Một vài nhận xét ban đầu trong việc theo dõi độ sâu gây mê trong phẫu thuật tim hở với BIS Spectral

Thức tỉnh trong lúc mổ là một vấn đề pháp lý trong y khoa đối với người BS GM và có thể dẫn đến các rối loạn chức năng thần kinh tâm lý sau mổ cho BN, vì vậy bằng mọi giá nên tránh. Một trong các mục tiêu của GM hiện đại là bảo đảm độ sâu GM đủ để phòng ngừa tình trạng thức tỉnh trong lúc mổ. Mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi là đưa ra một số ghi nhận ban đầu về các thông số được cung cấp bởi monitoring Bispectral trong việc theo dõi độ sâu GM trong quá trình mổ tim. Phương pháp và kết quả: NC bao gồm 106 BN mổ tim, 43 nam và 63 nữ, được chia làm 2 nhóm: 58 BN có theo dõi BIS và 48 BN không theo dõi BIS. Tuổi trung bình là 45,70 ± 13,38 năm; trọng lượng trung bình là 52,17 ± 9,29 kg; thời gian mổ trung bình là 243,17 ± 68,58 phút; thời gian tuần hoàn ngoài cơ thể trung bình là 90,06 ± 36,68 phút. Điều chỉnh nồng độ sevoflurane và nồng độ đích propofol để duy trì BIS trong khoảng 40 – 60. Chúng tôi ghi nhận liều lượng sevoflurane và propofol qua các giai đoạn khác nhau trong quá trình mổ tim cũng như ảnh hưởng của THNCT trên sự thay đổi các trị số của BIS. Kết luận: Kết hợp sử dụng BIS với theo dõi nồng độ khí sevoflurane và nồng độ đích propofol là một hướng dẫn rất tốt để điều chỉnh đúng mức độ sâu GM cũng như xử trí các thay đổi huyết động trong quá trình mổ tim hở. Giá trị của BIS không thay đổi với hạ thân nhiệt trung bình (28 – 32◦C).

pdf9 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Lượt xem: 348 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một vài nhận xét ban đầu trong việc theo dõi độ sâu gây mê trong phẫu thuật tim hở với BIS Spectral, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 28 MỘT VÀI NHẬN XÉT BAN ĐẦU TRONG VIỆC THEO DÕI ĐỘ SÂU GÂY MÊ TRONG PHẪU THUẬT TIM HỞ VỚI BIS SPECTRAL Nguyễn Thị Quý* TÓM TẮT Thức tỉnh trong lúc mổ là một vấn đề pháp lý trong y khoa đối với người BS GM và có thể dẫn đến các rối loạn chức năng thần kinh tâm lý sau mổ cho BN, vì vậy bằng mọi giá nên tránh. Một trong các mục tiêu của GM hiện đại là bảo đảm độ sâu GM đủ để phòng ngừa tình trạng thức tỉnh trong lúc mổ. Mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi là đưa ra một số ghi nhận ban đầu về các thông số được cung cấp bởi monitoring Bispectral trong việc theo dõi độ sâu GM trong quá trình mổ tim. Phương pháp và kết quả: NC bao gồm 106 BN mổ tim, 43 nam và 63 nữ, được chia làm 2 nhóm: 58 BN có theo dõi BIS và 48 BN không theo dõi BIS. Tuổi trung bình là 45,70 ± 13,38 năm; trọng lượng trung bình là 52,17 ± 9,29 kg; thời gian mổ trung bình là 243,17 ± 68,58 phút; thời gian tuần hoàn ngoài cơ thể trung bình là 90,06 ± 36,68 phút. Điều chỉnh nồng độ sevoflurane và nồng độ đích propofol để duy trì BIS trong khoảng 40 – 60. Chúng tôi ghi nhận liều lượng sevoflurane và propofol qua các giai đoạn khác nhau trong quá trình mổ tim cũng như ảnh hưởng của THNCT trên sự thay đổi các trị số của BIS. Kết luận: Kết hợp sử dụng BIS với theo dõi nồng độ khí sevoflurane và nồng độ đích propofol là một hướng dẫn rất tốt để điều chỉnh đúng mức độ sâu GM cũng như xử trí các thay đổi huyết động trong quá trình mổ tim hở. Giá trị của BIS không thay đổi với hạ thân nhiệt trung bình (28 – 32◦C). Từ khoá: Bispectral, độ sâu gây mê, mổ tim ABSTRACT SOME PRIMARY REMARKS ON THE USE OF BISPECTRAL IN MONITORING THE DEPTH OF ANESTHESIA IN CARDIAC SURGERY Nguyen Thi Quy * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 2 - 2012: 28 - 36 Intraoperative awareness is a major medico-legal liability to the anesthesiologists and can lead to postoperative psychosomatic dysfunction in the patient, and therefore should be avoid at all cost. One of the objectives of moderm anesthesia is to ensure adequate depth of anesthesia to prevent awareness. Our purpose is to present some primary remarks from the data analysis was provided by Bispectral in monitoring the depth of anesthesia in cardiac surgery. Methode and Results: In this study including 106 cardiac surgery’s patient undergoing general anesthesia, 43 men and 63 women, were divided into 2 groups: 58 patients was monitoring by Bispectral and 48 patients was not monitoring with BIS. The mean of age is 45.70 ± 13.38 years; the mean of weight is 52.17 ± 9.29 kg. The mean of operation time is 243.17 ± 68.58 minutes; the mean of CPB time is 90.06 ± 36.68 minutes. We adjusted the fraction expiration of sevoflurane (Fsevo Exp) and target concentration of propofol (TCI) for maintain the numeric value of Bis in the range between 40 – 60 during operation. We record the variation of the doses of sevoflurane and propofol in different period during open heart surgery and also the influences of the cardiopulmonary bypass on the change of the numeral value of Bis. Conclusion: The association of BIS monitoring with the fraction expiration of sevoflurane or target contracentration of propofol during operation is good guide for logical adjustment of the depth of anesthesia and  Viện Tim TP.HCM Tác giả liên lạc: TS BS Nguyễn Thị Quý, ĐT: 0913674254, Email: drngtquy@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 29 the change of hemodynamic during open heart surgery. The numeral value of Bis is not change with the moderate hypothermia (28 – 32◦C). Key word: Bispectral, depth of anesthesia, cardiac surgery MỞ ĐẦU Như đã biết tần suất thức tỉnh trong lúc GM với hiện tượng nhớ lại các sự kiện (recall) trong lúc mổ khoảng 0,2 -3%(10), nhưng nó có thể > 40% ở một số bệnh nhân có nguy cơ cao như đa chấn thương, mổ bắt con trong sản khoa, mổ tim với huyết động không ổn định(1). Tình trạng thức tỉnh trong lúc mổ còn là một trách nhiệm pháp lý y khoa cho người BS GM và có thể dẫn đến các rối loạn thần kinh tâm thần cho người bệnh ở giai đoạn sau mổ và do đó bằng mọi giá phải tránh xảy ra. Mặc dù rất nhiều tiến bộ đáng kể trong thực hành GM hiện đại, nhưng việc đánh giá độ sâu GM hãy còn dựa vào kinh nghiệm lâm sàng chủ yếu dựa trên các phản ứng của hệ thống thần kinh bản thể (cử động) và tự động (nhịp tim nhanh, cao HA) khi kích thích đau. Từ nhiều năm qua đã có nhiều phương tiện cho phép theo dõi độ sâu GM như điện cơ vùng trán, điện não đồ (EEG), entropie spectral, Narcotrend.. và gần đây nhất là BIS spectral. Mục đích của phương tiện theo dõi này nhằm sử dụng đúng mức liều lượng thuốc ngủ để hạn chế các tác dụng không mong muốn do GM không đủ liều hoặc quá liều, quan trọng nhất là nguy cơ thức tỉnh cũng như nhớ các sự kiện trong quá trình mổ. Trong bài này, chúng tôi trình bày về các thông số phân tích của Bispectral (BIS) mà có vẻ có nhiều hứa hẹn trong việc sử dụng để đánh giá độ sâu GM và một số nhận xét ban đầu về việc sử dụng nó trong bối cảnh phẫu thuật tim mạch dưới tuần hoàn ngoài cơ thể. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu theo dõi BIS trên bệnh nhân (BN) mổ tim người lớn tại Viện Tim TP. HCM, từ tháng 9/2011 bao gồm các bệnh lý van tim, tim bẩm sinh và mạch vành. Tiền mê với Atarax 1mg/kg 1 giờ trước khi đến phòng mổ. Khi BN đến phòng mổ được gắn các thiết bị theo dõi như ECG, Sp02, HA không xâm lấn, điện cực monitoring BIS. Monitor Bispectral ra đời vào năm 1990 bởi PME Mỹ (Aspect medical) và đưa vào thị trường châu Âu năm 1996. Bắt đầu có mặt ở thị trường Việt Nam từ năm 2011, là một kỹ thuật monitoring không xâm lấn, căn bản là kết quả của việc xử lý các sóng điện não (EEG) của thuỳ trán bằng thuật toán học và thống kê phức tạp (chi tiết của sự tính toán là sáng chế của hãng) được biểu diễn dưới dạng chữ số (từ 0 – 100) cho phép đánh giá sự thức tỉnh hoặc ngủ của BN. Ít nhất phải 15 giây để tính toán được trị số BIS. Thời gian để hiển thị trị số này trên màn hình khoảng 30 giây. Trị số BIS = 100 (người thức tỉnh, sóng EEG không đồng bộ và không có đoạn phẳng) đến 0 (ngủ rất sâu, sóng EEG phẳng, hoàn toàn đồng bộ). Phân tích trị số này kết hợp với các dấu hiệu lâm sàng thường quan sát được (mất tri thức, thay đổi các giá trị huyết động như HA, nhịp tim) và kỹ thuật cho thuốc mê TCI (nồng độ propofol) hoặc đo nồng độ khí mê cuối kỳ thở ra cho phép thực hiện việc cho thuốc mê hợp lý nhất. Giá trị BIS ở người không tiền mê thức tỉnh thay đổi giữa 91 – 100. Tiền mê với benzodiazépine làm BIS giảm nhẹ. BIS giảm một cách tuyến tính khi nồng độ thuốc mê tăng, cho phép xác định BIS <60 tương ứng với tình trạng GM (nguy cơ nhớ thấp) và cho đến giá trị < 40 tương ứng với quá liều thuốc mê (GM quá sâu). Lý tưởng là duy trì GM trong khoảng 40 – 60 trong suốt cuộc mổ. Nhóm nghiên cứu được chia làm 2 nhóm: có monitoring BIS và không monitoring BIS. Phương pháp gây mê: tất cả BN được dẫn mê bằng phương pháp TCI: propofol và sufentanil. Truyền sufentanil trước với nồng độ đích gài đặt là 0,30 ng/ml cho đến khi nồng độ này đạt được tại não mới bắt đầu truyền propofol từ liều 1,5 g/ml tăng dần mỗi 0,5g cho đến khi BN mất tri giác thì tiêm thuốc dãn cơ rocuronium ở Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 30 liều 1mg/kg và đặt NKQ sau khoảng 90 giây. Duy trì mê với sufentanil như nhau với nồng độ từ 0,2 – 03 ng/ml kết hợp ngẫu nhiên với truyền propofol TCI hoặc thuốc mê hô hấp Sevoflurane. Ghi nhận trị số BIS và nồng độ propofol và sevoflurane của 2 nhóm BN qua các giai đoạn: khi đến phòng mổ, mất tri giác, trước khi đặt NKQ, sau khi đặt NKQ, trước rạch da, sau rạch da, trước khi cưa xương ức, sau khi cưa xương ức, tuần hoàn ngoài cơ thể, sau khi ngưng THNCT, đóng chỉ thép, chấm dứt cuộc mổ. Thay đổi liều lượng thuốc mê và xử trí các thay đổi huyết động trong lúc mổ của nhóm BN không monitoring BIS dựa vào các dấu hiệu lâm sàng căn bản của PRST của Evan (bảng 1). Dựa vào thang điểm để hướng dẫn cho thuốc mê, duy trì trong khoảng 2 – 4 điểm. Khi HATB tăng > 130% HA căn bản, tăng liều thuốc sufentanil và thuốc mê (Sevoflurane hoặc propofol) trước nếu HA không giảm cho thêm thuốc dãn mạch (loxen). Nếu HATB giảm < 70% HA căn bản thì giảm liều Sevoflurane hoặc propofol trước, nếu HA vẫn không cải thiện thì tăng bù dịch hoặc dùng thuốc co mạch Ephédrine để nâng HA lên. Bảng 1: Thang điểm PRST đánh giá độ sâu GM dựa trên các dấu hiệu lâm sàng HA, nhịp tim, đổ mồ hôi, chảy nước mắt của Evan Thông số Giá trị Điểm HA tâm thu (mmHg) < giá trị căn bản + 15 < giá trị căn bản + 30 > giá trị căn bản + 30 0 1 2 Tần số tim (lần/phút) < giá trị căn bản + 15 < giá trị căn bản + 30 > giá trị căn bản +30 0 1 2 Mồ hôi Không có Xờ thấy ẩm ướt Chảy thành giọt 0 1 2 Nước mắt Mắt ướt bình thường Ướt nhiều Chảy nước mắt, mí mắt nhắm 0 1 2 Thay đổi liều lượng thuốc mê (nồng độ đích của Propofol hoặc phân suất cuối thời thở ra của Sevoflurane: Fsevo Expired) để duy trì BIS trong khoảng 40 – 60 và xử trí các thay đổi huyết động trong lúc mổ theo phác đồ của Gurman cải biên đối với nhóm bệnh nhân có BIS Bảng 2: Sơ đồ để đạt được độ mê đủ dựa vào đáp ứng của HA trung bình và BIS. HATB>130% HA cơ bản 70%<HATB< 130% HATB<70% cơ bản BIS>60 > 1 phút  thuốc mê  thuốc mê Bù dịch  ephedrine trước  thuốc mê 40<BIS< 60 > 1 phút Thuốc cao HA GM đủ Bù dịch  ephedrine BIS<40 > 1 phút Thuốc cao HA  thuốc mê  thuốc mê Phương pháp nghiên cứu là thống kê mô tả dựa trên phần mềm SPSS 10. Các trị số được diển tả bởi trị số trung bình  độ lệch chuẩn. KẾT QUẢ Nhóm nghiên cứu gồm 106 BN, 43 nam (40,6%) và 63 nữ (59,4%). Các loại PT bao gồm: 12 TH phẫu thuật bắc cầu mạch vành (11,3%), 79 TH PT van tim (79,5%), 15 TH PT tim bẩm sinh người lớn (14,2%). Với 58 TH có theo dõi BIS (54,7%) và 48 TH không theo dõi BIS (45,3%) 58 TH duy trì mê hô hấp sevoflurane (54,7%) và 48 TH duy trì mê bằng propofol TCI (45,3%). Tuổi trung bình: 45,70 ± 13,38 năm; trọng lượng trung bình: 52,17 ± 9,29 kg; chiều cao trung bình: 157,82 ± 6,59 cm. Bảng 3: Đặc điểm BN Bệnh nhân Trung bình ± ĐLC Nam/nữ 43/63 Tuổi trung bình (năm) 45,70 ± 13,38 Trọng lượng (kg) 52,17 ± 9,29 Chiều cao (cm) 157,82 ± 6,59 Nhóm BIS/ không BIS 58/48 Bảng 4: Đặc điểm trong mổ Đặc điểm trong mổ Trung bình ± ĐLC Thời gian GM (phút) 243,17 ± 68,58 Thời gian THNCT (phút) 90,60 ± 36,68 Thời gian rút NKQ sau mổ (giờ) 11,5  8,00 Tỷ lệ sử dụng thuốc vận mạch (TH): Co mạch: Nhóm BIS/không BIS 27 TH (56,3%)/ 17 TH (29,3%) Dãn mạch: Nhóm BIS/không BIS 22 TH (45,8%)/ 18 TH (31%) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 31 Bảng 5: Nồng độ propofol TCI (g/ml) và BIS qua các giai đoạn phẫu thuật Các GĐ phẫu thuật Có BIS BIS Không BIS Cp Ce Cp Ce Khi BN đến PM 97 Mất tri giác 2,37 2,95 71 1,9 2,38 Trước đặt NKQ 2,6 2,48 57 2,1 2,22 Sau đặt NKQ 2,5 2,5 46 2,1 2,1 Trước rạch da 1,38 1,3 44 1,45 1,39 Sau rạch da 1,93 2,35 43 2 2,2 Trước cưa x. ức 2 2,6 48 2,4 2,6 Sau cưa x. ức 2,43 2,6 45 2,48 2,5 THNCT 2,35 2,32 40 2,58 2,63 Sau khi ngưng THNCT 1,35 1,39 44 2,83 2,9 Đóng chỉ thép 1,6 1,6 42 2,2 2,2 Cuối cuộc mổ 1,6 1,6 43 2,29 2,3 Cp: nồng độ thuốc trong huyết tương; Ce: nồng độ thuốc tại não Bảng 6: Nồng độ Sevoflurane cuối ký thở ra và BIS Các GĐ phẫu thuật Có BIS BIS Không BIS F sevo Ins Fsevo Exp Fsevo Ins Fsevo Exp Khi BN đến PM 93 Mất tri giác 58 Trước đặt NKQ 46 Sau đặt NKQ 44 Trước rạch da 1,14 1,14 45 1,47 1,37 Sau rạch da 1,25 1,25 42 1,72 1,60 Trước cưa x. ức 1,42 2,1 41 1,78 1,62 Sau cưa x. ức 1,30 1,3 41 1,75 1,59 THNCT 0,93 0,9 41 1,25 1,25 Sau khi ngưng THNCT 1,05 1,0 44 1,34 1,25 Đóng chỉ thép 1,00 1,00 42 1,20 1,15 Cuối cuộc mổ 1,00 1,00 43 1,13 1,09 BÀN LUẬN Trong suốt thế kỷ XX, với sự phát triển mạnh mẽ những tiến bộ khoa học ứng dụng trong y khoa dẫn đến sự ra đời của nhiều thiết bị y khoa hiện đại trong thực hành lâm sàng giúp cho chất lượng gây mê và phẫu thuật ngày càng hoàn hảo và an toàn hơn. Trong lịch sử phát triển GM, một BS GM người Mỹ, Guedel là người đầu tiên đã đưa ra những đánh giá chính xác độ sâu GM qua 4 giai đoạn bởi quan sát các dấu hiệu lâm sàng khi dẫn mê với ether trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Hướng dẫn này dựa trên các thay đổi của thông khí, tuần hoàn, các các dấu hiệu của hệ thần kinh thực vật, cử động của mắt và kích thước đồng tử. Tuy nhiên các dấu hiệu lâm sàng này đã trở nên lỗi thời khi bắt đầu sử dụng với các thuốc dãn cơ, rồi đến GM cân bằng. Sự đáp ứng với thuốc mê thì khác nhau ở mỗi cá nhân tuỳ thuộc vào tuổi, phái tính, cơ địa và loại phẫu thuật... Vì vậy liều lượng thuốc mê cần phải thay đổi thích hợp cho từng bệnh nhân. Với cùng một liều lượng nhưng có thể là quá liều cho BN này hoặc không đủ liều đối với BN khác. Liều lượng thuốc mê cho một bệnh nhân trẻ, khoẻ mạnh (ASA I –II) thì hoàn toàn khác với liều lượng thuốc mê cho một bệnh nhân cơ địa già yếu, suy kiệt, có các bệnh lý đi kèm như suy tim, suy thận nặng (ASA III – IV). Liều lượng thuốc ngủ cần thiết để đạt được các tác dụng mong muốn đầu tiên chỉ dựa vào liều lý thuyết, kết quả từ các nghiên cứu dược lực học như MAC, ED50, đến các dấu hiệu lâm sàng liên quan đến tác dụng. Tất cả những yếu tố này cho thấy rằng có nguy cơ xảy ra tình trạng quá liều hoặc không đủ liều thuốc mê trong quá trình GM –PT. Điều này đã thúc đẩy các nhà nghiên cứu tìm kiến các phương tiện đánh giá độ sâu GM một cách khách quan hơn qua phân tích sự thay đổi của điện não gây ra bởi thuốc ngủ. Đó chính là mục đích của monitoring độ sâu GM. Từ năm 2006, Hiệp hội GM Hoa Kỳ (ASA) đã đưa ra khuyến cáo sử dụng monitoring theo dõi độ sâu GM bởi phân tích điện não đồ võ não, và cũng từ một phân tích gộp (méta analyse) của Cochrane Library năm 2007, các chuyên gia của Hiệp Hội GM Pháp năm 2009 cũng đã khuyến cáo theo dõi độ sâu GM trong quá trình phẫu thuật. Theo Billard, BIS “ là một thông số phức tạp từ điện não đồ tự nhiên của BN dưới GM toàn thân. Trị số BIS cho phép đánh giá mức độ an thần hoặc GM và hướng dẫn việc cho thuốc mê để duy trì tình trạng ổn định đối với các mức độ kích thích ngoại khoa”. Monitoring Bis index cho phép đánh giá sự thay đổi nhu cầu thuốc mê giữa các bệnh nhân và theo thời gian qua các Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 32 giai đoạn phẫu thuật khác nhau chính trên cùng một bệnh nhân. Monitor độ sâu GM giúp phát hiện quá liều hoặc không đủ liều thuốc mê, nhất là khi các dấu hiệu lâm sàng GM bị biến đổi bởi các điều trị khác (thuốc dãn cơ, thuốc chẹn bêta) và/hoặc bởi bệnh lý đi kèm (suy gan, suy thận, suy tim ) hoặc tình trạng huyết động không ổn định trong quá trình PT. Đó chính là lý do chúng tôi rất quan tâm đến việc đánh giá độ sâu giấc ngũ ở BN dưới GM trong PT tim mạch. Gây mê quá liều dẫn đến những hậu quả đáng kể cho người bệnh mà thường gặp nhất là tụt HA và thức tỉnh chậm. Buồn nôn và ói mữa sau mổ là tác dụng không mong muốn thường gặp và gây khó chịu cho người bệnh khi hồi tỉnh. Nhiều NC đã chứng minh việc sử dụng monitoring BIS giúp giảm liều lượng tiêu thụ (10% - 40%) và ứ đọng thuốc mê dẫn đến giảm tần suất nôn ói(9). Khảo sát về tử vong và biến chứng chu phẫu năm 2007 được thực hiện bởi Hiệp Hội GM Pháp (SFAR) cho thấy tụt HA chu phẫu là một trong các nguyên nhân tử vong liên quan đến GM. Kéo dài thời gian GM quá sâu có thể là yếu tố nguy cơ tử vong sau 1 năm. Nhưng cho đến hiện nay, chưa có con số công bố xác định ích lợi của việc theo dõi độ sâu GM trên kết quả dài hạn hoặc các biến chứng muộn sau GM tổng quát(8). Hơn nữa, cho dù một số tình huống không nhận biết được quá liều thuốc ngủ vì không gây ra các tác dụng phụ (tụt HA), thí dụ như không giảm bớt liều thuốc mê vào các giai đoạn êm dịu hơn, khi cường độ kích thích ngoại khoa ít hơn. Điều này dẫn đến lãng phí, tiêu thụ một lượng thuốc mê thừa vô ích gây chậm trễ thức tỉnh và kéo dài thời gian nằm ở phòng hồi tỉnh. Ngược lại khi GM không đủ liều cũng dẫn đến những hậu quả không phải không đáng kể. GM cân bằng là sự kết hợp của 3 thành phần: thuốc gây ngủ gây mất tri giác và quên, thuốc giảm đau và thuốc giãn cơ. Khi liều lượng thuốc ngủ không đủ kết hợp với thuốc giãn cơ có thể là nguồn gốc của các giai đoạn thức tỉnh trong lúc mổ mà BN không có biểu hiện cử động. Một số tình huống khác như BN lờn thuốc ngủ do họ lạm dụng mạn tính và nghiện rượu, thuốc ngủ và thuốc hướng thần. BS GM chủ ý giảm liều thuốc mê trên BN đa chấn thương nặng, suy tim hoặc vô ý (bình bốc hơi thuốc mê không còn thuốc hoặc bị hở đường ống khí mê, tắc nghẽn hoặc không nối kín các đường dây cho thuốc mê tĩnh mạch) hậu quả của sự thức tỉnh trong lúc đang mổ này dẫn đến hiện tượng nhớ rõ ràng (mémoire explicite) hoặc nhớ tiềm ẩn (implicite) và có thể gây ra những rối loạn tâm lý nặng và kéo dài sau này. Nhớ trong lúc mổ là một sự cố hiếm xảy ra (1 – 2 cas/1000 BN trong cộng đồng dân số nguy cơ) dưới GM tổng quát nhưng nó lại là một nguyên nhân nặng nề làm BN không hài lòng. Vấn đề này không phải không đáng kể và tần suất của nó chưa được đánh giá đúng mức. Nhớ (memory) là một hiện tượng tại hệ thần kinh trung ương cho phép chuyển dạng lời nói, hình ảnh hay mùi vị đến các cơ quan cảm giác để nhớ. Nhớ rõ ràng (explicit memory), BN khai báo, xảy ra trong GM đã được mô tả nếu cho thuốc ngủ không đủ liều. BN có ý thức để nhớ những sự kiện xảy ra trong lúc mổ, có thể biểu hiện rối loạn tâm lý với các triệu chứng như lo âu, kích thích, ác mộng tái diễn, trầm cảm, cảm giác sợ chết, và từ chối nói về các giai đoạn này vì sợ cho là điên(11). Nhớ tiềm ẩn (implicit memory), xuất phát từ ý thức, BN không đủ thức tỉnh để nhớ những sự kiện xảy ra trong quá trình GM, dẫn đến hậu quả thay đổi hành vi hoặc hành động. Các biến chứng này xảy ra khi độ sâu GM không đủ, có thể chỉ xảy ra trong các giai đoạn ngắn (vài phút), GM không đủ liều kết hợp với kích thích đau (như đặt nội khí quản hoặc rạch da) dẫn đến biến cố nhớ này. Trong thực hành lâm sàng, BIS có thể là một trong các kỹ thuật phòng ngừa nhớ chu phẫu đặc biệt ở các BN có nguy cơ cao. Nhiều nghiên cứu chứng minh sử dụng BIS theo dõi độ sâu GM cho phép giảm có ý nghĩa tần suất nhớ rõ ràng(7) nhưng không loại bỏ hoàn toàn. Một nghiên cứu thực hiện trên 19575 BN tại nhiều trung tâm tại Mỹ xác định có 25 BN khai Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 33 báo sự cố nhớ trong lúc mổ (trong đó 18 BN dùng dãn cơ). Kết quả của Sebel là nguồn gốc của tình trạng báo động tại Mỹ năm 2004 về hiện tượng nhớ trong lúc mổ (JCAHO: Joint Commission on Accreditation of Hospital Organization) (www.jcaho.org(3). Ekman và cs phân tích trên 4945 BN được theo dõi BIS (có trị số trung vị bằng 40) đối với nhóm chứng lịch sử 7826 BN không theo dõi BIS. Tần suất nhớ là 0,18% ở nhóm không có BIS so với 0,04% nhóm có BIS (khác biệt có ý nghĩa thống kê p< 0,038)(2). Điều này chứng minh rằng sử dụng BIS có thể giảm khoảng 80% tần suất xảy ra biến cố nhớ chu phẫu. Xác nhận các kết quả này đã được báo cáo bởi Myles và cs chứng min
Tài liệu liên quan