Nhằm đáp ứng xu thế hội nhập kinh tế thế giới, trước sự phát triển của khoa học -
công nghệ, thông tin ngày một phong phú, nhu cầu của người học ngày một đa dạng, đặt
ra yêu cầu của thực tiễn giáo dục ngày một cao. Vì vậy, chương trình đào tạo ngành quản
trị kinh doanh cần được đổi mới để đáp ứng nhu cầu người học trong thực tiễn đào tạo và
thực tiễn giáo dục.
6 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 665 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của việc đổi mới chương trình đào tạo ngành quản trị kinh doanh và marketing của trường đại học công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 22 - Thaùng 8/2014
40
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐỔI MỚI
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
VÀ MARKETING CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẶNG CÔNG TRÁNG(*)
TÓM TẮT
Nhằm đáp ứng xu thế hội nhập kinh tế thế giới, trước sự phát triển của khoa học -
công nghệ, thông tin ngày một phong phú, nhu cầu của người học ngày một đa dạng, đặt
ra yêu cầu của thực tiễn giáo dục ngày một cao. Vì vậy, chương trình đào tạo ngành quản
trị kinh doanh cần được đổi mới để đáp ứng nhu cầu người học trong thực tiễn đào tạo và
thực tiễn giáo dục.
Từ khóa: khoa học – công nghệ, hội nhập kinh tế thế giới, thực tiễn đào tạo, thực tiễn
giáo dục.
ABSTRACT
Along with the development of science – technology, the information has been over
flooded, the needs of the students varied, the requirement of the reality increased day by
day in order to meet the trend of integration of world economy. Therefore, the syllabus of
business and managerial economics should be innovated to meet the needs of students in
the course of training - reality as well educational reality.
Keywords: science - technology (engineering), world economic integration, training
reality and educational reality
1. CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Cơ sở pháp lý(*)
- Chỉ thị số 40- CT/TW ngày
15/6/2004 cuả Ban Bí thư khoá IX về việc
xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà
giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã nêu:
“Tăng cường công tác dự báo, đổi mới
công tác quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng, kiện toàn đội ngũ nhà giáo, cán bộ
quản lý giáo dục. Có chính sách điều tiết số
lượng và cơ cấu đội ngũ này cho phù hợp
với yêu cầu phát triển giáo dục đại học, mở
rộng hợp tác quốc tế để nâng cao chất
lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo
(*)TS, Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
cán bộ quản lý giáo dục”.
- Quyết định 09/2005/QĐ –TTg về phê
duyệt Đề án: “Xây dựng, nâng cao chất
lượng đội ngũ nhà giáo mà cán bộ quản lý
giáo dục giai đoạn 2005-2010 “của Thủ
tướng Chính phủ đã chỉ ra: “Đổi mới nội
dung chương trình, phương pháp đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ quản lý theo hướng
chuyên nghiệp hoá đội ngũ cán bộ quản lý
các cấp”.
- Chỉ thị số 39/2007/CT-BGDĐT của
Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng
tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ
thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục
chuyên nghiệp và các trường, khoa sư
41
phạm trong năm học 2007 -2008 đã yêu
cầu: “Triển khai đào tạo các hiệu trưởng
trường phổ thông theo chương trình mới
của Bộ Giáo dục và Đào tạo để đến name
2010 , tất cả các hiệu trưởng đều phải qua
đào tạo về quản lý.”
- Các Nghị quyết đại hội Đảng bộ
Trường Đại học Công nghiệp Thành phố
Hồ Chí Minh.
- Các văn bản chỉ đạo của Hiệu trưởng
về xây dựng chương trình khung cho các
khối đào tào trong nhà trường.
1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Về khái niệm và thuật ngữ
Theo Từ điển Từ và ngữ Việt Nam do
Nguyễn Lân biên soạn thì:
- Đổi mới: Chuyển từ trạng thái cũ
sang trạng thái mới.
- Chương trình: Bản kê dự kiến công
tác sẽ phải làm trong một thời gian, theo
một trình tự nhất định.
- Chương trình đào tạo: là bản thiết kế
tổng thể cho một hoạt động đào tạo trong
một thời gian xác định, trong đó nêu lên
các mục tiêu học tập mà người học cần đạt
được, đồng thời xác định rõ phạm vi, mức
độ nội dung học tập, các phương pháp,
phương tiện, cách thức tổ chức học tập, các
cách thức đánh giá kết quả học tậpnhằm
đạt được mục tiêu học tập đã đề ra.
1.2.2. Các quan điểm tiếp cận trong
xây dựng chương trình
- Tiếp cận nội dung (content
approach): là cách tiếp cận chú trọng chủ
yếu đến nội dung kiến thức cần truyền thụ
và mối quan tâm của người lập trình là nội
dung kiến thức.
- Tiếp cận theo mục tiêu (the objective
approach): là cách tiếp cận nhấn mạnh mục
tiêu đào tạo, coi mục tiêu đào tạo là tiêu chí
để chọn lựa nội dung đào tạo, phương pháp
đào tạo, cách thức thi cử và đánh giá kết
quả đào tạo. Quy cách, sản phẩm đào tạo
thường được xác định trước, nên dễ dàng
đánh giá được hiệu quả kinh tế của quá
trình đào tạo.
- Tiếp cận phát triển (development
approach): là cách tiếp cận chú trọng đến
việc phát triển những năng lực tiềm ẩn của
cá nhân, phát triển sự hiểu biết của người
học hơn là quan tâm đến việc người học
nắm được một khối lượng kiến thức như
thế nào?
Tiếp cận phát triển trong xây dựng
chương trình đào tạo là xem chương trình
đào tạo là một quá trình và giáo dục là sự
phát triển, nó chú trọng đến sự phát triển
nhân cách, khả năng tiềm ẩn, phát triển sự
hiểu biết của người học hơn là truyền thụ
nội dung kiến thức đã được xác định trước
hay chú trọng tới sự thay đổi hành vi của
người học, nó chú trọng tới tính tự chủ, đến
giá trị mà chương trình đào tạo mang đến
cho người học, chú trọng đến việc kiểm
tra- đánh giá mỗi hoạt động đào tạo
Chương trình đào tạo theo tiếp cận
phát triển xem người học là chủ thể, chủ
động độc lập suy nghĩ và quá trình đào tạo
sẽ giúp cho họ phát triển tính tự chủ, khả
năng sáng tạo trong việc giải quyết vấn đề,
phát triển tối đa sự hiểu biết của mình về
nhiều mặt. Vì vậy cần xây dựng chương
trình đào tạo đáp ứng tối đa mọi nhu cầu
của người học.
Mỗi cách tiếp cận trong việc xây dựng
chương trình đào tạo đều có ưu, nhược
điểm nhất định. Vì vậy, khi xây dựng đào
tạo ở quy mô quốc gia, quy mô trường đại
học, hay thậm chí việc xây dựng chương
trình chi tiết bộ môn khoa học, chương
trình cho một bài giảng ở trường đại học
ta cũng cần xác định rõ mình đi theo cách
tiếp cận nào và tại sao lại quyết định đi
42
theo cách tiếp cận đó.
1.2.3. Các nguyên tắc để xây dựng
chương trình
1.2.3.1. Nguyên tắc mục tiêu đào tạo
phải phù hợp với yêu cầu phát triển kinh
tế-xã hội, khả thi và chất lượng cao.
Khi tiến hành xây dựng chương trình
nhất thiết phải xây lập được các mục tiêu
cụ thể sau đây:
Về kiến thức: Chương trình đào tạo
trang bị cho người học những kiến thức gì?
Tính chất và trình độ của kiến thức đó.
Về kỹ năng, kỹ xảo: Các kỹ năng, kỹ
xảo trang bị cho người học chương trình
đạt tới mức độ nào?
Về thái độ: khả năng hợp tác làm việc
cùng đồng nghiệp, khả năng thuyết phục,
khả năng quản lý và các phẩm chất cần
thiết khác của người học sau khi tốt nghiệp
được hình thành ở mức độ nào?
Về khả năng làm việc: sau khi học
xong chương trình, người học có khả năng
gì về chuyên môn, những vị trí nào người
học có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp.
Khi xây dựng chương trình đào tạo còn
phải căn cứ vào sứ mạng, cơ sở vật chất và
các nguồn lực của cơ sở đào tạo để xem xét
mục tiêu cụ thể cho từng chương trình đào
tạo đặt ra có hợp lý hay không?
1.2.3.2. Nguyên tắc đảm bảo chất
lượng đào tạo
Chương trình đào tạo phải đảm bảo
đào tạo được ở bậc cao về các năng lực
nhận thức, năng lực thực hành, năng lực tư
duy và phẩm chất nhân văn cho người học.
Một tiêu chí khác để đảm bảo chất
lượng đào tạo là phải đảm bảo tính khoa
học, tính cập nhật và tính thực tiễn của
chương trình đào tạo. Chương trình cần cập
nhật được những kết quả nghiên cứu đã và
đang được áp dụng có hiệu quả ở trong và
ngoài nước.
Muốn đảm bảo chất lượng, chương
trình đào tạo còn phải phù hợp với người
học và đáp ứng thị trường nhân lực, yêu
cầu của sự phát triển kinh tế – xã hội trong
nước và hội nhập quốc tế.
1.2.3.3. Nguyên tắc đảm bảo hiệu suất
đào tạo
Chương trình đào tạo phải bao gồm các
môn học có tính kế thừa cao. Các môn học
ở bậc đào tạo sau phải kế thừa các môn học
ở bậc đào tạo trước và tránh trùng lặp.
Những môn học để đào tạo kiến thức rộng
cần được xây dựng có độ nén cao, mang
tính tích hợp mạnh.
Các môn học khó tự học cần đưa vào
chương trình hoặc tăng thời lượng. Những
môn có khả năng tự học nhờ các kiến thức
cơ bản, cơ sở đã được trang bị thì giảm
thời lượng hoặc không đưa vào chương
trình.
Chương trình đào tạo phải có sự liên
thông giữa các chương trình, giữa các bậc
học và phải được môđun hoá triệt để thành
các học phần để có thể lắp ghép xây dựng
thành các chương trình đào tạo khác nhau,
có nhiều phần dùng chung được cho các
chương trình đào tạo khác nhau bao gồm
các môn bắt buộc và các môn tự chọn có
hướng dẫn và tuỳ ý.
Chương trình đào tạo nên mô đun hoá
đến cả khối kiến thức. Việc tổ chức kiến
thức đào tạo theo khối kiến thức giáo dục
đại cương, rồi đến khối kiến thức giáo dục
chuyên nghiệp làm tăng đáng kể hiệu suất
đào tạo, đặc biệt ở các trường đào tạo đa
ngành, đa lĩnh vực.
1.2.3.4. Nguyên tắc đảm bảo tính sư
phạm
- Chương trình phải mang tính khả thi
cao về mặt thời lượng cũng như về nội
dung. Khối lượng kiến thức đưa vào
43
chương trình phải phù hợp với thời gian
đào tạo, tránh quá tải hoặc qúa nhàn rỗi.
Cần dành thời gian thích đáng cho các hoạt
động chủ động của người học (xêmina, hội
thaỏ, thảo luận nhóm, đối thoại, thực hành,
thực tập).
- Chương trình đào tạo phải bao gồm
các môn học cơ bản, cơ sở, chuyên ngành
của một ngành học để có thể dễ dàng nâng
dần trình độ và năng lực của người học
trong quá trình đào tạo và sau đào tạo.
- Kế hoạch thực hiện chương trình phải
phù hợp năng lực nhận thức, trình độ lôgíc
của các mộn học và khả thi.
1.2.3.5 Nguyên tắc hội nhập
- Trong điều kiện hội nhập tri thức thế
giới, chương trình phải tiếp cận những kinh
nghiệm của các quốc gia có nền giáo dục
phát triển. Với sự phát triển của khoa học -
công nghệ, thông tin ngày một phong phú,
nhu cầu của người học ngày một đa dạng,
yêu cầu của thực tiễn giáo dục ngày một
cao, đáp ứng xu thế hội nhập kinh tế thế
giới. Vì vậy, chương trình đào tạo ngành
quản trị kinh doanh cần được đổi mới để
đáp ứng nhu cầu người học trong thực tiễn
đào tạo và thực tiễn giáo dục.
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Chương trình khung của Trường Đại
học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
đựơc ban hành khi nhà trường chính thức
được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
quyết định nâng từ bậc cao đẳng lên bậc
đại học vào ngày 25-12-2004. Trường Đại
học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
đã triển khai vào thực tiễn xây dựng
chương trình cho đa hệ đào tạo.
Khoa Quản trị Kinh doanh mà tiền
thân là Khoa Kinh tế của nhà trường đã đi
đầu trong việc triển khai tinh thần chỉ đạo
của các văn bản Bộ Giáo dục và Đào tạo,
hướng dẫn và Hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo
đội ngũ khoa học của Khoa. Với hơn 30
giảng viên trong đó chiếm ½ là tiến sỹ và
nghiên cứu sinh, đây là lực lượng nòng cốt
được ban lãnh đạo khoa tận dụng mọi khả
năng, phát huy trí tuệ tập thể đã thành công
bước đầu trong xây dựng chương trình
khung cho đào tạo ngành quản trị kinh
doanh và marketing.
Hàng năm, sau khi kết thúc năm học,
Trưởng khoa tổ chức các cuộc họp rút kinh
nghiệm giảng dạy trên cơ sở ý kiến giảng
viên và ý kiến của học viên cũng như về tổ
chức quản lý đào tạo để khắc phục những
tồn tại trong quá trình thực hiện.
Sau một thời gian thực hiện, năm học
2007-2008, Khoa đã tiến hành rà soát toàn
bộ chương trình và chỉnh sửa một số vấn
đề cho phù hợp với thực tiễn, đáp ứng mục
tiêu đặt ra. Với các quan điểm tiếp cận
trong xây dựng chương trình đã nêu, mỗi
cách tiếp cận đều có ưu, nhược khác nhau,
vì vậy trong quá trình thực hiện Khoa đã
khuyến khích người dạy tiếp cận với
chương trình theo hướng kết hợp các quan
điểm tiếp cận. Vấn đề cơ bản là làm thế
nào từ chương trình có thể đổi mới được
phương pháp dạy học, triển khai được các
phương pháp dạy học tích cực, và áp dụng
được công nghệ thông tin trong dạy học.
Năm học 2007-2008, sau khi tuyển sinh
khóa 3 đại học quản trị kinh doanh, lãnh
đạo khoa cùng đội ngũ khoa học của Khoa
cũng đã sửa đổi một vài phần, mục trong
chương trình và dự kiến trình Hiệu trưởng
phê duyệt cho phép ứng dụng. Việc chỉnh
sửa chương trình là cần thiết và không phá
vỡ tính hệ thống cuả chương trình. Tuy
nhiên, khi chỉnh sửa chúng ta chưa lường
trước tính đa dạng của người học cũng như
những yếu tố khách quan tác động đến. Do
đó phần nào ảnh hưởng đến hiệu suất đào
tạo, bởi vì khi xây dựng chương trình cần
44
tính đến nguyên tắc đảm bảo hiệu suất đào
tạo để làm thế nào giảm chi phí, sức lực
của người học và người dạy nhưng vẫn đạt
chất lượng tốt.
Nhìn chung, các học phần trong
chương trình đều được học viên đánh giá là
thiết thực, bổ ích. Nhưng khi thăm dò ý
kiến học viên chúng ta mới tập trung vào
từng học phần mà chưa chú ý đến thăm dò
ý kiến người dạy, người học về toàn bộ
chương trình nên khi rút kinh nghiệm về
chương trình chúng ta chưa đưa được
những con số cụ thể. Dưới góc độ của
người giảng dạy một số học phần như luật
kinh doanh quốc tế, luật thương mại Việt
Nam, luật kinh doanh, thanh toán quốc
tếchúng tôi đã lập phiếu thăm dò quan
điểm và nhận xét của người học các học
phần của riêng từng tổ bộ môn thì được
100% học viên, sinh viên đánh giá là bổ
ích, thiết thực,cập nhật, liên hệ thực tiễn thì
mức độ vừa trở lên và cũng được 100% học
viên, sinh viên đánh giá phương pháp giảng
dạy của giảng viên phù hợp. Tuy nhiên, có
học phần như luật thương mại quốc tế và
các học phần dành cho các khóa đào tạo sau
đại học thì cần xem xét lại nội dung để cân
đối chương trình, cũng như số tiết của học
phần. Bởi lẽ, về mặt lý thuyết, nhiều học
viên cho rằng họ rất cần kiến thức từ lý
thuyết bởi họ thường hiểu biết hơn về thực
tiễn, tuy nhiên với thời lượng cả lý thuyết
và thực tiễn chỉ gói gọn trong 45 tiết thì họ
lại thấy ít nhận được các kiến thức từ cơ sở
lý luận. Do vậy, việc chỉnh sửa và cải tiến
chương trình bồi dưỡng sau đại học là
nhiệm vụ thường xuyên, bắt buộc của khoa
quản trị kinh doanh nói riêng và các khoa
trong nhà trường nói chung.
Mặt khác, với các chương trình được
ban hành hiện nay khi triển khai thực hiện
hầu như học viên phải học sáng, chiều,
thỉnh thoảng nghỉ chiều Chủ nhật nên áp
lực về thời gian khiến người học mệt mỏi.
Nhiều học viên, sinh viên muốn có thời
gian để đến thư viện tìm thông tin, tài liệu
nhưng ngày thường thì phải đi học sáng
chiều, ngày nghỉ thư viện đóng cửa vì thư
viện làm việc theo giờ hành chính.
3. MỘT VÀI Ý KIẾN ĐỀ XUẤT VỀ ĐỔI MỚI
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CÁC BẬC
CỦA KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
Với sự phát triển của khoa học - công
nghệ, thông tin ngày một phong phú, nhu
cầu của người học ngày một đa dạng, yêu
cầu của thực tiễn giáo dục ngày một cao,
đáp ứng xu thế hội nhập kinh tế thế giới.
Vì vậy, chương trình đào tạo ngành quản
trị kinh doanh cần được đổi mới để đáp
ứng nhu cầu người học trong thực tiễn đào
tạo và thực tiễn giáo dục. Từ cơ sở pháp lý,
cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn đã nêu,
người viết đề xuất một vài về đổi mới
chương trình của ngành quản trị kinh
doanh như sau:
- Chương trình cần được cải tiến hàng
năm trên cơ sở lấy ý kiến của người học,
người dạy, người quản lý đào tạo, hiệu
trưởng nhà trường và nơi sử dụng người
học theo hướng tích hợp và tinh gọn để có
thể đáp ứng mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng
nhưng phù hợp với mong đợi của người
học.
- Xuất phát từ những thay đổi của thực
tiễn phát triển kinh tế đất nước và kinh tế
thế giới nên người học cần có thêm những
thông tin mới vừa mở rộng tầm hiểu biết
vừa có thể áp dụng vào thực tiễn quản lý,
kinh doanh vì vậy chương trình nên có
chuyên đề bổ sung, chuyên đề tự chọn hoặc
báo cáo thực tế về những vấn đề cấp thiết,
nổi bật theo từng thời điểm phát triển kinh
tế đối nội và kinh tế đối ngoại.
- Việc thực hiện triển khai chương
45
trình nên trao quyền tự chủ cho giáo viên
và học viên ở từng học phần theo hướng 6-
3-1 hoặc 5-3-2 (Lên lớp 5 tiết, học nhóm
hoặc tự nghiên cứu 3 tiết, thảo luận và giải
đáp 2 tiết).
- Việc kiểm tra đánh giá cũng cần được
thay đổi, nên kết hợp theo các khối kiến
thức. Ví dụ, chương trình bồi dưỡng sau
đại học, đại học, cao đẳng
- Tăng cường hoạt động tham quan
thực tế tại các doanh nghiệp để học viên,
sinh viên học tập được những kinh nghiệm
tốt trong quản lý và kinh doanh.
- Để tăng cường hoạt động tự học, tự
nghiên cứu cho học viên, sinh viên và có
thể lưu giữ tài liệu học tập để sử dụng vào
thực tiễn sau này thì tài liệu học tập cần
được sắp xếp đưa vào thành tập như các
giáo trình do khoa biên soạn, giáo trình
tham khảo các khoa quản trị kinh doanh
của các trường đại học, các chuyên đề.
đồng thời, thư viện cần được sắp xếp, bố trí
nhân sự để có thể mở cửa phục vụ người
học vào ngày thứ 7, Chủ nhật. Trong thời
gian có các lớp học tại trường, những ngày
làm việc trong tuần cần bố trí người trực để
phục vụ bạn đọc không nên đóng cửa.
Trên đây là những suy nghĩ cũng như
những đúc kết kinh nghiệm của các chủ thể
đào tạo trong nước cũng như ngoài nước và
cũng là tư duy cá nhân nên không tránh
khỏi những khiếm khuyết rất mong được
cảm thông từ người đọc và quan tâm vấn đề
này. Tâm huyết với những bước phát triển
mới của nhà trường cũng như bản thân trực
tiếp giảng dạy các khối của ngành quản trị
kinh doanh, tôi hy vọng bài viết sẽ giúp tất
cả chúng ta coi chương trình đào tạo như
chính thương hiệu đại học công nghiệp
thành phố Hồ Chí Minh chúng ta đã, đang
và sẽ mãi mãi xây dựng và giữ vững.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chỉ thị số 40- CT/TW ngày 15/6/2004 cuả Ban bí thư khoa IX về việc xây dựng, nâng
cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
2. Chỉ thị số 39/2007/CT-BGDĐT về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo
dục phổ thông,giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp và các trường, khoa sư
phạm trong năm học 2007 - 2008.
3. Quyết định 3481/GD-ĐT, ngày 01-11-1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về
việc ban hành Chương trình bồi dưỡng CB-CC Nhà nước ngành Giáo dục và Đào tạo.
5. Học viện quản lý giáo dục: Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý, công chức nhà nước
ngành giáo dục và đào tạo – Hà Nội -2008.
6. Quyết định 09/2005/QĐ –TTg về phê duyệt Đề án: “Xây dựng, nâng cao chất lượng
đội ngũ nhà giáo mà cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010” của Thủ tướng
Chính phủ.
* Nhận bài ngày: 15/4/2014. Biên tập xong: 30/7/2014. Duyệt đăng: 05/8/2014