Câu 1: Chương trình cho bồn trộn hóa chất:
Bồn 1 chứa hóa chất A
Bồn 2 chứa hóa chất B
Trên bảng điều khiển có 3 chọn lựa:
Nếu nhấn nút PB thì cả hai bồn đều được chọn làm việc trong 30 giây
Nếu nhấn nút PB1 thì chỉ có bồn 1 làm việc trong 30 giây
Nếu nhấn nút PB1 thì chỉ có bồn 2 làm việc trong 30 giây
Khi đang trộn hóa chất, nếu bồn hóa chất bị hở van thì phải báo động ngay và lập tức dừng quá trình trộn lại
14 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3420 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngân hàng đề thi về PLC, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1: Chương trình cho bồn trộn hóa chất:
Bồn 1 chứa hóa chất A
Bồn 2 chứa hóa chất B
Trên bảng điều khiển có 3 chọn lựa:
Nếu nhấn nút PB thì cả hai bồn đều được chọn làm việc trong 30 giây
Nếu nhấn nút PB1 thì chỉ có bồn 1 làm việc trong 30 giây
Nếu nhấn nút PB1 thì chỉ có bồn 2 làm việc trong 30 giây
Khi đang trộn hóa chất, nếu bồn hóa chất bị hở van thì phải báo động ngay và lập tức dừng quá trình trộn lại
Câu 2: Viết chương trình điều khiển hệ thống đèn giao thông cho một ngã tư với các chế độ như sau:
Chế độ làm việc tự động: Các đèn sáng tuần tự với chu kỳ làm việc như sau: đèn đỏ sáng 20 giây, đèn xanh sáng 18 giây, đèn vàng sáng 2 giây.
Chế độ làm việc bằng tay: bật công tắc sang vị trí 1 đèn đỏ tuyến 1 và đèn xanh tuyến 2 hoạt động, bật công tắc sang vị trí 2 thì đèn đỏ tuyến 2 và đèn xanh tuyến 1 hoạt động
Chế độ nghỉ: các đèn vàng 2 tuyến chớp tắt liên tục.
Câu 3: Viết chương trình điều khiển 2 động cơ với yêu cầu như sau:
Chế độ 1: Động cơ 1 chạy 5 giây rồi ngừng, sau đó đến động cơ 2 chạy 5 giây rồi ngừng 5 giây, động cơ 2 lặp lại 5 lần như vậy, kế đến chu kỳ làm việc của 2 động cơ lặp lại 10 lần rồi nghỉ.
Chế độ 2: Động cơ 1 chạy 5 giây rồi ngừng, sau đó đến động cơ 2 chạy 5 giây rồi ngừng 5 giây, động cơ 2 lặp lại 5 lần như vậy, kế đến chu kỳ làm việc của 2 động cơ lặp lại 5 lần rồi nghỉ.
Nhấn OFF 2 động cơ lập tức dừng lại
Câu 4: Viết chương trình điều khiển 1 động cơ hoạt động như sau:
Nhấn Start động cơ chuẩn bị làm việc, sau đó chon chế độ làm việc:
- Nếu nhấn PB1 thì động cơ 1 hoạt động thuận 50 giây, dừng 20 giây, hoạt động nghịch 50 giây, dừng 10 giây và chu kỳ lặp lại 3 lần
- Nếu nhấn PB1 thì động cơ 1 hoạt động thuận 50 giây, dừng 20 giây, hoạt động nghịch 50 giây, dừng 10 giây và chu kỳ lặp lại 5 lần
Nhấn STOP hệ thống dừng lại
Câu 5: Viết chương trình chuyển đổi điện áp lưới điện, điện áp máy phát khi mất điện và ngược lại
Mô hình chuyển đổi điện áp cung cấp
Hệ thống điều khiển đóng cắt thông qua cặp contactor K1 và K2.
K1: đóng nguồn điện lưới
K2: đóng nguồn máy phát
H1: tín hiệu đề máy phát
H2: tín hiệu dừng máy phát
H3: báo lỗi máy phát không đề được
S1: Status: nhận biết trạng thái của lưới điện (S1=0: có điện hay
S1=1: mất điện), vẫn mất điện sau 10s thì phát tín hiệu đề máy phát (H1). Nếu đề lần đầu máy phát hoạt động tốt thì tín hiệu feedback=1, bộ điều khiển sẽ không phát tín hiệu đề nữa. Nếu máy phát chưa hoạt động thì đề tiếp lần 2, 3. Sau 3 lần mà máy phát vẫn không hoạt động thì báo đèn H3 sẽ báo lỗi. Khi có điện lưới trở lại: sau 10s thì cắt contactor máy phát, sau 30s thì phát tín hiệu dừng máy phát và phát tín hiệu đóng contactor lưới điện S2: Feedback: hồi tiếp cho biết trạng thái của máy phát đã hoạt động hay chưa
Câu 6: Viết chương trình điều khiển cho dây chuyền sản xuất bia với yêu cầu như sau:
Sau khi đổ bia vào chai, các chai bia này được đưa qua một băng tải, dọc theo băng tải có bốn trạm kiểm tra:
Trạm 1: Kiểm tra chai có bị mẻ hay không?
Trạm 2: Kiểm tra nhãn chai
Trạm 3: Kiểm tra nút chai
Trạm 4: Kiểm tra xem bia có đầy hay không?
Nếu chai nào không đảm bảo bất kỳ tiêu chuẩn kiểm tra trên, thì sẽ bị loại bỏ ra sau khi đã qua 4 trạm kiểm tra trên.
Câu 7: Viết chương trình điều khiển băng tải phân loại sản phẩm cao thấp với yêu cầu như sau:
Mô hình phân loại sản phẩm cao thấp
Cho hệ thống như hình trên
Yêu cầu: khi nhấn ON khởi động hệ thống băng tải làm việc. Sản phẩm di chuyển trên băng tải qua 1 cảm biến. Nếu cảm biến 00002 phát hiện sản phẩm cao thì băng tải dừng, mở van 01000 để cho sản phẩm cao rớt khỏi băng tải đổ vào thùng sản phẩm cao, khi sản phẩm rớt khỏi băng tải, đi qua hết cảm biến 00003 thì van đóng, băng tải hoạt động trở lại. Nếu sản phẩm thấp ( cảm biến cao không phát hiện thì van 01000 không mở) thì băng tải tiếp tục kéo sản phẩm đi hết hệ thống đổ vào thùng sản phẩm thấp.
Câu 8: Chế độ tay: (Manual) Lúc này ta có thể điều khiển độc lập các băng tải (Conveyor) 1, 2 hoặc 3 bằng các nút S1, S2, S3 đèn báo tương ứng là H2, H3, H4.
Chế độ tự động: (Auto) tín hiệu điều khiển mở van Enable Substances 1/2 tác động để băng tải 1 và 2 hoạt động, đến khi liệu trong xilo đạt mức cao L+ thì dừng. Tiếp đó băng tải 3 hoạt động đưa phối liệu ra ngoài đến khi liệu trong xilo tới mức thấp L- thì dừng, van Enable Substances 1/2 tác động trở lại.
Câu 9: Viết chương trình cho bồn trộn hóa chất
Mô hình bồn trộn hóa chất
Sử dụng trong các nhà máy chế biết dược phẩm, chế biến thuốc nông sản hay trong các nhà máy trộn sơn…
+ CATALYST: (H5) chất xúc tác
+ INERT GAS: (H6) khí trơ
+ SUBSTANCE: (M1) nguyên liệu chính
+ PRODUCT: (V1) hóa chất thành phẩm
+ COOLANT: (M3) nước làm mát hệ thống
+ L+, L-: cảm biến mức cao và thấp của thùng trộn
+ MIX: động cơ trộn hoá chất
Chế độ tay: (Manual) nhấn nút S2, S3, S4 để đóng các van CATALYST, INERT GAS, SUBSTANCE độc lập nhau để kiểm tra hoạt động của các bơm và van.
Chế độ tự động: (Auto) tự động mở van CATALYST, INERT GAS và bơm SUBSTANCE vào buồng trộn, đến khi cảm biến báo mức cao L+ tác động thì hệ thống chuyển sang trộn (MIX) theo hai chiều thuận và nghịch (mỗi chiều chạy 10s) đồng thời nước làm mát COOLANT luân chuyển làm mát thùng. Hết thời gian trộn, hệ thống xả hóa chất thông qua van xả V1 cho thành phẩm đầu ra, đến khi cảm biến mức thấp L- tác động thì khóa van V1, khóa COOLANT, hệ thống bắt đầu chu trình mới.
Câu 10: Viết chương trình điều khiển động cơ băng tải gồm 3 phân đoạn như sau:
Băng tải phân đoạn sản phẩm
Phân đoạn 1: Motor 3 luôn hoạt động để đưa sản phẩm ra trên băng tải 3 cho đến khi sensor 3 nhìn thấy.
Phân đoạn 2: Khi sensor 3 phát hiện sản phẩm báo về PLC, PLC sẽ xuất tín hiệu cho motor 2 hoạt động đến khi sensor 2 nhìn thấy. Khi sensor 3 không nhìn thấy sản phẩm thì motor 2 sẽ ngưng hoạt động sau 5s.
Phân đoạn 3: Khi sensor 2 phát hiện sản phẩm báo về PLC, PLC sẽ xuất tín hiệu cho motor 1 hoạt động đến khi sensor 1 không nhìn thấy thì OFF động cơ 1 và motor 2 với điều kiện là khi không còn sản phẩm trên băng tải 2 và đồng thời khi sensor 2 không nhìn thấy sản phẩm thì motor 1 OFF.
Câu 11: Viết chương trình điều khiển dây chuyền với yêu cầu như sau:
Sơ đồ điều khiển băng tải
Chế đố tự động: băng tải thứ nhất hoạt đông, 10s tiếp theo thì băng tải thứ 2 hoạt động, 10s nữa băng tải thứ 3.
Chế đố tay: Muốn băng tải nào hoạt động thì ấn nút CONV của băng tải đó.
Để chuyển đổi giữa hai chế độ: nhấn STOP rồi nhấn START trở lại.
Câu 12: Viết chương trình cho hệ thống rửa xe với yêu cầu như sau:
Khi xe đến nhờ băng chuyền đưa xe đến cảm biến L1, động cơ M1 lau và val 1 phun nước. Khi đến cảm biến L2 thì val 2 thổi hơi, khi đến cảm biến L3 thì đưa xe ra ngoài.
Mô hình rửa xe tự động
Chú ý: động cơ được khởi động bằng phương pháp đổi nối sao-tam giác
Câu 13:Viết chương trình phân loại sản phẩm:
Câu 14:Viết chương trình phân loại sản phẩm:
Câu 15: Viết chương trình phân loại sản phẩm:
Câu 16: Chương trình cho mô hình điều khiển máy trộn hóa chất
Mô hình bồn trộn hóa chất
Mô tả hoạt động: việc điều khiển thiết bị trộn được yêu cầu theo điều kiện chuyển mạch sau:
* Vận hành bằng tay: (MANUAL)
Vale A được mở để dẫn hóa chất vào bồn được điều khiển bằng nút nhấn PB1
Vale B được mở để xã hóa chất ra khỏi bồn được điều khiển bằng nút nhấn PB3
Động cơ máy trộn được khởi động bằng PB2.
Khi bồn đầy, cảm biến FS2 ngắt Vale A. Động cơ được khởi động. Máy trộn trong thời gian 30 giây thì dừng, Vale B mở và xả hóa chất đã trộn xong. Sau khi bồn trống (xả hết), cảm biến FS1 ngắt Vale B. Kết thúc chu trình hoạt động.
* Vận hành tự động (AUTO)
Khởi động với PB AUTO
Nạp hóa chất vào đến max (FS2)
Khởi động máy trộn
Rút nguyên liệu đến min (FS1)
Dừng với PB STOP
Chú ý: động cơ trộn được khởi động bằng phương pháp đổi nối sao-tam giác
Câu 17: Viết chương trình điều khiển 1 động cơ hoạt động như sau:
Nhấn Start động cơ chuẩn bị làm việc, sau đó chon chế độ làm việc:
- Nếu nhấn PB1 thì động cơ 1 hoạt động thuận 50 giây, dừng 20 giây, hoạt động nghịch 50 giây, dừng 10 giây và chu kỳ lặp lại 3 lần
- Nếu nhấn PB1 thì động cơ 1 hoạt động thuận 50 giây, dừng 20 giây, hoạt động nghịch 50 giây, dừng 10 giây và chu kỳ lặp lại 5 lần
Nhấn STOP hệ thống dừng lại
Chú ý: động cơ được khởi động bằng phương pháp đổi nối sao-tam giác
Câu 18: Viết chương trình điều khiển cho cánh cửa tự động siêu thị với yêu cầu như sau:
Hệ thống gồm 2 sensor siêu âm đặt ở trong và ngoài siêu thị để phát hiện đối tượng. Khi đối tượng đi đến gần cửa thì yêu cầu motor hoạt động để mở cửa ra cho đến khi gặp công tắt hành trình thì motor dừng.
Khi không có đối tượng, đợi khoảng 2 giây thì motor hoạt động đóng cửa lại đến khi gặp công tắt hành trình khác thì motor dừng.
Trong quá trình cửa đang đóng, sensor thấy đối tượng thì cửa lập tức mở ra trở lại.
Câu 19: Viết chương trình điều khiển cho hệ thống kẹp chặt và khoan chi tiết
Hình 2.7 Nguyên lý làm việc của máy khoan
Câu 20: Viết chương trình cho cơ cấu khoan với cấp phôi tự động
Hình 2.8 Cơ cấu khoan với cấp phôi tự động
Viết chương trình điều khiển hệ thống khoan chi tiết với phôi được cấp tự động, hệ thống được mô tả ở hình 3. Nguyên lý làm việc của hệ thống khoan làm việc như sau: Phôi được chuyển bằng băng tải, đến ngay vị trí gia công thì S0 tác động làm piston 1.0 được tác động bởi van 5/2/1 side sẽ nay chi tiết vào vị trí kẹp phôi và S2 được tác động, piston 1.0 trở về vị trí ban đầu. Khi S1 tác động, piston 2.0 dịch chuyển má kẹp đến kẹp chặt phôi từ S3 -> S4, khi S4 tác động thì piston 3.0 sẽ mang đầu khoan đi xuống để thực hiện gia công lỗ và đạt đến chiều sâu lỗ, tức là S6 tác động thì piston 3.0 giật về, khi S5 tác động thì piston 2.0 giật má kẹp về vị trí ban đầu để tháo chi tiết ra.
Câu 21
Chế độ tự động: nhấn nút AUTO (S5) thì hệ thống đóng contactor K1, sau 10s đóng K4, và 10s tiếp theo đóng K3, 10s tiếp theo đóng K2. Nhấn STOP thì các contactor K1 đến K4 đều
mở
Chế độ tay: Nhấn MANUAL để chuyển sang chế độ bằng tay, muốn đóng cấp điện trở nào nhấn nút tương ứng K2, K3, K4 (S3, S2, S1) lúc này contactor K1 đóng kèm theo với contactor K2 hoặc K3 hoặc K4
Hình 4.4 Khởi động động cơ bằng điện trở
Câu 22: Viết chương trình điều khiển trình tự cơ cấu cấp phôi cho máy dập:
Hình 4.3 Cơ cấu máy dập
Nguyên lý hoạt động của cơ cấu:
Trạng thái 1: băng tải hoạt động, xy-lanh co, cơ cấu dập không hoạt động
Trạng thái 2: Xy-lanh duỗi ra, băng tải dừng, cơ cấu dập không hoạt động.
Trạng thái 3: Xy-lanh co, băng tải dừng, cơ cấu kẹt không hoạt động
Trạng thái 4: Cơ cấu dập hoạt động, băng tải dừng, xy-lanh co
Sau đó quay về trạng thái 1.
Khai báo biến và địa chỉ
Thiết bị
Ngõ vào
Thiết bị
Ngõ ra
LS1
000.01
Băng tải
010.00
LS2
000.02
Xy-lanh duỗi
010.01
LS3
000.03
Xy-lanh co
010.02
LS4
000.04
Dập
010.03
Câu 23:
Viết chương trình đọc và hiển thị tải trọng của vật thể được đặt trên 1 loadcell. Loadcell có thong số kỹ thuật là 3mV/V, mmax = 100kg, điện áp kích thích = 10V.
Câu 24:
Một encoder được gắn đồng trục với một động cơ, encoder có độ phân giải là 100 xung/vòng. Tín hiệu pha A của encoder được đưa về chân 000.00 của PLC. Viết chương trình đo tốc độ động cơ trên (vòng/ phút).