Lũ lụt trên các sông suối Thừa Thiên Huế được hình thành chủ yếu do mưa và chỉ khi mưa (cường độ, thời gian, tính chất, lượng và diện mưa.) đạt đến hạn độ nhất định. Tất cả các đặc trưng như: Cường suất, mực nước, thời gian, diện ngập và cả tác hại của lũ lụt đều phụ thuộc sâu sắc vào các đặc trưng trên của mưa và điều kiện địa lý biến đổi (độ no nước của lớp phủ, thủy triều) của tỉnh mà trong đó mưa vẫn đóng vai trò quyết định nhất.
Nằm ở khu vực trung gian, mưa ở Thừa Thiên Huế biến động rất thất thường kéo theo sự biến động thất thường của lũ làm cho nền sản xuất nông nghiệp có hệ số rủi ro rất cao. Nghiên cứu quy luật và bất quy luật của mưa tạo lũ từ đó làm cơ sở cho việc xác định thời gian sản xuất nông nghiệp giảm nhẹ thiên tai là vấn đề cấp thiết đối với các nhà khoa học. Xuất phát từ thực tế đặt ra, trên cơ sở phương pháp thu thập xử lý số liệu, phân tích tổng hợp mối quan hệ nhân quả. chúng tôi đã rút ra được những điểm cơ bản của vấn đề.
7 trang |
Chia sẻ: thuylinhqn23 | Ngày: 08/06/2022 | Lượt xem: 430 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mưa lũ và những định hướng trong việc xác định thời vụ sản xuất nông nghiệp tránh lũ ở Thừa Thiên Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 20, 2003
MƯA LŨ VÀ NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH
THỜI VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÁNH LŨ Ở THỪA THIÊN HUẾ
Lê Văn Ân
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Lũ lụt trên các sông suối Thừa Thiên Huế được hình thành chủ yếu do mưa và chỉ khi mưa (cường độ, thời gian, tính chất, lượng và diện mưa...) đạt đến hạn độ nhất định. Tất cả các đặc trưng như: Cường suất, mực nước, thời gian, diện ngập và cả tác hại của lũ lụt đều phụ thuộc sâu sắc vào các đặc trưng trên của mưa và điều kiện địa lý biến đổi (độ no nước của lớp phủ, thủy triều) của tỉnh mà trong đó mưa vẫn đóng vai trò quyết định nhất.
Nằm ở khu vực trung gian, mưa ở Thừa Thiên Huế biến động rất thất thường kéo theo sự biến động thất thường của lũ làm cho nền sản xuất nông nghiệp có hệ số rủi ro rất cao. Nghiên cứu quy luật và bất quy luật của mưa tạo lũ từ đó làm cơ sở cho việc xác định thời gian sản xuất nông nghiệp giảm nhẹ thiên tai là vấn đề cấp thiết đối với các nhà khoa học. Xuất phát từ thực tế đặt ra, trên cơ sở phương pháp thu thập xử lý số liệu, phân tích tổng hợp mối quan hệ nhân quả... chúng tôi đã rút ra được những điểm cơ bản của vấn đề.
II. NỘI DUNG
1. Mưa tạo lũ ở Thừa Thiên Huế.
Thừa Thiên Huế là tỉnh có lượng và số ngày mưa năm rất cao so với cả nước cũng như các tỉnh thuộc khu vực (bảng 1)
Bảng 1: Lượng mưa và số ngày mưa trung bình năm ở một số địa điểm
Địa điểm
Lượng mưa trung bình năm (mm)
Số ngày mưa trung bình năm
Hà Nội
1763
140,2
Quảng Trị
2624
151,2
Huế
2745
163
Đà Nẵng
2365
144
(Nguồn: Chương trình 42A)
Mặc dầu lượng mưa và số ngày mưa ở Thừa Thiên Huế lớn như vậy nhưng lũ chỉ hình thành trong những thời gian nhất định - thời gian có mưa lớn, mưa dồn dập trong một thời gian dài và xảy ra trên diện rộng. Điều kiện mưa tạo lũ như vậy cũng chỉ xảy ra khi có các nguyên nhân gây mưa: bão và áp thấp nhiệt đới; hội tụ nhiệt đới; Front cực đới, khối không khí lạnh. Các nguyên nhân gây mưa tạo lũ này có sự biến động mạnh mẽ theo thời gian. Tuy nhiên, xác suất xuất hiện chỉ tập trung vào những thời kỳ nhất định và qua đó quy định thời kỳ tạo lũ và đặc trưng của lũ ở Thừa Thiên Huế (Bảng 2)
Bảng 2: Thời gian và mức độ nhiễu loạn của các nguyên nhân gây mưa tạo lũ
Các nguyên nhân
Thời gian tác động
Mức độ nhiễu loạn và gây mưa
Bão - áp thấp nhiệt đới
Tháng VIII-XI
(có thể sớm hơn)
Mạnh, gây mưa lớn và diện rộng
Hội tụ nhiệt đới
Hội tụ kinh hướng
Tháng V-VI
Yếu, mưa không lớn, thời gian ngắn
Hội tụ vĩ hướng
Tháng VIII-IX
Yếu (mạnh hơn so với kinh hướng) mưa lớn, diện rộng và thời gian dài
Front cực đới
Tháng X-XII
Không mạnh, gây mưa vừa,
thời gian dài.
Không khí lạnh
Cuối tháng XII-I
Yếu, mưa nhỏ, thời gian dài.
Các nguyên nhân trên có thể tác động riêng lẻ và có thể tác động kết hợp. Khi có tác động kết hợp thường tạo mưa rất lớn, dồn dập, thời gian dài, diện rất rộng và xác suất tạo lũ và lũ lớn rất cao. Dựa vào nguyên nhân và mức độ tác động của các nguyên nhân tạo lũ ở Thừa Thiên Huế, ta có thể chia ra các loại lũ sau.
1.1. Mưa lũ tiểu mãn:
Lũ tiểu mãn là một đặc thù của sông suối miền Trung (từ sông Cả trở vào). Lũ tiểu mãn thường xảy ra từ tháng V-VI, được hình thành chủ yếu do mưa hội tụ kinh hướng và ngoài ra có thể do ảnh hưởng gián tiếp của bão áp thấp nhiệt đới. Nguyên nhân gây mưa tạo lũ này thường có tính đơn lẽ, nhiễu loạn yếu tại Thừa Thiên Huế nên mưa có cường độ không lớn, thời gian ngắn và diện hẹp. Hơn thế nữa, thời gian này Thừa Thiên Huế chịu tác động của gió tây nam khô nóng nên nước chứa trong lớp phủ khô kiệt và mực nước trên sông suối còn lại rất thấp. Chính vì các lý do này, lũ tiểu mãn ở Thừa Thiên Huế thường nhỏ, lũ đơn và thời gian rất ngắn. Tuy nhiên cũng có những năm có sự tác động đồng thời của hội tụ và bão thì lượng mưa lớn và lũ tiểu mãn cũng có độ cao và cường suất lớn đáng kể.
1.2. Mưa lũ chính mùa:
Mùa lũ là mùa có các tháng liên tục, lượng dòng chảy lớn hơn hoặc bằng lượng dòng chảy trung bình mỗi năm với tần suất trên 50%. Với quy ước này, mùa lũ ở Thừa Thiên Huế kéo dài 3 tháng (tháng X-XII). Các cơn lũ xuất hiện trong mùa lũ được gọi là lũ chính mùa. Lũ chính mùa ở Thừa Thiên Huế được hình thành do nhiều nguyên nhân như hội tụ vĩ hướng, bão và áp thấp trực tiếp, front cực với cường độ hoạt động rất mạnh. Đặc biệt vào thời kỳ này, các nguyên nhân gây mưa tạo lũ thường có tính kết hợp nên mưa ở Thừa Thiên Huế rất lớn vài ngày và diện mưa rất rộng. Bên cạnh đặc trưng mưa như vậy, vào thời kỳ này lớp phủ đã no nước và lượng nước dự trữ trong sông rất lớn, hiện tượng cường triều do bão và áp thấp.... vùng cửa sông rất lớn. Chính vì vậy, lũ chính vụ thường có cường suất, mực nước rất lớn và thời gian rất dài (bảng 3)
Bảng 3: Khả năng xuất hiện lũ lớn nhất năm qua các tháng ở Thừa Thiên Huế
Trạm
Lưu vực sông
Tần suất xuất hiện lũ lớn nhất năm của các tháng
V
VI-VIII
IX
X
XI
XII
Cổ Bi
Bồ
0
0
0
42,1
57,1
0
Kim Long
Hương
0
0
11,2
47,1
23,4
0
Thượng Nhật
Tả Trạch
6,7
0
20
60
6,7
0
Nguồn: Nguyễn Việt - Đặc điểm khí tượng - thuỷ văn Thừa Thiên Huế
1.3. Mưa lũ sớm và lũ muộn:
Mưa lũ sớm và lũ muộn là mưa tạo lũ xảy ra sớm hoặc muộn hơn so với mùa lũ quy ước. Lũ sớm ở Thừa Thiên Huế thường xảy ra vào tháng IX (tần suất khoảng 30%) và có thể rơi vào tháng VII, VIII nhưng tần suất rất nhỏ. Lũ sớm được tạo thành do tác động đơn lẽ cường độ yếu của bão và áp thấp nhiệt đới (tác động gián tiếp là chủ yếu nên mưa không lớn thời gian ngắn). Hơn thế nữa, thời kỳ này ở Thừa Thiên Huế mới trải qua thời kỳ khô hạn nên nước dự trữ trong lớp phủ, trên các dòng sông rất ít. Chính vì vậy lũ sớm thường ít xảy ra và nếu xảy ra thì các trị số đều rất nhỏ, mức độ tác hại không đáng kể (loại trừ lũ quét có thể xảy ra) và chủ yếu cũng ở các vùng đất thấp.
Ngược lại với lũ sớm ở Thừa Thiên Huế còn có lũ rất muộn. Lũ muộn thường xảy ra vào cuối mùa mưa lũ và vào khoảng tháng XII và có thể tháng I (nhưng rất ít xảy ra). Vào thời kỳ này, các hình thể gây mưa đã bị suy yếu rất nhiều và chủ yếu mưa là do hoạt động của khối không khí lạnh phát triển mạnh tràn xuống phía nam và ảnh hưởng tới tỉnh. Do nguyên nhân gây mưa như vậy nên mưa ở Thừa Thiên Huế trong thời kỳ này thường có cường độ nhỏ nhưng diện mưa rộng và thời gian dài. Mặc dù lượng mưa ít như vậy nhưng trong thời kỳ này lớp phủ đã dư thừa nước, lượng nước dự trữ trong dòng sông rất lớn nên cũng rất dễ tạo lũ. Tuy nhiên, lũ vào thời kỳ này thường có cường suất, mực nước không lớn nhưng thời gian lũ thường rất dài.
II.2. Những định hướng xác định thời vụ sản xuất nông nghiệp tránh lũ ở Thừa Thiên Huế:
Lũ lụt đối với sản xuất nông nghiệp trong một chừng mực nhất định nó có tác động tích cực như: bồi đắp phù sa, thau chua rửa mặn... Tác động tích cực nhất của lũ là tạo nguồn nước tưới, hạn chế xâm nhập mặn.... vào thời kỳ khô nóng, thể hiện ở lũ tiểu mãn. Tác động mạnh mẽ nhất của lũ là tác động tiêu cực đối với nền sản xuất nông nghiệp như: làm cuốn trôi các sản phẩm, làm long gốc rễ, thối rữa các sản phẩm nông nghiệp..., do đó ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng nông nghiệp. Để giảm bớt các rủi ro do lũ lụt gây ra đối với nền sản xuất nông nghiệp của tỉnh thì giải pháp hữu hiệu nhất là xác định được cơ cấu và thời vụ sản xuất hợp lý - sản xuất né tránh được các tác hại của mưa lũ.
II.2.1. Cơ sở khoa học để xác định thời gian sản xuất hợp lý tránh lũ:
- Dựa vào quy luật sinh thái: Mỗi một sinh vật đồng thời chịu tác động của nhiều yếu tố sinh thái và có một giới hạn chịu đựng nhất định. Giới hạn chịu đựng của mỗi loài, thậm chí của cá thể rất khác nhau. Dựa trên cơ sở này, chúng tôi xác định thời gian sản xuất tránh lũ nhưng đồng thời phải hạn chế được những tác hại của các yếu tố tự nhiên khác.
- Dựa vào thời gian sinh trưởng của các đối tượng trồng trọt ở Thừa Thiên Huế và ngưỡng chịu đựng của nó.
II.2.2. Thời gian sản xuất của một số đối tượng sản xuất nông nghiệp chính ở Thừa Thiên Huế né tránh tác hại của lũ:
Dựa trên các cơ sở khoa học trên, chúng tôi vạch ra những định hướng thời gian sản xuất hợp lý của một số đối tượng sản xuất chủ yếu ở Thừa Thiên Huế như sau (bảng 4)
Bảng 4: Thời gian sản xuất hợp lý một số đối tượng SXNN thời vụ chủ yếu
ở khu vực có nguy cơ ngập lụt ở Thừa Thiên Huế.
Tên đối tượng
Thời gian sinh trưởng
(ngày)
Tác động của lũ
Thời gian sản xuất tránh lũ
Né tránh các bất lợi khác
Tên lũ
Thời kỳ đối tượng SX bị ảnh hưởng
Xuống giống
Thu hoạch
Lúa đông xuân
115-120
Lũ muộn
Xuống giống
Cuối tháng XI đầu XII
15-30/V
- Rét muộn, gió TN khô nóng khi trổ bông,
Lúa hè thu (ruộng thấp)
115-120
Tiểu mãn
Lũ sớm và chính vụ
Lúa con gái
Trổ hoặc thu hoạch
15/V
15-20/IX
Lúa mùa (ruộng cao)
115-120
Lũ chính vụ
Thu hoạch
Cuối tháng V
Chậm nhất 15-20/IX
Ngô đông xuân
120
Lũ tiểu mãn
Thu hoạch
Cuối tháng I đầu tháng II
15/V
- Thời tiết lạnh gieo hạt, gió TN khô nóng khi trổ bắp
Ngô hè thu
120
Lũ chính vụ
Thu hoạch
15/IV
Chậm nhất 20/VIII
Sắn
200-210
Lũ chính vụ và lũ sớm
Thu hoạch
Cuối tháng II đầu tháng III
Trước 20/IX
Tránh bão
Khoai lang hè
120
Lũ tiểu mãn, lũ sớm
Ra củ, thu hoạch
tháng III
Cuối tháng VI đầu tháng VII
Rau đông xuân
Lũ muộn
Xuống giống
Tháng XI
Cuối tháng IV
Tránh gió TN khô nóng
Rau hè đậu xanh, đen, mè
Lũ tiểu mãn
Thu hoạch
Cuối tháng III đầu tháng IV
Muộn nhất cuối tháng VIII
III. KẾT LUẬN
Qua phân tích ở trên cho thấy, lũ ở Thừa Thiên Huế rất lớn và thường rơi chủ yếu vào thời kỳ từ tháng X - XII (mùa lũ). Tuy nhiên, lũ cũng có thể xảy ra sớm hoặc muộn hơn so với mùa lũ (lũ sớm vào tháng IX,VII,VIII và lũ muộn vào tháng X,XII) và có tính biến động rất lớn thể hiện: thời gian bắt đầu, kết thúc của mùa, các cực trị so với giá trị trung bình có biên độ lớn; sự bất quy luật của diễn biến lũ theo thời gian và độ lớn, cường suất lũ của lũ chính vụ và trái vụ. Dựa vào đặc điểm của lũ, thời gian sinh trưởng của cây trồng và các thời tiết khác, chúng tôi đã xây dựng được thời gian sản xuất hợp lý né tránh được lũ và giảm nhẹ thiên tai ở Thừa Thiên Huế (bảng 4).Tuy nhiên, thời gian sản xuất hợp lý trên chỉ là định hướng cơ bản dựa vào xác suất xảy ra phổ biến và trên diện rộng, nên sẽ có sự sai khác nhất định với diễn biến thực tế của mỗi năm và ở một địa phương cụ thể của lũ lụt. Vì vậy trong quá trình thực thi thời gian sản xuất trên cần phải có sự linh hoạt theo từng năm và từng địa phương trong tỉnh mới hạn chế được rủi ro cao nhất do lũ lụt gây ra đối với sản xuất nông nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lê Văn Ân. Mưa Thừa Thiên Huế, Tập san khoa học ĐHSP Huế số 8 (1993)
Lê Văn Ân. Tính trái mùa và biến động của mưa Thừa Thiên Huế, tác hại và định hướng giải pháp tránh thiệt hại. Thông báo khoa học ĐHSP Huế số 1(2002)
Lê Văn Ân. Một số loại tính thời tiết đặc biệt ở Thừa Thiên Huế và một số lưu ý trong việc xác định thời gian gieo trồng đối với cây ngắn ngày. Tạp chí Khoa học ĐH Huế số 13 (2002).
Lê Văn Ân. Thời tiết gió mùa đông bắc và tác hại đối với ngành trồng trọt ở Thừa Thiên Huế. Tạp chí Khoa học ĐH Huế số 14 (2002).
Chương trình 42A. Tập số liệu khí tượng thuỷ văn Việt Nam (1989)
Đỗ Đình Cương. Khí hậu Việt Nam, NXB Lửa Thiêng (1968)
Đài khí tượng thuỷ văn BTT. Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn BTT (1985)
Bài khí thượng thuỷ văn Thừa Thiên Huế. Bảng thống kê lượng mưa 10 năm (1976-1986).
Lê Khắc Phò. Khí hậu đồng bằng khu vực Huế. Sở VH - TT thể thao Thừa Thiên Huế (1993).
Trương Thị Xuân Mãng. Tương quan mưa lũ ở Huế. Khóa luận tốt nghiệp ĐHSP Huế (1987).
Phạm Ngọc Toàn. Khí hậu Việt Nam, NXB KH - KT Hà Nội (1975).
Nguyễn Việt. Báo cáo tổng kết đề tài. Đặc điểm khí hậu Thừa Thiên Huế. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh (1998).
TÓM TẮT
Thừa Thiên Huế là tỉnh mưa lớn nhất toàn quốc. Mặc dầu mưa lớn như vậy nhưng lũ ở Thừa Thiên Huế chỉ xảy ra trong những thời kỳ nhất định liên quan đến thời kỳ tác động tạo mưa gây lũ như bão, áp thấp nhiệt đới, hội tụ, front, không khí lạnh... và sự cộng hưởng với độ no nước của lớp phủ và sông suối. Mỗi nguyên nhân gây mưa tạo lũ, phân bố theo những thời kỳ nhất định và trong điều kiện độ no nước của lớp phủ, sông suối khác nhau đã tạo nên các lũ có đặc trưng khác nhau. Dựa vào thời kỳ xuất hiện các lũ, thực tế cây trồng ở Thừa Thiên Huế, trên cơ sở quy luật sinh thái chúng tôi định hướng thời gian gieo trồng cụ thể cho một số cây thời vụ chủ yếu ở Thừa Thiên Huế nhằm né tránh được lũ và các thời tiết bất lợi khác trong quá trình phát triển của nó (bảng 4) Thời gian sản xuất hợp lý mà chúng tôi đề xuất dựa trên xác suất xuất hiện cao của lũ lụt mà trong thực tế hiện tượng này diễn biến và phân bố rất phức tạp. Vì vậy, khi sử dụng thời gian sản xuất này cần phải có sự linh hoạt cho từng năm, từng địa phương thì mới hạn chế được tối đa tính rủi ro trong sản xuất.
DILUVIAL RAIN AND ORIENTATIONS IN DEFINING AGRICULTURAL PRODUCTION CROPS TO SHELTER THE FLOOD
Le Van An
College of Pedagogy, Hue University
SUMMARY
Thua Thien Hue is a province with the heaviest most rainfall in the whole country. In spite of such a greatest amount of rainfall, floods only take place in a definite time related to such rain - causing effets as storms, tropical low atmosphere, air convergence, fronts & cold air... and the additimal effect of the insuseptibility of the plantation cover, and rivers and streams... The cause of rainfall and floods depend on definite seasons and different conditions of the in suseptibility of water of the plantation cover and rivers and streams. On the basis of the season when floods happen, and the practice of plants in Thua Thien Hue and ecological laws,we determine particular plantting seasons for some seasonal crops so that we can avoid floods and adverse weathers in their development (table 4). The appropriate production seasons we propose is based upon the most frequency of floods whose progress and distribution has been very conplex. For this reason, the use of the proposed production seasons must be flexible according to particular year, particular regions in order to restrict to the maximum risk in production.