Một số đề xuất định hướng khởi nghiệp kinh doanh về du lịch tại Bình Dương

Hệ sinh thái khởi nghiệp năng đông và sáng tạo sẽ góp phần đưa Bình Dương trở thành một tỉnh công nghiệp năng động trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Bình Dương với tiềm năng về tài nguyên du lịch đa dạng và phong phú vì thế nhiều cơ hội để khởi nghiệp trong ngành du lịch, thúc đẩy các loại hình du lịch phát triển thu hút du khách đến với Bình Dương, góp phần phát triển ngành du lịch Bình Dương trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh trong tương lai. Bài viết khái quát các mục tiêu hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp, phát triển ngành du lịch đất nước cũng như địa phương qua đó đề xuất một số định hướng đối với các cơ quan nhà nước, các cơ sở giáo dục và sinh viên về khởi nghiệp kinh doanh về du lịch.

pdf6 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 491 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số đề xuất định hướng khởi nghiệp kinh doanh về du lịch tại Bình Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
185 Hội thảo Khoa học Quốc tế ... MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG KHỞI NGHIỆP KINH DOANH VỀ DU LỊCH TẠI BÌNH DƯƠNG Trần Hải Nguyên1 SOME RECOMMENDATIONS FOR BUSINESS TRAINING IN BINH DUONG TÓM TẮT Hệ sinh thái khởi nghiệp năng đông và sáng tạo sẽ góp phần đưa Bình Dương trở thành một tỉnh công nghiệp năng động trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Bình Dương với tiềm năng về tài nguyên du lịch đa dạng và phong phú vì thế nhiều cơ hội để khởi nghiệp trong ngành du lịch, thúc đẩy các loại hình du lịch phát triển thu hút du khách đến với Bình Dương, góp phần phát triển ngành du lịch Bình Dương trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh trong tương lai. Bài viết khái quát các mục tiêu hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp, phát triển ngành du lịch đất nước cũng như địa phương qua đó đề xuất một số định hướng đối với các cơ quan nhà nước, các cơ sở giáo dục và sinh viên về khởi nghiệp kinh doanh về du lịch. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với mục tiêu đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại. Sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới. Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển. Chỉ số cạnh tranh du lịch năm 2017 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), trong 136 nền du lịch trên thế giới được xếp hạng cạnh tranh, Việt Nam xếp thứ 34 về tài nguyên thiên nhiên du lịch, thứ 30 về tài nguyên văn hóa và du lịch công vụ, thứ 37 về nguồn nhân lực du lịch cho thấy Việt Nam có rất nhiều tiềm năng tự nhiên để có thể phát triển du lịch trở thành nền kinh tế mũi nhọn, cũng như vươn ra thị trường thế giới. Năm 2017, Ngành du lịch Việt Nam tự hào với con số ước đạt 13 triệu khách quốc tế; 73,2 triệu lượt khách du lịch nội địa với doanh thu đạt 510.900 tỉ đồng. Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch phát triển với hơn 25.000 cơ sở và khu du lịch có chất lượng, thương hiệu đã được hình thành. Tuy nhiên, Báo cáo của Tổng cục Du Lịch mới đây cho biết, 80% khách du lịch nước ngoài không quay trở lại Việt Nam so với tỷ lệ 82% lượng khách du lịch quay trở lại Thái Lan trên 2 lần và 89% lượng khách du lịch quay trở lại Singapore. Trước đó, Hiệp hội Du lịch châu Á - Thái Bình Dương (PATA) đưa ra con số lượng khách du lịch quay lại VN chỉ chiếm khoảng 6%. Ngay cả với khách nội địa, chỉ 24% đến thăm các điểm du lịch lần thứ hai và chỉ 13% đến lần thứ ba là thách thức lớn cho ngành du lịch cho thời gian tới. Năm 2016, Cùng với sự phát triển của cả nước Bình Dương đón 4.390.000 lượt khách du lịch, trong đó có 205.000 lượt khách quốc tế, 4.185.000 lượt khách nội địa doanh thu du lịch đạt 1.200 tỷ đồng. Ngành du lịch tỉnh Bình Dương có 533 cơ sở lưu trú vốn đăng ký kinh doanh là 1.800 tỷ đồng và 28 đơn vị kinh doanh dịch vụ lữ hành, các di tích văn hóa, lịch sử như: Nhà tù Phú Lợi, Địa đạo Tây Nam, chùa Hội Khánh, chùa Núi Châu Thới, nhà cổ ông Trần Văn Hổ, vườn cao su thời Pháp 1 Giảng viên, Trường Trung cấp Công nghệ Bách khoa. 186 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật thuộc Lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu, đua thuyền truyền thống trên sông Sài Gòn, Lễ hội “Lái Thiêu mùa trái chín”, lễ hội Kỳ yên tại các đình thần... các làng nghề, văn hóa góp phần vào mục tiêu Bình Dương trở thành một tỉnh công nghiệp năng động trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. 1.2. Cơ hội khởi nghiệp kinh doanh tại Bình Dương Với việc hội nhập nhập ngày càng sâu rộng, Việt Nam đã và đang trở thành trung tâm kinh tế mới triển vọng của khu vực và thế giới, từ đó luôn nhận được sự quan tâm và tiếp nhận sự đầu tư từ các quốc gia phát triển, các doanh nghiệp đa quốc gia trên khắp thế giới. Ngày 18/5/2016, Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” của Thủ tướng chính phủ ban hành với mục tiêu tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nha dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới; khẩn trương hoàn thiện hệ thống pháp lý hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia. Hỗ trợ 800 dự án, 200 doanh nghiệp khởi nghiệp trong đó 50 doanh nghiệp gọi được vốn thành công từ các nhà đầu tư mạo hiểm, thực hiện mua bán xác nhập với tổng giá trị ước tính 1000 tỷ đồng; đến năm 2025, hỗ trợ phát triển 2000 dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, phát triển 600 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, 100 doanh nghiệp tham gia đề án gọi được vốn từ các nhà đầu tư mạo hiểm, thực hiện mua bán và sáp nhập với tổng giá trị ước tính khoảng 2000 tỷ đồng là động lực cho hệ sinh thái khởi nghiệp lan tỏa và phát triển. Theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch & Đầu tư), tính đến cuối năm 2017, cả nước ghi nhận hơn 153.000 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động. GDP năm 2017 đạt trên 6,8%, thu hút vốn ngoại đột phá, đạt 36 tỉ USD, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) lập mốc 400 tỉ USD, thu hút khách nước ngoài với 13 triệu lượt khách, dự trữ ngoại hối với xấp xỉ 52 tỉ USD... đã vẽ nên một bức tranh kinh tế tích cực cho các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước tiếp tục đầu tư và phát triển, thu hút các doanh nghiệp trên thế giới đến đầu tư tại Việt Nam, đặc biệt là hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển mạnh mẽ trong cả nước. Bình Dương nằm trong nhân Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là khu vực phát triển năng động nhất của cả nước; diện tích tự nhiên 2.694 km2, dân số năm 2016 hơn 2 triệu người; có lợi thế nằm trên các trục lộ giao thông quan trọng của quốc gia, là đầu mối giao lưu giữa các tỉnh Tây Nguyên, miền Trung với thành phố Hồ Chí Minh. Đến nay Bình Dương đã phát triển thành công 29 khu công nghiệp với tổng diện tích 12.798 hecta, tỉ lệ lấp đầy đạt 72,2%. Trong những năm qua, Bình Dương đã trở thành điểm đến được ưu tiên lựa chọn của các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư của Đài Loan, Nhật, Hàn Quốc, Singapore,... Bình Dương đã thu hút 3.027 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký là 28,2 tỷ đô la Mỹ; 30.361 doanh nghiệp trong nước với số vốn đăng ký là 233.055 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp bình quân giai đoạn 2011-2016 đạt 9,41%/năm. Các doanh nghiệp thường đăng ký hoạt động theo hướng đa ngành nghề nhưng phần lớn tập trung vào các ngành nghề chủ yếu như bán buôn - bán lẻ, xây dựng, vận tải hàng hóa, sản xuất giường, tủ, bàn, ghế, Trong 10 tháng năm 2017, tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt 23 tỷ đô la Mỹ, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của doanh nghiệp trong nước là sản phẩm gỗ, hàng dệt may, giày dép, hàng điện tử, điện thoại và linh kiện điện tử. Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái KNĐMST quốc gia đến năm 2025” đã tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới tại Bình Dương. Bình Dương cũng đã ban hành nhiều chính sách nhằm khuyến khích khởi nghiệp như Quyết định số 606/QĐ-UBND về kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật về hỗ trợ DN khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 1923/QĐ-UBND về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 187 Hội thảo Khoa học Quốc tế ... 35 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến 2020 trên địa bàn tỉnh Đặc biệt, Kế hoạch thực hiện Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017 - 2020 với mục tiêu: - Tạo lập môi trường thuận lợi để hình thành và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Bình Dương - Hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong cộng đồng, các trường đại học, doanh nghiệp; Khuyến khích nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ, kỹ thuật mới, đổi mới sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh; - Tăng cường hợp tác giữa nhà nước - nhà khoa học - nhà doanh nghiệp, lấy khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo làm động lực phát triển kinh tế - xã hội, tiến tới xây dựng thành phố thông minh Bình Dương; được cụ thể hóa bằng các nội dung: 1. Hỗ trợ hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp và thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp sáng tạo 2. Xây dựng chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 3. Xây dựng Cổng thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Bình Dương 4. Xây dựng hoạt động truyền thông về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 2. TIỀM NĂNG KHỞI NGHIỆP VỀ DU LỊCH TẠI BÌNH DƯƠNG Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và một phần thành phố Hồ Chí Minh, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và một phần tỉnh Đồng Nai. Theo Nghị quyết số 136/NQ-CP ngày 29/12/2013 của Chính phủ, tỉnh Bình Dương có diện tích tự nhiên là 2.694,43 km2, dân số 1.802.500 người, 09 đơn vị hành chính cấp huyện và 91 đơn vị hành chính cấp xã. Bình Dương có 28 khu công nghiệp và 8 cụm công nghiệp, với tổng diện tích khoảng 10.000ha. Trong đó có những khu công nghiệp tiêu biểu cho cả nước về xây dựng kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh, đồng bộ và hiện đại, về tốc độ thu hút đầu tư, quản lý sản xuất và bảo vệ môi trường như: VSIP 1, 2, Mỹ Phước, Đồng An, Bình Dương xưa và nay với bề dày lịch sử, văn hóa phát triển rất phong phú, đa dạng, có nhiều nét chung hòa quyện vào lịch sử - văn hóa phương Nam nhưng vẫn giữ được những nét riêng rất độc đáo, tạo ấn tượng của người dân Bình Dương. Tính đến nay, tỉnh Bình Dương có 12 di tích lịch sử, văn hóa được công nhận cấp quốc gia, 39 di tích lịch sử, văn hóa được công nhận cấp tỉnh. Bình Dương còn là vùng đất mang đậm nét văn hoá làng nghề thủ công truyền thống với các sản phẩm thủ công được chế tác từ những làng nghề nổi tiếng đã định vị trên địa bàn hơn 300 năm. Tiêu biểu nhất là những nghề đã có từ rất sớm và phát triển mạnh ở đất Thủ Dầu Một như: Làng gốm sứ ở Lái Thiêu, Tân Phước Khánh; làng mộc, chạm khắc gỗ ở Chánh Nghĩa, Phú Thọ; làng sơn mài ở Tương Bình Hiệp Ngoài ra, đến với Bình Dương còn nhiều danh lam, thắng cảnh, khu du lịch sinh thái, các lễ hội truyền thống như: Lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu, vườn trái cây Lái Thiêu với đặc sản là măng cụt và sầu riêng, khu du lịch Lạc cảnh Đại Nam Văn hiến, khu du lịch Núi Cậu – Lòng hồ Dầu Tiếng, và ẩm thực Bình Dương như: thương hiệu Bánh bèo Mỹ Liên có lịch sử hơn 100 năm, được công nhận là một trong 10 món đặc sản Việt Nam đạt giá trị ẩm thực châu Á 3. MỘT SỐ THÁCH THỨC KHI KHỞI NGHIỆP KINH DOANH Chỉ số khởi nghiệp toàn cầu (Global Entrepreneurship Monitor - GEM) sau 17 năm triển khai 188 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật đã thu hút được khoảng 100 quốc gia tham dự và trở thành nghiên cứu có quy mô lớn nhất về khởi nghiệp trên toàn cầu. Năm 2015, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tiếp tục tham gia nghiên cứu GEM. Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam tiếp tục tham gia với 12 chỉ số gồm: Cơ sở hạ tần; Năng động của thị trường nội địa; Văn hóa và chuẩn mực xã hội; Chính sách của chính phủ; Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh; Quy định của chính phủ; Giáo dục kinh doanh sau phổ thông; Độ mở của thị trường nội địa; Chuyển giao công nghệ; Chương trình hỗ trợ chính phủ; Tài chính cho kinh doanh; Giáo dục kinh doanh bật phổ thông. Trong 12 chỉ số thì chỉ số Cơ sở hạ tầng, Năng động của thị trường nội địa là được đánh giá trên trung bình, các chỉ số còn lại đánh giá dưới mức trung bình. Tuy nhiên khi so sánh với các năm trước đó một số chỉ số đã có sự cải thiện nhất định. Các chỉ số trên là cơ sở để các đơn vị hoạch định chính sách hỗ trợ, các doanh nghiệp khởi nghiệp làm cơ sở để xây dựng mục tiêu, kế hoạch cho doanh nghiệp. Xét ở góc độ khởi nghiệp ngành du lịch tỉnh Bình Dương cũng có những khó khăn và thách thức Hình 1: Điều kiện kinh doanh ở Việt Nam giai đoạn 2013 – 2015 (nguồn: Báo cáo chỉ số khởi nghiệp) Thứ nhất, động cơ khởi nghiệp ở Việt Nam theo thước đo chỉ số động cơ khởi nghiệp của GEM (tỷ lệ người khởi nghiệp vị động cơ tận dụng để hoàn thiện) chưa cao mặc dù: tỷ lệ người khởi nghiệp chiếm 62,6% và 37,4% người khởi sự kinh doanh vì không có lựa chọn công việc nào tốt hơn do so với các nước khác tỷ lệ người khởi sự kinh doanh vì không có lựa chọn công việc nào tốt hơn vẫn là mức cao, xếp thứ 42/60 nước tham dự. Từ cơ sở trên dẫn đến doanh nghiệp khởi nghiệp bị chi phối bởi tâm lý sợ thất bại. Thứ hai, xếp hạng toàn cầu về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2017 do Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) công bố, Việt Nam xếp hạng thứ 47 trên 127 quốc gia/nền kinh tế về đổi mới sáng tạo toàn cầu. Tuy nhiên năng lực sáng tạo của các doanh nghiệp khởi nghiệp còn hạn chế bởi vì tỷ lệ các hoạt động khởi nghiệp kinh doanh hướng tới phục vụ người tiêu dùng chiếm 74,5% cáo hơn nhiều so với mức trung bình của các nước trong khi tỷ trọng lĩnh vực chế biến là 14,4%, lĩnh vực phục vụ doanh nghiệp là 3,3%, khai thác là 7,8%. Thứ ba, chỉ số khởi nghiệp từ 2013 – 2015 chưa có nhiều sự thay đổi nhiều về mức độ và vị trí xếp hạng. Trong đó đáng lưu tâm là: chương trình hỗ trợ của chính phủ, Tài chính cho kinh doanh và Giáo dục về kinh doanh ở bật phổ thông. Đây chính là thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp khi hòa nhập vào hệ sinh thái chung của khởi nghiệp và cần thời gian để rút ngắn, khắc phục. Thứ tư, Các doanh nghiệp khởi nghiệp luôn khó khăn trong việc huy động vốn do doanh nghiệp 189 Hội thảo Khoa học Quốc tế ... mới tiềm ẩn nhiều rủi ro, thiếu tài sản đảm bảo, thiếu kinh nghiệp quản lý.... từ các nguồn tài chính thông thường trong khi tiếp cận các nguồn vốn từ Quỹ đầu tư mạo hiểm thì thiếu kinh nghiệm xây dựng và hoạch đinh kế hoạch, thuyết trình kế hoạch kinh doanh với nhà đầu tư vốn. Thứ năm, kiến thức về khởi nghiệp của người khởi nghiệp còn hạn chế, đa phần khi khởi nghiệp đều vừa thực hiện vừa học tập để hoàn thiện dẫn đến tỷ lệ thành công khi khởi nghiệp trong lần đầu thường không cao. 4. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG KHỞI NGHIỆP KINH DOANH VỀ DU LỊCH TẠI BÌNH DƯƠNG Thứ nhất, Đối với các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị phối hợp hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp kinh doanh. - Thực hiện đồng bộ và hiệu quả Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017 - 2020 . - Thực hiện các giải pháp triển khai Chiến lược phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ngày 13/7/2016; Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ngày 13/7/2016; Bộ Quy tắc ứng xử văn minh du lịch của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ngày 02/3/2017; Luật Du lịch được Quốc hội thông qua ngày 19/6/2017. - Xây dựng hệ thống kết nối nguồn vốn đa dạng giữa các tổ chức tín dụng trong nước, các Doanh nghiệp có tiềm lực tài chính, các Quỹ đầu tư trong và ngoài nước... với các doanh nghiệp khởi nghiệp. - Thiết lập kênh hỗ trợ các thủ tục hành chính nhà nước cho sinh viên có ý tưởng sẽ thành lập doanh nghiệp, các doanh nghiệp khởi nghiệp. - Thành lập và thiết lập hệ thống liên kết với các đơn vị địa phương khác trong nước và ngoài nước phát triển sàn giao dịch ý tưởng; Tổ chức các hoạt động học tập thực tế kết nối kiến thức, mô hình mới phù hợp thế mạnh và đặc thù của địa phương. - Hình thành cấu trúc liên kết: đơn vị hỗ trợ hành chính nhà nước - doanh nghiệp – các loại hình khởi nghiệp – văn hóa khởi nghiệp kinh doanh – các cơ sở giáo dục và chuyên gia. Thứ hai, Đối với các cơ sở giáo dục và các đơn vị đào tạo, nghiên cứu về kinh doanh, khởi nghiệp - Các cơ sở giáo dục trung học phổ thông tổ chức các hoạt động ngoại khóa, chuyên đề, hội thi về ý tưởng kinh doanh, về tài nguyên du lịch ở địa phương nhằm khơi dậy ý tưởng kinh doanh; Xác định các hoạt động hỗ trợ phát triển về khởi nghiệp cho học sinh là phần không tác rời trong công tác hướng nghiệp. - Các cơ sở giáo dục Đại học, Nghề và các đơn vị nghiên cứu, đào tạo về kinh tế, khởi nghiệp đưa chương trình đào tạo kiến thức khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên vào chương trình đào tạo chính khóa (Hiện nay chỉ có Chương trình học phần Khởi tạo doanh nghiệp trong Chương trình đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp trong học phần tự chọn tại Thông tư số 34/2012/TT-BGDĐT của Bộ giáo dục và Đào tạo ngày 26/9/2012); có Trung tâm hoặc bộ phận hỗ trợ phát triển ý tưởng khởi nghiệp, xây dựng kế hoạch khởi nghiệp, huy động vốn...; xây dựng kênh thông tin về khởi nghiệp để học sinh, sinh viên và người muốn khởi nghiệp có thể tiếp cận đầy đủ chính sách, kiến thức, các mô hình, các công cụ hỗ trợ khởi nghiệp....; Thường xuyên tổ chức các hội thảo, tọa đàm, hoạt động chuyên đề hỗ trợ khởi nghiệp theo nhiều loại hình sản phẩm du lịch mới, đặc thù của từng địa phương... 190 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Thứ ba, đối với sinh viên khởi nghiệp kinh doanh về du lịch - Hình thành ý tưởng khởi nghiệp phù hợp với thế mạnh năng lực bản thân, sản phẩm du lịch có thể khai thác kinh doanh của địa phương hoặc các địa phương trong tỉnh. - Trang bị kiến thức về khởi nghiệp trong quá trình học tập tại các cơ sở giáo dục; học tập kinh nghiệm, trải nghiệm thực tế các mô hình kinh danh thành công; tiến hành khảo sát, đánh giá ý tưởng và tham vấn các đơn vị hỗ trợ, các chuyên gia... - Xác định động cơ đúng đắn trong việc triển khai ý tưởng đến tiến hành khởi nghiệp; hiểu nguồn lực của bản thân trước và trong khởi nghiệp. - Xây dựng hoàn thiện kế hoạch chi tết lộ trình phát triển khởi nghiệp; các kênh hộ trợ và huy động nguồn vốn để phát triển xa hơn; đội ngũ đồng hành và hỗ trợ khởi nghiệp. - Kết nối và tương tác thường xuyên với các đơn vị hỗ trợ khởi nghiệp: cơ quan nhà nước, cơ sở giáo dục, chuyên gia, cộng đồng khởi nghiệp nhằm tiếp cận, cập nhật các thông tin mới, giải quyết những vấn đề khó khăn, tiếp nhận những công nghệ hoặc thị trường mới. 5. KẾT LUẬN Phát triển du lịch là cơ sở giữ gìn, phát huy giá trị, bản sắc văn hóa của địa phương, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế, gắn kết và tạo động lực thức đẩy các lĩnh vực kinh tế khác và xã hội. Với nhiều thế mạnh về phát triển kinh tế - xã hội, sự đa dạng tài nguyên du lịch thì khởi nghiệp kinh doanh du lịch là cơ hội thúc đẩy và phát triển sản phẩm du lịch đa dạng cho Bình Dương. Có thể nói hình thành cộng đồng khởi nghiệp về du lịch vừa phát triển kinh tế, phát triển và giữ gìn tài nguyên du lịch, kết nối cộng đồng, quảng bá hình ảnh của Bình Dương và trong tương lai không xa ngành du lịch sẽ là ngành kinh tế mũi nhọn của Bình Dương. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. - Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương (2017), Quyết định Số: 2513/QĐ-UBND, Ngày 20/9/2017, Quyết định phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017 - 2020 . 2. - Thủ tướng chính phủ (2011), Quyết định số 2473/QĐ-TTg, Ngày 30/12/2011, Quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 3. - Viện phát triển doanh nghiệp (2016), Báo cáo chỉ số khởi nghiệp 2015, Nhà xuất bản giao thông vận tải. 4. - 5. - https://kinhdoanh.vnexpress.net. 6. - https://thanhnien.vn. 7. - 8. -
Tài liệu liên quan