Đánh giá kết quả phẫu thuật đục thể thuỷ tinh trong chấn thương xuyên thủng

Mở đầu: Đục thể thuỷ tinh (đục TTT) trong chấn thương xuyên thủng là bệnh lý thường gặp. Việc đặt kính nội nhãn (KNN) mềm, trong bao, với đường mổ nhỏ là bước đột phá lớn trong phẫu thuật, nhưng tại Việt nam đến nay chưa có tổng kết đầy đủ về hiệu quả phục hồi thị lực và các biến chứng liên quan. Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật đục TTT trong chấn thương xuyên thủng gây rách bao trước đơn thuần. Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu mô tả, không có nhóm chứng. Thực hiện việc đánh giá kết quả phẫu thuật 83 trường hợp đục TTT trong chấn thương xuyên thủng gây rách bao trước đơn thuần được điều trị phẫu thuật tại khoa Chấn thương, BV. Mắt TP.HCM từ 01/02/2010 đến 31/01/2011. Kết quả: Sử dụng phẫu thuật lấy TTT ngoài bao, đặt KNN mềm với đường mổ nhỏ trực tiếp trên giác mạc cho tất cả các trường hợp. 18/83 trường hợp đủ điều kiện mổ 1 thì. Hơn 80% trường hợp mổ 1 thì và gần 70% mổ 2 thì đạt thị lực ≥ 1/10 ngay sau mổ 1 ngày. Thị lực đạt tối đa vào thời điểm 6 tháng, trong đó hơn 70% trường hợp mổ 1 thì và gần 40% mổ 2 thì đạt thị lực  5/10. Sự cải thiện thị lực tốt hơn ở nhóm mổ 1 thì (p0,03). Biến chứng sớm sau mổ gồm viêm màng bồ đào, phù giác mạc và tăng nhãn áp. Biến chứng muộn sau mổ là đục bao sau và kính nội nhãn lệch tâm. Sự khác biệt về biến chứng giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Kết luận: Nên sử dụng phẫu thuật lấy TTT ngoài bao, đặt KNN mềm 3 mảnh với đường mổ nhỏ trực tiếp trên giác mạc cho những trường hợp đục TTT trong chấn thương xuyên thủng. Có thể mổ 1 thì khi đủ điều kiện.

pdf9 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 214 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kết quả phẫu thuật đục thể thuỷ tinh trong chấn thương xuyên thủng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 60 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐỤC THỂ THUỶ TINH TRONG CHẤN THƯƠNG XUYÊN THỦNG Nguyễn Thị Diễm Uyên*, Trần Thị Phương Thu* TÓM TẮT Mở đầu: Đục thể thuỷ tinh (đục TTT) trong chấn thương xuyên thủng là bệnh lý thường gặp. Việc đặt kính nội nhãn (KNN) mềm, trong bao, với đường mổ nhỏ là bước đột phá lớn trong phẫu thuật, nhưng tại Việt nam đến nay chưa có tổng kết đầy đủ về hiệu quả phục hồi thị lực và các biến chứng liên quan. Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật đục TTT trong chấn thương xuyên thủng gây rách bao trước đơn thuần. Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu mô tả, không có nhóm chứng. Thực hiện việc đánh giá kết quả phẫu thuật 83 trường hợp đục TTT trong chấn thương xuyên thủng gây rách bao trước đơn thuần được điều trị phẫu thuật tại khoa Chấn thương, BV. Mắt TP.HCM từ 01/02/2010 đến 31/01/2011. Kết quả: Sử dụng phẫu thuật lấy TTT ngoài bao, đặt KNN mềm với đường mổ nhỏ trực tiếp trên giác mạc cho tất cả các trường hợp. 18/83 trường hợp đủ điều kiện mổ 1 thì. Hơn 80% trường hợp mổ 1 thì và gần 70% mổ 2 thì đạt thị lực ≥ 1/10 ngay sau mổ 1 ngày. Thị lực đạt tối đa vào thời điểm 6 tháng, trong đó hơn 70% trường hợp mổ 1 thì và gần 40% mổ 2 thì đạt thị lực  5/10. Sự cải thiện thị lực tốt hơn ở nhóm mổ 1 thì (p0,03). Biến chứng sớm sau mổ gồm viêm màng bồ đào, phù giác mạc và tăng nhãn áp. Biến chứng muộn sau mổ là đục bao sau và kính nội nhãn lệch tâm. Sự khác biệt về biến chứng giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Kết luận: Nên sử dụng phẫu thuật lấy TTT ngoài bao, đặt KNN mềm 3 mảnh với đường mổ nhỏ trực tiếp trên giác mạc cho những trường hợp đục TTT trong chấn thương xuyên thủng. Có thể mổ 1 thì khi đủ điều kiện. Từ khoá: đục thể thuỷ tinh, chấn thương xuyên thủng, kính nội nhãn, thị lực. ABSTRACT EVALUATING RESULT OF PENETRATING TRAUMATIC CATARACT SURGERY Nguyen Thi Diem Uyen, Tran Thi Phuong Thu * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 60 - 68 Background: Penetrating traumatic cataract is a common problem in practice. The using of small incision extra-capsular cataract extraction with soft intraocular lens (IOL) implantation is the new technology in cataract surgery, but the clinical outcome of traumatic cataract, mode of management, and postoperative complications didn’t fully know. Objective: Evaluating the result of penetrating traumatic cataract surgery: clinical outcome, mode of management, and postoperative complications. Methods: prospective study without control group. We evaluated 83 cases with penetrating traumatic cataract treated in the Department of Trauma, HCMC Eye Hospital to pass the cataract surgery from February 1st 2010 to January 31th 2011. Results: Small incision extra-capsular cataract extraction with intraocular lens (IOL) implantation was * BV. Mắt TP.HCM Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Thị Diễm Uyên ĐT: 0918279696 Email: nguyenthidiemuyen@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 61 performed in these cases. 18/83 cases were primary cataract surgeries (group 1), the others were secondary cataract surgeries (group 2). More than 80% of group 1 and nearly 70% of group 2 got the visual acuity ≥1/10 postoperative in 1 day. After 6 months, the visual acuity improvement got maximum, with more than 70% of group 1 and nearly 40% of group 2 got the visual acuity ≥ 5/10. the visual acuity improvement in group 1 was better than group 2 (p≤0.03). The early postoperative complications were uveitis, edema of the cornea and glaucoma. Late postoperative complications were posterior capsule opacification and IOL eccentricity. The difference in complications between the two groups were no statistically significant (p>0.05). Conclusion: We should use small incision extra-capsular cataract extraction with 3 piece- soft IOL implantation for penetrating traumatic cataract surgery. Primary cataract surgery can choose if available. Key words: penetrating traumatic cataract; cataract extraction; IOL implantation; visual acuity. MỞ ĐẦU Hàng năm trên thế giới có 55 triệu mắt bị chấn thương. Tại BV. Mắt TPHCM, trong 6 tháng đầu 2010, có 683 trường hợp chấn thương mắt nhập viện, trong đó chấn thương xuyên thủng chiếm tỉ lệ 42,8%, đục TTT do chấn thương xuyên thủng chiếm tỉ lệ 38%(15). Trước đây, phẫu thuật lấy TTT đặt KNN đi đường hầm củng mạc, với đường mổ dài và dùng kính cứng. Ngày nay, phẫu thuật lấy TTT đặt KNN mềm, trong bao, đường mổ nhỏ tạo ra bước đột phá lớn vì cho thị lực phục hồi sớm, chăm sóc hậu phẫu nhẹ nhàng. Với đục TTT chấn thương rách bao trước đơn thuần, hiện trên thế giới, thời điểm lấy TTT đặt KNN vẫn chưa thống nhất 1 thì hay 2 thì. Tại BV. Mắt TP.HCM, phần lớn được thực hiện 2 thì, 1 số trường hợp chọn lọc được thực hiện 1 thì(15). Tuy nhiên vẫn chưa có tổng kết về hiệu quả phục hồi thị lực và các biến chứng liên quan. Mục tiêu nghiên cứu - Nhận xét một số đặc điểm dịch tễ và lâm sàng. - Đánh giá kết quả phục hồi thị lực và các biến chứng. - Phân tích các khía cạnh kỹ thuật của phẫu thuật. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Dân số chọn mẫu Tất cả các bệnh nhân tuổi ≥16 bị đục TTT sau chấn thương xuyên thủng nhãn cầu đến điều trị phẫu thuật tại khoa Chấn thương, BV. Mắt TP.HCM từ 01/02/2010 đến 31/01/2011 và thỏa đủ tiêu chuẩn chọn mẫu. Tiêu chuẩn chọn mẫu - Tuổi ≥16. - Ghi nhận bị đục TTT kèm rách bao trước đơn thuần. - Không có dị vật nội nhãn. - Không có các bệnh lý khác tại mắt có ảnh hưởng đến thị lực. - Vết thương xuyên thủng chỉ ở trên giác mạc. - Hiểu và đồng ý tham gia nghiên cứu. Biểu đồ 1: Qui trình nghiên cứu Tiêu chuẩn loại trừ - Có dị vật nội nhãn. - Có rách bao sau. - Rách đến củng mạc. - Có các bệnh lý khác tại mắt có ảnh hưởng đến thị lực. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 62 - Không đồng ý tham gia nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu Tiến cứu mô tả, không có nhóm chứng. Cỡ mẫu 78 trường hợp. Kỹ thuật mổ lấy TTT- đặt KNN Chúng tôi quyết định chọn kỹ thuật mổ lấy TTT ngoài bao cho tất cả các trường hợp nêu trên. Ghi nhận các biến cố trong lúc mổ và sau mổ: Bệnh nhân nằm lại ít nhất 3 ngày để theo dõi sau mổ và ghi nhận các biến chứng sớm (nếu có). Bệnh nhân được tái khám sau mổ tại các thời điểm 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng để ghi nhận các biến chứng sớm và muộn. Thu thập số liệu Kết thúc việc phẫu thuật vào thời điểm 31/01/2011; tiếp tục thu thập số liệu đến 30/7/2011 (đảm bảo theo dõi tối thiểu là 6 tháng cho mỗi trường hợp). Xử lý số liệu Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 11.5. Dùng phép kiểm chi bình phương để đánh giá sự khác biệt giữa 2 tỉ lệ. Kết quả trình bày dưới dạng bảng thống kê và biểu đồ. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Một số đặc điểm dịch tễ Giới: Tỉ lệ nam/nữ = 2,77/1. Bảng 1: Phân bố bệnh nhân theo tuổi Trung bình 30,7 tuổi Trung vị 30 tuổi Nhỏ nhất 16 tuổi Lớn nhất 45 tuổi Địa chỉ: 4/5 đến từ các tỉnh/TP khác. Nghề nghiệp: Hơn 2/3 là lao động phổ thông. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trong và ngoài nước: đa số là nam, trẻ tuổi, lao động phổ thông(10,11,12). Các yếu tố bệnh sử Bảng 2: Nguyên nhân chấn thương Nguyên nhân Tỉ lệ% Lao động 62,7 Sinh hoạt 34,9 Khác 2,4 Kết quả này phù hợp với y văn: chấn thương thường xảy ra trong lao động và sinh hoạt, với tỉ lệ thay đổi từ 54,2 – 90%(10,11,12). Bảng 3: Nơi xử trí và cách xử trí chấn thương ban đầu Cách xử trí ban đầu Tổng số (%) Không (%) Ngoại khoa (%) Nội khoa (%) BV. Mắt TP.HCM (n=52) 0 88,5 11,5 62,7 Cơ sở y tế (n=31) 25,8 22,6 51,6 37,3 Tổng số (n=83) 9,6 63,9 26,5 100 Ghi nhận có hơn 1/3 số bệnh nhân đến khám và được tiếp cận xử trí ban đầu tại cơ sở y tế tuyến trước. Trong số bệnh nhân này, có 22,6% được khâu vết rách giác mạc tại cơ sở, đặc biệt có đến 25,8% bệnh nhân không được xử trí gì khi đến khám ban đầu tại cơ sở y tế tuyến trước sau chấn thương. Bảng 4: Thời gian từ lúc chấn thương đến lúc mổ (giờ) Tối thiểu Tối đa Trung bình Tổng (%) Mổ 1 thì 1 7 4,1 18 (21,7) Mổ 2 thì 3 43 11,8 65 (78,3) Chung 1 43 10,1 83 (100) Bảng 5: Phân nhóm thời gian mổ 2 thì Mổ 2 thì (n=65) 1-7 ngày 8-14 ngày ≥15 ngày Tỉ lệ% 20 52,3 27,7 Có 1/5 số bệnh nhân đủ điều kiện để có thể mổ 1 thì, với thời gian từ lúc chấn thương đến lúc mổ trung bình là 4,1 ngày. Kết quả này phù hợp với các tác giả trong và ngoài nước(6,10,16). Ghi nhận thời gian từ lúc chấn thương đến lúc mổ 2 thì sau khi xử trí vết rách giác mạc trung bình là 11,8 ngày, sớm nhất 3 ngày, muộn nhất 43 ngày. Các ca mổ sớm có liên quan đến Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 63 tăng nhãn áp thứ phát và tình trạng viêm nội nhãn do thoát chất nhân ra tiền phòng không kiểm soát được. Điều này phù hợp với khuyến cáo của tác giả Muga R(9) theo đó một số trường hợp như tăng nhãn áp thứ phát và tình trạng viêm nội nhãn không kiểm soát cần phải xử trí mổ 2 thì sớm trong vòng tuần đầu sau mổ xử trí vết rách giác mạc. Các trường hợp khác có thể trì hoãn phẫu thuật đến 6 tuần. Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trước mổ Bảng 6: Thị lực mắt chấn thương trước mổ Nghiên cứu Số bệnh nhân Tỉ lệ thị lực ĐNT <4m Chan T(2) 42 96,1% Fyodorov S (4) 1004 85% Chuang L (2) 47 99% N.H.Chức (10) 64 87% N.T.D.Uyên 83 Mổ 1 thì: 94,4% Mổ 2 thì: 98,5% Chung: 97,6% Chúng tôi ghi nhận 97,6% các trường hợp có thị lực mắt chấn thương lúc nhập viện ĐNT4m. Như vậy, nhóm bệnh nhân của chúng tôi có những đặc điểm thị lực mắt chấn thương lúc nhập viện khá phù hợp với các nghiên cứu trong nước và nước ngoài. Với thị lực này thì chỉ định phẫu thuật xử trí vết thương xuyên thủng cũng như mổ lấy TTT chấn thương đặt kính nội nhãn là hết sức cần thiết nhằm cải thiện thị lực và ngừa biến chứng. Bảng 7: Nhãn áp mắt chấn thương trước mổ (2 thì) Nghiên cứu Số bệnh nhân Nhãn áp >22mmHg Chan T (2) 42 20% Fyodorov S (4) . 1004 13% Chuang L (2) 47 23% L.T.Đ. Phương (6) 112 18% N.T.D.Uyên 83 24,6% (2 thì) Chúng tôi ghi nhận 24,6% số bệnh nhân có nhãn áp mắt chấn thương >22mmHg vào thời điểm trước mổ, không đáp ứng với điều trị hạ nhãn áp nội khoa. Điều này có thể là do chấn thương xuyên thủng gây rách bao làm thoát chất nhân ra tiền phòng dẫn đến đáp ứng đại thực bào lắng đọng vùng lưới bè mà chậm được xử trí. Chúng tôi không thực hiện đo nhãn áp trên mắt chấn thương mổ 1 thì vì có thể tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, phòi mống mắt cũng như làm nặng nề hơn tổn thương trong nội nhãn như khuyến cáo của tác giả Daniel M. Biểu hiện tại kết mạc Chúng tôi ghi nhận biểu hiện kết mạc ở cả 2 nhóm mổ thường gặp nhất là cương tụ rìa, kế đến là rách và phù kết mạc. Nhận thấy phần lớn các trường hợp cương tụ rìa kết mạc cũng có phản ứng chất nhân gây viêm nội nhãn (dấu hiệu Tyndall (+) và tăng nhãn áp. Đặc điểm vết rách giác mạc Vị trí và kích thước của vết rách giác mạc là những yếu tố tiên lượng quan trọng đến sự phục hồi thị lực sau mổ(2). Theo tác giả Chuang L(2) và Panda A(10) thì với các vết rách giác mạc trung tâm sẽ tạo sẹo giác mạc gây cản trở trục thị giác, gây nên tình trạng loạn thị không đều ở giác mạc, cả 2 yếu tố nêu trên sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phục hồi thị lực sau mổ. 28% 51%50% 35% 22% 12% 0 2% 0 10 20 30 40 50 60 Thì 1 Thì 2 Trung taâm Ngoaïi vi Caïnh trung taâm Lan roäng Biểu đồ 2: Vị trí vết rách giác mạc Chúng tôi ghi nhận có gần 70% số trường hợp mổ 1 thì có vết rách giác mạc nhỏ (2mm), ở cạnh trung tâm và ngoại vi giác mạc. Trong khi đó ở nhóm mổ 2 thì chỉ có hơn 20% các trường hợp có vết rách giác mạc nhỏ (2mm). và hơn 50% nằm ở trung tâm giác mạc. Tất cả các trường hợp mổ 1 thì có vết rách giác mạc bít gọn, với đại đa số là giác mạc còn trong, trong khi ở nhóm mổ 2 thì giác mạc còn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 64 trong chỉ ghi nhận ở 68% trường hợp, và những trường hợpcó vết rách giác mạc phức tạp được chỉ định mổ 2 thì. Đặc điểm tổn thương mống mắt 72% 83% 12% 11% 5% 6% 5% 1% 5% 0 20 40 60 80 100 Thì 2 Thì 1 > 2 daáu hieäu Phoøi keït moáng Thoaùi hoùa moáng Raùch moáng Dính moáng Khoâng Biểu đồ 3: Đặc điểm tổn thương mống mắt Chúng tôi ghi nhận dính mống mắt là tổn thương mống mắt thường gặp nhất (12%), phần lớn là dính ở mặt sau giác mạc tại mép vết mổ và dính ở mặt trước TTT. Việc dính ở mặt sau giác mạc tại mép vết mổ có thể là do chấn thương xuyên thủng ban đầu, cũng có thể do xử trí khâu giác mạc trước đó chưa tốt. Còn dính ở mặt trước TTT có thể do tình trạng viêm màng bồ đào trước đó gây nên. Đặc điểm nhân TTT Chúng tôi ghi nhận tất cả các trường hợp này có nhân TTT mềm (cứng độ I), tuyệt đại đa số (96,4%) có biểu hiện đục toàn bộ nhân. Điều đó được lý giải là chấn thương gặp ở tuổi trẻ, đục TTT xảy ra do thủy dịch đi vào bên trong TTT một cách tự do sau chấn thương xuyên thủng, các sợi TTT ngấm nước và gây nên hiện tượng đục. Hình thái đục toàn bộ nhân làm thị lực bệnh nhân giảm sút nhanh chóng nên khiến bệnh nhân đi mổ sớm hơn so với đục vỏ và đục nhân. Vị trí và kích thước rách bao TTT Chúng tôi ghi nhận có 30% số bệnh nhân có vết rách khu trú ở trung tâm, với đa số các vết rách bao khá rộng (81,9% rách >3mm). Điều này sẽ gây nhiều khó khăn trong thì xé bao, hạn chế khả năng đặt kính nội nhãn trong bao, có thể làm tăng nguy cơ lệch tâm kính nội nhãn sau mổ cũng như tăng tình trạng đục bao sau. Kết quả này phù hơp với nghiên cứu của tác giả Panda A(10) khi ghi nhận có 21% trường hợp rách khu trú ở trung tâm, 76% có kích thước rách bao rộng >4mm. Mức độ viêm màng bồ đào trước mổ 17% 39% 65% 56% 17% 5% 1% 0 10 20 30 40 50 60 70 Thì 2 Thì 1 (+++) (++) (+) Tyndall (-) Biểu đồ 4: Mức độ viêm màng bồ đào trước mổ Chúng tôi ghi nhận có 20% ở nhóm mổ 2 thì có viêm màng bồ đào mức độ trung bình- nặng vào thời điểm trước mổ. Có thể lý giải là do chấn thương xuyên thủng gây rách bao làm thoát chất nhân ra tiền phòng dẫn đến đáp ứng đại thực bào mà chậm được xử trí. Các biến cố lúc mổ Bảng 8: Các biến cố lúc mổ Mổ 1 thì Mổ 2 thì Chung Giá trị p Rách bao sau 5,6% 4,6% 4,8% 0,87 Y văn: Tỉ lệ này dao động từ 5,6% (Bowman R, 1 thì) (1) , từ 5% đến 47% [Mietz H, 2 thì] (6) Thoát dịch kính 5,6% 4,6% 4,8% 0,87 Y văn: Tỉ lệ này dao động từ 3% đến 13% (1) Chúng tôi ghi nhận biến cố trong lúc mổ bao gồm rách bao sau và thoát dịch kính (5,6% ở nhóm mổ 1 thì và 4,6% ở nhóm mổ 2 thì). Không có sự khác biệt có ý nghĩa về biến cố trong lúc mổ giữa 2 nhóm. Tỉ lệ biến cố trong lúc mổ của chúng tôi thấp hơn các nghiên cứu khác, điều này có thể lý giải do tất cả các trường hợp mổ trong nhóm nghiên cứu này đều được thực hiện với vết mổ nhỏ trực tiếp trên giác mạc nên hạn chế được tình trạng xuất huyết và tổn thương bao sau. Các yếu tố sau mổ Thị lực sau mổ Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 65 Bảng 9: Kết quả thị lực sau mổ Nghiên cứu Số bn Thị lực sau mổ ≥6 tháng Mổ 1 thì Moiseiev J(8) 21 100% ≥2/10; 95% ≥ 3/10; 67% ≥ 5/10 Xiang Q (18) 36 100% ≥1/10; 77,2% ≥ 4/10, 37,1% ≥ 6/10 Weinand F(1) 15 80% ≥ 2/10; 53% ≥ 5/10 Bowmann R(1) 72 71% ≥ 3/10 Mổ 2 thì Synder A (14) 41 85,7% ≥ 1/10; 71,4% ≥ 3/10 N.T.D.Uyên 83 Mổ 1thì: 100% ≥ 1/10; 72% 5/10 Mổ 2 thì: 90,8% ≥ 1/10; 38,5% 5/10 (p≤0,03) Hơn 80% trường hợp mổ 1 thì và gần 70% mổ 2 thì đạt thị lực ≥ 1/10 ngay sau mổ 1 ngày. Thị lực đạt tối đa vào thời điểm 6 tháng, trong đó hơn 70% trường hợp mổ 1 thì và gần 40% mổ 2 thì đạt thị lực  5/10. Sự cải thiện thị lực tốt hơn ở nhóm mổ 1 thì (p0,03). Kết quả phục hồi thị lực trong nghiên cứu của chúng tôi không khác biệt so với các tác giả trong và ngoài nước. Các biến chứng sớm sau mổ Bảng 10: Các biến chứng sớm sau mổ Mổ 1 thì Mổ 2 thì Giá trị p Viêm màng bồ đào 22,2% 40% 0,13 Phù giác mạc 11,1% 12,3% 0,92 Tăng nhãn áp 11,1% 6,2% 0,87 Viêm mủ nội nhãn 5,6% 0 0,87 Chúng tôi ghi nhận viêm màng bồ đào là một trong những biến chứng sau mổ thường gặp nhất với tỉ lệ xuất hiện vào thời điểm 1 ngày sau mổ là 36,1% nếu tính chung, 22,2% ở nhóm mổ 1 thì và 40% ở nhóm mổ 2 thì. Biến chứng này xuất hiện ngay sau mổ 1 ngày, mức độ nhẹ, giảm dần và kết thúc khoảng 2 tuần sau. Kết quả của chúng tôi không khác biệt so với các tác giả nước ngoài khi tỉ lệ này dao động từ 30,9 – 40%(1,14). Phù giác mạc cũng là một trong những biến chứng sau mổ thường gặp với tỉ lệ xuất hiện 1 ngày sau mổ là 11 – 12%. Tỉ lệ phù giác mạc trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn các tác giả khác(1,14), có thể là do bệnh nhân đến viện và được can thiệp phẫu thuật tương đối sớm. Biến chứng này nhẹ, giảm dần, và có thể xử lý nội khoa được. Tăng nhãn áp có thể xuất hiện ngay ngày đầu sau mổ (11,1% ở nhóm mổ 1 thì, 6,2% ở nhóm mổ 2 thì), có thể tăng dần theo thời gian (ở nhóm mổ 2 thì, đạt tỉ lệ 12% vào thời điểm 1 tuần sau mổ). Sau đó giảm dần, và tất cả có thể xử lý nội khoa ổn định sau đó. Ghi nhận có 5,6% (1trường hợp) nhóm mổ 1 thì bị viêm mủ nội nhãn. Đây là trường hợp bệnh nhân nhập viện 6 ngày sau khi bị cọng kẽm đâm gây xuyên thủng giác mạc với thị lực bóng bàn tay, khám trước mổ ghi nhận thể thủy tinh vỡ bung chất nhân ra tiền phòng. Một ngày sau mổ bắt đầu ghi nhận có tình trạng viêm mủ nội nhãn, song song việc nuôi cấy và làm kháng sinh đồ (nuôi cấy ra cầu khuẩn gram (+) Bacillus species), chúng tôi quyết định cắt dịch kính, tiêm kháng sinh vào tiền phòng và buồng dịch kính (ceftazidime và vancomycin) kết hợp kháng sinh uống và nhỏ (fluoroquinolone). Trường hợp này tình trạng viêm mủ nội nhãn giảm dần và ổn định sau 2 tuần điều trị tích cực (thị lực ra viện đạt 1/10). Không có sự khác biệt có ý nghĩa về các biến chứng sớm sau mổ giữa 2 nhóm. Các biến chứng muộn sau mổ Tình trạng kính nội nhãn không chính tâm Đây là biến chứng không thường gặp (5 – 6%), có thể phát hiện ngay sau mổ 1 ngày, tăng nhẹ theo thời gian (ở nhóm mổ 2 thì)(p>0,05). Thường gặp khi dùng kính mềm 1 mảnh (50%) so với 3 mảnh (7,6%), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p=0,005). Không có mối liên quan với vị trí đặt KNN và kích thước rách bao trước TTT. Tình trạng đục bao sau sau mổ Bảng 11: Tình trạng đục bao sau sau mổ Nghiên cứu Thì mổ Đục bao sau (6 tháng) Weinand F (17) 1 thì 25% Bowman R(1) 1 thì 32% Joseph M 1 thì 57,6% Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 66 Nghiên cứu Thì mổ Đục bao sau (6 tháng) V.A. Tuấn (16) 1 thì 33,3% N.T.D.Uyên 1 thì 2 thì Chung 16,7% 40% (p>0,05) 34,9% Chúng tôi ghi nhận tình trạng đục bao sau bắt đầu xuất hiện 1 tháng sau mổ 2 thì (3 tháng sau mổ 1 thì), tăng dần về số lượng và mức độ theo thời gian. Ở thời điểm 6 tháng sau mổ tỉ lệ này là 16,7% nếu mổ 1 thì, 40% nếu mổ 2 thì, và 34,9% nếu tính chung cả 2 nhóm. Tình trạng loạn thị giác mạc: Chấn thương xuyên thủng nhãn cầu rất thường dẫn đến loạn thị giác mạc sau mổ. Theo tác giả Panda A(10), có 73% số trường hợp có loạn thị giác mạc sau mổ, với độ loạn thị trung bình <3 diop. Chúng tôi ghi nhận có gần 95% trường hợp mổ 1 thì có tình trạng loạn thị giác mạc sau mổ, trong khi tỉ lệ này ở nhóm mổ 2 thì là 100%. Sự khác biệt này gần đạt ý
Tài liệu liên quan