Đầu năm nay, khoa Báo chí trường đại học Westminster – một
trong những trường đại học lâu đời nhất tại Anh, đã tổ chức một
cuộc hội thảo với tiêu đề “Nghề báo trong cơn khủng hoảng”. Tại
cuộc hội thảo, vấn đề đã được làm rõ: sau các cuộc khủng hoảng
tín dụng và khủng hoảng công nghệ, nghề báo truyền thống thực
sự đang vấp phải khó khăn.
Trên thực tế, các số liệu cho thấy số lượng độc giả báo giấy đang
ngày càng giảm, đồng thời các công ty, doanh nghiệp lại đang tìm
kiếm những phương tiện quảng cáo mới và rẻ hơn báo giấy
truyền thống. Thêm vào đó, giới trẻ lại ngày càng nghiêng về xu
hướng sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin, đơn giản bởi đây
là kênh thông tin nhanh chóng, thu ận lợi và trên hết là miễn phí.
Bằng việc đưa ra những cách tiếp cận và cung cấp thông tin mới,
một số nhà báo và các tay viết nghiệp dư – một lực lượng độc lập
trong quá trình hình thành quan điểm của nghề báo (trái với lực
lượng tiên phong dẫn đầu thông qua các kênh truyền thông
truyền thống) – lại gây ra khó khăn cho loại báo truyền thống.
Nhưng phải chăng ngành báo đang thực sự gặp phải khủng
hoảng hay đơn thuần đây chỉ là một trong những thay đổi khách
quan của lịch sử? Trong một bài tranh luận, Andrew Calcutt đã
đưa ra quan điểm rằng: các nhà xuất bản đang lợi dụng xu
hướng truyền thông mới để “cắt giảm chi phí cho ngành báo
truyền thống bằng cách thực hiện những sản phẩm truyền thông
thay thế.” Tuy nhiên, theo quan điểm của riêng mình, tôi cũng
muốn nhấn mạnh rằng các ứng dụng khoa học kĩ thuật hiện đại
luôn vô cùng đa dạng ở bất kì ngành nghề nào.
27 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1568 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghề báo truyền thống đã lỗi thời?, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghề báo truyền thống đã
lỗi thời?
Giáo sư Hans-Peter Rodenberg là cựu phóng viên kiêm nhà sản
xuất chương trình truyền hình, hiện là giảng viên khoa Truyền
thông và nghiên cứu văn hóa Mỹ tại Đại học Tổng hợp Hamburg,
Đức. Ông cũng là giám khảo của chương trình khảo thí phóng
viên của UEL. Dưới đây là trích lược 1 trong 3 bài giảng của ông
cho sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Giới thiệu: Khủng hoảng báo chí
Đầu năm nay, khoa Báo chí trường đại học Westminster – một
trong những trường đại học lâu đời nhất tại Anh, đã tổ chức một
cuộc hội thảo với tiêu đề “Nghề báo trong cơn khủng hoảng”. Tại
cuộc hội thảo, vấn đề đã được làm rõ: sau các cuộc khủng hoảng
tín dụng và khủng hoảng công nghệ, nghề báo truyền thống thực
sự đang vấp phải khó khăn.
Trên thực tế, các số liệu cho thấy số lượng độc giả báo giấy đang
ngày càng giảm, đồng thời các công ty, doanh nghiệp lại đang tìm
kiếm những phương tiện quảng cáo mới và rẻ hơn báo giấy
truyền thống. Thêm vào đó, giới trẻ lại ngày càng nghiêng về xu
hướng sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin, đơn giản bởi đây
là kênh thông tin nhanh chóng, thuận lợi và trên hết là miễn phí.
Bằng việc đưa ra những cách tiếp cận và cung cấp thông tin mới,
một số nhà báo và các tay viết nghiệp dư – một lực lượng độc lập
trong quá trình hình thành quan điểm của nghề báo (trái với lực
lượng tiên phong dẫn đầu thông qua các kênh truyền thông
truyền thống) – lại gây ra khó khăn cho loại báo truyền thống.
Nhưng phải chăng ngành báo đang thực sự gặp phải khủng
hoảng hay đơn thuần đây chỉ là một trong những thay đổi khách
quan của lịch sử? Trong một bài tranh luận, Andrew Calcutt đã
đưa ra quan điểm rằng: các nhà xuất bản đang lợi dụng xu
hướng truyền thông mới để “cắt giảm chi phí cho ngành báo
truyền thống bằng cách thực hiện những sản phẩm truyền thông
thay thế.” Tuy nhiên, theo quan điểm của riêng mình, tôi cũng
muốn nhấn mạnh rằng các ứng dụng khoa học kĩ thuật hiện đại
luôn vô cùng đa dạng ở bất kì ngành nghề nào.
Trong bối cảnh phát triển theo hai trào lưu và nỗ lực cắt giảm chi
phí, mối quan hệ giữa các độc giả và những người làm báo càng
trở nên chặt chẽ, tuy nhiên mối quan hệ này không phải là không
thể thay đổi. Trong một bối cảnh khác về kinh tế-chính trị, các độc
giả và phương thức tiếp cận thông tin của họ sẽ trở thành định
hướng chính cho việc phát triển ngành báo. Những kiểu định
hướng đơn thuần sẽ được thay thế bởi các kiểu định hướng đa
phong cách, chính điều này sẽ sản sinh ra một thế các nhà báo
đa lĩnh vực. Hệ quả là chương trình đào tạo báo chí của UEL sẽ
trở thành một trong những chương trình thiết thực nhất.
Khủng hoảng – một phần của cuộc sống
Theo quan điểm lịch sử, khủng hoảng là một yếu tố không mới
trong việc phát triển của báo chí hiện đại. Được thúc đẩy bởi
những công nghệ hàng đầu, thông tin báo chí được hiện diện
thông qua nhiều kênh đa dạng, cũng chính vì lý do này mà phóng
viên phải là những con người nhanh nhạy nhất với sự phát triển
của công nghệ. Sự ra đời của tạp chí vào những năm cuối thế kỉ
19 đã dỡ bỏ thế độc quyền của báo giấy khổ rộng, cùng lúc đó sự
xuất hiện của báo in và phim tài liệu cũng đã thay đổi trào lưu
phát triển ngành báo. Một số tạp chí kèm ảnh như “Life” hoặc
“Look” đã trở thành đại diện cho trào lưu báo chí thời này.
Vào những năm 1950, tivi đã trở nên phổ biến. Điều này thúc đẩy
các phóng viên báo giấy phải viết bài kèm hình ảnh minh họa –
đây chính là thời điểm nghề báo phát triển lên một cấp độ mới.
Và rồi các trang web ra đời – mang lại một sự lựa chọn mới cho
các nhà xuất bản: thực hiện các phiên bản điện tử của báo giấy.
Như vậy nhìn chung, tại mỗi thời kỳ, ngành báo luôn tìm được
cách vượt qua khủng hoảng và phát triển những kĩ năng mới.
Vậy sự ra đời của nhiều kênh thông tin không đánh dấu sự kết
thúc của nghề báo mà ngược lại, còn làm đa dạng thêm nghề
này. Andrew Calcutt đã đúng khi nhận định rằng: “Việc phát triển
mạng Internet và sự mất ưu thế của báo giấy chính thống không
liên quan tới nhau.”
Tuy nhiên, tôi cũng phải thừa nhận rằng việc phát triển công nghệ
kỹ thuật là một trong những thử thách lớn nhất đối với nghề báo
chính thống so với các phát minh khác từ trước tới nay. Để nhìn
nhận vấn đề thực chất của khủng hoảng nghề báo chính thống,
tôi muốn đưa ra 3 câu hỏi như sau:
1. Liệu các tranh cãi về kinh tế có thực sự như những gì chúng ta
đang nhìn nhận về chúng không?
2. Chúng ta có thể nhìn nhận lại vai trò của mạng Internet trong
thế kí 21 như thế nào?
3. Chúng ta nhìn nhận vai trò của nhà báo trong xã hội hiện đại ra
sao?
Các tranh cãi về kinh tế
Gần đây, Torsten Meise – một phóng viên tự do tại Hamburg,
Đức đã xuất bản một số nhìn nhận của ông về tương lai của
ngành báo. Tại blog cá nhân của mình, ông bày tỏ: khủng hoảng
ngành báo không phải là khủng hoảng của các nhà báo mà là
khủng hoảng của các nhà xuất bản. Đồng thời ông cũng nhận
định rằng nguyên nhân chính của vấn đề này là sự chậm trễ trong
việc nắm bắt thị trường thông tin. Trong một bản tuyên ngôn khá
kiêu khích, ông Meise kết luận các khó khăn về kinh tế của các
nhà xuất bản bắt nguồn từ sự thiếu sáng tạo và chậm chạp trong
việc nắm bắt tình hình.
Với quan điểm này, chúng ta nhận thấy vấn đề chính: xã hội
phương Đông đang phải chứng kiến một trào lưu phát triển tự do
kết hợp với các vấn đề xã hội trong thời kì khủng hoảng kinh tế.
Xuất hiện không báo trước, những khủng hoảng về vấn đề kinh tế
đã thay thế các quan niệm về chính trị, xã hội và đạo đức – đánh
dấu một sự thay đổi lớn trong việc thiết lập kiến trúc thượng tầng
của xã hội tư bản. Theo một khía cạnh nhất định, gần đây các
tranh cãi xung quanh vấn đề báo chí thường được đặt trên các
bối cảnh xã hội, văn hóa… Trào lưu này được nhận thấy ở mọi
công trình công cộng như bảo tàng, trường học, dịch vụ truyền
thông hay ở những lịch vực “văn minh hóa” xã hội. Tuy nhiên, các
thay đổi này không chỉ là các vấn đề khách quan mà còn chủ yếu
là do tác động có chủ ý của con người.
Các tranh cãi về khoa học
Những lời biện bạch thông thường về khủng hoảng của báo chí
đương thời do sự phát triển của công nghệ thông tin đơn thuần
chỉ là cách xảo biện cho sự lạc hậu trong cập nhật của ngành
xuất bản. Trước đây, các nhà xuất bản quản lý hoàn toàn việc
truy cập thông tin của xã hội thông qua các sản phẩm truyền
thông. Nếu không có đài radio, tivi hay báo giấy, độc giả sẽ không
có cách nào để tiếp cận thông tin. Nhưng mọi việc đã thay đổi,
trong thời đại kỹ thuật số hiện nay, chỉ cần một cú click mọi thông
tin sẽ tới được với độc giả. Nói cách khác, những nhà xuất bản
kiểu cũ đã mất đi thế độc quyền nhưng phản ứng của họ chỉ là
đơn thuần là lo lắng.
Nhưng liệu vấn đề có phải hoàn toàn nằm ở những “thách thức”
về mạng Internet? Không người nào sẵn sàng trả tiền cho những
gì họ đọc được trên các trang web trong khi đó số lượng báo giấy
lại ngày càng giảm. Tuy nhiên, theo như những trải nghiệm trong
lịch sử, không có nhận định chắc chắn nào cho việc cả hai kênh
truyền thông này cùng biến mất
Vậy nhưng liệu con số thống kê về lượt truy cập các trang báo
mạng có đại diện chính xác hơn con số bán ra của báo giấy về
hiệu quả quảng cáo không? Tất nhiên, để lôi kéo sự chú ý của
một thế hệ độc giả mới trên mạng đòi hỏi nhiều sự sáng tạo hơn
so với các quảng cáo trên báo giấy. Vấn đề này đã được một nhà
xã hội học người Mỹ - Clay Shirky – chỉ ra trong cuốn “Here
Comes Everybody: The Power of Organizing Without
Organizations” (Tất cả mọi người đã đến đây: sức mạnh của sự
tổ chức mà không cần có thể chế tổ chức) năm 2008. Nhưng nó
cần được nhìn nhận như một vấn đề đòi hỏi sự sáng tạo chứ
không phải một trở ngại lớn đe dọa tương lai thương mại của
ngành xuất bản.
Không phải là không có những ý tưởng mới để giải quyết vấn đề
này. Cựu tổng biên tập tạp chí Time – ông Walter Isaacson, đã
đưa ra một giải pháp hoàn toàn mới. Ông tranh luận rằng: tồn tại
song song với vấn đề mạng hóa báo giấy, nhu cầu được cập nhật
các thông tin mang tính xác thực cao là không thay đổi, bởi vậy
số lượng độc giả của báo giấy vẫn đang tăng. Chưa hài lòng với
doanh thu quảng cáo báo giấy mang lại, ông Isaacson đặt hy
vọng vào một hệ thống trả phí dễ quản lý cho phép độc giả truy
cập vào những bài báo hoặc hệ thống thông tin với mức chi phí
rất thấp. Để minh họa cho những lập luận của mình, ông đã dẫn
chứng tới sự thành công của hệ thống iTunes và dịch vụ đọc điện
tử Kindle (theo Time, số ngày 2/3, trang 25)
Những chức năng mới
Không chỉ ngành xuất bản cần thay đổi và sáng tạo hơn, các
phóng viên, nhà báo cũng cần chuẩn bị cho trình độ mỹ thuật cao
hơn. Trong thời kỳ báo chí và truyền hình trở thành một phần của
truyền thông kỹ thuật số, ngành báo cần những ứng dụng mới
mang tính mỹ thuật cao hơn.
Lấy ví dụ bằng các trang web quảng cáo, năm 2007, ông Shai –
một trong những nhà thiết kế thời trang hàng đầu của Pháp đã
sản xuất ra những đoạn video quảng cáo trên mạng với các chấm
xanh bên trang phục của các diễn viên. Người xem có thể click
chuột vào những chấm nhỏ này để mua hàng trong lúc tiếp tục
theo dõi các diễn viên cởi bỏ y phục hoặc trình diễn.
Mặc dù phương pháp này Shai đã thất bại nhưng công nghệ này
đáng được ghi nhận: nó đã chuyển hướng từ công việc tường
thuật đơn thuần của các nhà sản xuất sang việc “cộng tác” của
người dùng. Việc kết hợp giữa đọc và xem đã chiếm ưu thế hơn
so với việc đọc thông thường. Như vậy những phương cách
truyền thông truyền thống đã bị buộc phải thay đổi.
Xu hướng lựa chọn kênh truyền thông một cách phiên phiến đã
dần được cải thiện với các thể loại tin tức mới, các phim tài liệu
(thường ngắn nhưng được dàn dựng rất công phu và mang nhiều
ý nghĩa).
Các nhà truyền thông thường kết hợp giữa các phương pháp
truyền thông cổ điển với những ứng dụng mới – tuy nhiên điều
này cũng không đảm bảo được sự tồn tại vĩnh cửu của ngành
báo.
Một trong những hệ quả thiết yếu của các thay đổi này là khó
khăn cho các tác giả. Các tác phẩm nghệ thuật như phim truyện
hay sách báo sẽ không được đón nhận theo một chiều hướng có
thể đoán trước. Trong trường hợp tệ nhật, các tác phẩm này sẽ
được tiếp nhận biến hóa theo những gì mắt thấy tai nghe và cả
các thông tin trôi nổi của các báo lá cải. Tuy nhiên, cách truyền
thông mới này cũng sẽ mang lại một cách nhìn nhận đa phương
diện. Các độc giả dễ dàng lấy được thông tin qua những cú click
đơn giản với nhiều kênh thông tin tốt xấu đa dạng trước khi họ có
thể xem được bản gốc (trong trường hợp tác phẩm được bàn tới
là một đoạn phim).
Có lẽ cách lý giải trên cũng có phần tối nghĩa. Để làm cho rõ vấn
đề chúng ta sẽ nhìn nhận đây như một lời mời với ngành công
nghiệp truyền thông, các sản phẩm không thật sự thiết thực ấy
vẫn được đảm bảo về tính tự do ngôn luận – chỉ đơn giản là
những cú click và độc giả có thể đọc các thông tin nhảm nhí bị
tách rời khỏi các tác phẩm chất lượng.
Nhìn nhận theo một khía cạnh tích cực, đây cũng là cách tiếp
nhận được vô số thông tin đa dạng với cùng một chủ đề. Tuy
nhiên, những phương thức này cũng mang lại được nguồn thu
theo một cách nhạy cảm. Vì vậy, một lần nữa, những lời biện
bạch rằng Internet không mang lại lợi nhuận chỉ là những xảo
biện cho việc không chịu tìm tòi đổi mới.
Quan trọng hơn nữa, nhu cầu về các công nghệ mới cũng như
các phương thức truyền thông mới này chỉ có thể được cung cấp
bởi những nhà báo chuyên nghiệp. Họ sẽ phải nỗ lực hơn nữa để
đảm bảo tính xác thực của thông tin. Nhưng liệu ai có thể chứng
minh rằng phần lớn độc giả sẽ đọc những bài báo dài lê thê với
thông tin xác thực? Quan điểm của tôi đối lập với những suy nghĩ
bi quan này, không phải lúc nào báo giấy cũng bị thất thế trước
những phương thức truyền thông hữu hình khác (phim ảnh và
truyền hình). Có một thời gian, báo giấy cũng là chủ đề chính của
chủ nghĩa hoài nghi với câu hỏi về sự tồn tại của phương thức
truyền thông “bất động” này.
Mặc dù sự ra đời của tivi có làm giảm đi một số lượng đáng kể
các rạp chiếu phim nhưng Hollywood vẫn là mảnh đất màu mỡ
cung cấp hàng nghìn công việc. Doanh thu của ngành công
nghiệp điện ảnh Mỹ năm 2008 lên tới 9,68 tỉ USD – tăng 2 tỷ USD
so với doanh thu năm 2007 (Theo Screen Daily.com, ngày
7/1/2009)
Chức năng xã hội của nghề báo chính thống
“Nếu như không có các nguồn thông tin đáng tin cậy, mọi chỉ trích
về chế độ dân chủ đều là đúng. Sự vô dụng và tính vu vơ, tham
nhũng và sự phản bội, sự hoảng sợ và các thảm họa độc nhất vô
nhị sẽ ứng với bất kì người nào từ chối thực tế.”
Những nhận định trên đã được nhà báo người Mỹ Walter
Lippmann viết trong cuốn “Liberty and the News” xuất bản vào
năm 1920 tại New York 9 (trang 11). Trong nhận định của ông,
“sự thật” và “mối liên hệ” là hai từ khóa quan trọng nhất. Để áp
dụng được hai từ khóa trên, các nhà báo cần được rèn luyện
theo một cách riêng kết hợp với niềm đam mê, sự hiểu biết và
một đầu óc phân tích tuyệt vời để nhận định được sự thật phía
sau cuộc sống “muôn màu” ngày hôm nay.
Trong thời đại kinh tế hóa ngày nay, sự thật và mối liên hệ
thường được thay thế bởi “tính xác thực” và “sự chân thành”,
những thuộc tính sau này được đảm bảo bởi sự tham gia của các
“khán giả”. Tuy nhiên nếu được nhận ra thì tầm quan trọng của
các vấn đề này cũng không đi kèm với việc đánh giá cao vai trò
của các nhân chứng, hay mặc dù vai trò của các nhân chứng có
được đánh giá cao thì chưa chắc đã có được sự nhận định đúng
đắn về các vấn đề xã hội.
Theo một cách khác, tính chất của thông tin và độ liên hệ sâu sắc
với các vấn đề xã hội chỉ là cách nhìn nhận của các phóng viên.
Tôi xin phép được trích lại nhận định của Lippmann: “Nếu như sự
thật chỉ đơn giản là vấn đề về sự chân thành thì tương lai sẽ trở
nên đơn giản. Tuy nhiên vấn đề được đặt ra hiện nay không chỉ
đơn thuần là đạo đức của người làm báo. Nó là […] kết quả của
sự kết hợp phức tạo giữa nhiều vấn đề rộng lớn về bất kì mối
quan tâm nào của con người.” (trích “Liberty and the News”, trang
13)
Vì thế ngay cả vào thế kỉ 21, những nhu cầu thường nhật về báo
chí còn nằm ngoài phạm vi quan sát của con người và ngoài khả
năng truyền tải của các nhà báo.
Những nhà thông dịch chuyên nghiệp
Quay trở lại với luận điểm đầu tiên của tôi: trong bối cảnh xã hội
tư bản hiện nay, đời sống công cộng đã được kết hợp giữa
những lợi ích và kiểm soát về kinh tế, đồng thời xã hội cũng đang
phát triển theo một chiều hướng tách rời khỏi sự phát triển của
tầng lớp bình dân. Theo luận điểm của Juergen Habermas – một
nhà triết học người Đức – ranh giới giữa công cộng và riêng tư,
xã hội và cá thể, hệ thống và cuộc sống thường nhật đã trở nên
ngày càng mờ nhạt – tới một giới hạn mà các phân tích về sức
sáng tạo của cá nhân trong công việc hầu như là không thể.
(Tôi không muốn nói xấu việc viết blog hay các hoạt động xã hội
phô trương, tuy nhiên, để so sánh những hoạt động này với định
nghĩa về báo chí theo hiểu biết của tôi thì đây chỉ là những hoạt
động vui chơi náo nhiệt, “đánh cắp” các ý tưởng của Andrew
Calcutt. Các hoạt động này đóng vai trò quan trọng trong việc xóa
bỏ ranh giới giữa hệ thống khuôn mẫu và cuộc sống cá nhân
nhưng chúng hoàn toàn không phải là vai trò của báo chí)
Habermas kết luận rằng xã hội dân chủ chỉ có thể phát triển được
nơi mà các giá trị chân lý cho phép người dân tham gia vào công
cuộc xây dựng xã hội và đặt ra những chuẩn mực nhất định. Nói
cách khác, sự cạnh tranh giữa các chính phủ tự thân chủ yếu phụ
thuộc vào niềm tin của người dân. Đối với các xã hội cân bằng và
đơn thuần, các giá trị văn hóa là thiết yếu. Các nhà báo chuyên
nghiệp – được đánh giá như những chuyên gia về văn hóa – là
những người có thể tạo nên những giá trị thiết yếu này.
Mở đầu bài tranh luận của mình, Andrew Calcutt viết “Để viết một
bài báo về một vấn đề, các nhà báo phải kết hợp giữa vấn đề đó
với nhiều vấn đề khác. Bởi vậy để miêu tả kiến thức về một mặt
nào đó, các nhà báo phải đặt chúng trong mối liên hệ với nhiều
kiến thức khác.” Tại luận điểm này, tôi cũng phải xin lỗi ông
Andrew bởi lẽ tôi không đồng tình với ý kiến này. Tôi nhìn nhận
quan điểm này của ông giống như một giấy phép cho một dịch vụ
xã hội đặc biệt và cho đặc quyền của nghề báo so với các ngành
khác trong xã hội. Tôi lại cho rằng các nhà báo chuyên nghiệp
đóng vai trò điều hòa mối quan hệ giữa các chuyên gia về văn
hóa và những người dân bình thường. Nói cách khác, bằng cách
lựa chọn và truyền tải thông tin đáng giá, nhà báo là những người
xóa bỏ được các trở ngại và những nhận định sai lầm trong việc
dỡ bỏ ranh giới giữa những hệ thống và cuộc sống thường nhật.
Theo các phân tích vốn được tích hợp giữa nhiều biện luận và
đam mê rằng nhà báo chính thống là những con người tạo ra giá
trị cho cuộc sống, công chúng có thể hiểu và nắm bắt được
những giá trị văn hóa thông thường – xóa đi thế thượng phong
của những phân tích chuyên sâu, khó hiểu về văn hóa. Trong
cuộc đời sự nghiệp của mình, vừa với vai trò là một phóng viên
truyền hình, nhà sản xuất đồng thời cũng là một giảng viên đại
học, tôi luôn ý thức được vai trò quan trọng của sự tinh thông và
óc phân tích tỉ mỉ đối với sự thành công của một thông dịch viên
ngành báo. Trong xã hội phức tạp hiện nay, các nhà báo đang tự
cho phép mình có quyền phá luật nhưng chính những hành động
ấy đã khiến họ mất dần đặc quyền. Tuy nhiên, đó lại chính là
những gì nghề báo yêu cầu.
Cũng trong bài tranh luận của mình, Andrew Calcutt đã nhận định
chỉ có các phóng viên mới được trả lương đủ để dành thời gian
và công sức tìm hiểu những vấn đề xã hội phức tạp hiện nay.
Nếu như không có những khoản đầu tư vào đào tạo ngành báo
thì khó có thể đạt được một thế hệ các nhà báo biết phản ánh sự
thật hay các vấn đề xã hội khác.
Tuy nhiên, những thành tựu độc đáo mà các nhà xuất bản hay
truyền hình đã đạt được vẫn đóng vai trò là nền tảng cho nghề
báo hiện đại. Sự thật hiển nhiên là nghề báo mang hai giá trị: giá
trị tinh thần xã hội và giá trị thương mại. Tuy nhiên nếu như nghề
báo thỏa mãn được hết nhu cầu về thương mại thì lại không đạt
được giá trị về mặt văn hóa hay truyền tải thông tin. Vì vậy để đạt
được giá trị lý tưởng của ngành báo là một thử thách khó khăn
trong xã hội phức tạp ngày nay.
Kết luận: Khả năng và tính thiết yếu phải xây dựng một thế
hệ nhà báo tốt hơn
Bất chấp nhiều lời dự đoán về kết thúc của ngành báo chính
thống, sự ra đời của các công nghệ kỹ thuật cao cũng hứa hẹn
mang lại một thế hệ truyền thông mới. Vấn đề tồn tại của ngành
báo chính thống không chỉ dừng lại ở sự tồn tại của khái niệm
“nghề báo” mà còn là sự tồn tại của cả một xã hội./.