do BN bị suy giảm miễn dịch nên anti-HCV âm tính giả và sự suy giảm miễn dịch cũng ảnh hưởng khẳ năng thải virus ra khỏi cơ thể. Do vậy, các tác giả đề nghị nên sử dụng test trực tiếp: phát hiện RNA virus dựa vào kỹ thuật khuyếch đại (PCR). Định lượng HBV DNA PCR, HCV RNA PCR sẽ cho kết qủa chính xác hơn(1). Tuy nhiên, chi phí các xét nghiệm PCR cao, trong khi cần phải xét nghiệm tầm soát thường xuyên mỗi 3-6 tháng nên hiện tại các test định tính huyết thanh vẫn còn sử dụng rộng rãi ở các trung tâm lọc máu và phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt Nam. Một vấn đề quan trọng khác là sự lây lan virus VGSV trong quá trình lọc máu đặc biệt là virus C. Tỷ lệ mắc mới virus VGSV C trong quá trình lọc máu là 1,18-4,23% (bảng 3). Theo một nghiên cứu tại Bỉ cho thấy tỷ lệ mắc phải VGSV C tại trung tâm lọc máu vào năm 1991-1992 là 1,41% (tương tự kết quả chúng tôi). Tuy vậy, tỷ lệ lây lan virus VGSV C trong lúc lọc máu tại Bỉ đang được giảm dần nhờ nhấn mạnh đến yếu tố nhiễm trùng và lây nhiễm cho dù vẫn tái sử dụng màng lọc(3,2). Khuyến cáo của các tác giả trong nghiên cứu là nên kiểm soát tốt, chặt chẽ quy trình chống nhiễm khuẩn sẽ giảm thiểu nguy cơ lây lan virus. Trong nghiên cứu này, chúng tôi chưa có điều kiện đi sâu tìm hiểu nguyên nhân mắc phải VGSV trong quá trình lọc máu nhưng có thể do 2 yếu tố: lây nhiễm qua môi trường tại phòng lọc máu và trong quá trình rửa lại màng lọc. Nghiên cứu của J Pinto dos Santos và cộng sự cho thấy tỷ lệ mắc phải VGSV ở các trung tâm lọc máu có áp dụng biện pháp cách ly BN VGSV ở phòng riêng và ở các BN không tái sử dụng lại màng lọc thấp hơn rõ rệt so với các trung tâm lọc máu không có áp dụng biện pháp cách ly BN VGSV ở phòng riêng với OR = 0,06 (0,01-0,22; p < 0,001 và ở các BN có tái sử dụng lại màng lọc với OR = 1,53 (1,07-2,18); p = 0,02(2). Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở BN mắc phải virus VGSV C trong qúa trình lọc máu rất mơ hồ, thường không có triệu chứng (75%) hoặc nhẹ và 60% chuyển thành mạn tính(4). Trong nghiên cứu này có 7 BN bị mắc phải virus VGSV trong 06 năm theo dõi và chúng tôi chỉ phát hiện được 3 BN (42,86%) nhờ có Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Chuyên Đề Thận Niệu 82 biểu hiện vàng da, 4 trường hợp còn lại nhờ tầm soát định kỳ (bảng 4). Trong các BN mắc phải VGSV trong quá trình lọc máu không có BN nào có sốt, triệu chứng mệt mỏi và chán ăn là các triệu chứng thường gặp nhất nhưng không điển hình, dễ bỏ qua do đây cũng là triệu chứng thường gặp ở BN suy thận mạn lọc máu. Triệu chứng vàng da ít gặp hơn (3/7 BN) nhưng khó phát hiện do màu da của BN STM lọc máu thường sậm màu. BN lọc máu thường vô niệu nên khó thấy được nước tiểu sậm màu. Có thể phát hiện tăng bilirubin máu bằng cách quan sát màu sắc màng lọc sau trả máu về, nếu màng lọc có màu ánh vàng thì cần nghi ngờ có tăng bilirubin máu và cần xét nghiệm kiểm tra ngay. Theo y văn, các nguyên nhân gây lây nhiễm virus VGSV C trong lọc máu do truyền máu, do lây nhiễm từ môi trường có virus VGSV (enviromental contamination), lây chéo qua các lưới lọc theo dõi áp lực... Trong số BN bị lây nhiễm VGSV C ở nghiên cứu này không ghi nhận BN nào có liên quan truyền máu, 100% các BN này được dùng erythropoetin. Các BN có nhiễm virus VGSV B, C được lọc máu bằng máy cách ly riêng nên khẳ năng lây qua máy thận, lưới áp lực (pressure filter) là thấp. Có 6/7 BN phải t
Tài liệu liên quan