Mục tiêu: Đánh giá tình hình tự đầu độc nhập cấp cứu BV Nguyễn Tri Phương từ tháng 10/2012 đến
tháng 06/2012, mô tả các yếu tố liên quan đến nguyên nhân tự tử
Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu, mô tả hàng loạt ca.
Kết quả: Gồm 75 trường hợp, Qua một số nhận xét tình hình BN cố ý tự đầu độc nhập khoa cấp cứu BV
Nguyễn Tri Phương từ tháng 10/2011 đến tháng 6/2012: Về đặc điểm dân số học: Tuổi, giới, nghề nghiệp, nơi
cư trú, trình độ học vấn có liên quan đến nguyên nhân tự tử. Các yếu tố liên quan trước khi nhập viện: Giờ
trong ngày, tuần trong tháng, mùa trong năm có liên quan mật thiết đến nguyên nhân tự tử.Phương thức đầu
độc: Uống nhiều loại thuốc là phương thức phổ biến của BN nhập cấp cứu BV Nguyễn Tri Phương.
Kết luận: Tuổi, giới, nghề nghiệp, nơi cư trú, trình độ học vấn có liên quan đến nguyên nhân tự tử. Các
yếu tố liên quan trước khi nhập viện: Giờ trong ngày, tuần trong tháng, mùa trong năm có liên quan mật thiết
đến nguyên nhân tự tử. Phương thức đầu độc: Uống nhiều loại thuốc để tự đầu độc là phương thức phổ biến.
7 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 302 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số nhận xét về cố ý tự đầu độc nhập cấp cứu Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương 84
MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CỐ Ý TỰ ĐẦU ĐỘC NHẬP CẤP CỨU
BV. NGUYỄN TRI PHƯƠNG
Trần Lâm Phương*, Kim Văn Trung*, Phan Văn Ngọc*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá tình hình tự đầu độc nhập cấp cứu BV Nguyễn Tri Phương từ tháng 10/2012 đến
tháng 06/2012, mô tả các yếu tố liên quan đến nguyên nhân tự tử
Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu, mô tả hàng loạt ca.
Kết quả: Gồm 75 trường hợp, Qua một số nhận xét tình hình BN cố ý tự đầu độc nhập khoa cấp cứu BV
Nguyễn Tri Phương từ tháng 10/2011 đến tháng 6/2012: Về đặc điểm dân số học: Tuổi, giới, nghề nghiệp, nơi
cư trú, trình độ học vấn có liên quan đến nguyên nhân tự tử. Các yếu tố liên quan trước khi nhập viện: Giờ
trong ngày, tuần trong tháng, mùa trong năm có liên quan mật thiết đến nguyên nhân tự tử.Phương thức đầu
độc: Uống nhiều loại thuốc là phương thức phổ biến của BN nhập cấp cứu BV Nguyễn Tri Phương.
Kết luận: Tuổi, giới, nghề nghiệp, nơi cư trú, trình độ học vấn có liên quan đến nguyên nhân tự tử. Các
yếu tố liên quan trước khi nhập viện: Giờ trong ngày, tuần trong tháng, mùa trong năm có liên quan mật thiết
đến nguyên nhân tự tử. Phương thức đầu độc: Uống nhiều loại thuốc để tự đầu độc là phương thức phổ biến.
Từ khóa: tự tử, cấp cứu, thuốc, thuốc trừ sâu
ABSTRACT
SOME COMMENTS ON SUICIDE PATIENTS ENTRY MERGENCY NGUYEN TRI PHUONG
HOSPITAL
Tran Lam Phuong, Kim Van Trung, Phan Van Ngoc
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 2 ‐ 2012: 84 - 90
Objective: Assessment of self‐ poisoning emergency import Nguyen Tri Phuong Hospital from 10/ 2012 to
06 / 2012, describes the factors related to the causes of suicide
Methods: The prospective study, described a case series.
Results: Consists of 75 cases from some of the comments suicide patients enter the emergency department
Nguyen Tri Phuong Hospital from 10/ 2011 to 6 / 2012: Regarding demographic characteristics: age, sex,
occupation, residence, education level related to the causes of suicide. The relevant factors before admission: Time
of day, week, month, season of the year is closely related to the causes of suicide. Means of suicide: Drink plenty of
drugs is a common method of emergency patients admitted Nguyen Tri Phuong Hospital.
Conclusion: Age, gender, occupation, place of residence, education level related to the causes of suicide. The
relevant factors before admission: Time of day, week, month, season of the year is closely related to the causes of
suicide. Means of suicide: Drink plenty of drugs to commit suicide are common.
Keywords: suicide, emergency, medicine, pesticide
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tự sát là nguyên nhân gây chết người đứng
thứ 10 trên toàn thế giới. Số lượng lớn các vụ tự
sát tập trung ở châu Á, chiếm tới khoảng 60%.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì ở các vụ
tự sát ở Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản chiếm
*Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Tác giả liên lạc: BS. Kim Văn Trung ĐT: 0908105418 Email: drtrung42@yahoo.com.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương 85
khoảng 40% tổng số các vụ tự sát trên thế giới.
Những con số trên đang làm đau đầu những
nhà chính sách và được coi đây là một trong
những căn bệnh nguy hiểm của thế kỷ XXI.
Tự tử là một vấn đề sức khoẻ cộng đồng
nghiêm trọng. Theo báo cáo WHO, hàng năm
trên thế giới có khoảng 1 triệu người chết vì tự
tử, nghĩa là khoảng 3.000 người chết mỗi ngày.
Tỷ lệ các bạn trẻ từng nghĩ đến chuyện tự tử và
từng tìm cách kết thúc cuộc sống của mình đã
tăng cao hơn gấp đôi so với 5 năm trước (Theo
cuộc điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh
niên lần thứ 2, năm 2010). Tính đến nay, số vụ tự
tử đã tăng gấp 60% so với 50 năm qua và dự báo
đến năm 2020, con số người chết vì tự tử trên
toàn cầu sẽ tăng thành 1,5 triệu mỗi năm, đặc
biệt ở các nước đang phát triển. Điều đáng lo
ngại là độ tuổi có hành vi tự tử đang bị trẻ hoá,
tập trung chủ yếu vào lứa tuổi 15‐25 tuổi. Tại
Việt Nam, số lượng người có ý nghĩ tự tử chiếm
khoảng 8,9% dân số (theo nghiên cứu của bác sĩ
Trần Thị Thanh Hương và các đồng sự). Các
nhóm nghiên cứu về vấn đề khủng hoảng tâm lý
dẫn đến tự tử gần đây còn cảnh báo hiện tượng
tự tử tập thể tại Việt Nam ngày càng gia
tăng. Hiện tại, trung tâm Phòng chống Khủng
hoảng Tâm lý (PCP) ‐ một tổ chức phi chính phủ
Việt Nam ra đời năm 2009 cũng đang có những
hỗ trợ tốt nhất cho các cá nhân trong cộng đồng
vượt qua khủng hoảng tâm lý và phòng chống
tự tử. Theo PCP, nguyên nhân của hàng chục vụ
nữ sinh tự tử tập thể dồn dập từ đầu năm 2012
đến nay gây những hậu quả đau lòng có nhiều
yếu tố cộng hưởng nhưng quan trọng nhất là sự
“lạnh lẽo của tình yêu thương”. PCP cũng cảnh
báo các yếu tố nguy cơ dẫn đến tự tử bao gồm:
Rối loạn tâm thần, lạm dụng chất gây nghiện,
hút thuốc lá, nghiện cờ bạc, yếu tố sinh học và
yếu tố xã hội... Xuất phát từ nhu cầu thực tiển
trên chúng tôi tiến hành nhận xét bệnh nhân cố
ý tự đầu độc nhập cấp cứu Nguyễn Tri Phương
từ tháng 10/2011 đến tháng 6/2012.
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá tình hình tự đầu độc nhập cấp cứu
BV Nguyễn Tri Phương từ tháng 10/2012 đến
tháng 06/2012, mô tả các yếu tố liên quan đến
nguyên nhân tự tử.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Dân số mục tiêu
Tất cả BN được chẩn đoán cố ý tự đầu độc
nhập cấp cứu BV Nguyễn Tri Phương.
Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu không xác suất.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Tất cả BN được chẩn đoán xác định là tự đầu
độc dựa vào:
‐ Có cố ý tự đầu độc.
‐ Có lâm sàng và cận lâm sàng chẩn đoán
ngộ độc rõ.
Tiêu chuẩn loại trừ
Chưa có chẩn đoán rõ ràng.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu tiền cứu, mô tả hàng loạt ca.
Thu thập dữ liệu
‐ Trực tiếp thu thập số liệu từ BN cố ý tự đầu
độc thỏa các tiêu chuẩn chọn bệnh và tiêu chuẩn
loại trừ nêu trên.
Phương pháp xử lý số liệu
Xử lý số liệu bằng phần mềm thống kê Epi
Stada.
Bước đầu tiên là tính tần suất cho các biến
định tính hay trị số trung bình cho các biến định
lượng.
Sau đó dùng phép kiểm chi bình phương
(2) và phép kiểm T (t‐test) để tìm liên quan giữa
các biến số này với nguyên nhân cố ý tự đầu
độc.
Nếu có 20% số ô trong bảng có giá trị mong
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương 86
đợi <5 thì dùng kiểm định chính xác Fisher.
KẾT QUẢ
Đặc điểm dân số học của mẫu nghiên cứu
Bảng 1. Đặc điểm dân số học của mẫu nghiên cứu
(n= 75)
Đặc tính dân số học Tần số Tỷ lệ (%)
Tuổi: 15-19 9 12
20-24 26 34,7
25-44 34 45,3
45-64 5 6,7
>64 1 1,3
Giới tính: Nam 16 21,3
Nữ 59 78,7
Nơi cư trú: Khu vực thành thị 39 53,4
Khu vực nông thôn 14 19,2
Tỉnh khác 20 27,4
Nghề nghiệp: Sinh viên 13 17,3
Học sinh 5 6,7
Cán bộ công chức 2 2,7
Dịch vụ 8 10,6
Buôn bán 17 22,7
Làm nông 4 5,3
Công nhân 8 10,7
Thất nghiệp 18 24
Trình độ học vấn: Mù chữ 1 1,3
Cấp I 19 25,4
Cấp II 27 36
Cấp III 21 28
Cao đẳng/trung cấp 4 5,3
Đại học/trên đại học 3 4
Các yếu tố liên quan trước khi nhập viện
Bảng 3. Thời gian xảy ra các ca tự tử (n=75)
Thời gian xảy ra các ca tự tử Tần số Tỷ lệ
Thời gian*
0 – 6 giờ sáng 6 ,2
6 -12 giờ sáng 25 4,3
12-18 giờ chiều 23 1,5
18-24 giờ tối 19 6
Tuần tự tử
Tuần 1 16 1,3
Tuần 2 12 6
Tuần 3 24 2
Tuần 4 23 0,7
Tháng tự tử
Quý 1 21 8
Quý 2 10 3,3
Quý 3 28 7,4
Quý 4 16 1,3
Phương thức đầu độc
Bảng 4. Phương thức đầu độc (n = 75)
Phương thức đầu độc Tần số Tỷ lệ
Loại thuốc tự tử
Hoá chất trừ sâu/diệt cỏ 7 ,3
Hoá chất diệt chuột 2 ,7
Thuốc ngủ 3 4
Thuốc trị cảm 17 2,7
Thuốc khác 31 1,3
Không rõ 15 0
Nguyên nhân tự tử
Bảng 5. Nguyên nhân dẫn đến hành vi tự tử (n = 67)
Nguyên nhân dẫn đến tự tử Tần số Tỷ lệ (%)
Bệnh tật 3 4
Tình cảm 23 30,7
Bức xúc gia đình, xã hội 44 58,7
Khác 5 6,6
Mối liên quan giữa nguyên nhân tử vong và các đặc điểm dân số học
Bảng 10. Mối liên quan giữa nguyên nhân tử vong và các đặc điểm dân số học
Đặc điểm dân số học Nguyên nhân tự tử
Bệnh tật n (%) Tình cảm n (%) Bức xúc gia đình, xã hội n (%) Khác n (%) .
Nhóm tuổi: 15-19 0 (0) 4 (44,4) 4 (44,4) 1 (11,2)
0,03
20-24 0 (0) 6 (23,1) 20 (76,9) 0 (0)
25-44 2 (5,9) 13 (36,2) 16 (47,1) 3 (8,8)
45-64 0 (0) 0 (0) 4 (80) 1 (20)
> 64 1 (100) 0 (0) 0 (0) 0 (0)
Giới: Nam 2 (12,5) 4 (25) 7 (43,8) 3 (18,7)
0,03
Nữ 1 (1,7) 19 (32,2) 37 (62,7) 2 (3,4)
Nơi cư trú: Thành thị 1 (2,6) 12 (30,7) 23 (59) 3 (7,7)
Nông thôn 2 (14,3) 0 (0) 11 (78,6) 1 (7,1) 0,03
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương 87
Đặc điểm dân số học Nguyên nhân tự tử
Bệnh tật n (%) Tình cảm n (%) Bức xúc gia đình, xã hội n (%) Khác n (%) .
Tỉnh khác 0 (0) 9 (45) 10 (50) 1 (5)
Nghề nghiệp: Sinh viên 0 (0) 0 (0) 13 (100) 0
0,04
Học sinh 0 (0) 3 (60) 1 (20) 1 (20)
Cán bộ công chức 0 (0) 2 (100) 0 (0) 0 (0)
Dịch vụ 1 (12,5) 2 (25) 5 (62,5) 0 (0)
Buôn bán 1 (5,9) 6 (35,3) 8 (47,1) 2 (11,8)
Làm nông 0 (0) 1 (25) 2 (50) 1 (25)
Công nhân 0 (0) 4 (50) 4 (50) 0 (0)
Thất nghiệp 1 (5,6) 5 (27,8) 11 (61,1) 1 (5,6)
Trình độ học vấn Mù chữ 0 (0) 0 (0) 0 (0) 1 (100)
0,03
Cấp I 1 (5,3) 1 (5,3) 16 (84,1) 1 (5,3)
Cấp II 0 (0) 10 (37) 16 (59,3) 1 (3,7)
Cấp III 2 (9,5) 9 (42,9) 8 (38,1) 2 (9,5)
Cao đẳng/trung cấp 0 (0) 2 (50) 2 (50) 0 (0)
Đại học 0(0) 1(33,3) 2(66,7) 0(0)
Mối liên quan giữa các yếu tố trước nhập viện và nguyên nhân tự tử
Bảng 11. Mối liên quan giữa nguyên nhân tự tử và các yếu tố trước nhập viện
Nguyên nhân tự tử
Yếu tố trước nhập viện Bệnh tật n (%) Tình cảm n (%) Bức xúc gia đình, xã hội n (%) Khác n (%) p
Giờ tự tử 0-6 giờ sáng 0 (0) 0(0) 6(100) 0 (0) 0,18
6-12 giờ sáng 2 (8) 6(24) 14(56) 3 (12)
12-18giờ chiều 0 (0) 9(39,1) 14 (60,9) 0 (0)
18-24 giờ tối 0 (0) 8(42,1) 9 (47,4) 2 (11,5)
Ngày tự tử Tuần 1 0 (0) 9(56,3) 6 (37,5) 1 (6,2) 00,03
Tuần 2 1(8,3) 4(33,3) 7 (58,3) 0 (0)
Tuần 3 2(8,3) 8(33,3) 12 (50) 2 (8,3)
Tuần 4 0 (0) 2 (8,7) 19 (82,6) 2 (8,7)
Tháng tự tử Quý 1 1(4,8) 8(38,2) 11 (52,4) 1 (4,8) 00,01
Quý 2 1(10) 5 (50) 2 (20) 2 (20)
Quý 3 1 (3,6) 9 (32,1) 18 (64,3) 0 (0)
Quý 4 0 (0) 1 (6,3) 13 (81,3) (12,5)
Mối liên quan giữa sơ cấp cứu và nguyên
nhân tự tử
Bảng 14. Mối liên quan giữa nguyên nhân tự tử và
sơ cấp cứu
Nguyên nhân tự tử
Sơ cấp
cứu Bệnh tật n (%)
Tình
cảm
n (%)
Bức xúc
giađình,xã
hội n (%)
Khác
n (%) p
Không 2 (3,5) 18 (31,6) 33 (57,9) 4 (7)
Có 0 (0) 4 (40) 6 (60) 0 (0) 0,9
BÀN LUẬN
Đặc điểm dân số học của mẫu nghiên cứu
Giới
Ở các nước phương Tây(1,2,3), nam giới bị chết
bởi tự sát nhiều hơn nữ giới, mặc dù nữ giới lại
cố gắng tự sát nhiều hơn. Một số chuyên gia y tế
tin này điều này xuất phát từ thực tế là nam giới
có nhiều khả năng kết thúc cuộc sống của họ
bằng các biện pháp mạnh bạo hiệu quả hơn,
trong khi phụ nữ chủ yếu sử dụng các phương
thức ít nghiêm trọng ví dụ như uống thuốc quá
liều. Trong nghiên cứu của tác giả Phan Thị
Hòa(Error! Reference source not found.) ở thành phố Đà Nẳng
cũng cho kết quả tương tự.
Trong số 75 ca khảo sát ở nghiên cứu của
chúng tôi, nữ giới chiếm đa số hơn nam giới
(72% và 28%), do nữ thường dễ bị sốc do các
yếu tố tình cảm, gia đình, và dễ bị tổn thương
hơn nam giới. Do đó việc không làm chủ được
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương 88
mình và dễ dẫn đến các hiện tượng tiêu cực
như bỏ nhà đi, và khi không có lối thoát thì sẽ
hành động tự hủy hoại cơ thể mình. Khi xét
mối liên quan với nguyên nhân tự tử chúng tôi
thấy: nhóm tuổi nữ giới bức xúc gia đình‐xã
hội chiếm cao nhất (37%), yếu tố tình cảm
đứng hàng thứ hai (19%) mối liên quan nầy có
ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Tuổi
Về độ tuổi có hành vi nguy cơ tự tử cao
nhất là độ tuổi từ 24 đến 44 tuổi (39 trường
hợp, chiếm tỉ lệ 54,2% số vào viện tuy có 5 độ
tuổi). Kế đến là lứa tuổi 20 đến 24 (17 trường
hợp, 23,6%). Khi xét mối liên quan giữa nhóm
tuổi và nghuyên nhân tự tử: nhóm tuổi 20‐24
liên quan đến nguyên nhân bức xúc gia đình‐
xã hội chiếm cao nhất (20%), yếu tố tình cảm
chỉ liên quan 6%, nhóm tuổi 25‐44 liên quan
đến nguyên nhân bức xúc gia đình‐xã hội
đứng thứ 2 (16%), nhưng nguyên nhân tình
cảm lại chiếm cao nhất (16%). Sự khác biệt nầy
có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Nghiên cứu của
các tác giả: Phan Thị Hòa(Error! Reference source not found.)
và Đỗ HồngThu(2) cũng cho kết quả tương tự
nghiên cứu của chúng tôi. Đây là 2 nhóm tuổi
dậy thì và mới trưởng thành, đa số chưa chín
chắn về phương diện tình cảm, công việc làm
ăn, học vấn thất bại, chưa có công ăn việc làm
ổn định, thêm vào đó các áp lực về gia đình, xã
hội làm cho đối tượng dễ dẫn đến tình trạng
tiêu cực.
Nơi cư trú
Ở châu Á theo Patel V(2), Zhang J(5,6), Yip(4)
BN tự tử đa số sống ở nông thôn, theo CDC ở
Hoa Kỳ BN tự tử đa số sống ở thành thị. Ở mẫu
nghiên cứu của chúng tôi BN sống thành thị và
vùng đô thị hóa, dân nhập cư từ các tỉnh nên
đặc thù về nhân khẩu học có khác với các nghiên
cứu khác. Nghiên cứu của chúng tôi BN sống
thành thị có 39 BN (53,4%), BN sống nông thôn
14 BN (19,2%), tỉnh khác 20 BN (27,4%). Khi xét
mối liên quan giữa nơi cư trú và nguyên nhân tự
tử: bn sống ở thành thị bức xúc gia đình& xã hội
là cao nhất (23%), sau đó là vấn đề tình cảm
(12%), bn sống ở nông thôn bức xúc gia đình&
xã hội là cao nhất (11%), kế đến là bệnh tật (2%),
dân nhập cư là cao nhất (23%) bức xúc gia
đình& xã hội và yếu tố tình cảm tương đương
nhau (10% và 9%). Mối liên quan nầy có ý nghĩa
thống kê (p<0,05). Qua phân tích thống kê ta
thấy dù bệnh nhân sống ở đâu nguyên nhân
hàng đầu dẫn đến tự ử vẫn là yếu tố bức xúc
gia đình& xã hội, cho nên yếu tố gia đình& xã
hội là nền tảng để giảm tự tử.
Nghề nghiệp
Theo các tác giả: Phan Thị Hòa(Error! Reference source
not found.), Đặng Quang Tâm(0), Đỗ Hồng Thu(Error!
Reference source not found.) đa số BN tự đầu độc là nông
dân, học vấn thấp và phương thức tự đầu độc là
uống thuốc trừ sâu và diệt cỏ. Theo CDC đa số
người tự tử ở Hoa Kỳ là học sinh, sinh viên kế
đến là người thất nghiệp. Theo các tác giả: Patel
V(2), Phillips(3), Yip(4),đa số BN tự tử ở nông thôn
là thuốc trừ sâu,ở thành thị là người thất nghiệ,
kế đến là học sinh, sinh viên. Nghiên cứu của
chúng tôi: thất nghiệp chiếm tỉ lệ cao (24%),
buôn bán (22,7%), sinh viên (17%). Khi xét mối
liên quan giữa nghề nghiệp và nguyên nhân tự
tử: yếu tố bức xúc gia đình& xã hội sinh viên
liên quan cao nhất (13%), kế đến là thất nghiệp
(11%), buôn bán (8%). Yếu tố tình cảm liên quan
nhiều nhất người làm nghề buôn bán, kế đến là
người thất nghiệp, công nhân, những liên quan
nầy đều có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Qua phân
tích ta thấy người thất nghiệp, học sinh,sinh viên
là những nghề nghiệp có tỉ lệ tự tử cao nhất.
Trình độ học vấn
Trình độ học vấn thấp, thu nhập thấp, đói
nghèo là yếu tố đưa đến tự tử ở nhiều nước châu
Á. Tác giả Zhang J(5,6) ở Trung Quốc và Patel
V(2) ở Ấn Độ trình độ học vấn thấp chiếm 65%
số ca tự tử. Ở nghiên cứu của chúng tôi học
vấn cấp I,II chiếm 61,4%, cấp III 28%, cao
đẳng‐ đại học chiếm rất ít. Khi xét mối liên
quan giữa trình độ học vấn à nguyên nhân tự
tử nhận thấy cấp I,II bức xúc gia đình& xã hội
chiếm tỉ lệ cao nhất (16%, 16%), cấp II,III lên
quan nhiều đến vấn đề tình cảm (10%, 9%). Qua
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương 89
phân tích ta thấy người học vấn thấp tự tử nhiều
hơn người có học vấn cao.
Các yếu tố liên quan trước khi nhập viện.
Giờ tự tử
Theo các nghiên cứu của các tác giả:
Phillips(3), Patel V(2) thì thời gian tự tử của BN
thường xảy ra trong ngày. Các tác giả lí giải vì ở
châu Á thường sinh hoạt theo kiểu đại gia đình
nên xung đột cá nhân trong gia đình thường xảy
ra ban ngày. Nghiên cứu của chúng tôi giờ BN
tự tử thường gập từ 6 giờ sáng đến 18 giờ chiều
chiếm 65,8% cũng tương tự như nghiên cứu của
2 tác giả trên. Tuy nhiên khi xét mối liên quan
giữa giờ tự tử và nghiên nhân tự tử thì thấy
không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) có lẽ mẫu
của chúng tôi còn nhỏ nên thống kê bị lệch.
Tuần xảy ra tự tử
Cũng theo Phillips(3), Patel V(2) và theo thống
kê của CDC thì tự tử thường xảy ra ở tuần cuối
tháng do những người hưởng lương theo tháng
lúc nầy đã dùng hết tiền tâm lí trở nên cùng
quẩn và những thương vụ giao dịch thường xảy
ra cuối tháng, người thất bại trong những giao
địch đó cũng thường tự tử. Nghiên cứu của
chúng tôi thấy tự tử xảy ra tuần thứ 3 trong
tháng có 23 trường hợp chiếm 31,5%, tuần thứ 4
có 23 trường hợp chiếm 26%. Khi xét mối liên
quan giữa tuần xảy ra tự tử với nguyên nhân
thấy: bức xúc gia đình& xã hội tuần thứ 4 là cao
nhất (19%), kế đến là tuần thứ 3 (12%). Sự liên
quan nầy có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Qua
phân tích ta thấy tuần cuối tháng tự tử nhiều
hơn các tuần trong tháng.
Mùa xảy ra tự tử
Zhang J(5,6) và cộng sự đã tiến hành nghiên
cứu về mùa vụ trong tự tử ông ghi nhận rằng:
cuối hạ đầu thu là mùa xảy ra tự tử nhiều nhất.
Ông lí giải: mùa thu là mùa làm cho các thi sỹ
bay bỏng, nhưng cũng là mùa mà người ta thấy
cô đơn, lẻ loi nhất khi gập sự cố trong đời sống
thì người ta dễ đi đến tự tử. Trong 75 trường
hợp nghiên cứu của chúng tôi có trường hợp tự
tử vào mùa thu chiếm 37,4%. Khi xét mối liên
quan giữa mùa xảy ra tự tử và nguyên nhân tự
tử thấy: bức xúc gia đình& xã hội có mối liên
quan cao nhất (17%), yếu tố tình cảm cũng có
mối liên quan cao (9%). Mối liên quan nầy có ý
nghĩa thống kê (p<0,05). Qua phân tích ta thấy
mùa thu là mùa tự tử nhiều hơn các mùa trong
năm.
Phương thức đầu độc
Theo Patel V(2), Zhang J(5,6) và theo thống kê
của CDC thì phương thức tự đầu độc ở châu Á
và các nước phương Tây có khá nhau: Ở
phương Tây nguyên nhân tự tử thường do tâm
thần, người tự tử thương dùng súng hay treo cổ,
ở các nước châu Á người tự tử thường dùng
thuốc chủ yếu là thuốc trừ sâu (chiếm >60%).
Mẫu nghiên cứu của chúng tôi dân số đến từ
nhiều nguồn cho nên phương thức đầu độc rất
phức tạp. Trong 75 trường hợp nghiên cứu của
chúng tôi có 41 trường hợp tự đầu độc bằng
nhiều loại thuốc chiếm 41,3%, thuốc cảm có 17
trường hợp chiếm 22,7%, không rõ loại có 15
trường hợp chiếm 20%, thuốc trừ sâu/diệt cỏ 7
trường hợp chiếm 9,3%. Khi xét mối liên quan
giữa phương thức đầu độc và nguyên nhân tự
tử thấy không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Có
lẽ mẫu của chúng tôi còn nhỏ, phương thức đầu
độc phức tạp nên thống kê chưa chính xác.
Một số ghi nhận về tình trạng bệnh nhân
nhập cấp cứu
‐ Không có sơ cứu trước nhập viện 65 trường
hợp, chiếm tỉ lệ 86,7%.
‐ Tình trạng lâm sàng lúc nhập viện:
+ Tri giác: tỉnh táo 82,7%, lơ mơ 14,6%, mê
2,7%.
+ Tim mạch: ổn định 94,7%, rối loạn nhịp tim
5,3%.
+ Hô hấp: ổn