Trong đời sống xã hội, lịch sử đóng một vai trò vô cùng quan trọng, nó vừa là
một công cụ của công tác sư phạm, lại có tác dụng giáo dục trí tuệ và tình cảm. Tri
thức lịch sử là một trong những bộ phận quan trọng nhất của nền văn hóa chung của
nhân loại và không có bộ phận quan trọng này thì không thể coi việc giáo dục con
người đã hoàn thành đầy đủ. Bác Hồ, lúc sinh thời đã rất quan tâm đến việc học và
truyền bá kiến thức lịch sử nước nhà. Câu thơ mở đầu trong quyển “Lịch sử nƣớc ta”
của Bác được xem là “Tuyên ngôn”, “Lời chỉ dẫn sƣ phạm” trong giáo dục lịch sử nói
chung, trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông nói riêng:
"Dân ta phải biết sử ta,
Cho tƣờng gốc tích nƣớc nhà Việt Nam"
Trước hết phải “biết” và trên cơ sở ấy để “tƣờng” (“hiểu sâu sắc”) lịch sử, từ
nguồn gốc dân tộc, từ thuở ban đầu dựng nước và rút ra những bài học, kinh nghiệm
quý báu cho cuộc sống hiện tại và tương lai Lịch sử không chỉ góp phần phát triển
trí tuệ mà trong một chừng mực không nhỏ, còn là công cụ giáo dục tình cảm , đạo đức,
phẩm chất. Đó là giáo dục lòng yêu nước, trung thành với dân tộc, với cách mạng, với
Đảng ; là việc noi gương người xưa để hành động trong ngày nay. Vì vậy, từ xưa,
lịch sử được xem là “triết lí của việc noi gƣơng” (lịch sử treo “một tấm gƣơng sáng”
để người đời sau noi theo, qua những bài học kinh nghiệm rút ra từ quá khứ).
Lịch sử có vai trò to lớn như vậy, nhưng hiện nay trong xã hội và nhà trường,
môn Lịch sử vẫn còn bị xem là môn phụ. Học sinh thì học chiếu lệ, dạy học Lịch sử thì
chưa được quan tâm đúng mức. Giới trẻ hầu như chỉ tiếp cận với lịch sử đất nước qua
các bài giảng của thầy cô trong nhà trường và sách giáo khoa Lịch sử. Trong khi đó,
học sinh lại biết nhiều về lịch sử Trung Hoa qua các con đường đa dạng và dễ tiếp
nhận. Làm sao không bị hấp dẫn bởi những trang lịch sử Trung Hoa được trình bày
sinh động qua những bộ phim dã sử đầy kịch tính cùng những diễn viên nổi tiếng, xinh
đẹp?. Thật ngạc nhiên khi lịch sử nước ta không thiếu những vị anh hùng, những tích
Khóa luận tốt nghiệp Bộ môn Lí luận và Phƣơng pháp dạy học Lịch sử
Trang 7
trạng nguyên nhưng không được khai thác thành những bộ phim hay, những tác phẩm
dễ xem, dễ hiểu. Vậy thực trạng đó bắt nguồn từ đâu? Đã có rất nhiều ý kiến thể hiện
sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề dạy sử và học sử từ trước đến nay. Đặc biệt trong
những năm gần đây, khi nhìn vào kết quả học tập nói chung ở các khối trường phổ
thông và nhìn vào kết quả của các kỳ thi đại học nói riêng, toàn xã hội đã không thể
không chú ý đến bộ môn Lịch sử. Một thực trạng đó là: Kết quả học tập môn lịch sử
của học sinh rất yếu kém và đáng báo động. Vậy nguyên nhân là do đâu? Phải chăng
dạy sử và học sử hiện nay chưa tìm ra một “kim chỉ nam” chuẩn xác để định một
hướng đi chung? Như vậy, chúng ta thấy rằng: Dạy sử và học sử hiện nay đang thu hút
sự chú ý của toàn xã hội.
84 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1811 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn Lịch sử ở trường THPT qua việc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐH SƢ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LỊCH SỬ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
GVHD: Ths Đào Thị Mộng Ngọc
SVTH: Lò Đức Quốc Trƣờng
Lớp: Sử 4B – Khóa học: 2005 - 2009
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2009
Khóa luận tốt nghiệp Bộ môn Lí luận và Phƣơng pháp dạy học Lịch sử
Trang 1
LỜI CẢM ƠN
Lê-nin đã nói: “Học! Học nữa! Học mãi!”. Quả đúng là nhƣ
vậy! Học tập là một quá trình lâu dài của mỗi cá nhân kể từ thuở ấu
thơ cho đến hết cuộc đời. Nhƣng với tôi, quãng đời đẹp nhất thời đi
học là quãng đời sinh viên với biết bao kỷ niệm. Bốn năm học sắp
sửa trôi qua, chúng tôi_những sinh viên Lịch sử khóa học 31 đã
trƣởng thành hơn rất nhiều. Cùng chung sống trong đại gia đình
khoa Lịch Sử, chúng tôi đã đƣợc các thầy cô dạy bảo thật tận tình
không chỉ về những kiến thức chuyên môn mà cả những bài học làm
ngƣời thật sâu đậm và đằm thắm. Những bài học để trở thành những
thầy cô giáo có ích cho xã hội… Tôi tin rằng, không chỉ tôi mà tất cả
các bạn sinh viên cùng khóa học và tất cả sinh viên đã và đang học
tập tại khoa Lịch sử dù có ở bất cứ nơi đâu cũng sẽ đều nhớ về đại
gia đình này. Ở đó có những ngƣời thầy, ngƣời cô thật gần gũi và
thắm tình yêu thƣơng!
Qua khóa luận tốt nghiệp này, cho tôi đƣợc gửi lời tri ân tới
toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử trƣờng Đại học sƣ
phạm thành phố Hồ Chí Minh_những ngƣời thầy, ngƣời cô đã tận
tình dạy giỗ chúng tôi trong 4 năm học vừa qua. Và qua đây tôi cũng
xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành tới Thạc sĩ Đào Thị Mộng
Ngọc_ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn tôi thực hiện khóa luận tốt
nghiệp! Đồng thời, tôi cũng xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành nhất
tới PGS-TS Ngô Minh Oanh và các thầy cô trong tổ Lý luận và
phƣơng pháp dạy học Lịch sử, cùng các bạn đồng môn đã giúp đỡ
tôi trong quá trình học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp này!
Kính chúc quý thầy cô cùng toàn thể các bạn sức khỏe, niềm
hạnh phúc và sự thành công! Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Lò Đức Quốc Trƣờng
Khóa luận tốt nghiệp Bộ môn Lí luận và Phƣơng pháp dạy học Lịch sử
Trang 2
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Khóa luận tốt nghiệp Bộ môn Lí luận và Phƣơng pháp dạy học Lịch sử
Trang 3
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Khóa luận tốt nghiệp Bộ môn Lí luận và Phƣơng pháp dạy học Lịch sử
Trang 4
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM KHẢO
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
Khóa luận tốt nghiệp Bộ môn Lí luận và Phƣơng pháp dạy học Lịch sử
Trang 5
MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................................... 5
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 6
I. Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 6
II.Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................... 9
III. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 11
IV. Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 12
V. Bố cục .............................................................................................................. 12
CHƢƠNG I: TÌNH HÌNH DẠY-HỌC MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT VIỆT
NAM HIỆN NAY. NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ - MỘT
YÊU CẦU CẤP THIẾT............................................................................................. 14
I. Tình hình dạy – học môn Lịch sử ở trường THPT Việt Nam hiện nay ................ 14
II.Nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn Lịch sử ở trường THPT – Một yêu cầu cấp
thiết ........................................................................................................................ 20
CHƢƠNG II: NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG
THPT QUA VIỆC TỔ CHỨC CÁC CUỘC THI TÌM HIỂU VỀ LỊCH SỬ ............... 27
I. Quan niệm về các cuộc thi tìm hiểu nói chung .................................................... 27
I.1. Quan niệm về các cuộc thi tìm hiểu ............................................................. 27
I.2. Giới thiệu một số cuộc thi tìm hiểu đã được tổ chức .................................... 27
II.Nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử ở trường THPT qua việc tổ chức các cuộc thi
tìm hiểu về lịch sử .................................................................................................. 33
II.1. Ý nghĩa của việc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử trong dạy học môn
Lịch sử ở trường THPT ...................................................................................... 33
II.2. Cách thức tổ chức một cuộc thi tìm hiểu về lịch sử ở trường THPT ............. 38
III. Một số cuộc thi tìm hiểu về lịch sử đã được tổ chức .......................................... 52
CHƢƠNG III : VẬN DỤNG TỔ CHỨC “CUỘC THI TÌM HIỂU VỀ ĐẢNG VÀ
BÁC HỒ” Ở TRƯỜNG THPT .................................................................................. 61
I. Lý do chọn tổ chức “Cuộc thi tìm hiểu về Đảng và Bác Hồ” .............................. 61
II.Cách thức tổ chức cuộc thi tìm hiểu về Đảng và Bác Hồ tại trường THPT .......... 69
II.1. Công tác chuẩn bị ........................................................................................ 69
II.2. Phổ biến cuộc thi ......................................................................................... 71
II.3. Tổ chức cuộc thi .......................................................................................... 72
III. Tổ chức cuộc thi tìm hiểu về Đảng và Bác Hồ ở một số trường THPT trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh ................................................................................... 72
IV. Kết quả thu được từ cuộc thi ............................................................................. 73
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 81
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 83
Khóa luận tốt nghiệp Bộ môn Lí luận và Phƣơng pháp dạy học Lịch sử
Trang 6
MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Trong đời sống xã hội, lịch sử đóng một vai trò vô cùng quan trọng, nó vừa là
một công cụ của công tác sư phạm, lại có tác dụng giáo dục trí tuệ và tình cảm. Tri
thức lịch sử là một trong những bộ phận quan trọng nhất của nền văn hóa chung của
nhân loại và không có bộ phận quan trọng này thì không thể coi việc giáo dục con
người đã hoàn thành đầy đủ. Bác Hồ, lúc sinh thời đã rất quan tâm đến việc học và
truyền bá kiến thức lịch sử nước nhà. Câu thơ mở đầu trong quyển “Lịch sử nƣớc ta”
của Bác được xem là “Tuyên ngôn”, “Lời chỉ dẫn sƣ phạm” trong giáo dục lịch sử nói
chung, trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông nói riêng:
"Dân ta phải biết sử ta,
Cho tƣờng gốc tích nƣớc nhà Việt Nam"
Trước hết phải “biết” và trên cơ sở ấy để “tƣờng” (“hiểu sâu sắc”) lịch sử, từ
nguồn gốc dân tộc, từ thuở ban đầu dựng nước và rút ra những bài học, kinh nghiệm
quý báu cho cuộc sống hiện tại và tương lai… Lịch sử không chỉ góp phần phát triển
trí tuệ mà trong một chừng mực không nhỏ, còn là công cụ giáo dục tình cảm , đạo đức,
phẩm chất. Đó là giáo dục lòng yêu nước, trung thành với dân tộc, với cách mạng, với
Đảng…; là việc noi gương người xưa để hành động trong ngày nay. Vì vậy, từ xưa,
lịch sử được xem là “triết lí của việc noi gƣơng” (lịch sử treo “một tấm gƣơng sáng”
để người đời sau noi theo, qua những bài học kinh nghiệm rút ra từ quá khứ).
Lịch sử có vai trò to lớn như vậy, nhưng hiện nay trong xã hội và nhà trường,
môn Lịch sử vẫn còn bị xem là môn phụ. Học sinh thì học chiếu lệ, dạy học Lịch sử thì
chưa được quan tâm đúng mức. Giới trẻ hầu như chỉ tiếp cận với lịch sử đất nước qua
các bài giảng của thầy cô trong nhà trường và sách giáo khoa Lịch sử. Trong khi đó,
học sinh lại biết nhiều về lịch sử Trung Hoa qua các con đường đa dạng và dễ tiếp
nhận. Làm sao không bị hấp dẫn bởi những trang lịch sử Trung Hoa được trình bày
sinh động qua những bộ phim dã sử đầy kịch tính cùng những diễn viên nổi tiếng, xinh
đẹp?... Thật ngạc nhiên khi lịch sử nước ta không thiếu những vị anh hùng, những tích
Khóa luận tốt nghiệp Bộ môn Lí luận và Phƣơng pháp dạy học Lịch sử
Trang 7
trạng nguyên nhưng không được khai thác thành những bộ phim hay, những tác phẩm
dễ xem, dễ hiểu. Vậy thực trạng đó bắt nguồn từ đâu? Đã có rất nhiều ý kiến thể hiện
sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề dạy sử và học sử từ trước đến nay. Đặc biệt trong
những năm gần đây, khi nhìn vào kết quả học tập nói chung ở các khối trường phổ
thông và nhìn vào kết quả của các kỳ thi đại học nói riêng, toàn xã hội đã không thể
không chú ý đến bộ môn Lịch sử. Một thực trạng đó là: Kết quả học tập môn lịch sử
của học sinh rất yếu kém và đáng báo động. Vậy nguyên nhân là do đâu? Phải chăng
dạy sử và học sử hiện nay chưa tìm ra một “kim chỉ nam” chuẩn xác để định một
hướng đi chung? Như vậy, chúng ta thấy rằng: Dạy sử và học sử hiện nay đang thu hút
sự chú ý của toàn xã hội.
Xuất phát từ thực trạng đó, Bộ Giáo dục - Đào tạo và các ban ngành liên quan
đã có những biện pháp để nâng cao hiệu quả dạy sử và học sử ở trường phổ thông. Đã
và đang có rất nhiều cá nhân và tổ chức chú ý đến vấn đề này. Đặc biệt, đội ngũ những
nhà giáo, mà trực tiếp nhất là các thầy cô giáo dạy sử hiện nay cũng đang nỗ lực để tìm
ra con đường và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học môn Lịch sử. Và trên
thực tế đã xuất hiện nhiều quan niệm, phương pháp dạy và học Lịch sử mới đáp ứng
phần nào những đòi hỏi đó. Tuy vậy, khoa học luôn đòi hỏi phải tìm ra nhiều con
đường, biện pháp mới để áp dụng vào thực tiễn cho kết quả cao. Vì thế, việc tìm ra
những con đường, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả học tập và giảng dạy bộ môn
lịch sử là hết sức quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian
sắp tới.
“Với tinh thần không chờ đợi và cầu toàn chúng ta có thể làm ngay đƣợc những
gì để nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử thì các thầy cô dạy sử cũng không nề hà”1. Đó
cũng là những trăn trở, suy tư của PGS.TS Ngô Minh Oanh (Trưởng khoa Lịch Sử) và
các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.
Mỗi thầy cô giáo hay nhiều nhà giáo dục, nhà khoa học, những người quan tâm đến
nền giáo dục đều có những suy nghĩ và hành động thực tế để góp phần chung tay đưa
môn Lịch Sử được đạt đúng với vị trí và vai trò của nó.
1
PGS.TS Ngô Minh Oanh (Chủ biên)_“Con đường và biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử ở trường
phổ thông”, NXB ĐHSP tp HCM, trang 2
Khóa luận tốt nghiệp Bộ môn Lí luận và Phƣơng pháp dạy học Lịch sử
Trang 8
Là một sinh viên đang học tập, nghiên cứu về bộ môn Lịch sử và trong năm tới
đây sẽ bắt đầu là một giáo viên trực tiếp tham gia vào quá trình giảng dạy bộ môn Lịch
sử ở trường THPT, tôi cũng đang có những suy nghĩ về việc dạy sử và học sử hiện nay.
Tôi cũng mong muốn tìm sẽ tìm ra con đường, biện pháp tích cực, hiệu quả áp dụng
cho công việc của mình sau này và tìm ra được nhiều hướng đi hơn cho tư duy của bản
thân trong quá trình giảng dạy bộ môn Lịch Sử ở trường phổ thông.
Ở các trường phổ thông hiện nay, nhiều quan niệm, phương pháp dạy học,
nhiều phương tiện kỹ thuật mới đã được áp dụng và bước đầu đã mang lại những hiệu
quả thiết thực cho quá trình giảng dạy và học tập bộ môn. Quá trình sử dụng công
nghệ thông tin trong dạy học bộ môn là một xu thế tất yếu hiện nay và trong tương lai
đã mang lại những hiệu quả to lớn. Hay áp dụng nguyên tắc dạy học liên môn, dạy học
nêu vấn đề, dạy học theo nhóm…cũng đã góp phần tích cực vào quá trình tìm ra con
đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học môn Lịch Sử. Trong những năm gần đây,
đặc biệt là ở các thành phố lớn, một hướng góp phần nâng cao hiệu quả dạy học bộ
môn ở trường THPT là việc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử. Đó có thể coi là
một biện pháp góp phần “tích cực hóa” các hoạt động của học sinh. Việc tổ chức các
cuộc thi phù hợp với học sinh các khối lớp hoặc học sinh toàn trường sẽ gây được
hứng thú cho học sinh đối việc việc đọc tài liệu tham khảo, tạo cho mỗi học sinh, mỗi
tập thể lớp, khối lớp tinh thần thi đua với nhau để đạt thành tích cao… Như vậy, nâng
cao hiệu quả dạy học bộ môn Lịch sử ở trường THPT qua việc tổ chức các cuộc thi tìm
hiểu về Lịch sử cũng là một hướng đi nhằm nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn và góp
phần thu hút đông đảo sự quan tâm của học sinh, phụ huynh, gia đình và xã hội.
Với những lý do trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả dạy
học bộ môn Lịch sử ở trƣờng THPT qua việc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về lịch
sử” để thực hiện bài khóa luận tốt nghiệp của mình. Từ việc tìm hiểu về thực trạng của
việc dạy và học môn Lịch sử hiện nay, tôi nêu ra một “hƣớng đi mới” góp phần vào
quá trình tìm ra những con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn ở
trường THPT hiện nay.
Khóa luận tốt nghiệp Bộ môn Lí luận và Phƣơng pháp dạy học Lịch sử
Trang 9
II. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Mong muốn tìm ra những con đường, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy
học bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông là vấn đề chung của những nhà giáo dục - đào
tạo và nhiều tổ chức, ban ngành có liên quan. Đã có nhiều bài viết, nhiều công trình
nghiên cứu về vấn đề này. Tất cả những bài viết, những công trình nghiên cứu ấy đều
hướng tới việc tìm hiểu thực trạng của việc dạy và học Lịch sử hiện nay, từ đó đi tìm
nguyên nhân và cuối cùng nêu ra những đề xuất, giải pháp nhằm khắc phục thực trạng
của việc dạy và học bộ môn Lịch sử. Những công trình nghiên cứu ấy là tâm huyết của
nhiều nhà giáo dục có trách nhiệm với nghề nghiệp của bản thân và tương lai của đất
nước.
Giáo trình “Phƣơng pháp dạy học Lịch sử”_GS Phan Ngọc Liên (Chủ biên)
cũng đã trình bày nhiều vấn đề về lý luận, quan niệm tư tưởng, tri thức về nghiệp
vụ…Ở đó cũng trình bày một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn.
Cuốn sách phản ánh tình hình thực tế của công tác giảng dạy Lịch sử ở trường phổ
thông và việc rèn luyện nghiệp vụ. Đây là nguồn tư liệu hết sức quý báu cho những
giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch sử, giúp người tiếp cận nó đúc rút được về mặt lý
luận và kinh nghiệm dạy học để tác nghiệp…
Với mong muốn góp phần nhỏ giúp giáo viên lịch sử ở các trường PT có thể
thực hiện công việc dạy học của mình đạt kết quả tốt và giúp sinh viên, học sinh…có
nguồn tài liệu tham khảo, GS Nguyễn Thị Côi cùng các đồng nghiệp đã viết cuốn sách
“Các con đƣờng, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trƣờng PT”. Nội
dung gồm 2 phần: Phần I (4 chương): Trên cơ sở những vấn đề lý luận cần thiết, tác
giả đi sâu gợi mở các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở phổ
thông; Phần II: Bài học lịch sử trong thực tiễn dạy học ở trường phổ thông. Tác giả đi
sâu giới thiệu, phân tích những bài học lịch sử trong thực tiễn dạy học ở trường phổ
thông đã được đánh giá đạt hiệu quả.
Cuốn sách “Con đƣờng và biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở
trƣờng phổ thông” - PGS.TS Ngô Minh Oanh (Chủ biên) và các tác giả thuộc tổ Lí
luận và Phương pháp dạy học Lịch sử, khoa Lịch sử trường Đại học sư phạm thành
Khóa luận tốt nghiệp Bộ môn Lí luận và Phƣơng pháp dạy học Lịch sử
Trang 10
phố Hồ Chí Minh xuất bản tháng 1/2006 đã trình bày một số con đường và biện pháp
nâng cao hiệu quả dạy và học lịch sử ở trường THPT như:dạy học lịch sử theo hướng
tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh; vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn
để nâng cao hiệu quả học tập dạy học lịch sử; sử dụng kiến thức lịch sử thế giới để dạy
tốt lịch sử Việt Nam ở trường THPT, sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch
sử…
Những công trình nghiên cứu trên đây đã góp phần phục vụ rất hữu ích cho
công việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập của nhiều giáo viên bộ môn, sinh viên các
trường Đại học – Cao đẳng (những người có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập
bộ môn Lịch sử ở trường THPT)... Trong những năm gần đây, với sự phát triển của
khoa học công nghệ và truyền thông, thì việc nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn đã
gặp được những thuận lợi nhất định. Đó là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá
trình dạy và học bộ môn Lịch sử. Những ứng dụng ấy đã phần nào mang lại những kết
quả tích cực. Giáo viên phổ thông sử dụng phần mềm Powerpoint để đưa nội dung bài
giảng và những minh họa sinh động như hình ảnh, các thước phim tư liệu trong quá
trình giảng dạy… từ đó đã thu hút sự chú ý học tập của học sinh nhiều hơn. Với xu
hướng đó, nhiều công trình nghiên cứu về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong
dạy học Lịch sử, xây dựng thư viện điện tử trực tuyến trên các trang web… đã được
thực hiện. Khoa L