Năng lực lãnh đạo bản thân

1. Lãnh đạo là gì Trong thế giới đầy biến động như hiện nay, ai cũng cần trở thành lãnh đạo. Thế nhưng, không ít người băn khoăn với câu hỏi "lãnh đạo là gì?". Trong cuốn sách "Phát triển kỹ năng lãnh đạo", câu trả lời của tác giả John C. Maxwell rất đơn giản: lãnh đạo là gây ảnh hưởng. Ông cho rằng: Nếu một người cho rằng mình đang lãnh đạo, nhưng không ai theo gót anh ta, thì người ấy chỉ đang dạo bộ mà thôi. Maxwell khẳng định "Chìa khóa để thành công là khả năng lãnh đạo người khác đi tới thành công". Ông cũng tin tưởng rằng, lãnh đạo không phải là khái niệm dành riêng cho người "sinh ra để làm lãnh đạo" mà đó hoàn toàn là những kỹ năng có thể học được. "Bạn có thể dẫn con ngựa của mình tới vũng nước, nhưng bạn không thể bắt nó uống nước. Nếu bạn muốn quản lý ai đó, trước hết bạn phải biết chế ngự chính mình, và thực hiện được điều đó nghĩa là bạn đã chuyển từ vai trò quản lý sang vai trò lãnh đạo".

pdf10 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 23/06/2022 | Lượt xem: 188 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Năng lực lãnh đạo bản thân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năng lực lãnh đạo bản thân 1. Lãnh đạo là gì Trong thế giới đầy biến động như hiện nay, ai cũng cần trở thành lãnh đạo. Thế nhưng, không ít người băn khoăn với câu hỏi "lãnh đạo là gì?". Trong cuốn sách "Phát triển kỹ năng lãnh đạo", câu trả lời của tác giả John C. Maxwell rất đơn giản: lãnh đạo là gây ảnh hưởng. Ông cho rằng: Nếu một người cho rằng mình đang lãnh đạo, nhưng không ai theo gót anh ta, thì người ấy chỉ đang dạo bộ mà thôi. Maxwell khẳng định "Chìa khóa để thành công là khả năng lãnh đạo người khác đi tới thành công". Ông cũng tin tưởng rằng, lãnh đạo không phải là khái niệm dành riêng cho người "sinh ra để làm lãnh đạo" mà đó hoàn toàn là những kỹ năng có thể học được. "Bạn có thể dẫn con ngựa của mình tới vũng nước, nhưng bạn không thể bắt nó uống nước. Nếu bạn muốn quản lý ai đó, trước hết bạn phải biết chế ngự chính mình, và thực hiện được điều đó nghĩa là bạn đã chuyển từ vai trò quản lý sang vai trò lãnh đạo". Để làm rõ khái niệm "lãnh đạo là gây ảnh hưởng", Maxwell đã chỉ ra 5 cấp độ lãnh đạo, bao gồm: chức vị, sự chấp thuận, định hướng kết quả, phát triển con người và cá nhân. Cụ thể là: Cấp độ 1: Chức vị: Mọi người đi theo bạn vì họ buộc phải theo. Cấp độ 2: Sự chấp thuận: Mọi người đi theo bạn vì họ muốn theo. Cấp độ 3: Định hướng kết quả: Mọi người đi theo bạn vì những gì bạn đã làm cho tổ chức Cấp độ 4: Phát triển con người: Mọi người đi theo bạn vì những gì bạn đã làm cho họ. Cấp độ 5: Cá nhân: Mọi người đi theo bạn vì bạn là ai và bạn đại diện cho điều gì. Qua 10 chương, cuốn sách đã đi từ định nghĩa về lãnh đạo tới những khẳng định của tác giả. Với ông, thành tố quan trọng nhất trong kỹ năng lãnh đạo là tính nhất quán, sự sát hạch khắt khe với nhà lãnh đạo là tạo ra sự thay đổi tích cực; con đường hoàn thiện kỹ năng lãnh đạo nhanh nhất: giải quyết vấn đề. Ông cũng nhấn mạnh một ưu điểm trong năng lực lãnh đạo là thái độ, và con người là vốn quý nhất của nhà lãnh đạo. Thêm vào đó, phẩm chất quan trọng của nhà lãnh đạo là có tầm nhìn, và cái giá của lãnh đạo: tự kỷ luật và bài học quan trọng nhất chính là phát triển đội ngũ nhân sự. Tác giả cũng sử dụng những câu chuyện thú vị để dẫn dắt vào lập luận của mình. Chẳng hạn, để dẫn đến luận điểm "ngự trị chính bạn cần phải có kỷ luật cá nhân" (trang 235), tác giả dẫn câu chuyện về Vua Frederick của nước Phổ khi ông đang dạo bộ ở ngoại ô Berlin. Khi đó, ông gặp một ông lão đang đi ngược chiều: Frederick hỏi: - Chào ông, xin lỗi, ông là ai? Ông lão trả lời: - Tôi là vua. Frederick cười phá lên: - Vua! Thế ông ngự trị vương quốc nào? Ông lão trả lời một cách tự hào: - Ngự trị chính tôi. Những câu chuyện nhỏ như vậy làm cho người đọc dễ dàng "bắt nhịp" được với chủ đề mà tác giả đang muốn đề cập đến. Thế giới đang cần kiểu nhà lãnh đạo nào? Những phẩm chất nào mà một nhà lãnh đạo như thế cần đến? Trong phần lời bạt của cuốn sách, Maxwell đã "phác thảo" ra mẫu nhà lãnh đạo này. Ông cho rằng, người đó là... - Người sử dụng ảnh hưởng của mình trong một thời điểm thích hợp, cho những công việc thích hợp. - Người có trách nhiệm cao khi thất bại, không vỗ ngực khi thành công. - Người tự lãnh đạo bản thân thành công trước khi lãnh đạo người khác - Người luôn tìm kiếm giải pháp tối ưu chứ không phải giải pháp gần nhau. - Người gia tăng giá trị cho mọi người và tổ chức của mình. - Người làm việc vì lợi ích của người khác chứ không phải vì lợi ích cá nhân. - Người kiểm soát bản thân họ bằng cái đầu và kiểm soát người khác bằng trái tim. - Người biết con đường, đi trên con đường và chỉ cho mọi người biết con đường đó. - Người cổ vũ và khích lệ, chứ không đe dọa và sử dụng mánh khóe với người khác. - Người sống với mọi người để biết vấn đề của họ và sống với Chúa để lãnh trách nhiệm giải quyết vấn đề đó. - Người nhận ra rằng cá tính còn quan trọng hơn chức vị. - Người đưa ra ý kiến chứ không dựa trên những ý kiến được trưng cầu. - Người hiểu rằng tổ chức là sự phản chiếu của những tính cách. - Người không bao giờ đặt mình lên trên mọi người trừ việc đảm nhận trách nhiệm. - Người trung thực trong cả việc nhỏ và việc lớn. - Người tự rèn luyện tính kỷ luật bản thân nên không cần những người khác ép mình vào khuôn khổ. - Người gặp thất bại nhưng có khả năng chuyển bại thành thắng. - Người sử dụng chiếc la bàn đạo đức với chiếc kim luôn chỉ về bên phải. Ngay từ trang đầu, tác giả cho biết, cuốn sách chính là sự tri ân với "người tôi luôn cảm phục, người bạn đã dành cho tôi những tình cảm nồng ấm; người cố vấn thông thái đã khéo léo cố vấn tôi; người đã khích lệ tôi bằng những lời nói đầy cảm hứng; một nhà lãnh đạo tôi yêu quý và học hỏi" - đó là cha ông - Melvin Maxwell. Thế nên, xuyên suốt toàn bộ cuốn sách, người đọc có cảm giác cũng nhận được từ John C. Maxwell một sự khích lệ: Hãy phát triển kỹ năng lãnh đạo của bạn, vì bạn hoàn toàn có thể học được chúng. Và nếu bạn mơ ước trở thành nhà lãnh đạo, John C. Maxwell sẽ giúp bạn phát triển hình ảnh, giá trị, sự ảnh hưởng và những động lực cần có của một nhà lãnh đạo thành công. 2. Lãnh đạo bản thân Bạn có định giá được bản thân mình hay không? Nói rõ hơn là bạn biết: Mình là ai? bạn đang ở đâu? giá trị của bạn là bao nhiêu? Có bao nhiêu người biết đến bạn? có bao nhiêu người yêu quý bạn? bạn quan trọng như thế nào với chính mình?trong gia đình, trong tổ chức và trong XH này? Điều đó phụ thuộc vào bạn quản lý cảm xúc, quản trị tri thức và đóng góp được những gì...nghĩa là bạn đang định giá chính mình Khi định giá được chính mình bạn sẽ lãnh đạo bản thân mình tốt hơn 3. Năng lực lãnh đạo và khái niệm viễn cảnh Một trong những điểm khác biệt lớn nhất giữa một nhà lãnh đạo vĩ đạo và những người khác là một viễn cảnh tràn đầy sức mạnh, óc phán đoán tinh tường và tầm nhìn khoáng đạt. Viễn ảnh là một khái niệm khá mơ hồ và khó định nghĩa, bởi nó không chỉ hàm ý một mục tiêu hay đích đến cụ thể nào đó, mà viễn cảnh là cả bức tranh lớn miêu tả về những giấc mơ chúng ta hằng ấp ủ, những niềm hy vọng và trách nhiệm... Vậy đâu là viễn ảnh của một nhà lãnh đạo thực thụ? Trước khi bắt đầu tìm hiểu về viễn cảnh của nhà lãnh đạo, bạn hãy xác định cho mình thế nào là năng lực lãnh đạo (leadership). Năng lực lãnh đạo là cả một quá trình mà tại đó một cá nhân có ảnh hưởng lên những người khác để họ hoàn thành một mục tiêu, nhiệm vụ nào đó theo phương cách nối kết, liên hoàn sao cho có hiệu quả nhất. Các nhà lãnh đạo thực hiện quá trình này bằng chính các kỹ năng lãnh đạo của mình, như niềm tin, sự tôn trọng con người, cách thức xử thế, tính cách cá nhân, kiến thức và kỹ năng chuyên môn. Mặc dù vị trí của bạn với tư cách là nhà quản lý, nhà giám sát, trưởng các phòng ban sẽ cho bạn thẩm quyền để chỉ đạo người khác hoàn thành những đòi hỏi của công ty, nhưng quyền lực này không thể biến bạn trở thành nhà lãnh đạo được, mà nó chỉ giúp bạn làm “sếp” mà thôi. Năng lực lãnh đạo là sự khác biệt, vì nó khiến tự bản thân nhân viên có mong muốn đạt được các mục tiêu cao hơn, trong khi “làm sếp” thường chỉ đơn thuần là “sai bảo” người khác. Không ai sinh ra đã có trong mình những tố chất lãnh đạo bẩm sinh. Để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi, bạn cần phải có ý chí, có nỗ lực quyết tâm, được đào tạo, biết tích luỹ kinh nghiệm, cũng như trau dồi kiến thức và học hỏi không ngừng. Cho dù bạn ở trên cương vị lãnh đạo nào, từ vị trí quản lý, giám đốc đến trưởng phòng, bạn đều cần tạo ra cho mình viễn cảnh trong tương lai của một nhà lãnh đạo thực thụ, bởi có thế các nhân viên mới toàn tâm toàn ý và trung thành với bạn. Dưới đây là 5 “sắc màu” cơ bản để vẽ nên bức tranh chân thật nhất phản ánh viễn cảnh của một nhà lãnh đạo kinh doanh vĩ đại: 1. Thấy trước các tình huống có thể xảy ra: Khả năng thấy trước các tình huống có thể xảy ra mà những người khác không thể thấy được là một trong những dấu hiệu của nhà lãnh đạo vĩ đại. Trong khi phần lớn chúng ta chỉ thấy được hàng hoá được chuyển đi để bán cho người tiêu dùng, thì các nhà lãnh đạo lại thấy được một sản phẩm tuyệt vời có thể thay đổi cuộc sống của một ai đó. Trong khi phần lớn chúng ta coi văn phòng như là nơi để bàn ghế và tủ tài liệu, thì các nhà lãnh đạo thấy được đó là nơi mà các nhóm hay tổ chức có thể thực thi công việc một cách hiệu quả nhất. Trong khi chúng ta chỉ nhìn thấy mọi người với những cái tên và chức danh, thì các nhà lãnh đạo thấy trước được những tài năng sắp nảy nở. Như nhà văn Bernard Shaw đã từng nói: “Một vài người thấy mọi thứ vẫn như chúng đang tồn tại và hỏi “tại sao?”, thì tôi lại nhìn mọi thứ không như bản thân chúng đang tồn tại và hỏi ‘Tại sao không?’”. 2. Rõ ràng và thuyết phục: Warren Bennis, một chuyên gia về quản lý nổi tiếng thế giới, từng bị mê hoặc bởi khả năng các nhà lãnh đạo thấy được những gì mà tất cả chúng ta đều không thể thấy. Một vài năm trước đây, Warren Bennis đã thực hiện một cuộc nghiên cứu về 90 nhà lãnh đạo hàng đầu nước Mỹ, trong số đó bao gồm cả người lần đầu tiên đặt chân lên mặt trăng, Neil Armstrong. Những gì Bennis phát hiện ra là: Mặc dù có sự khác biệt về kiến thức chuyên môn, tính kỷ luật và hoàn cảnh sống, nhưng đa số các nhà lãnh đạo này đều có một điểm chung là một hình ảnh rõ ràng và thuyết phục về những gì họ mong muốn nhìn thấy. Đối với họ, hình ảnh không phải là một vài điều gì đó trong tương lai, mà nó đang ở ngay trước mắt họ. 3. Một viễn cảnh không giới hạn: Một nhà lãnh đạo thực thụ không đặt ra những giới hạn cho viễn cảnh của họ. Họ quyết tâm thực hiện những ước mơ lớn nhất mà họ có thể hình dung được, thậm chí có thể mơ ước đó chỉ được nhận ra vào một thời điểm nào đó trong tương lai, khi chúng không còn ẩn khuất đâu đó nữa mà đã là hiển nhiên. Có một câu chuyện về ông chủ nổi tiếng của hãng Walt Disney trước khi lập ra công viên Disney World đầu tiên trên thế giới. Vào ngày khai trương, hai giám đốc điều hành của Disney đã ngồi lại với nhau. Một người nói: “Thật là không may khi Walt không có mặt ở đây để chứng kiến thành quả này”. Người kia đáp: “Anh nhầm rồi, Walt đã trông thấy nó. Đó là lý do tại sao Disney World có mặt ở đây”. Trong khi phần lớn chúng ta không thể nhìn thấy những điều có thể xảy ra xa hơn thời hạn ba tháng sắp tới, thì các nhà lãnh đạo có thể nhìn thấy trước những viễn cảnh sau một vài năm. Giáo sư Elliott Jaques tại trường đại học Brunel tin rằng một triệu người có khả năng mường tượng trước những gì sẽ xảy ra sau 20 năm nữa. Nhà tư bản nổi tiếng của Nhật Bản, Konosuke Matsushita, thậm chí còn soạn thảo kế hoạch trong 250 năm tiếp theo cho các hoạt động kinh doanh của công ty mình. Yếu tố cơ bản của một nhà lãnh đạo thành công là sự rõ ràng và thuyết phục trong các quyết sách kinh doanh hiện tại và tương lai. Đối với nhân viên của bạn, viễn cảnh lãnh đạo của bạn chính là tất cả những gì mà bạn làm có thể ảnh hưởng đến mục tiêu của công ty và đời sống của nhân viên trong tương lai. Các nhà lãnh đạo hiệu quả tập trung vào những gì họ đang thể hiện (niềm tin và tính cách), những gì họ biết (công việc, nhiệm vụ và bản tính con người) và những gì họ làm (thực thi công việc, động viên mọi người, đưa ra những định hướng). 4. Lôi kéo mọi người: Các nhà lãnh đạo có thể làm được nhiều việc hơn là một viễn cảnh về những gì có thể thực hiện – họ khớp nối chúng lại với nhau và lôi kéo mọi người cùng tham gia. Các nhà lãnh đạo thực hiện công việc này thông qua phương pháp ẩn dụ và bằng việc khơi gợi niềm đam mê thiên bẩm của tất cả mọi người là được trở thành một phần của điều gì đó vĩ đại. Hãy thử làm phép so sánh giữa hai công ty nước giải khát của Mỹ trong thập niên 1920. Công ty đặt trụ sở tại Boston có tên là Moxies đặt ra mục tiêu kinh doanh là “bán nước giải khát làm từ thảo mộc”. Không có điều gì tạo nên niềm hứng khởi trong nhận thức của khách hàng cả. Trong khi công ty kia đưa ra tiêu chí “xoá tan cơn khát”. Công ty đó chính là Coca-Cola. Ngày nay, không ai nhớ đến Moxies cả, trong khi đó cả thế giới đều biết đến Coca-Cola. 5. Hành động: Nếu không có hành động, thì viễn cảnh mãi mãi chỉ là giấc mơ và không là gì khác ngoài sự sáng tạo của trí tưởng tượng. Nhưng với hành động và khả năng thấy được các bước đi từ nơi chúng ta đang đứng lúc này tới nơi mà chúng ta có thể đến, giấc mơ đó sẽ trở thành hiện thực. Tại tập đoàn dầu mỏ Shell của Anh, các nhà quản lý được đào tạo để phát triển một nhận thức riêng biệt gọi là “viễn cảnh máy bay trực thăng” (helicopter vision). Đây là khả năng thấy trước ba vùng thời gian khác nhau của tương lai, như thể trong một chiếc trực thăng đang bay lượn trên không. Từ đây, bạn có thể trông thấy cánh đồng gần đó, ngọn đồi thấp dưới chân núi và những đỉnh núi phía xa. Việc cùng lúc có thể trông thấy cả ba vùng này sẽ hài hoà các hành động của bạn, các kế hoạch hành động và các chiến lược kinh doanh tổng thể, nghĩa là luôn có một tấm bản đồ rõ ràng để bạn dễ dàng nhận ra viễn cảnh của mình. Khi một cá nhân trong công ty đang quyết định xem liệu có xem bạn như một nhà lãnh đạo thực thụ hay không, anh ta sẽ không nghĩ về đặc điểm của bạn, đúng hơn là người đó sẽ chỉ quan sát hành động, phán đoán của bạn để xác định thực sự bạn là ai: một nhà lãnh đạo có uy tín và có sự hiểu biết thấu đáo hay chỉ là một cá nhân lạm dụng quyền lực nhằm thăng tiến và thu lợi cho bản thân. Những nhà lãnh đạo nào chỉ biết chăm lo cho lợi ích bản thân sẽ không thể thành công lâu dài, bởi vì nhân viên của họ sẽ chỉ mong làm sao để vừa ý bạn, chứ không quan tâm đến viễn cảnh của công ty bạn. Điều gì khiến một cá nhân trung thành với nhà lãnh đạo? Mọi người đều muốn được dẫn dắt bởi những người mà mình tôn trọng và những người có khả năng đưa ra những chiến lược phát triển hợp lý cho tương lai. Để có được niềm tin và lòng trung thành đó, các nhà lãnh đạo phải biết cách xây dựng cho mình những viễn cảnh tuyệt vời, còn khả năng cảm nhận đường hướng đúng đắn sẽ đạt được thông qua việc truyền tải một viễn cảnh rõ ràng đến nhân viên. Tất cả chúng ta đều mơ nhưng chỉ một số ít người trong chúng ta nhớ rõ mình đã mơ những gì. Đối với các nhà lãnh đạo thì điều này hoàn toàn khác khi họ tạo sự khác biệt cho cuộc sống hàng ngày của chúng ta và cho cuộc sống nói chung. Họ thực hiện điều này bằng việc theo đuổi các giấc mơ của họ, nuôi dưỡng chúng và biến chúng thành những điều vĩ đại có thật. 4. Xây dựng hình ảnh bản thân  · Miêu tả chi tiết Hình dáng cử chỉ bên ngoài Đó là vẻ bên ngoài mà quan trọng nhất là đầu và tay, lông mũi không thể quá dài, không để có rỉ, thông thường phải vệ sinh sạch sẽ xong mới mặc quần áo, trên cơ thể không để có mùi lạ, đầu tóc nam giới không được quá dài. Biểu cảm Là ngôn ngữ thứ hai của con người, biểu cảm phải phối hợp với ngôn ngữ. Biểu cảm tự nhiên, không nên giả tạo; biểu cảm cần phải thân thiện, không nên có ý thù địch; thân thiện là một loại tự tin, đồng thời cũng là một biểu hiện có giáo dục. Hai bên cần trao đổi một cách bình đẳng. Động tác, cử chỉ Cần có phong độ vì phong độ chính là cử chỉ hoà nhã và đẹp đẽ. Cử chỉ hoà nhã, trên thực tế là một loại động tác, cử chỉ tự nhiên quen thuộc trên cơ sở đã tràn đầy tự tin, có nội hàm văn hoá tốt đẹp. Cử chỉ cần văn minh, đặc biệt là ở nơi đông người, chúng ta cần phải xây dựng một quan niệm cá nhân đại diện cho tập thể như vậy. Không thể tuỳ ý chỉnh sửa trang phục hoặc vứt rác ở nơi đông người. Nói tóm lại, cử chỉ cần phải quy phạm, nhã nhặn. Quần áo, trang sức Quần áo, trang sức cũng thể hiện sự tu dưỡng cá nhân. Cho nên, trong giao tiếp thương vụ, vấn đề mấu chốt nhất của quần áo và trang sức chính là cần lựa chọn cho phù hợp với vị trí, thích hợp với bản thân và địa vị của bạn. Lời lẽ, thái độ khi nói chuyện Về ngôn ngữ, cần phải nói tiếng phổ thông. Thứ nhất, cần phải nói nhẹ nhàng. Khi gọi điện thoại và nói chuyện không nên nói quá to, vì nói quá to chứng tỏ không có sự tu dưỡng, trình độ tiếp thu giáo dục không cao. Âm thanh nói chuyện nhỏ một chút có hai điểm lợi, một là phù hợp với quy phạm, hai là nghe tương đối thuận tai. Thứ hai, lựa chọn kĩ nội dung, lời nói là âm thanh của trái tim. CÁc vấn đề mà bạn thảo luận, trước tiên là tư tưởng của bạn, bạn cần phải biết nên nói cái gì và không nên nói cái gì. Thứ ba, việc sử dụng ngôn ngữ lễ phép khi trao đổi thương vụ cũng rất quan trọng. Đối nhân xử thế Có ba điều cơ bản liên quan đến hình ảnh của bạn, liên quan đến sinh mệnh của doanh nghiệp. Thứ nhất, thành tâm; thứ hai, tuân thủ pháp luật kỉ cương (mua vé máy bay cho người nước ngoài); thứ ba, tuân thủ thời gian hẹn. Thời gian chính là sinh mệnh, thời gian chính là hiệu quả, trong giao tiếp thương vụ cần phải tuân thủ thời gian, điều này có liên quan tới 3 điểm: một là biểu hiện có tôn trọng hay không tôn trọng người khác; hai là bạn có tôn trọng hay không tôn trọng chính mình, tôn trọng người khác chính là tôn trọng chính mình, bản thân giữ hay không giữ chữ tín; ba là bạn có hay không có ý thức, không tuân thủ thời gian chính là biểu hiện không có ý thức văn minh, hiện đại 5. Xây dựng thương hiệu cá nhân Khi nhắc đến David Beckham, người ta luôn nhớ đến chàng trai hào hoa, đá bóng giỏi và có một cuộc sống hạnh phúc. Hàng triệu cô gái, chàng trai trên thế giới tôn thờ hình ảnh của Beckham, hình ảnh của anh có giá trị hàng triệu đô la, các câu lạc bộ từ lớn đến nhỏ đều muốn sở hữu hình ảnh của Beckham dù cho anh không thật sự là một cầu thủ kiệt xuất. Rõ ràng David có một thương hiệu mà các cầu thủ khác không có được. Thương hiệu cá nhân là gì ? Đã bao giờ chúng ta tự hỏi bản thân giá trị của mình đáng giá bao nhiêu, liệu giá trị của bản thân mình có cao hơn mức lương ta đang hưởng, ngôi nhà ta đang sử dụng, chiếc xe ta đang đi? Làm thế nào để xác định giá trị của bản thân,chúng ta có thể dùng thước đo gì để đo? Thương hiệu cá nhân là giá trị của một cá nhân nhờ vào các nguồn lực sẵn có : Học vấn, các thành tích về kinh tế, xã hội... xây dựng lên, những giá trị này giúp cộng đồng phân biệt được cá nhân với những người khác trong xã hội. Thương hiệu được phát kiến bởi các nhà hoạt động kinh doanh nhưng thương hiệu cá nhân thật sự được thăng hoa trong các hoạt động nghệ thuật. Ca sỹ Đan Trường xuất phát điểm thấp hơn tất cả các ca sỹ khác nhưng những hoạt động anh đã làm được là ước mơ của tất cả các ca sỹ, nhứng bạn trẻ yêu ca nhạc khác. Đan Trường và Hoàng Tuấn xứng đáng được tôn vinh nếu có giải thương hiệu cá nhân thành công nhất Việt Nam.Có một thời gian thị trường âm nhạc xuất hiện rất nhiều Đan Trường "phẩy",họ có khuôn mặt, giọng hát rất giống Đan Trường nhưng tất cả đều không thể xây dựng một sự nghiệp thành công như anh Bo ( Tên thân thiện mà các fan hâm mộ đặt cho Đan Trường". Tại sao cần xây dựng một thương hiệu cá nhân? Chắc chắn trong cuộc đời, mỗi người trong chúng ta đã đặt câu hỏi về giá trị của bản thân như tôi đã đặt ra ở trên và chắc chắn mỗi người đều có những lý do để giải thích cho các giá trị con người chúng ta đạt được. Một doanh nghiệp sở hữu một thương hiệu mạnh sẽ có doanh thu , giá bán, các giá trị thương mại, hình ảnh cao hơn các doanh nghiệp không có thương hiệu. Với cá nhân hoàn toàn tương tự, hai con người có học thức, có nhận thức tương đương nhau, nhưng một người có điểm khác biệt sẽ có giá trị hơn người còn lại. Hiện nay các doanh nghiệp khi tuyển dụng luôn đánh giá cao giá trị bản thân của ứng viên, theo họ những con người có những điểm khác biệt về cá nhân sẽ có giá trị hơn các ứng viên khác không có ý thức xây dựng giá trị cá nhân. Chúng ta không bằng lòng với mức lương hiện có, chúng ta không bằng lòng với học vấn hiện tại, chúng ta cố gắng hết sức để học tập, làm việc với mong muốn sẽ được tăng lương, sẽ có địa vị xã hội, rõ ràng chúng ta đang cố gắng để xây dựng một thương hiệu cá nhân, với thương hiệu đó những giá trị gia tăng sẽ cao hơn khi chúng ta không có thương hiệu. Trong thực tế những nhóm n
Tài liệu liên quan