Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất giấy và giấ bao bì ở tỉnh Bắc Ninh

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất giấy và bao bì phát triển từ các làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Để chỉ rõ được thực trạng năng lực cạnh tranh trong ngành giấy của các công ty này, nghiên cứu sẽ khảo sát, mô tả 3 công ty đại diện với các sản phẩm tương đồng. Bằng việc sử dụng các phương pháp phân tích định tính và định lượng, xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh, phân tích môi trường cạnh tranh, nghiên cứu đã chỉ ra rằng: năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp này chủ yếu dựa vào Kinh nghiệm lâu năm, lấy chất lượng và kĩ năng sản xuất của người lao động để làm năng lực cạnh tranh về chất lượng sản phẩm. Điểm hạn chế trong năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp này là thiếu mặt bằng, thiếu vốn và hiểu biết về công nghệ, thị trường nước ngoài để mở rộng sản xuất, thay đổi sản phẩm. Đặc biệt chưa có bộ phận Marketing chuyên nghiệp, thực hiện bán hàng chủ yếu dựa vào mối quan hệ với khách hàng truyền thống, thị trường đầu ra chủ yếu phụ thuộc vào các doanh nghiệp xuất khẩu khác và Trung Quốc, tính bền vững không cao. Nghiên cứu đã đề xuất khuyến nghị để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp giấy ở các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh, các doanh nghiệp cần tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi của tỉnh, của ngành giấy để đầu tư dây truyền công nghệ, tổ chức bộ máy quản trị theo mô hình doanh nghiệp, thành lập bộ phận marketing, mở rộng các đại lý và nghiên cứu thị trường trong nước và ở nước ngoài

pdf8 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 302 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất giấy và giấ bao bì ở tỉnh Bắc Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên mục: Quản trị KD & Marketing - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 10 (2019) 67 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT GIẤY VÀ GIẤ BAO B Ở TỈNH BẮC NINH Trần Văn Quy t1, Nguyễn Tiên Phong2 Nguyễn Văn Kiền3, Tóm tắt Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất giấy và bao bì phát triển từ các làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Để chỉ rõ được thực trạng năng lực cạnh tranh trong ngành giấy của các công ty này, nghiên cứu sẽ khảo sát, mô tả 3 công ty đại diện với các sản phẩm tương đồng. Bằng việc sử dụng các phương pháp phân tích định tính và định lượng, xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh, phân tích môi trường cạnh tranh, nghiên cứu đã chỉ ra rằng: năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp này chủ yếu dựa vào Kinh nghiệm lâu năm, lấy chất lượng và kĩ năng sản xuất của người lao động để làm năng lực cạnh tranh về chất lượng sản phẩm. Điểm hạn chế trong năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp này là thiếu mặt bằng, thiếu vốn và hiểu biết về công nghệ, thị trường nước ngoài để mở rộng sản xuất, thay đổi sản phẩm. Đặc biệt chưa có bộ phận Marketing chuyên nghiệp, thực hiện bán hàng chủ yếu dựa vào mối quan hệ với khách hàng truyền thống, thị trường đầu ra chủ yếu phụ thuộc vào các doanh nghiệp xuất khẩu khác và Trung Quốc, tính bền vững không cao. Nghiên cứu đã đề xuất khuyến nghị để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp giấy ở các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh, các doanh nghiệp cần tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi của tỉnh, của ngành giấy để đầu tư dây truyền công nghệ, tổ chức bộ máy quản trị theo mô hình doanh nghiệp, thành lập bộ phận marketing, mở rộng các đại lý và nghiên cứu thị trường trong nước và ở nước ngoài. Từ khóa: Năng lực cạnh tranh, ngành giấy, giấy bao bì, giấy kraft, khu công nghiệp Bắc Ninh. COMPETITIVENESS OF ENTERPRISES MANUFACTURING PAPER AND PACKAGING PAPER IN BAC NINH PROVINCE Abstract This study was conducted to analyze and assess the competitiveness of paper and package manufacturers developed from craft villages in Bac Ninh province. In order to clearly identify the current state of competitiveness in paper industry of these manufacturers, the study will examine and describe 3 representative companies with similar products. By using qualitative and quantitative analysis methods, building a competitive image matrix, analyzing the competitive environment, the study has shown that the competitiveness of these manufacturers is mainly based on their long-term experience, taking the quality and production skills of employees to be the competitiveness of product quality. The limitation in the competitiveness of these manufacturers is the lack of space, lack of capital and knowledge of technology and potential foreign markets to expand their production and develop new products. Especially, they don’t have a professional marketing department, sales are mainly based on the relationship with traditional customers, the output markets mainly depend on other export enterprises and China, the sustainability is not high. The study recommends that to improve the competitiveness of paper manufacturers in industrial zones in Bac Ninh province, they need to access preferential capital of the province and the paper industry to invest in industrial production lines, technology; their administrative mechanism must be organized as enterprise structure; they also must establish a marketing department, expand agent system and research domestic and overseas markets. Key words: Competitiveness, paper industry, packaging paper, kraft paper, Bac Ninh industrial zone. JEL classification: L1, E22, C1 1. Đặt vấn đề Trong xu thế hội nhập, Việt Nam có những cơ hội lớn để phát triển, song cũng đặt ra cho các doanh nghiệp nói chung cũng như các công ty sản xuất giấy nói riêng những cơ hội và thách thức lớn của sân chơi toàn cầu. Ngay sau khi lộ trình gia nhập AFTA được thực hiện kể từ ngày 1/7/2003 với việc thuế nhập khẩu giảm từ 40% xuống còn 20%, sản xuất giấy trong nước gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt của giấy ngoại nhập khẩu từ Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc ngay trên thị trường nội địa. Thách thức ngày càng lớn hơn khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO vào ngày 7/11/2006 làm mức thuế nhập khẩu các loại giấy giảm xuống chỉ còn 20 - 25%. Để tồn tại và phát triển ngành giấy Việt Nam không còn con Chuyên mục: Quản trị KD & Marketing - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 10 (2019) 68 đường nào khác là phải chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường. [5], [4]. Tỉnh Bắc Ninh, là nơi có nhiều doanh nghiệp giấy phát triển từ quy mô sản xuất hộ gia đ nh, DN tư nhân, cơ sở sản xuất nhỏ với năng lực sản xuất từ 300 đến 10.000 tấn/năm, công nghệ truyền thống, thiếu tổ chức sản xuất theo quy mô doanh nghiệp hiện đại. Phần lớn các DN sản xuất giấy ở Bắc Ninh đang áp dụng công nghệ xeo giấy truyền thống, quy trình sản xuất sản phẩm bị cắt giảm, thiết bị không đồng bộ,... một số thiết bị đã được cải tiến nhưng về công nghệ không thay đổi, khả năng tận thu nguồn nguyện liệu còn hạn chế. Như vậy, với những yêu cầu về phát triển bền vững với công nghệ xanh đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất giấy phải đầu tư thay đổi công nghệ, tổ chức lại sản xuất mới đứng vững được trên thị trường cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh trong ngành giấy. 2. Tổng quan tài liệu về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Có nhiều khung lý thuyết dùng để nghiên cứu và phân tích NLCT ở cấp độ DN.Trong đó, lý thuyết nguồn lực cạnh tranh đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới cũng như tại Việt Nam sử dụng, để phân tích các yếu tố góp phần tạo nên NLCT của DN trong môi trường kinh doanh có nhiều thay đổi [1], [5]. Lý thuyết về nguồn lực của DN tập trung phân tích cạnh tranh dựa vào các yếu tố bên trong được thể hiện ở nhiều dạng khác nhau. Grant (1991) chia chúng ra thành hai nhóm: hữu hình và vô hình, trong đó, nguồn lực hữu hình bao gồm nguồn lực về tài chính như vốn tự có và khả năng vay vốn của DN; nguồn vật chất hữu hình bao gồm những tài sản sản xuất hữu hình của DN có thể đem lại lợi thế về chi phí sản xuất như qui mô,vị trí, mức độ tinh vi về kỹ thuật, tính linh hoạt của nhà máy sản xuất, của trang thiết bị, nguyên vật liệu đầu vào. Nguồn lực vô hình bao gồm công nghệ, danh tiếng, và nhân lực của DN. Nguồn lực về công nghệ bao gồm sở hữu trí tuệ, bằng phát minh, sáng chế,Nguồn lực về danh tiếng bao gồm việc sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng về dịch vụ, chất lượng, độ tin cậy, thiết lập được mối quan hệ tốt với khách hàng, nhà cung cấp, ngân hàng, chính quyền,Nguồn lực về nhân sự bao gồm kiến thức, kỹ năng của nhân viên, khả năng thích hợp của nhân viên với tính linh hoạt trong chiến lược, lòng trung thành của nhân viên,Lý thuyết nguồn lực liên tục được phát triển và được mở rộng trong thị trường động và hình thành nên lý thuyết năng lực động. Eisenhardt & Martin (2000) đã chỉ ra rằng nguồn lực có thể trở thành năng lực động là những nguồn lực thỏa mãn bốn đặc điểm, đó là: Có giá trị, hiếm, khó thay thế, và khó bị bắt chước, thường gọi tắt là VRIN (Valuable, Rare, Inimitable, Nonsubstitutable). Có rất nhiều nghiên cứu về các yếu tố có khả năng tạo nên nguồn năng lực động của DN và ảnh hưởng đến NLCT, như: định hướng thị trường và định hướng học hỏi của DN (Celuch, 2002); năng lực sáng tạo (Hult, 2004); chất lượng mối quan hệ, nguồn nhân lực, nguồn lực vật chất (Nguyễn Thị Mai Trang, 2004); định hướng toàn cầu, hợp tác quốc tế, tri thức về thị trường quốc tế, khả năng phản ứng với thị trường quốc tế (Yeniyurt, Cavusgil & Hult, 2005). Tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của nguồn năng lực động đến NLCT của các DN. Cụ thể, Hồ Trung Thành (2012) đã đề xuất các tiêu chí đánh giá NLCT động của các DN ngành Công thương gồm: năng lực sáng tạo, định hướng học hỏi, sự hội nhập toàn diện, năng lực marketing, định hướng kinh doanh và kết quả kinh doanh [11]. Trong nghiên cứu Nguyễn Đ nh Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2009) về năng lực động đã cho thấy các nhân tố định hướng kinh doanh, năng lực marketing, kết quả kinh doanh, năng lực sáng tạo, định hướng học hỏi, kỳ vọng cơ hội WTO, nguồn lực tài chính, năng lực nghiên cứu và phát triển có ảnh hưởng đến NLCT của các DN trên địa bàn TP Hồ Chí Minh [17]. Huỳnh Thị Thúy Hoa (2009) thực hiện nghiên cứu về mô h nh NLCT động của DN Siemens Việt Nam đã chứng minh năm nhân tố là năng lực marketing, định hướng kinh doanh, năng lực sáng tạo, năng lực tổ chức dịch vụ và danh tiếng DN có ảnh hưởng đến NLCT động của DN này. Tóm lại, có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DN, trong đó các nhân tố: (1) mối quan hệ, (2) năng lực marketing, (3) danh tiếng doanh nghiệp, (4) năng lực nghiên cứu và phát triển, (5) nguồn nhân lực, (6) các nguồn lực vật chất, (7) năng lực điều hành quản lý, và (8) năng lực tài chính đã được chứng minh là có ảnh hưởng quan trọng đến NLCT của các DN Việt Nam. Vì thế, trong nghiên cứu này 8 nhân tố trên được tác giả đưa vào mô h nh phân tích để đánh giá NLCT theo các yếu tố thành phần của các doanh nghiệp giấy tại khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Nguồn số liệu và phương pháp thu thập Hiện tại tỉnh Bắc Ninh có khoảng hơn 53 DN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất giấy và Chuyên mục: Quản trị KD & Marketing - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 10 (2019) 69 bao b giấy. Tuy nhiên, tác giả chỉ chọn ra 3 DN có quy mô khá tương đồng và có đặc điểm chung là sản xuất các sản phẩm từ giấy Kraft lâu đời và chuyển đổi mô h nh từ hộ sản xuất phát triển thành doanh nghiệp. Đó là Công ty TNHH Nam Long ở KCN Phú Lâm, huyện Tiên Du, Xí nghiệp giấy Quang Huy ở khu công nghiệp Phong Khê, xã Phong Khê thành phố Bắc Ninh và Công ty TNHH sản xuất giấy và bao b Việt Thắng ở Xã Phú Lâm, huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh (gọi ngắn gọn là Công ty Việt Thắng). Để phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của các DN, các dữ liệu thứ cấp được sử dụng nhằm đánh giá năng lực về vốn, lao động, kĩ thuật, tổ chức sản xuất...Để định vị h nh ảnh cạnh tranh trên thị trường ngành giấy bao b , tác giả đã sử dụng phương pháp chuyên gia kết hợp phỏng vấn và điều tra các lãnh đạo doanh nghiệp, công nhân lành nghề và khách hàng theo bản câu hỏi đã chuẩn bị sẵn. Thông qua phương pháp chuyên gia chọn ra các điểm mạnh điểm yếu, cơ hội, thách thức, phân loại và cho điểm mức độ quan trọng để lập ma trận IFE, EFE. Tổng số mẫu nghiên cứu là 205 người. 3.2. Phương pháp ph n tích số liệu Ngoài sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, thống kê so sánh để làm rõ thực trạng năng lực sản xuất, kinh doanh, đặc điểm sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất giấy ở tỉnh Bắc Ninh, nghiên cứu sử dụng các ma trận các yếu tố bên ngoài, bên trong và xây dựng ma trận h nh ảnh cạnh tranh cho các doanh nghiệp sản xuất giấy bao b của tỉnh Bắc Ninh. (i) Xác định ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE), các chuyên gia cho điểm từ 1 đến 4 cho từng yếu tố, trọng số của mỗi yếu tố tùy thuộc vào mức độ phản ứng của mỗi công ty với yếu tố, trong đó 4 là phản ứng tốt nhất, 3 là phản ứng trên trung bình, 2 là phản ứng trung bình, 1 là phản ứng yếu. Phân loại tầm quan trọng theo thang điểm từ 0,0 ( Không quan trọng) đến 1.0 ( Rất quan trọng) cho từng yếu tố [16], [17]. Tầm quan trọng của mỗi yếu tố tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của yếu tố đó tới sự cạnh tranh của các DN sản xuất giấy và sản phẩm giấy bao b ở tỉnh Bắc Ninh. Tổng số điểm của ma trận không phụ thuộc vào số lượng các yếu tố có trong ma trận, cao nhất là điểm 4 và thấp nhất là điểm 1. * Nếu tổng số điểm nằm trong khoảng từ 3 tới 4, thì DN đang phản ứng tốt với những cơ hội và nguy cơ; * Nếu tổng số điểm từ 2 tới dưới 3, DN đang phản ứng trung bình với những cơ hội và nguy cơ; * Nếu tổng số điểm dưới 2, DN đang phản ứng yếu kém với những cơ hội và nguy cơ. (ii) Xác định ma trận các yếu tố bên trong (IFE), các chuyên gia cho điểm xác định trọng số cho từng yếu tố theo thành điểm từ 1 tới 4, trong đó 4 là rất mạnh, 3 điểm là khá mạnh, 2 điểm là khá yếu, 1 điểm là rất yếu. Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 ( rất quan trọng) cho từng yếu tố [19], [10]. Tầm quan trọng của những yếu tố này phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới sự thành công của doanh nghiệp trong ngành giấy. Tổng số điểm của ma trận nằm trong khoảng từ diểm 1 đến diểm 4, kết quả đánh giá về điểm manh/ điểm yếu được phân loại như sau: - Nếu tổng số điểm dưới 2,5 điểm, DN yếu về những yếu tố nội bộ - Nếu tổng số diểm trên 2,5 điểm DN mạnh về các yếu tố nội bộ. (iii) Xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh (CPM) cho các DN giấy bao b Sau khi xác định khoảng 10 yếu tố chính có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng cạnh tranh của DN trong ngành sẽ tiến hành pân loại tầm quan trọng từ 0,0 (Không quan trọng) đến 1,0 (Rất quan trọng) cho từng yếu tố. Tầm quan trọng của mỗi yếu tố tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của yếu tố đến khả năng cạnh tranh của DN trong ngành. Các chuyên gia xác định trọng số từ 1 đến 4 cho từng yếu tố, trọng số của mỗi yếu tố tùy thuộc vào khả năng của công ty với yếu tố, trong đó 4 là tốt, 3 là trên trung bình, 2 là trung bình, 1 là yếu. Sau khi xác định được tổng điểm của ma trận, chúng ta sẽ tiến hành so sánh năng lực cạnh tranh của các DN trên thị trường. 4. K t quả nghiên cứu và thảo luận 4.1. Về chất lượng và giá cả sản phẩm giấy Số liệu khảo sát cho thấy 60% khách hàng đánh giá sản phẩm giấy của cả 3 DN có sức cạnh tranh về giá trên thị trường. Nhưng sức cạnh tranh này còn thiếu tính bền vững khi các chỉ tiêu quan trọng đã bị bỏ qua. Đó là các chỉ tiêu phản ánh sự nghiên cứu thị trường, đánh giá nhu cầu khách hàng, chiến lược định giá thấp chưa chính xác. Và đây là một hạn chế của các DN giấy ở tỉnh Bắc Ninh phát triển lên từ mô hình hộ sản xuất. Các DN này vẫn làm theo thói quen cũ, cách tổ chức quản lý cũ, bị động về sự biến động của thị trường, thiếu thông tin về giá sản phẩm của các đối thủ ngoại, các tập đoàn lớn. 4.2. Năng lực tài chính Theo số liệu nghiên cứu, phần lớn các doanh nghiệp sản xuất giấy bao b ỏ tỉnh Bắc Ninh hoạt động với quy mô nhỏ, tổng nguồn vốn Chuyên mục: Quản trị KD & Marketing - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 10 (2019) 70 dưới 100 tỉ và nguồn vốn chủ sở hữu chiếm gần 51%. Tốc độ tăng trưởng của tổng nguồn vốn b nh quân các doanh nghiệp đạt 12%, nhưng tỷ lệ tăng nợ phải trả cũng cao (xấp xỉ 15%). Nh n chung, số liệu này cho thấy các doanh nghiệp này vẫn chủ động được nguồn vốn để sản xuất và giữ vững thị trường truyền thống. Tuy nhiên để có thể mở rộng sản xuất và cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn đến từ nước ngoài các doanh nghiệp này sẽ gặp nhiều khó khăn. 4.3. Thị ph n của các doanh nghiệp giấy Biểu đồ 1, so sánh thị phần của DN TNHH Nam Long và các đối thủ cạnh tranh trên thị trường có thể thấy được hiện nay thị phần giấy Kraff của DN đang đạt mức 4,8% cao hơn cả DN Việt Thắng và XN giấy Quang Huy. Đối với giấy Duplex thị phần của DN TNHH Nam Long đạt 1,4% trong tổng số 53 doanh nghiệp có sản phẩm giấy này, thấp hơn cả XN giấy Quang Huy và DN Việt Thắng. Điều này chưa hẳn là đáng lo bởi v sản phẩm giấy này chưa phải là sản phẩm chủ lực cũng như chưa có nhiều kinh nghiệm sản xuất, thị trường chưa quen với thương hiệu giấy Duplex của Nam Long. Đối với sản phẩm giấy Bao b Carton sóng, DN TNHH Nam Long đã đầu tư dây truyền công nghệ mới và tận dụng được nhu cầu của các doanh nghiệp sản xuất hàng công nghiệp trên địa bàn thị phần của DN đã đạt được là 3,7% sau DN Việt Thắng. Có thể thấy rằng, việc cạnh tranh hiện nay giữa các DN nội, giữa DN nội với DN nước ngoài và nhập khẩu là cực kì gay gắt. Cho nên, các DN sản xuất sản phẩm giấy nói chung và DN sản xuất giấy ở tỉnh Bắc Ninh nói riêng, luôn luôn phải vận động, tìm kiếm và quan sát thị trường để giành lấy thị phần cho riêng mình. Bởi trong nền kinh tế hiện nay, nếu DN không ra sức cạnh tranh quyết liệt thì sẽ không thể tồn tại và đứng vững được trên thị trường. Biểu đồ 1. Thị phần giấy bao bì của các DN ở tỉnh Bắc Ninh Nguồn: Sở Công thương tỉnh Bắc Ninh 4.4. Ph n tích môi trường cạnh tranh của DN sản xuất giấy và giấy bao bì Dưới đây là phân tích đánh giá về các yếu tố bên ngoài DN có ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường. 0 20 40 60 80 100 Giấy Kraft Giấy duplex Bao bì carton sóng In Flexo Bột giấy nguyên liệu tái chế 4.8 1.4 3.7 1.2 3.7 1.8 2.2 1.2 3.6 1.2 3.5 2.2 4.5 2.1 0.5 89.9 94.2 90.6 93.1 94.6 Công ty và xí nghiệp giấy khác CTY TNHH SX Giấy & Bao b Việt Thắng XN Giấy Quang Huy Công ty TNHH Nam Long Chuyên mục: Quản trị KD & Marketing - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 10 (2019) 71 Bảng 1: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) của các doanh nghiệp giấy bao bì ở tỉnh Bắc Ninh STT Các y u tố môi trường bên ngoài ảnh hưởng đ n DN Mức độ quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng 1 Chính sách của chính phủ, của địa phương 0,10 2 0,20 2 Vị trí địa lý 0,10 3 0,30 3 Môi trường chính trị - pháp luật ổn định 0,08 3 0,24 4 Đặc điểm của địa phương 0,08 4 0,32 5 Xu hướng chú trọng chất lượng của khách hàng 0,12 4 0,48 6 Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế (Suy thoái, khủng hoảng) 0,09 1 0,09 7 Sự phát triển của công nghệ sản xuất giấy 0,11 3 0,33 8 Sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ trên địa bàn 0,10 2 0,20 9 Sự thay đổi thị hiếu và nhu cầu thị trường 0,11 2 0,22 10 Lãi suất ngân hàng 0,12 2 0,24 Tổng cộng điểm 1,00 2,62 Đánh giá: Tổng số điểm quan trọng của công ty là: 2,62 cho thấy các chiến lược mà các DN sản xuất giấy và giấy bao bì ở tỉnh Bắc Ninh đang triển khai phản ứng với các yếu tố bên ngoài chỉ ở mức trung bình Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ ý kiến chuyên gia, nhà quản lý Số liệu cho thấy “Xu hướng chú trọng chất lượng của khách hàng” và “Lãi suất ngân hàng” là hai yếu tố môi trường bên ngoài quan trọng nhất ảnh hưởng đến doanh nghiệp, với mức độ quan trọng là 0,12. Theo ý kiến nghi nhận được từ cuộc phỏng vấn các doanh nghiệp ngành giấy, các doanh nghiệp đã quan tâm nhiều tới yêu cầu của thị trường cũng như nhận thức được sức mạnh của nguồn lực tài chính đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của DN trong giai đoạn hiện nay. Tổng điểm quan trọng là 2,62 (so với mức trung b nh của ngành giấy là 2,5), điều này cho thấy họ đã có phản ứng tương cao trong việc nỗ lực tận dụng cơ hội và né tránh các mối đe dọa từ bên ngoài. Đối với môi trường bên ngoài cho thấy, “Nguồn vốn cho DN” và “Uy tín của DN trên thị trường” là hai yếu tố môi trường nội bộ quan trọng nhất, với mức độ quan trọng lần lượt bằng 0,23 và 0,19. Theo như giải thích của lãnh đạo DN 2 yếu tố này là rất quan trọng đối với mỗi DN sản xuất sản phẩm giấy, đặc biệt là các DN với quy mô nhỏ như Nam Long. Theo giám đốc của DN, với giá trị cốt lõi lấy uy tín chất lượng làm thương hiệu, trong những năm qua DN đã vượt qua được nhiều khó khăn do thị trường biến động, áp lực từ doanh nghiệp nhập khẩu. Trong thời gian tới, DN vẫn tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm bằng việc sử dụng đội ngũ công nhân lành nghề, cải tiến dây truyền sản xuất, lên kế hoạch mua sắm thiết bị mới từ các nước phát triển. Bảng 2: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) của các doanh nghiệp giấy bao bì ở tỉnh Bắc Ninh STT Các y u tố bên trong ảnh hưởng đ n DN Mức độ quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng 1 Máy móc thiết bị, dây truyền sản xuất 0,15 2 0,30 2 Nă
Tài liệu liên quan