Nông nghiệp là ngành sản xuất đóng vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Trong những năm gần đây sản xuất nông nghiệp đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Sản lượng lương thực tăng nhanh không chỉ đủ ăn trong nước mà còn xuất khẩu. Sản phẩm các loại cây công nghiệp cũng tăng lên đáng kể. Mặt hàng thủy sản, chăn nuôi các loại cũng đang chiếm tỷ trọng lớn trong nông sản xuất khẩu của cả nước. Những thành tựu đó là kết quả nỗ lực của ngành nông nghiệp mà trực tiếp là các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp trên cả nước trong đó hợp tác xã nông nghiệp đóng một vai trò hết sức quan trọng.
Hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) là tổ chức kinh tế tập thể do nông dân tự nguyện lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự hướng dẫn giúp đỡ của nhà nước, hoạt động theo nguyên tắc tự quản lý, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh, có tư cách pháp nhân, bình đẳng trước pháp luật, có trách nhiệm phát huy tính ưu việt của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.
Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, hợp tác xã nông nghiệp đã và đang tồn tại một cách khách quan trong nền nông nghiệp Việt Nam. Qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài với nhiều thăng trầm, hợp tác xã nông nghiệp vẫn tỏ ra là một hình thức làm ăn tập thể có vai trò quan trọng trong nông nghiệp. Hợp tác xã nông nghiệp đóng vai trò lớn trong việc củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất trong nông nghiệp, là nơi nương tựa quan trọng của người nông dân, và là nơi tạo ra nhiều nông sản cho xã hội.
Để phát huy vai trò quan trọng của kinh tế hợp tác, tạo cơ sở pháp lý cho việc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, năm 1996 Luật hợp tác xã đã ra đời đánh dấu sự thay đổi rất lớn về phương thức hoạt động hợp tác xã.
10 trang |
Chia sẻ: thuylinhqn23 | Lượt xem: 470 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Năng lực hoạt động kinh doanh của các hợp tác xã nông nghiệp ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 28, 2005
NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC HỢP TÁC XÃ
NÔNG NGHIỆP Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ
Lê Thị Kim Liên, Nguyễn Khắc Hoàn
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nông nghiệp là ngành sản xuất đóng vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Trong những năm gần đây sản xuất nông nghiệp đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Sản lượng lương thực tăng nhanh không chỉ đủ ăn trong nước mà còn xuất khẩu. Sản phẩm các loại cây công nghiệp cũng tăng lên đáng kể. Mặt hàng thủy sản, chăn nuôi các loại cũng đang chiếm tỷ trọng lớn trong nông sản xuất khẩu của cả nước. Những thành tựu đó là kết quả nỗ lực của ngành nông nghiệp mà trực tiếp là các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp trên cả nước trong đó hợp tác xã nông nghiệp đóng một vai trò hết sức quan trọng.
Hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) là tổ chức kinh tế tập thể do nông dân tự nguyện lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự hướng dẫn giúp đỡ của nhà nước, hoạt động theo nguyên tắc tự quản lý, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh, có tư cách pháp nhân, bình đẳng trước pháp luật, có trách nhiệm phát huy tính ưu việt của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.
Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, hợp tác xã nông nghiệp đã và đang tồn tại một cách khách quan trong nền nông nghiệp Việt Nam. Qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài với nhiều thăng trầm, hợp tác xã nông nghiệp vẫn tỏ ra là một hình thức làm ăn tập thể có vai trò quan trọng trong nông nghiệp. Hợp tác xã nông nghiệp đóng vai trò lớn trong việc củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất trong nông nghiệp, là nơi nương tựa quan trọng của người nông dân, và là nơi tạo ra nhiều nông sản cho xã hội.
Để phát huy vai trò quan trọng của kinh tế hợp tác, tạo cơ sở pháp lý cho việc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, năm 1996 Luật hợp tác xã đã ra đời đánh dấu sự thay đổi rất lớn về phương thức hoạt động hợp tác xã.
Trong quá trình chuyển đổi, các HTXNN đã tổ chức lại bộ máy quản lý gọn nhẹ, phù hợp với yêu cầu hoạt động dịch vụ, tạo lập tư cách pháp nhân để tiến hành sản xuất kinh doanh. Hầu hết các hợp tác xã (HTX) đã xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh nhằm đa dạng hóa phương thức hoạt động để phù hợp với điều kiện cơ sở hạ tầng như hệ thống thủy nông, máy móc hoạt động, lao động, vốn hiện có. Cho đến hiện nay mặc dù tỷ trọng kinh tế HTX còn bé, và không còn giữ vai trò trực tiếp tổ chức và điều hành sản xuất tập trung mà chuyển sang chức năng làm dịch vụ, nhưng bước đầu HTXNN đã phát huy vai trò “hậu cần” hỗ trợ cho phát triển kinh tế hộ. Thực tế nơi nào HTXNN phát triển, ở đó các dịch vụ làm đất, tưới tiêu, bảo vệ thực vật, giống cây trồng vật nuôi, cung ứng vật tư và đặc biệt là ứng dụng khoa học kỹ thuật được thực hiện có tổ chức, đồng bộ thông qua sự điều hành, quản lý của HTX và phát huy được hiệu quả tối đa cho kinh tế hộ. Ngược lại những nơi không có HTX đứng ra tổ chức các loại hình dịch vụ đó dẫn đến chi phí dịch vụ cao, tác dụng sinh học bị hạn chế, năng suất cây trồng vật nuôi không tăng.
Nhiều HTXNN đóng vai trò tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, góp sức xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, góp phần cũng cố quan hệ kinh tế nông thôn.
Năng lực kinh doanh của HTX là điều kiện quan trọng tạo nên sức mạnh của hợp tác xã, nó bao gồm các yếu tố về vốn đầu tư, lao động, phương tiện, máy móc thiết bị, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý.... Năng lực kinh doanh của hợp tác xã là tiền đề để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các HTX. Nhìn chung một trong những khó khăn lớn hiện nay của các HTX là thiếu vốn, thiếu cán bộ có năng lực, kinh nghiệm kinh doanh trong cơ chế thị trường. Việc nghiên cứu khảo sát các yếu tố cấu thành năng lực kinh doanh của hợp tác xã từ đó đánh giá đúng thực trạng, tìm ra những khó khăn, bất cập về năng lực sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã hiện nay là việc làm cần thiết nhằm đề xuất những giải pháp chính sách để nâng cao năng lực kinh doanh của các hợp tác xã nông nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Khảo sát đánh giá các HTXNN ở khu vực BắcTrung bộ gồm 5 tỉnh là Thanh Hóa, Nghệ An, Hà tĩnh, Quảng bình và Thừa Thiên Huế. Số liệu thứ cấp dựa vào các niên giám thống kê, các báo cáo của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn của các tỉnh Bắc Trung bộ, kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản cuả cả nước. Ngoài ra chúng tôi tiến hành điều tra phỏng vấn một số chủ nhiệm hợp tác xã trên địa bàn các tỉnh để bổ sung mở rộng các thông tin định lượng đã được khảo cứu.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Các yếu tố cơ bản của sản xuất trong HTXNN
Lao động của các HTXNN
Lực lượng lao động là yếu tố năng động và có vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh danh và dịch vụ của các HTX trong điều kiện chuyển đổi hiện nay của các HTXNN. Lao động mà chúng tôi nghiên cứu ở đây là những lao động tham gia các khâu hoạt động dịch vụ và hoạt động kinh doanh của HTX. Lực lượng lao động tính bình quân một HTX được thể hiện ở bảng 1.
Bảng 1: Lao động bình quân của HTXNN
Đơn vị tính: lao động
Địa bàn
Lao động BQ
LĐ nông nghiệp
LĐ lâm nghiệp
LĐ thủy sản
LĐ khác
Cả nước
29,76
26,30
0,09
0,10
3,26
Bắc Trung bộ
27,27
24,35
0,07
0,23
2,26
Thanh Hóa
50,04
45,57
0,10
0,86
3,51
Nghệ An
25,94
21,57
0,02
0,01
4,34
Hà Tĩnh
21,97
20,95
0,02
0,02
0,98
Quảng Bình
17,40
16,69
0,02
0,03
0,66
Thừa Thiên Huế
15,07
12,14
0,09
-
2,84
Nguồn: Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản
Nhìn chung lao động trong các HTXNN không cao, trong đó thấp nhất là ở tỉnh Thừa Thiên Huế trung bình chỉ có 15,07 lao động/HTX và cao nhất là ở tỉnh Thanh Hóa trung bình là 50,04 lao động/HTX. Với lượng lực lao động như hiện nay là chưa phát huy được những lợi thế, tiềm năng và sức mạnh của kinh tế tập thể cũng như nỗ lực của HTX trong tổ chức nhiều các hoạt động kinh doanh và dịch vụ cho các hộ gia đình xã viên. Mặt khác lao động chủ yếu vẫn tập trung vào lĩnh vực sản xuất sản phẩm nông sản với hai ngành chính là trồng trọt và chăn nuôi. Lao động ở các ngành nghề khác như thủy sản và lâm nghiệp chỉ có ở một số lượng lao động rất ít. Tình hình trên cũng phản ánh một thực trạng cơ cấu sản xuất, kinh doanh của các HTX rất nghèo nàn, chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp, trong đó các HTX vẫn lấy hoạt động dịch vụ các khâu cho các hộ gia đình xã viên làm nông nghiệp là chủ yếu. Các loại ngành nghề kinh doanh hầu như chưa được nhiều các HTX mạnh dạn đầu tư.
3.1.2.Các loại máy móc thiết bị chủ yếu:
Máy móc thiết bị là những tư liệu sản xuất hết sức quan trọng thể hiện trình độ cơ giới hóa và khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp của các HTXNN. Qui mô và loại hình các loại máy móc thiết bị phản ánh trình độ đầu tư, khả năng vốn liếng và khả năng điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của bộ máy quan lý HTX. Máy móc thiết bị chính là yếu tố có tính chất quyết định đến việc tăng năng suất lao động trong nông nghiệp. Các loại máy móc thiết bị chủ yếu của các HTXNN được trình bày ở bảng 2.
Bảng 2: Các loại máy móc thiết bị chủ yếu
Đơn vị tính: cáí
Địa bàn
Loại máy móc
thiết bị
Cả nước
Bắc Trung Bộ
Trong đó
Thanh Hóa
Nghệ An
Hà Tĩnh
Quảng Bình
Thừa Thiên Huế
1. Máy cày và máy kéo lớn
543
128
8
21
27
1
61
2. Máy cày và máy kéo nhỏ
828
139
20
11
7
24
77
3.Ô tô chở khách
17
4
1
1
-
-
2
4.Ô tô vận tải
60
8
2
5
0
0
1
5.Xe Công nông
276
71
0
26
19
2
24
6. Động cơ điện
2517
588
54
301
12
68
106
7. Máy phát điện
255
65
8
14
6
4
10
8. Bình phun thuốc trừ sâu
745
173
27
132
6
6
0
9. Máy bơm nước
15.517
4.022
255
2.643
227
229
494
Nguồn: Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản
Trang thiết bị máy móc của các hợp tác xã nông nghiệp nhìn chung vẫn còn nghèo nàn chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt máy sử dụng cho các dịch vụ quan trọng của HTX như làm đất, cung cấp điện, bơm nước, hiện nay vẫn còn rất hạn chế.
3.1.2. Vốn kinh doanh của các HTXNN:
Vốn là một yếu tố rất quan trọng có ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các HTXNN. Thực trạng khảo sát cho thấy vốn trong các HTX hiện nay đang là vấn đề bức xúc, thiếu vốn cho các hoạt động kinh doanh đang là tình trạng phổ biến trong các HTX
Bảng 3. Tình hình vốn kinh doanh của các hợp tác xã
Đơn vị tính: triệu đồng
Địa bàn
Chỉ tiêu
Cả nước
Bắc Trung Bộ
Trong đó
Thanh Hoá
Nghệ An
Hà Tĩnh
Quảng Bình
Thừa Thiên Huế
Tổng số vốn
461,8
674,1
702,6
689,2
645,7
709,3
623,9
1. Phân theo đặc điểm vốn
- Vốn cố định
426,0
420,2
456,2
432,8
449,9
412,8
439,4
- Vốn lưu động
215,8
253,9
246,4
256,4
195,8
296,5
274,5
2. Phân theo nguồn
- Vốn chủ sở hữu
145,4
289,5
356,2
324,7
267,8
352,1
323,5
- Nợ phải trả
496,4
384,5
346,4
364,5
377,9
357,2
300,4
Nguồn: Số liệu điều tra 2003
Đối với HTX cũ chuyển sang, giá trị tài sản được quy thành vốn cổ phần mới cho xã viên. Giá trị của TSCĐ chiếm phần lớn trong tổng số tài sản (chiếm 66,38%), TSCĐ này đã gần hư hỏng hoặc kém hiệu quả. TSLĐ hiện nay rất hạn chế tập trung chủ yếu vào nợ tồn đọng, khả năng thu hồi có nhiều khó khăn.
3.2. Năng lực quản lý của các hợp tác xã:
3.1.2.Chủ nhiệm HTXNN phân theo giới tính, trình độ văn hóa và chuyên môn:
Bảng 4: Chủ nhiệm HTXNN phân theo giới tính, trình độ văn hóa và chuyên môn
Đơn vị tính: người
Địa bàn
Tổng số
Nữ
Trình độ văn hóa
Trình độ chuyên môn
Cấp I
Cấp II
Cấp III
SC
CNKT
CĐ, TC
ĐH
Cả nước
7.171
165
189
2.912
4.070
2.326
2.234
556
Bắc Trung bộ
1.388
13
15
475
898
437
550
106
Thanh Hóa
363
10
1
135
227
99
188
14
Nghệ An
349
3
1
78
270
93
129
71
Hà Tĩnh
135
3
55
77
56
35
1
Quảng Bình
131
1
41
89
58
47
8
Thừa Thiên Huế
152
3
60
89
63
49
6
Nguồn: Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản
Hiện nay số nữ làm chủ nhiệm HTX còn rất ít chỉ chiếm 2,3% trong tổng số chủ nhiệm HTX của cả nước, đặc biệt 3 tình Hà Tĩnh, Quảng Bình và Thừa Thiên Huế không có chủ nhiệm HTX là nữ. Về trình độ văn hóa hầu hết các chủ nhiệm đã tốt nghiệp phổ thông cơ sở, cả nước chiếm 56,8% ở vùng Bắc Trung bộ chiếm 64,7% . Về trình độ chuyên môn nhiều nhất là chủ nhiệm HTX đã tốt nghiệp Cao đẳng hoặc Trung cấp, bên cạnh đó nhiều HTX đã có chủ nhiệm đã tốt nghiệp Đại học, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn còn rất ít và đây cũng là một hạn chế trong quá trình phát triển HTX.
3.1.2.Trưởng ban kiểm soát phân theo giới tính, trình độ văn hóa và chuyên môn:
Bảng 5: Trưởng ban Kiểm soát phân theo giới tính, trình độ văn hóa và chuyên môn
Đơn vị tính: người
Địa bàn
Tổng số
Nữ
Trình độ văn hóa
Trình độ chuyên môn
Cấp I
Cấp II
Cấp III
SC
CNKT
CĐ, TC
ĐH
Cả nước
6.978
224
340
3.913
2.725
2.361
1.344
110
Bắc Trung bộ
1.310
21
26
679
605
465
301
18
Thanh Hóa
320
12
2
157
161
98
106
2
Nghệ An
320
5
2
141
177
118
70
9
Hà Tĩnh
135
2
2
84
49
60
18
2
Quảng Bình
131
1
1
70
60
66
34
-
Thừa Thiên Huế
149
8
73
68
56
24
2
Nguồn: Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản
Trưởng Ban Kiểm soát là cán bộ nữ còn quá ít với 3,2 % trong toàn quốc và ở một số tỉnh với tỷ lệ thấp hoặc không có. Về trình độ văn hóa chỉ còn một số ít cán bộ mới học hết cấp một còn lại đã tốt nghiệp cấp hai và ba. Trình độ chuyên môn tỷ lệ nhiều nhất là trình độ Sơ cấp, tuy đã có cán bộ có trình độ đại học song còn quá ít.
3.2.1.Kế toán trưởng phân theo giới tính, trình độ văn hóa và chuyên môn:
Kế toán trưởng là nữ có tỷ lệ cao hơn chủ nhiệm và trưởng ban kiểm soát. Đa số kế toán trưởng đã tốt nghiệp cấp ba. Đại bộ phận các kế toán trưởng đã tốt nghiệp Sơ cấp hoặc trung cấp. Số kế toán trưởng có trình độ Đại học trong cả nước là 3,2%, trong khi đó vùng Bắc Trung bộ còn quá ít chỉ 1,4 % thậm chí ở Quảng Bình và Thừa Thiên Huế không có kế toán trưởng nào có trình độ Đại học.
Bảng 6: Kế toán trưởng phân theo giới tính, trình độ văn hóa và chuyên môn
Đơn vị tính: người
Địa bàn
Tổng số
Nữ
Trình độ văn hóa
Trình độ chuyên môn
Cấp I
Cấp II
Cấp III
SC
CNKT
CĐ, TC
ĐH
Cả nước
7.108
1.447
109
2.315
4.684
2.581
2.643
231
Bắc Trung bộ
1.382
255
10
418
954
584
556
19
Thanh Hóa
362
105
3
106
253
113
195
7
Nghệ An
348
74
2
87
259
151
131
9
Hà Tĩnh
135
8
1
48
86
68
37
2
Quảng Bình
131
40
2
43
86
64
62
-
Thừa Thiên Huế
150
11
1
47
102
73
57
-
Nguồn: Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản
3.2.Tình hình các HTX NN phân theo loại hình dịch vụ
Luật Hợp tác xã ra đời đã đánh dấu một dấu ấn quan trọng trong quá trình đổi mới phương thức hoạt động của HTX. Hầu hết các HTX được thành lập trước đây đã chuyển sang tổ chức trung gian làm dịch vụ cho các hộ gia đình xã viên. Bên cạnh đó nhiều địa phương đã thành lập thêm nhiều HTX mới như Thanh Hóa tăng thêm 131 HTXNN, Nghệ An 30 HTX và Thừa Thiên Huế 5 HTX.
Bảng 7: Số lượng HTX phân theo loại hình dịch vụ
Đơn vị tính: HTX
Địa bàn
Tổng số
Làm đất
Giống cây trồng
Thủy nông
Bảo vệ thực vật
Tiêu thụ sản phẩm
Cung ứng vật tư
Cả nước
8.105
1.627
4.669
6.841
4.630
673
3.935
Bắc Trung bộ
1.638
290
1.270
1.518
1.305
114
1.023
1.Thanh Hóa
548
45
421
496
399
53
305
2.Nghệ An
381
8
321
348
321
22
278
3.Hà Tĩnh
140
4
104
135
115
6
71
4.Quảng Bình
134
62
112
131
97
4
60
5 Thừa Thiên Huế
157
100
106
140
141
10
118
Nguồn: Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản
Sau khi chuyển đổi các HTXNN không trực tiếp sản xuất mà chuyển sang các hoạt động dịch vụ cho các hộ gia đình xã viên. Đặc biệt trong giai đoạn này ở vùng Bắc Trung bộ không chỉ những HTX cũ chuyển loại hình hoạt động mà còn thành lập thêm một số HTX mới. HTX đã làm dịch vụ những khâu chủ yếu như làm đất, cung ứng vật tư, giống cây trồng, thủy nông, bảo vệ thực vật và tiêu thụ sản phẩm. Cho đến nay các hoạt động kinh doanh dịch vụ của các HTX vẫn đang được các hộ nông dân tin cậy và hoạt động kinh doanh dịch vụ của HTX vẫn đang mang lại hiệu quả nhất định.
3.2. Một số giải pháp nâng cao năng lực kinh doanh của các hợp tác xã nông nghiệp:
1. Tổ chức qui hoạch cụ thể về đất đai, các vùng và tiểu vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng khả năng sản xuất hàng hóa, gắn qui hoạch sản xuất với qui hoạch thủy lợi và hệ thống đường nội bộ.
2. Ngoài các hoạt động dịch vụ cho các hộ xã viên, hợp tác xã cần tổ chức các hoạt động kinh doanh một số loại ngành nghề phù hợp với điều kiện của hợp tác xã nhằm tận dụng có hiệu quả các nguồn lực tại địa phương.
3. Tổ chức sắp xếp lại bộ máy quản lý hợp tác xã bảo đảm tính năng động hơn trong hoạt động kinh doanh theo kinh tế thị trường.
4. Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, năng lực kinh doanh cho các cán bộ hợp tác xã, trong đó đặc biệt chú ý đến kiến thức về thị trường, marketing nông nghiệp.
5. Phân định rõ chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ giữa hợp tác xã và uỷ ban nhân dân xã.
6. Nâng cao mức thù lao cho cán bộ quản lý hợp tác xã để họ thực sự chuyên tâm với công việc tập thể, mặt khác cần nghiên cứu về thời gian một nhiệm kỳ chủ nhiệm và số nhiệm kỳ tối đa có thể cho mỗi chức danh cán bộ theo hướng tăng tính ổn định để đạt được mục tiêu lâu dài của hợp tác xã.
KẾT LUẬN
Trong những năm qua các HTXNN đã chuyển đổi phương hướng sản xuất kinh doanh, tinh giản bộ máy quản lý phù hợp với yêu cầu hoạt động dịch vụ, và ngày càng khẳng định vai trò vị trí của mình trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn trong điều kiện kinh tế thị trường. Hầu hết các HTXNN kiểu mới đã xác định hướng kinh doanh, không chỉ tập trung vào các dịch vụ có tính chất công cộng mà còn chú trọng vào đa dạng hóa loại hình kinh doanh với giá cả hợp lý. Hiệu quả kinh doanh của nhiều hợp tác xã đã có những biến đổi rõ rệt, nhiều HTX đã làm ăn có lãi, bình quân lãi của một hợp tác xã là 29,75 triệu đồng từ các hoạt động dịch vụ. Nhiều HTX không chỉ dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp mà sang cả phi nông nghiệp và các địa phương khác. Tuy vậy kinh tế HTX vẫn còn nhiều điều bất cập như: nhiều HTX chuyển biến còn chậm, chưa xây dựng được phương hướng kinh doanh có hiệu quả, qui mô kinh doanh của HTX còn quá nhỏ, công nghệ lạc hậu, lao động ít, phổ biến là lao động phổ thông, phương tiện sản xuất ít về số lượng, kém về chất lượng. Năng lực tài chính của các HTXNN còn quá yếu và thiếu vốn cho hoạt động kinh doanh. Đội ngũ cán bộ vừa thiếu lại vừa yếu về trình độ kinh doanh dịch vụ trong cơ chế thị trường. Nguyên nhân do các ngành các địa phương chưa làm tốt công tác chuẩn bị trước khi thành lập HTX mới hoặc chuyển đổi HTX theo luật. Nhà nước cần có kế hoạch đầu tư hỗ trợ HTX đào tạo và đào tạo lại, bỗi dưỡng đội ngũ cán bộ chủ chốt của HTX để có khả năng điều hành sản xuất, kinh doanh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tổng cục thống kê. Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản, NXB thống kê. Hà Nội (2003).
Trịnh Thị Thanh Hương. Luật Hợp tác xã năm 2003, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh (2004)
Phạm Thị Cần, Vũ Văn Phúc, Nguyễn Văn Kỷ. Kinh tế Hợp tác trong nông nghiệp ở nước ta hiện nay, NXB chính trị quốc gia (2003)
Niên giám thống kê và các báo cáo tổng kết về nông nghiệp và nông thôn của các tỉnh Bắc Trung Bộ trong các năm 2002, 2003 và 2004.
TÓM TẮT
Trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn, HTXNN đã và đang đóng một vai trò rất quan trọng. Sau khi chuyển đổi theo Luật hợp tác xã (1996), các HTXNN đã tổ chức lại bộ máy quản lý, xây dựng phương hướng sản xuất kinh doanh, đa dạng hóa phương thức hoạt động, phù hợp với yêu cầu hoạt động dịch vụ, tạo lập tư cách pháp nhân để tiến hành sản xuất kinh doanh. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhiều HTXNN đã được cải thiện.Tuy nhiên năng lực kinh doanh của các HTX nói chung còn yếu và thiếu cả về số lượng và chất lượng trong đó trình độ, năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ rất hạn chế. Nâng cao năng lực kinh doanh cho các HTXNN là điều kiện tiền đề để các HTX phát huy vai trò của kinh tế tập thể và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh trong kinh tế thị trường.
BUSINESS CAPACITY OF THE AGRICULTURAL COOPERATIVES
IN NORTHERN PROVINCES OF CENTRAL VIETNAM
Le Thi Kim Lien, Nguyen Khac Hoan
College of Economics, Hue University
SUMMARY
Agricultural cooperatives play a very important role in the development of agricultural economy and rural areas. Since the introduction of the Law on Cooperatives in 1996, many cooperatives have reorganized their management machine, defined their business orientation, diversified their functions to meet the requirement of service producing activities for farmers, and established their legal status as a premise for their business. However, the business doing capacity of the cooperatives in general is weak and inefficient and their management skills is very critical. Increasing the business doing capacity of agricultural cooperatives is a precondition for higher efficiency and stronger competition in the market economy.